428496799 Thảo Luận 2 PDF

Title 428496799 Thảo Luận 2
Author Thanh Thanh
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 28
File Size 437.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 90
Total Views 192

Summary

iTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰLỚP 97 – CLC43BNHÓM THE AVENGERSBÀI THẢO LUẬN TUẦN THỨ 1GV hướng dẫn: PGS. LÊ MINH HÙNGDANH SÁCH LÀM BÀI CỦA NHÓMSTTHọ và tên MSSV Nhiệm vụ1 Nguyễn Yến Trang 185.380101 Nhóm trưởng2 Đỗ Thị Trà giang 185.380101 Thư ký3 Nguyễn Thị ...


Description

TRƯNG ĐI HC LUÂT THNH PH H CH MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ

LỚP 97 – CLC43B NHÓM THE AVENGERS BI THẢO LUẬN TUẦN THỨ 1 GV hướng dẫn: PGS.TS. LÊ MINH HÙNG DANH SÁCH LM BI CỦA NHÓM

ST T 1 2 3 4 5

Họ và tên Nguyễn Yến Trang Đỗ Thị Trà giang Nguyễn Thị Kim Y Nguyễn Nhật Hà Trương Kim Ngương

MSSV 185.380101.1241 185.380101.1043 185.380101.4228 185.380101.2048 185.380101.4114

Nhiệm vụ Nhóm trưởng Thư ký Thành viên

Địa chỉ liên lạc: [email protected]

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2019 i

Thành viên Thành viên

MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................... ii BIÊN BẢN LM VIỆC NHÓM..................................................................................v PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................... 1 VẤN ĐỀ 1. SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐNG...1 Câu 1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?................................................................................................................. 1 Câu 2. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?.......................................1 Câu 3. Xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi theo pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm với Việt Nam?....................................................................................... 1 VẤN ĐỀ 2: XÁC LẬP HỢP ĐNG GIẢ TO V NHẰM TẨU TÁN TI SẢN. .3 2.1. Đối với vụ việc thứ nhất........................................................................................3 Câu 1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?.........................................................3 Tóm tắt bản án số 121/2019/DS-PT...............................................................................3 Câu 2: Theo Tòa, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng ngày 15/01/2011 có phải là giả tạo không? Vì sao?................................................................3 Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng ? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?..........................................................4 Câu 4: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng ngày 15/01/2011 được lập ra để che giấu hợp đồng nào?..........................................................................4 Câu 5: Quan điểm của Tòa án xác định hợp đồng nào vô hiệu và hợp đồng vẫn có hiệu lực? Vì sao?.................................................................................................................... 4 Câu 6: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu có phù hợp với lý luận và quy định của pháp luật hay không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý?.................................................................................................................................. 5 ii

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu............................................................................................................. 6 2.2. Vụ việc thứ hai....................................................................................................... 7 Tóm tắt bản án Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao......................................................................................................... 7 Câu 8. Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?................................7 Câu 9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)?...................................................................................................................... 8 Câu 10. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ................................................................................................................ 8 Câu 11. Giả tạo là hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hay là hợp đồng được xác lập không có sự tự nguyện của các bên? Vì sao?...........................................................8 Câu 12. Trong lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam đã tồn tại những loại hợp đồng giả tạo nào?.................................................................................................... 9 Câu 13. Hợp đồng “giả cách” là gì? Hợp đồng “giả cách” có khác gì với hợp đồng “tưởng tượng”?............................................................................................................ 10 VẤN ĐỀ 3. HÌNH THỨC HỢP ĐNG....................................................................11 Tóm tắt Bản án số 67/2018/DSPT ngày 05/4/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương.......................................................................................................................... 11 Tóm tắt Bản án số 41/2011/DSPT ngày 25/4/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa............................................................................................................................... 11 Câu 1. Hợp đồng trong hai vụ việc trên có phải công chứng, chứng thực không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................................................................................ 12 Câu 2. Đoạn nào của các Bản án cho thấy hợp đồng không được công chứng, chứng thực theo quy định?...................................................................................................... 12 Câu 3. Trong Bản án số 67, Toà án công nhận hợp đồng không được công chứng, chứng thực có thuyết phục không ? Vì sao?.................................................................12 iii

Câu 4. Việc Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về hình thức và hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong bản án số 41 có thuyết phục không ? Vì sao?............................................................................................................ 14 Câu 5. Theo BLDS, hệ quả pháp lý cảu việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức ?.........................................................................................15 Câu 6: Việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng sau khi xác định có vi phạm quy định về hình thức thức và hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu có thuyết phục không ? Vì sao?....................................................................................15 Câu 7: Hình thức hợp đồng ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực của hợp đồng?........16 Hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu pháp luật có quy định. ..................................................................................................................................... 16 Câu 8: Theo pháp luật Việt Nam, có quy định nào xác định hình thức là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực không? Cơ sở pháp lý? Giải thích vì sao?.....................18 Câu 9: Cho biết hướng xử lý hậu quả của hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc theo pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm đối với Việt Nam?............................................20 DANH MỤC TI LIỆU THAM KHẢO.................................................................22

iv

BIÊN BẢN LM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên: - Trương Kim Ngương: Làm vấn đề 1 và vấn đề 2 câu 1 đến câu 2. - Nguyễn Thị Kim Y: Làm vấn đề 2 câu 3 đến câu 7. - Đỗ Thị Trà Giang: Làm vấn đề 2 câu 8 đến câu 12, tổng hợp bài làm của các thành viên, kiểm tra lỗi chính tả, in bài thảo luận. - Nguyễn Nhật Hà: Làm vấn đề 2 và vấn đề 3 câu 1 đến câu 4. - Nguyễn Yến Trang: Làm vấn đề 3 câu 5 đến câu 9. Tổng kết quá trình làm việc của nhóm: Tất cả các thành viên trong nhóm đều hoàn thành tốt công việc được giao, đúng thời hạn, thể hiện tinh thần hợp tác, cùng nhau phấn đấu học tập. Nhóm cũng tổ chức những buổi học nhóm trên lớp, thư viện và các bạn đều có mặt đầy đủ để hoàn thành công việc.

v

PHẦN NỘI DUNG

VẤN ĐỀ 1. SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐNG

Câu 1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? - Quy định về im lặng trong giao kết hợp đồng của BLDS 2015 (điều 393) : “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.” - Điểm mới : Quy định rõ hơn trường hợp nào thì im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. - Ý nghĩa: Hạn chế những tranh chấp phát sinh từ sự im lặng này. Câu 2. Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao? Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng là đúng. Vì: việc chuyển nhượng nhà đất giữa ông Tiến, bà Tý với ông Ngự bà Phấn thì ông Tiến bà Tý đã trả đủ số tiền theo như thỏa thuận ban đầu. Việc giá nhà đất tăng dẫn đến giá trong hợp đồng tăng theo từ 110 lên 113 cậy vàng là không có cơ sở chứng cứ rõ ràng. Bên cạnh đó ông Ngự, bà Phấn còn viết giấy cam kết rõ ràng về việc mượn lại phần đất đã sang nhượng. Vì vậy đây hoàn toàn có căn cứ cho rằng việc bà Phấn không thể không biết việc chuyển nhượng nhà đất của ông Ngự với vợ chồng ông Tiến bà Tý. Câu 3. Xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi theo pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm với Việt Nam? Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật các nước có nền pháp luật tiên tiến nhưng theo những trường phái lập pháp khác nhau, trong đó có đại diện của hai hệ thống pháp luật khá phổ quát trên thế giới hiện nay, bao gồm cả các nước theo hệ thống Civil law và Common law. Pháp luật các nước Châu Âu lục địa mà đại diện là Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha… có tính ổn định, tiên tiến vì được xây dựng trên hệ thống lí luận hoàn chỉnh và bề dày nền tảng lịch sử lập pháp lâu đời. Qua nghiên cứu pháp luật hợp đồng Anh -Mỹ, có thể rút ra một số nhận xét: 1

- Luật Anh -Mỹ dựa trên cả các qui định thành văn và án lệ. Luật của hai quốc gia này có quan điểm lập pháp khá tương đồng trong viêc điều chỉnh về thời điểm giao kết hợp đồng. - Mặc dù vậy, giải pháp về vấn đề thời điểm giao kết hợp đồng trong luật Anh và luật Mỹ không hoàn toàn giống nhau. Trong luật Anh, vấn đề xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng sự im lặng có phần dè dặt, thì luật Mỹ lại có những hoàn cảnh, điều kiện nhất định trong Điều 69 Bộ pháp điển hóa về Hợp đồng xuất bản lần thứ hai (Restatement (Second) of Contracts). Có thể thấy về điểm này, luật Mỹ có phần nhanh nhạy và linh hoạt hơn so với luật Anh trong viêc pháp điển các qui tắc pháp luật để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh phổ biến trong thực tiễn. - Các giải pháp của luật Anh, Mỹ có nhiều điểm khác so với pháp luật của các nước Châu Âu lục địa trong vấn đề thời điểm giao kết hợp đồng: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm gửi thư đi. Đây cũng là những giải pháp hợp lí theo triết lí Anh -Mỹ, nhưng không vì thế mà luật Việt Nam nên được cải cách theo hướng này, bởi lẽ sự lựa chọn của Việt Nam cũng nên duy trì để ổn định nền tảng pháp luật, và chỉ cần cải tiến, chỉnh sửa và tạo ra những nguyên tắc, cũng như ngoại lệ của các nguyên tố đó một cách rõ ràng là đã đủ để góp phần hoàn thiện pháp luật, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả áp dụng pháp luật. Vấn đề thời điểm giao kết hợp đồng trong các bộ nguyên tắc quốc tế rất được chú trọng xây dựng trên nền tảng thực tiễn thương mại quốc tế nên có giá trị thực tiễn cao, phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật hợp đồng hiện đại. Việt Nam nên học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm bổ ích cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các qui định về đề nghị giao kết (chào hàng), chấp nhận đề nghị (chấp nhận chào hàng), thời điểm giao kết hợp đồng nói chung và các trường hợp ngoại lệ. Các qui định về khái niệm đề nghị, giải pháp khi trả lời đến chậm, giao kết hợp đồng bằng hành vi… trong PICC, PECL là những qui định tiến bộ, mang tính thực tiễn cao và rất cần được nghiên cứu, tiếp thu.

2

VẤN ĐỀ 2: XÁC LẬP HỢP ĐNG GIẢ TO V NHẰM TẨU TÁN TI SẢN

2.1. Đối với vụ việc thứ nhất Câu 1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? Theo như quy định trong BLDS 2005: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.” Như vậy có thể hiểu giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia vào giao dịch. Tóm tắt bản án số 121/2019/DS-PT Nguyên đơn : Ông T, bà H Bị đơn: Ông T2. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Ông K. Ngày 15/01/2011 giữa nguyên đơn và bị đơn có lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có công chứng theo quy định tuy nhiên đây chỉ là hợp đồng giả cách che giấu hợp đồng cho vay tài sản. Theo đó nguyên đơn cho bị đơn vay 100 triệu đồng. Ông T2 không thừa nhận vay số tiền trên bởi vì ông K là người mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền từ phía nguyên đơn. Phía ông K cũng thừa nhận là nhờ ông T2 kí hợp đồng chuyển nhượng để vay tiền chứ ông không kí vào hợp đồng đó. Ông T2 yêu cầu ông K trả tiền cho các nguyên đơn thì ông K không đồng ý do ông K không có ký tên vay tiền từ nguyên đơn mà mượn tiền từ ông T2 nên ông sẽ trả cho ông T2. Vụ việc hòa giải không thành và đưa ra xét xử công khai. Câu 2: Theo Tòa, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng ngày 15/01/2011 có phải là giả tạo không? Vì sao? Theo Tòa, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng ngày 15/01/2011 là giả tạo. Vì trong sự việc trên, nguyên đơn cho bị đơn vay 100.000.000đ, bị đơn ông 3

T2 không thừa nhận vay số tiền này vì ông K mượn ông giấy chứng nhận QSDĐ của ông để đi vay tiền của các nguyên đơn, sau khi vay ông K đưa cho ông 15.000.000đ nên ông không đồng ý trả. Tuy nhiên phía nguyên đơn thì khẳng định khi kí hợp đồng tại Văn phòng công chứng thì đưa tiền cho bị đơn và bị đơn lại đưa tiền cho ông K như thế nào thi nguyên đơn không biết. Theo lời khai của nguyên đơn co cơ sở khẳng định nguyên đơn cho bị đơn vay tiền được che giấu qua hợp đồng chuyển nhượng đất. Cơ sở pháp lí là Điều 124 BLDS 2015. Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng ? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì? Trích từ bản án, phân đoạn cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng là: “ngày 15/01/2011 ông T2 có kí nhiều giấy tờ do ông T, bà H giao cho ông K và ông K đã đưa ông kí tên…. Do mối quan hệ thân thiết nên ông có cho ông K mượn giấy chứng nhận QSDD để đi vay tiền của nguyên đơn.” Căn cứ Điều 129 BLDS 2005 hay khoản 1 Điều 124 BLDS 2015, các bên xác lập giao dịch có giả tạo nhằm mục đích che giấu một giao dịch dân sự khác. Cụ thể trong bản án, các bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hợp đồng giả tạo) nhằm che giấu hợp đồng cho vay tài sản. Câu 4: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng ngày 15/01/2011 được lập ra để che giấu hợp đồng nào? Đọc qua bản án, ta thấy rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng ngày 15/01/2011 được lập ra nhằm để che giấu hợp đồng cho vay tài sản. Cụ thể hợp đồng vay tài sản giữa bà H và ông T2 ( T2 là người kí tên vào hợp đồng nhưng ông K là người nhờ ông T2 kí hợp đồng chuyển nhượng để vay tiền và nhận tiền) với số tiền vay là 100 triệu đồng. Câu 5: Quan điểm của Tòa án xác định hợp đồng nào vô hiệu và hợp đồng vẫn có hiệu lực? Vì sao? Đọc qua bản án, ta thấy quan điểm của Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu và hợp đồng cho vay tài sản vẫn có hiệu lực. Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 124 BLDS 2015. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

4

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu. Khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.” Câu 6: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu có phù hợp với lý luận và quy định của pháp luật hay không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý? Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu trong trường hợp này rất phù hợp theo quy định của pháp luật bởi căn cứ vào khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 thì hợp đồng giả tạo bị vô hiệu còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Bên cạnh đó căn cứ vào điều 131 BLDS 2015 thì hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu đó là: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.” Bên cạnh đó hướng giải quyết này cũng phù hợp về mặt lý luận pháp luật bởi bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận giữa các bên và phải tuân theo quy định của pháp 5

luật đồng thời Tòa án cũng rất tôn trọng và bảo vệ sự thỏa thuận dựa trên ý chí của các bên. Do đó, hợp đồng giả tạo bị vô hiệu là hợp lý vì nó vi phạm Điều 118 BLDS 2015 quy định về mục đích của giao dịch dân sự: “Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.” Ở đây hợp đồng giả tạo che giấu ý chí ước muốn lợi ích thật giữa các bên. Còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực vì nó thỏa mãn điều kiện để được công nhận là giao dịch dân sự đồng thời đây là sự tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên theo ý nghĩa, bản chất của hợp đồng. Hợp đồng bị che giấu là ý chí thực bên trong giữa các bên. Hợp đồng bị che giấu có hiệu lực nếu nó đủ điều kiện, không vi phạm pháp luật chứ nếu hợp đồng bị che giấu vi phạm pháp luật thì sẽ bị vô hiệu, không tiếp tục được nữa. Ví dụ: Hợp đồng vay bị che giấu bởi hợp đồng chuyện nhượng quyền sử dụng đất có thể nhằm đảm bảo cho sự vay trả và hợp đồng vay bị che giấu vẫn có hiệu lực tiếp tục. Tuy nhiên nếu lãi suất cho vay quá cao dẫn đến việc vi phạm pháp luật thì vẫn sẽ bị vô hiệu. Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu. Khi nghe đến hợp đồng giả tạo, ta sẽ nghĩ đến đây là một sự việc không tốt, có tính chất tiêu cực. Tại sao các bên lại xác lập giao dịch giả tạo mà không xác lập hợp đồng đúng ý chí các bên mong muốn và đúng quy định pháp luật ngay từ đầu chính bởi vì các bên muốn che giấu một hợp đồng khác. Theo một số tác giả, giao dịch giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch. Ví dụ trong hợp đồng cho vay tài sản ta thấy rằng bản chất giữ các bên mong muốn thực hiện giao dịch cho vay và đảm bảo cho hợp đồng vay được thực hiện. Trong khi đó các bên biểu lộ ý chí ra bên ngoài bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Từ đó ta nhận thấy sự không thống nhất ý chí và việc thực hiện của các bên. Ở vụ việc này, Tòa án sẽ cho hợp đồng ...


Similar Free PDFs