A37366 Hoàng Minh Dũng Tiểu luận Mplogscm PDF

Title A37366 Hoàng Minh Dũng Tiểu luận Mplogscm
Author Anonymous User
Course Logistics and Supply Chain Management
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 16
File Size 572.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 68
Total Views 453

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG---o0o---ĐỀ TÀI:Tiểu luận môn:(Học kỳ II nhóm 1 năm học 2021 – 2022)Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Toàn Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Dũng Mã sinh viên: A Số điện thoại: 0916365538 Email: minhdngh@gmailNgười chấm 1 Người chấm 2HÀ NỘI – 2022MỤC LỤCI. C...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o---

ĐỀ TÀI:

Tiểu luận môn: (Học kỳ II nhóm 1 năm học 2021 – 2022) Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Toàn Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Dũng Mã sinh viên: A37366 Số điện thoại: 0916365538 Email: [email protected]

Người chấm 1

Người chấm 2

HÀ NỘI – 2022

MỤC LỤC I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG................................1 1. Một số khái niệm...................................................................................................1 1.1. Chuỗi cung ứng...............................................................................................1 2. Các hoạt động chuỗi cung ứng...............................................................................2 2.1. Lập kế hoạch...................................................................................................2 2.2. Tìm kiếm nguồn cung.....................................................................................3 2.3. Sản xuất thành phẩm.......................................................................................5 2.4. Phân phối........................................................................................................5

II.

THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG TỐI ƯU QUA PHẦN MỀM ANYLOGISTIX

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ RỦI RO ĐỐI VỚI CHUỖI CUNG ỨNG..............7 1. Giới thiệu về phần mềm anyLogistix.....................................................................7 2. Mô tả dữ liệu bài toán............................................................................................7 Các thành phần nguyên vật liệu tạo nên 1 hộp bánh ngọt (bao gồm chi phí):........9 Các chi phí khác (VND)........................................................................................9 Các số liệu khác:..................................................................................................10 3. Phân tích kết quả SIM..........................................................................................10 KPI cả năm:.........................................................................................................10 KPI về sản phẩm, đơn hàng và ratio (tỷ lệ thỏa mãn khách hàng):......................11 KẾT LUẬN.................................................................................................................14

I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG

1. Một số khái niệm 1.1. Chuỗi cung ứng - Khái niệm: Chuỗi cung ứng là một hế thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kì điểm nào có thể tái chế được. Thuật ngữ chuỗi cung ứng thường đi kèm với quản trị chuỗi cung ứng và có mối liên quan cụ thể đến một loại hàng hoá nhất định. Tất cả hàng hoá đều có một chuỗi cung ứng riêng biệt và có những đặc điểm khác nhau về mạng lưới cấu thành và phương pháp quản trị. 1.2. Các thành phần chuỗi cung ứng Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản: - Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô được xem là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng vì có nguyên liệu thì mới có thể sản xuất. - Nhà sản xuất: Một nhà sản xuất sẽ giúp ta hoàn thiện những nguyên liệu thô đó và tạo thành 1 thành phẩm. Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối liên kết chặt chẽ với nhau, một trong 2 nhà gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi cung ứng. - Nhà phân phối: Sau khi đã có được sản phẩm, ta không thể nào đưa sản phẩm đến từng khách hàng, các nhà phân phối sẽ giúp chúng ta điều này. Một nhà phân phối thường giao hàng hoá với số lượng nhiều, ít khi bản lẻ, nên họ sẽ liên kết với các đại lý bán lẻ khác để phân phối hàng hoá đến tay người dùng. - Đại lý bán lẻ: Đại lý bán lẻ sẽ có nhiệm vụ bán lẻ các hàng hoá đó cho người dùng, họ thường sẽ nhập một lượng lớn hàng hoá lưu trữ kho, sau đó sẽ bán lẻ cho từng khách hàng.

1

-` Khách hàng: Khách hàng là người cuối cùng tiêu thụ hàng hoá. Khách hàng cũng có thể mua hàng tại nhà phân phối nếu họ mua với số lượng nhiều. Tuy nhiên, đa số họ chỉ mua tại các nhà đại lý bán lẻ và ít nhà phân phối bán hàng cho khách lẻ.

2. Các hoạt động chuỗi cung ứng 2.1. Lập kế hoạch - Lập kế hoạch cho công ty để đáp ứng nhu cầu dự kiến với mục đích là để đáp ứng cầu nhằm tối đa hoá lợi nhuậ cho công ty. Việc lập kế hoạch được thực hiện ở cấp độ tổng hợp chứ không phải ở cấp độ của các đơn vị giữ hàng hoá riêng lẻ (SKU). Nó đặt mức sản xuất và hàng lưu kho tối ưu sẽ thực hiện trong vòng 3 đến 18 tháng tới. - Kế hoạch tổng hợp là khung dựa theo đó để ra các quyết định ngắn hạn về sản xuất, hàng lưu kho và phân phối.  Các quyết định sản xuất liên quan đến việc xác định các tham số mức sản xuất và mức độ năng lực sản xuất sẽ sử dụng, quy mô của lực lượng lao động và mức độ sử dụng ngoài giờ và hợp đồng phụ.  Các quyết định hàng lưu kho bao gồm lượng cầu sẽ được đáp ứng ngay lập tức bởi dự trữ sẵn có trong tay và lượng cầu có thể được thoả mãn sau đó và biến thành các đơn hàng chờ.  Các quyết định phân phối xác định cách thức và thời điểm sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản xuát đến nơi tiêu dùng hoặc khách hàng mua. - Có ba cách tiếp cận cơ bản để tạo ra kế hoạch tổng hợp. Chúng liên quan đến thế lưỡng nan giữa ba biến. Các biến đó là: Tổng năng lực sản xuất, Mức độ sử dụng năng lực sản xuất và Số lượng hàng lưu kho. - Hầu hết các công ty tạo ra các kế hoạch tổng hợp là sự kết hợp của ba phương pháp. Phương pháp 1: Sử dụng năng lực sản xuất đáp ứng theo . Phương pháp 2: Sự dụng công suất biến đổi để đáp ứng cầu. Phương pháp 3: Sử dụng hàng lưu kho và đơn hàng chờ để đáp ứng nhu cầu. 2

2.2. Tìm kiếm nguồn cung Hoạt động mua hàng hiện được xem là một phần của chức năng rộng hơn gọi là mua sắm. Các chức năng mua sắm có thể được chia thành năm loại hoạt động chính: mua hàng, quản lý tiêu thụ, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, quản lý hợp đồng. - Mua hàng:  Những hoạt động này là các hoạt động thường lệ liên quan đến việc phát hành đơn đặt hàng để mua các sản phẩm cần thiết. Quyết định mua hàng được đưa ra, đơn đặt hàng được ban hành, nhà cung cấp được liên lạc và đơn đặt hàng được đặt.  Có rất nhiều dữ liệu được mô tả và trao đổi trong quá trình này giữa ngừoi mua và nhà cung cấp như các mặt hàng, số lượng đặt hàng, giá, ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng, địa chỉ thành toán và điều khoản thanh toán. Một trong những thách thức lớn nhất của hoạt động ua hàng ta nhận thấy là trao đổi dữ liệu này phải diễn ra kịp thời và không có sai sót. Phần lớn hoạt động này rất dễ đoán và tuân theo các thói quen được định rõ. - Quản lý tiêu thụ:  Mức độ tiêu thụ dự kiến cho các sản phẩm khác nhau tại các địa điểm khác nhau của một công ty cần được xác định và sau đó so sánh với mức tiêu thụ thực tế thường xuyên.  Khi tiêu thụ cao hơn đáng kể hoặc dưới mức dự kiến, điều này cần được chú ý bởi các bên tương ứng để có thể điều tra nguyên nhân và thực hiện các hành động thích hợp. Tiêu thụ trên mức dự kiến là một vấn đề cần được điều chỉnh hoặc nó phản ảnh những dự kiến không chính xác cần được xác định lại. Tiêu thụ dưới mức dự kiến có thể chỉ ra một cơ hội nên được khai thác hoặc đơn giản là nó phản ánh dự kiến không chính xác. - Lựa chọn nhà cung cấp:  Phải tiến hành một quy trình để xác định các khả năng mua sắm cần thiết nhằm hỗ trợ kế hoạch kinh doanh của công ty và mô hình hoạt động của công ty. 3

 Sự xác định này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng tương đối của khả năng của nhà cung cấp.  Giá trị của những khả năng này phải được xem xét ngoài việc đơn giản là giá của sản phẩm của nhà cung cấp.  Theo nguyên tắc chung, công ty tìm cách thu hẹp số lượng các nhà cung cấp sẽ làm việc cùng. Bằng cách này, nó có thể tăng quyền lực mua với một vài nhà cung cấp và nhận được giá tốt hơn với khối lượng sản phẩm nhiều hơn. - Đàm phán hợp đồng:  Khi nhu cầu kinh doanh cụ thể phát sinh, các hợp đồng phải được đám phán với các nhà cung cấp riêng lẻ trong danh sách nhà cung cấp ưa thích. Đây là nơi các mặt hàng cụ thể, giá cả và mức độ dịch vụ được làm rõ.  Các cuộc đàm phán đơn giản nhất là hợp đồng mua các sản phẩm gián tiếp với các nhà cung cấp được lựa chọn trên cơ sở giá bán thấp nhất.  Các cuộc đàm phán phực tạp nhất là dành cho các hợp đồng mua nguyên liệu trực tiếp phải đáp ứng chính xác các yêu cầu chất lượng và mức độ dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật cao.  Các cuộc đàm phán phải tính đến sự đánh đổi giữa đơn giá của sản phẩm và tất cả các dịch vụ giá trị tăng khác cần thiết. Các dịch vụ khác này có thể phải trả bằng biên độ giá cao hơn, các khoản thanh toán riêng biệt hoặc kết hợp của cả hai. Cần xác định các mục tiêu về hiệu suất, các hình phạt và các khoản phí khác được xác định khi các mục tiêu hiệu suất không được áp dụng. - Quản lý hợp đồng:  Bởi vì các công ty thu hẹp danh sách các nhà cung cấp, nên kết quả thực hiện của mỗi nhà cung cấp được chọn trở nên quan trọng hơn. Một nhà cung cấp cụ thể có thể là nguồn duy nhất của toàn bộ một danh mục sản phẩm mà công ty cần thì nếu các nghĩa vụ theo hợ đồng không đáp ứng được, các hoạt động phụ thuộc vào các sản phẩm đó sẽ bị ảnh hưởng.  Công ty cần có khả năng theo dõi kết quả thực hiện của các nhà cung cấp và buộc họ có trách nhiệm đáp ứng các mức dịch vụ đã ký kết trong hợp đồng. Cũng giống như với quản lý tiêu dùng, mọi người trong một công ty cần thường xuyên thu thập dữ liệu về hiệu suất của các nhà cung cấp. Bất kỳ nhà cung cấp nào luôn 4

ở dưới mức yêu cầu nên được biết về những thiếu sót của mình và được yêu cầu thay đổi.

2.3. Sản xuất thành phẩm - Sau kho đã có kế hoạch, thiết kế sản phẩm và nguồn nguyên liệu. Giai đoạn tiếp theo chính là sản xuất thành phẩm. Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định chuỗi cung ứng có hiệu quả hay không. Sản phẩm đưa ra phải đáp ứng các yêu cầu khách hàng mà trước đó đã phân tích, cũng như là giải pháp tối ưu nhất cho họ, qua đó đảm bảo sản phẩm tiêu thụ tốt. - Tất cả các quyết định quản lý cơ sở sản xuất đều được đưa dựa trên những ràng buộc về địa điểm của cơ sở sản xuất. Địa điểm chính là một trong năm yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng. - Việc đóng cửa một cơ sở hoặc xây dựng một cơ sở mới thường khá tốn kém, vì vậy các công ty phải chịu hậu quả của những quyết định mà họ đưa ra về vị trí đặt cơ sở của họ. - Công ty tạo ra đơn đặt hàng và gọi cho nhà cung cấp để thực hiện đơn đặt hàng. Nhà cung cấp nhận được cuộc gọi sẽ thực hiện đơn hàng từ kho của chính họ hoặc các nguồn sản phẩm yêu cầu từ các nhà cung cấp khác. Nếu nhà cung cấp hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng thành phiếu lấy hàng, danh sách đóng gói và hoá đơn. Nếu các sản phẩm có nguồn gốc từ các nhà cung cấp khác, đơn đặt hàng ban đầu của khách hàng được chuyển thành đơn đặt hàng từ nhà cung cấp đầu tiên đến nhà cung cấp tiếp theo.

2.4. Phân phối - Bước cuối cùng của chuỗi cung ứng chính là đưa sản phẩm ra thị trường. Trong giai đoạn này các yếu tố cần được đảm bảo là khả năng quản lý đơn hàng, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng phải đạt chất lượng tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Có đối sách cụ thể cho quy trình đổi trả hàng đảm bảo danh tiếp doanh nghiệp và sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

5

- Giao hàng trực tiếp là giao hàng được thực hiện từ một địa điểm xuất phát đến một địa điểm nhận hàng. Với phương thức phân phối này, việc định tuyến chỉ đơn giản là chọn đường đi ngắn nhất giữa hai địa điểm. Lên lịch cho loại hình giao hàng này liên quan đến các quyết định về số lượng cần giao và tần suất giao hàng đến từng địa điểm. - Giao hàng theo kiểu giao sữa (theo vòng tròn) là phương pháp giao hàng được định tuyến để đưa sản phẩm từ một địa điểm xuất phát duy nhất đến nhiều địa điểm nhận hàng hoặc giao hàng đưa sản phẩm từ nhiều địa điểm xuất phát đến một địa điểm nhận hàng duy nhất. Các quyết định phải được đưa ra về số lượng giao hàng của các sản phẩm khác nhau, về tần suất giao hàng và quan trọng nhất là về định tuyến và trình tự của việc nhận hàng và giao hàng. - Các công ty và chuỗi cung ứng nói chung cần phải theo dõi các loại sản phẩm trả lại, tần suất của chúng và liệu tỷ lệ trả lại đang tăng hay giảm.Việc xử lý hàng trả lại phải hiệu quả. Tuy nhiên, nếu các hoạt động khác của chuỗi cung ứng được quản lý một cách hiệu quả, thì sẽ không cần phải nhiều hàng trả lại. Tối ưuu hoá quy trình trả lại có thể trở thành một bài toán việc nâng cao hiệu quả của quy trình mà ngay từ đầu không nên xảy ra. Nếu tỉ lệ trả lại ngày càng tăng thì cần tìm và khắc phục các nguồn gốc của vấn đề này.

6

7

II.

THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG TỐI ƯU QUA PHẦN MỀM

ANYLOGISTIX VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ RỦI RO ĐỐI VỚI CHUỖI CUNG ỨNG 1. Giới thiệu về phần mềm anyLogistix - Phầm mềm anyLogistix là một phần mềm chuyên phân tích chuỗi cung ứng để thiết kế, tối ưu hóa chuỗi cung ứng của công ty sử dụng phần mềm. Phần mềm này kết hợp các phương pháp tối ưu hóa cùng với công nghệ mô phỏng, cung cấp cho người dùng một bộ công cụ toàn diện để đánh giá chuỗi cung ứng một cách tổng thể. - Phầm mềm anyLogistix được tạo ra bởi công ty AnyLogic. Đây là một công ty đa quốc gia hoạt động từ Mỹ và Châu Âu với mạng lưới đối tác toàn cầu. 2. Mô tả dữ liệu bài toán Công ty bánh ngọt hiện có nhà máy sản xuất tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Sản phẩm bánh ngọt của công ty được cung cấp cho 30 khách hàng là những siêu thị Vinmart+ đều được đặt tại Hà Nội. Đại lý Vinmart 1 Vinmart 2 Vinmart 3 Vinmart 4 Vinmart 5 Vinmart 6 Vinmart 7 Vinmart 8 Vinmart 9 Vinmart 10 Vinmart 11 Vinmart 12 Vinmart 13 Vinmart 14 Vinmart 15 Vinmart 16 Vinmart 17 Vinmart 18 Vinmart 19 Vinmart 20 Vinmart 21 Vinmart 22 Vinmart 23 Vinmart 24

Vĩ độ 21.0232 21.02895 21.0677 21.04325 21.04164 21.03679 21.03453 21.03088 21.0209 21.01721 21.02696 21.0351 21.03783 21.02389 21.01862 21.03735 21.04398 21.04077 21.01527 21.01878 21.01491 21.01555 21.01609 21.0036

Kinh độ 105.8307 105.848 105.826 105.8218 105.8189 105.831 105.8296 105.8442 105.8345 105.8112 105.8223 105.821 105.8088 105.8411 105.857 105.8519 105.8441 105.844 105.8526 105.8398 105.8482 105.8284 105.8236 105.8362 8

Vinmart 25 21.00064 105.8454 Vinmart 26 20.99643 105.826 Vinmart 27 20.9873 105.7843 Vinmart 28 20.98235 105.8159 Vinmart 29 21.01683 105.7996 Vinmart 30 21.01607 105.7815 Lượng cầu của tất cả các cửa hàng Vinmart đều bằng nhau, có tính định kỳ, thời gian giữa 2 lần đặt hàng là 7 ngày, lượng cầu luôn là 35 bánh/1 cửa hàng. Sử dụng mô hình GFA để xác định được vị trí DC tối ưu cho tệp khách hàng trên, từ đó vị trí của DC, nhà máy bánh ngọt và 2 nhà cung cấp nguyên vật liệu được thể hiện ở bảng sau: Vĩ độ 21.0232 21.01389 21.01709 20.99875

GFA DC Nhà máy bánh ngọt Nhà cung cấp túi Nhà cung cấp hộp

Kinh độ 105.8307 105.9054 105.9122 105.9103

Các thành phần nguyên vật liệu tạo nên 1 hộp bánh ngọt (bao gồm chi phí): Thành phần Bánh ngọt Túi bọc bánh Hộp đựng bánh Chi phí gia công sản xuất (Production processing cost) Tổng

Mức sử dụng cho 1 hộp bánh ngọt 300g 20g 40g

Đơn vị sử dụng

Chi phí (VND)

1 pcs 1 pcs 1 pcs

1 hộp bánh ngọt

1,500 100 200 1000 2,800

Các chi phí khác (VND) DC/Nhà máy

Other costs/day

Carrying costs/day

Outbound shipment processing cost cho 1 hộp bánh

Inbound shipment processing cost cho 1 hộp bánh

GFA DC

10,000

50

100

100

Nhà máy bánh ngọt

30,000

50

100

100

9

Doanh thu đơn vị (giá) 1 hộp bánh là 20,000 (VND)

Các số liệu khác: Object GFA DC

Inventory Policy Min Max 230 460

Nhà máy bánh Regular policy/ Quantity = 350 ngọt

Sourcing Policy Most Inventory (Dynamic Sources) Most Inventory (Dynamic Sources)

Transportation Policy LTL

LTL

3. Phân tích kết quả SIM KPI cả năm:

Nhìn vào dãy số liệu ta thấy được chi phí duy trì và các chi phí khác hiện đang chiếm phần lớn nguồn tiền duy trì chuỗi hoạt động sản xuất. Điều này làm giảm tỉ trọng lợi nhuận của doanh nghiệp nhiều hơn. 10

KPI về sản phẩm, đơn hàng và ratio (tỷ lệ thỏa mãn khách hàng):

Tỉ lệ hàng tồn, hàng cần gửi trong cả năm đều bằng 0. Điều ấy chính tỏ chuỗi đã hoạt động tốt và không có sự ảnh hưởng.

11

12

Tổng khối lượng hàng nhận trong cả năm đều được duy trì ở mức ổn định khi tăng đều trong từng tháng và không có sự cố nào xảy ra.

13

III.

KẾT LUẬN Tóm lại khi nhìn vào những số liệu trên ta thấy rằng chuỗi đã được tối ưu hóa về DC, quãng đường di duyển từ nhà máy, các nhà cung cấp nguyên vật liệu nhưng các mục chi phí hiện đang chiếm quá nhiều và doanh nghiệp nhà máy không có được lợi nhuận cao.

14...


Similar Free PDFs