a b c d okfok klsabjkd vnkjsdhfoi jvofvnitrnvjkntkj nvjniutbntrjiunviutr vnntirnyinnna b c d okfok klsabjkd vnkjsdhfoi jvofvnitrnvjkntkj nvjniutbntrjiunviutr vnntirnyinnna b c d okfok klsabjkd vnkjsdh PDF

Title a b c d okfok klsabjkd vnkjsdhfoi jvofvnitrnvjkntkj nvjniutbntrjiunviutr vnntirnyinnna b c d okfok klsabjkd vnkjsdhfoi jvofvnitrnvjkntkj nvjniutbntrjiunviutr vnntirnyinnna b c d okfok klsabjkd vnkjsdh
Author Quyên Nguyễn
Course thẩm định dự án
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 25
File Size 2.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 35
Total Views 675

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúcBÀI TẬPTÌNH HUỐNGHọc phần: THẨM ĐỊNH DỰ ÁNGiáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN DƯƠNG SƠNMã học phần: 21C1MANLớp: AD002 –NHÓM 5DANH SÁCH THÀNH VIÊNNguyễn Trọng NghĩaNguyễn Thị Thu QuyênK’Nguyễn Trư...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Học phần: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN DƯƠNG SƠN Mã học phần: 21C1MAN50201002 Lớp: AD002 –NHÓM 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN Nguyễn Trọng Nghĩa Nguyễn Thị Thu Quyên K’Nguyễn Trường Sang Đỗ Thị Hoài Thư Trần Kim Tiền

CÂU 1. BẢNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ KHẤU HAO BẢNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ Công ty Quang Trung dự định sẽ xây dựng một nhà xưởng mới trị giá 12 triệu USD để mở rộng sản xuất và dự án này đã có sẵn mảnh đất để xây dựng nhà xưởng. Cụ thể, hiện tại mảnh đất có giá cho thuê theo thị trường là 700 triệu/năm. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị cần cho sản xuất cũng được mua, lắp đặt và giá trị là 7.5 triệu USD, chi phí cần thiết để vận hành máy móc là 0.5 triệu USD, do đó tổng khoản đầu tư cho máy móc thiết bị được ghi nhận là 8 triệu USD. BẢNG KẾ HOẠCH KHẤU HAO Tài sản được tính khấu hao gồm nhà xưởng và máy móc thiết bị. Nhà xưởng của công ty có trị giá 12 triệu USD, thuộc nhóm khấu hao G (25 năm- PL1: TT 45/2013/TTBTC) và được tính khấu hao theo phương pháp đều. Máy móc thiết bị được ghi nhận có tổng giá trị là 8 triệu USD, thuộc nhóm khấu hao B-9 (5 năm), khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh với hệ số điều chỉnh là 2.  Máy móc thiết bị: Nhóm đã thực hiện khấu hao máy móc thiết bị theo hai phương thức là theo số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh bằng 2 và theo đường thẳng. - Với hình thức khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, khấu hao trong kỳ được xác định bằng: Khấu hao trong kỳ t = Giá trị đầu kỳ t / (Số kỳ khấu hao * Hệ số điều chỉnh) Kết quả thu được như sau:

- Với hình thức khấu hao theo đường thẳng, khấu hao trong kỳ là như nhau ở các năm và được tính toán theo công thức: Khấu hao trong kỳ t = Giá trị đầu kỳ 1/ Số kỳ khấu hao

Kết quả thu được như sau:

Công ty có thể chọn hình thức khấu hao theo số dư giảm dần cho máy móc thiết bị vì thuế được hoãn/giảm sẽ tập trung ở những năm đầu, nếu các yếu tố khác không đổi, tiền thuế phải đóng ở những năm này sẽ ít hơn, những năm sau cao hơn so với khấu hao theo đường thẳng. Song, những năm đầu dự án thì áp lực dòng tiền là rất lớn, doanh nghiệp sẽ ưu tiên các phương án hy sinh lợi ích dài hạn nhưng đạt được lợi ích trong ngắn hạn (có thể tăng dòng tiền hiện tại, dòng tiền những năm sau thấp đi) nên công ty hoàn toàn có thể chọn hình thức khấu hao theo số dư giảm dần để giảm thuế từ đó giảm áp lực dòng tiền những năm đầu giúp giảm rủi ro dự án và giúp công ty thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, dòng tiền đến sớm hơn cũng mang lại giá trị cao hơn và hình thức khấu hao này giúp phân bổ hợp lý cũng như tính toán đúng giá trị hao mòn của tài sản hơn. ● Nhà xưởng Nhà xưởng được khấu hao đều trong 25 năm với công thức như sau: Khấu hao trong kỳ t = Giá trị đầu kỳ 1 / Số kỳ khấu hao Trong trường hợp này, nhóm thu được kết quả như sau:

CÂU 2. BẢNG KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VÀ LÃI VAY Để thực hiện dự án, công ty vay 40% tổng vốn đầu tư với lãi suất vay 12%/năm. Vì đất là tài sản sẵn có nên vốn đầu tư của công ty không bao gồm khoản mục này. Nhóm lập bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay theo 3 hình thức: thanh toán đều, thanh toán gốc, ân hạn 1 năm và thanh toán đều trong các năm còn lại. Hình thức thanh toán đều: Với hình thức này, số tiền nợ thanh toán trong các năm là như nhau và được xác định bằng hàm: PMT( lãi suất; số kỳ; - vay mới). Bên cạnh đó, lãi phát sinh trong kỳ được tính bằng công thức: Lãi phát sinh trong kỳ t = Dư nợ đầu kỳ t * Lãi suất vay Kết quả tính toán như sau:

Hình thức thanh toán gốc: Ở hình thức này, công ty sẽ thanh toán nợ gốc như nhau ở các năm và được tính toán như sau: Trả gốc =

Vay mới năm0 . Bên cạnh đó, lãi phát sinh cũng được tính như Số kỳtrả nợ

công thức đã được nêu trên. Kết quả thu được là:

Hình thức ân hạn gốc 1 năm, thanh toán đều năm còn lại: Hình thức này cho phép công ty không trả gốc trong 1 năm và các năm còn lại thực hiện thanh toán đều. Ở năm 1, công ty chỉ cần thanh toán 960.000 USD và đây chỉ là tiền lãi của năm 1, không bao gồm nợ gốc. Từ năm 2 trở đi, thực hiện thanh toán đều như bình thường. Kết quả được thể hiện như sau:

Nếu được lựa chọn, công ty có thể lựa chọn hình thức ân hạn gốc, thanh toán đều trong 3 năm còn lại. Vì dựa vào số liệu thực tế mà nhóm tính toán được, với hình thức trả nợ này số nợ mà công ty phải trả trong những năm đầu là thấp, giúp giảm thiểu áp lực tài chính ở những năm đầu hoạt động, lúc này dự án chưa thu được nhiều lợi nhuận đồng thời làm giảm tính rủi ro của dự án. CÂU 3. BẢNG KẾ HOẠCH LÃI LỖ Để thực hiện lập bảng kế hoạch lãi lỗ, cần lập bảng kế hoạch doanh thu và chi phí. ● BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU Mỗi một máy móc thiết bị tại công ty có khả năng sản xuất 30.000 sản phẩm/năm và theo nghiên cứu thị trường, công suất huy động lần lượt ở các năm là 50%, 70%, 90%, 80%. Mỗi sản phẩm bán được bán ra với với 1500 USD. Bên cạnh đó, sản lượng tồn kho chiếm 15 % sản lượng sản xuất trong kỳ.

Sản lượng sản xuất ở mỗi năm được tính bằng công thức: Sản lượng sản xuất năm t = sản lượng thiết kế * công suất huy động năm t Doanh thu được ghi nhận bằng cách lấy sản lượng nhân giá bán. Nhìn chung, doanh thu của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. ● BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ Giá bán mỗi sản phẩm là 1500 USD và chi phí sản xuất trên một sản phẩm chưa tính KH chiếm 50% giá bán, chi phí quản lý và bán hàng bằng 15% doanh thu một năm. Khấu hao trên 1 đơn vị sản phẩm được tính bằng công thức: Khấu hao/đơn vị =

Khấu hao trong kỳ của tài sản cố định đư ợctính khấu hao Sản lư ợngsản xuất

Chi phí sản xuất có khấu hao trên 1 đơn vị sản phẩm là tổng của chi phí sản xuất không có khấu hao trên 1 đơn vị sản phẩm và khấu hao trên 1 đơn vị sản phẩm. Mặt khác, giá vốn hàng bán có khấu hao được tính theo công thức sau: GVHB có khấu hao kỳ t = Sản lượng TKĐK t * Chi phí SX có khấu hao kỳ (t-1) + (Sản lượng bán ra - Sản lượng TKĐK t) * Chi phí SX có khấu hao Kết quả thu được cụ thể như sau:

● BẢNG KẾ HOẠCH LÃI LỖ Từ các số liệu tính toán được từ bảng kế hoạch doanh thu và chi phí, nhóm đã lập bảng kế hoạch lãi lỗ như sau. Cụ thể, tổng chi phí có xu hướng tăng từ năm 1 đến năm 3, giảm nhẹ ở năm 4 và EBIT là chênh lệch giữa tổng chi phí và lời (lỗ) thanh lý tài sản cũng có chiều hướng thay đổi tương tự. Mặt khác, thu nhập trước thuế là chênh lệch giữa EBIT và lãi vay phải trả còn thuế thu nhập bằng 20% thu nhập trước thuế sau kết chuyển. Cuối cùng, lợi nhuận ròng bằng khoản chênh lệch giữa thu nhập trước

thuế sau kết chuyển và thuế thu nhập, khoản mục này ghi nhận xu hướng biến động liên tục qua các năm.

CÂU 4. BẢNG KẾ HOẠCH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG Vốn lưu động là số vốn cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian hoạt động, công ty cần duy trì một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm trang thiết bị, bù đắp cho sự chênh lệch của khoản phải thu, khoản phải trả và giá trị hàng tồn kho. Tùy thuộc vào từng công ty mà nhu cầu vốn lưu động sẽ khác nhau. Công ty Quang Trung có nhu cầu tiền mặt và khoản phải thu lần lượt chiếm 15%, 25% doanh thu; nhu cầu khoản phải trả chiếm 40% chi phí sản xuất không khấu hao và nhu cầu về sản lượng tồn kho chiếm 15 % sản lượng sản xuất trong kỳ. Nhóm đã lập bảng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động và thu được kết quả như sau:

Nhìn chung, nhu cầu về tiền mặt, khoản phải thu, khoản phải trả hay giá trị tồn kho đều có xu hướng tăng dần từ năm 1 đến năm 3 và giảm nhẹ ở năm thứ 4. Chênh lệch của các khoản mục nêu trên giữa năm 1 và năm 2 là lớn nhất và giảm dần ở các năm sau.

CÂU 5. XÁC ĐỊNH NGÂN LƯU THEO QUAN ĐIỂM AEPV, TIP, EPV VÀ D. DỰA VÀO BIÊN DẠNG NGÂN LƯU, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÀI TRỢ PHÙ HỢP Ngân lưu của dự án theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) còn gọi là ngân lưu có lá chắn thuế (NCF_TIP) được tính bằng khoản chênh lệch giữa dòng vào và dòng ra. Trong trường hợp này, dòng vào bằng tổng doanh thu bán hàng và giá trị thanh lý tài sản cố định, thanh lý tồn kho và trừ đi chênh lệch khoản phải thu của dự án. Mặt khác, dòng ra bao gồm khoản chi cho nhà xưởng, máy móc thiết bị, thuê đất, và chi phí sản xuất không tính khấu hao, chênh lệch khoản phải trả, chi phí quản lý bán hàng, chênh lệch tiền mặt cũng như thuế thu nhập. Ở tình huống trên, ngân lưu ròng dựa trên quan điểm tổng đầu tư tăng đều ở các năm và ghi nhận 13.845.600 USD vào cuối năm 5 đầu năm 6. Ngân lưu ròng của dự án theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV) có ngân lưu vào ghi nhận các khoản thực thu bằng tiền (kể cả các khoản trợ cấp, trợ giá mà dự án được hưởng) và ở ngân lưu ra ghi nhận các khoản thực chi bằng tiền (kể cả chi phí cơ hội của tài sản và của lao động). NCF_AEPV có dòng vào và dòng ra được xác định tương tự với NCF_TIP chỉ khác ở chỗ không có lá chắn thuế do lãi vay, trong tình huống này NCF_AEPV tăng qua các năm. Ngân lưu ròng của dự án theo quan điểm chủ nợ (D) có giá trị đúng bằng CF_D từ bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay và bằng (-)8 triệu USD cuối năm 0 đầu năm 1, đều đạt 2.633.875 USD qua các năm. Còn đối với ngân lưu ròng của dự án theo quan điểm vốn chủ sở hữu (EPV) thu được bằng cách lấy ngân lưu ròng theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) trừ ngân lưu ròng theo quan điểm chủ nợ (D). Dựa vào bảng kế hoạch ngân lưu, ta có thể thấy NCF_TIP trong năm 1 là rất thấp so với các năm 2, năm 3, năm 4 và năm 5. Do đó cần lựa chọn phương án tài trợ sao cho giảm áp lực dòng tiền ở năm 1, bù lại sẽ thanh toán bù vào các năm sau khi dòng tiền ổn định, tích cực. Vì thế nên phương án tài trợ phù hợp là Ân hạn gốc 1 năm, và trả nợ trong các năm còn lại theo phương thức thanh toán đều. Bên cạnh đó, dự án có tỉ lệ nợ tối đa là 20.5% trong khi vẫn đảm bảo DSCR (chỉ số khả năng trả nợ) các năm không nhỏ hơn 1.1 và DSCR trung bình không nhỏ hơn 1.3.

Tóm lại, dù xem xét dòng ngân lưu ròng theo bất kì quan điểm nào cũng sẽ mang lại kết quả như nhau và theo tình huống trên nhóm nhận thấy rằng đây là một dự án khả thi, đáng để đầu tư do dòng ngân lưu ròng mang giá trị dương. CÂU 6. NPV-TIP, NPV-APEV, NPV-D, NPV-E.

Nhóm thực hiện tính NPV theo các quan điểm TIP, D, E, AEPV và rút ra được kết luận như sau: Đối với NPV tính theo quan điểm tổng đầu tư (TIP), vốn chủ sở hữu (E) cũng như theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu đều lớn hơn 0. Cụ thể, NPV_TIP bằng NPV_E và có giá trị là 3732494.28. NPV_D thông thường cũng bằng 0 và NPV_AEPV thu được kết quả bằng 3544851.20. Dù đứng theo quan điểm nào thì NPV cũng mang lại kết quả chứng tỏ dự án có tính khả thi cao, đáng thực hiện.

CÂU 7. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THEO TIÊU CHÍ NPV VÀ IRR

Nhóm đã tiến hành thẩm định dự án dựa vào hiện giá thu nhập thuần theo quan điểm tổng đầu tư (NPV_TIP) và thấy rằng chỉ tiêu này đang mang giá trị dương (bằng 3732494.28), điều này đồng nghĩa dự án có tính khả thi cao và rất đáng thực hiện.

Bên cạnh đó, nhóm cũng sử dụng chỉ tiêu suất sinh lợi nội bộ dựa trên quan điểm tổng đầu tư (IRR_TIP) để thẩm định dự án này. Qua quá trình tính toán, kết quả thu được đã chỉ ra rằng IRR_TIP của dự án bằng 23,46% lớn hơn chi phí vốn theo quan điểm đầu tư (re_U) bằng 18% có nghĩa dự án sẽ được chấp nhận sau thẩm định. CÂU 8. ĐÁNH GIÁ LẠI DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP LẠM PHÁT KỲ VỌNG LÀ 5% Bảng kế hoạch đầu tư danh nghĩa: Trong trường hợp xuất hiện lạm phát kỳ vọng 5% thì tổng vốn đầu tư không thay đổi, nhưng giá thuê đất hằng năm lại có sự thay đổi. Nhưng đất được ghi nhận là có sẵn trước khi triển khai dự án nên khoản mục thuê đất cũng như tác động của lạm phát không làm ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư. Cụ thể như sau:

Bảng kế hoạch trả nợ và vốn vay danh nghĩa Bên cạnh đó, lạm phát cũng làm thay đổi lãi vay khi tăng lãi suất vay từ 12% lên 17.6%, cụ thể được xác định bằng công thức: Lãi vay danh nghĩa = Lạm phát + Lãi suất vay + Lạm phát * Lãi suất vay Lãi vay thay đổi dẫn đến lãi phát sinh trong từng kỳ trả nợ cũng đã tăng đáng kể so với khi không có lạm phát. Cụ thể như sau:

Bảng trả nợ theo hình thức thanh toán đều

Bảng trả nợ theo hình thức thanh toán gốc

Bảng trả nợ theo hình thức thanh toán ân hạn gốc 1 năm, thanh toán đều năm còn lại

Bảng kế hoạch lãi lỗ danh nghĩa: Sự gia tăng lạm phát cũng làm cho bảng kế hoạch doanh thu, chi phí thay đổi và kết quả là bảng kế hoạch lãi lỗ cũng biến đổi. Cụ thể, lạm phát làm tăng giá bán danh nghĩa, hầu khi giá bán trong các năm đều tăng cao hơn mức giá bán dự kiến (1500/sp). Giá bán tăng kéo theo doanh thu cũng có xu hướng tăng.

Tiếp đến là sự thay đổi trong chi phí sản xuất có KH/1 đv, giá vốn hàng bán có khấu hao và chi phí quản lý bán hàng. Sự xuất hiện của lạm phát làm đồng tiền mất giá và khiến cho các khoản mục nêu trên có sự tăng cao.

Từ các số liệu mới ở bảng kế hoạch doanh thu và bảng kế hoạch chi phí, nhóm đã lập bảng kế hoạch lãi lỗ như sau.

Cụ thể, hầu như các khoản mục đều được ghi nhận có sự gia tăng so với lúc chưa có lạm phát. Tổng chi phí tăng từ năm 1 đến năm 3 tăng và năm 4 có ghi nhận sự giảm. EBIT bằng chênh lệch giữa tổng chi phí và lời (lỗ) thanh lý tài sản thì gia tăng liên tục trong các năm. Cuối cùng, lợi nhuận ròng được ghi nhận xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm.

Bảng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động danh nghĩa: Tiếp theo, xuất hiện lạm phát làm thay đổi hoàn toàn số liệu bảng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động.

Cụ thể, tất cả các khoản mục đều tăng so với khi chưa có lạm phát. Bên cạnh đó, các khoản mục đều có sự gia tăng từ năm 1-3, tuy nhiên vẫn giảm nhẹ ở năm 4. Bảng kế hoạch ngân lưu danh nghĩa

Lạm phát làm tăng dòng ra - dòng vào của dự án và ảnh hưởng ngân lưu dự án theo các quan điểm khác nhau:  Ngân lưu của dự án theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) chính là khoản chênh lệch giữa dòng vào và dòng ra. Dòng vào và dòng ra dự án đều có sự gia tăng so với lúc không có lạm phát, chính vì thế mà NCF_TIP cũng gia tăng so với khi chưa có lạm phát và cũng tăng đều trong các năm.  Ngân lưu ròng của dự án theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV) được xác định tương tự với NCF_TIP nhưng không có lá chắn thuế do lãi vay. Lá chắn thuế cũng bị biến động do lạm phát. Tuy nhiên, trong tình huống này NCF_AEPV vẫn được tính toán là tăng qua các năm.

 Ngân lưu ròng của dự án theo quan điểm chủ nợ (D) có giá trị đúng bằng CF_D từ bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay theo hình thức ân hạn. Sự xuất hiện của lạm phát cũng làm cho giá trị này tăng lên đáng kể.  Giống với ngân lưu ròng của dự án theo các quan điểm trên, ngân lưu ròng của dự án theo quan điểm vốn chủ sở hữu (NCF_E) cũng ghi nhận sự gia tăng do lạm phát, tuy nhiên giá trị năm 2 lại có sự giảm nhẹ.  Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) cũng chịu ảnh hưởng của lạm phát. Cũng như số liệu khi chưa có lạm phát, DSCR ở các năm từ 2,3,4 đều không nhỏ hơn 1,1 và DSCR trung bình cũng không nhỏ hơn 1.3 (cụ thể là 1,41). Tuy nhiên, DSCR ở năm 1 vẫn ghi nhận giá trị âm (cụ thể là -0,90). Tóm lại, lạm phát có tác động đến ngân lưu ròng của dự án, nhưng con số cụ thể là không đáng kể và dù xem xét theo bất kì quan điểm, dù có lạm phát hay không dự án vẫn có tính khả thi cao, đáng thực hiện. NPV-TIP, NPV-APEV, NPV-D, NPV-E. Tác động của lạm phát làm các chỉ số NPV_TIP, NPV_D, NPV_E có xu hướng giảm, tuy nhiên đều ghi nhận giá trị dương, NPV_D cũng bằng 0 như thông thường. Dù đứng theo quan điểm nào thì NPV cũng mang lại kết quả chứng tỏ dự án có tính khả thi cao, đáng thực hiện.

NPV và IRR

Trong trường hợp xuất hiện lạm phát, NPV_TIP giảm đi đáng kể, nhưng vẫn mang giá trị dương, điều này đồng nghĩa dự án đầu tư này có tính khả thi cao.

Bên cạnh đó, lạm phát làm tăng IRR_TIP và cả re_U. Tuy vậy, IRR_TIP (26.98%) vẫn lớn hơn re_U (23.9%). Điều này có nghĩa là, dù lạm phát có xuất hiện hay kh

ông thì dự án vẫn có khả năng cao sẽ được chấp nhận sau khi thẩm định. 9. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN, CÁC NGUỒN RỦI RO QUAN TRỌNG VÀ KẾ HOẠCH KIỂM Phân tích độ nhạy một chiều Tác động của vốn đầu tư lên NPV_TIP

Tăng tổng vốn đầu tư dẫn đến NPV_TIP giảm, giảm mạnh khi mức vốn vượt quá tổng vốn đầu tư ban đầu → Tổng vốn đầu tư có tương quan nghịch so với NPV_TIP, chủ dự án cần cân nhắc kỹ các quyết định đầu tư, đưa ra mức vốn tối thiểu để có thể mang đến hiệu quả tối đa cho dự án.

Tác động của công suất hoạt động lên NPV_TIP

Nhìn chung, công suất hoạt động các năm tăng sẽ dẫn đến NPV_TIP tăng → Công suất hoạt động biến thiên cùng chiều so với NPV_TIP. Như mục đích ban đầu (mở rộng sản xuất) của dự án, doanh nghiệp cần đẩy mạnh công suất huy động qua từng năm để có thể đạt được mức sản lượng tối đa từ đó mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc, tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa, quá tải tồn kho, tốn kém chi phí dự trữ và sụt giảm chất lượng sản phẩm.

Tác động của giá bán lên NPV_TIP

Giá bán có tác động cùng chiều lên NPV_TIP đồng nghĩa với việc tăng giá bán thì dự án càng hiệu quả. Với đề xuất tăng sản lượng sản xuất ở trên, doanh nghiệp không nhất thiết phải tăng giá bán, cân nhắc các lựa chọn trade-off giữa giá bán và sản lượng, đưa ra mức giá cạnh tranh với số lượng bán ra lớn để tối đa hóa lợi nhuận.

Tác động của chi phí sản xuất/doanh thu, chi phí quản lý - bán hàng đến NPV_TIP

Tỉ lệ chi phí sản xuất càng cao sẽ dẫn đến giảm doanh thu, từ đó dẫn đến NPV_TIP giảm. Doanh nghiệp cần phải kiểm soát các chi phí, không để chúng quá cao gây ảnh hưởng lớn đến dự án.

Phân tích độ nhạy hai chiều: Công suất huy động và giá bán lên NPV_TIP

Dựa vào bảng kết quả, ta có được kết luận tương đối: năm 1, dự án có xác suất 78.12% đạt được NPV_TIP dương; với năm 2 là 65.63%. Ta có thể nhận thấy phần lớn rủi ro của dự án xuất phát từ công suất huy động, cụ thể giá trị NPV_TIP âm tập trung chủ yếu ở các biến công suất huy động. Rủi ro dự án tăng lên khi công suất huy động giảm. Doanh nghiệp có thể giảm mức độ thiệt hại bằng cách tăng giá bán khi công suất huy động thấp. Khi giá bán được tăng đến một mức hợp lý (>1600), doanh nghiệp có thể chọn giải pháp tăng công suất để có thể tối đa mức sinh lời của dự án. Phân tích tình huống

Phân tích mô phỏng Sau khi phân tích mô phỏng 10000 lần các tình huống có thể xảy ra của dự án, ta có thể thấy 90% khả năng dự án sẽ có NPV nằm trong khoảng 7.453.677 - 28.615.179 và đến 99% khả năng xảy năng dự án sẽ có NPV > 0.

Bên cạnh đó, dự án có độ lệch chuẩn là 6.571.316 và hệ số biến thiên (CV) là 0.39 cho thấy mức độ rủi ro thấp của dự án. Những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến dự án là Giá bán/sp, Công suất huy động các năm (tác động cùng chiều) và Chi phí quản lý bán hàng, suất chiết khấu, khoản phải thu (tác động ngược chiều). Trong đó những nguồn rủi ro chính của dự án là Giá bán/sp (chiếm 33.8%), Công suất huy động (chiếm 7.2% đến 12% mỗi năm) và chi phí quản lý - bán hàng (chiếm 16.5%). Chủ đầu tư cần xem xét kĩ những nguồn rủi ro này để có những kế hoạch, phương hướng phù hợp, giảm thiểu những tác động tiêu cực lớn từ những nguồn này cho dự án

CÂU 10. XEM XÉT VÀ PHÂN TÍCH LẠI DỰ ÁN KHI CÓ QUYỀN CHỌN THỨC.

Quyền chọn từ bỏ:

Sau 1 năm, trong trường hợp tình huống xấu xảy ra, giả sử chủ đầu tư sử dụng quyền chọn từ bỏ thì giá trị thanh lý của tài sản cố định bằng giá trị còn lại sổ sách và bằng 21,391,798 USD từ đó nhóm đã thực hiện chiết khấu toàn bộ dòng tiền và thu được kết quả NPV bằng (-7,240,096) USD. Trong khi ở tình huống xấu đáng tin cậy khi dự án diễn ra bình thường có NPV bằng (-6,828,989) USD, đặc biệt khi so sánh NPV_TB trong hai trường hợp trên thì NPV_TB khi có quyền chọn từ bỏ nhỏ hơn so với khi không có quyền chọn từ bỏ và quyền chọn mang giá trị âm cụ thể bằng âm 102,777 USD điều này cho thấy rằng nhà đầu tư không nên dùng quyền chọn từ bỏ vì sẽ mang lại khoản lỗ lớn hơn. Quyền chọn thời điểm đầu tư:

Giả sử chủ dự án trì hoãn dự án tối đa một năm để có thêm các thông tin về dự án (vĩ mô, vi mô...). Nếu sau đó 1 năm các thông tin như kỳ vọng (thường xảy ra) hoặc tốt hơn kỳ vọng (Tốt đáng tin cậy) dự án sẽ được tiến hành. Nếu các thông tin xấu xảy ra (tình huống xấu đáng tin cậy), chủ đầ...


Similar Free PDFs