BA315 2122 K2N1 A33391 A34119 PDF

Title BA315 2122 K2N1 A33391 A34119
Author Hà Cao Thị Ngân
Course văn hoá kinh doanh
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 44
File Size 821 KB
File Type PDF
Total Downloads 7
Total Views 121

Summary

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG---o0o---BÀI TIỂU LUẬNMÔN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨCKINH DOANHĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNGSINH VIÊN THỰC HIỆN:CAO THỊ NGÂN HÀ– ASđt: 0961996429 LƯƠNG THỊ MINH NGUYỆT– A Sđt: 0343209334ĐIỂM THI GIÁO VIÊN ...


Description

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN MÔN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CAO THỊ NGÂN HÀ– A33391 Sđt: 0961996429 LƯƠNG THỊ MINH NGUYỆT– A34119 Sđt: 0343209334 ĐIỂM THI

GIÁO VIÊN CHẤM 1

GIÁO VIÊN CHẤM 2

TS. LÊ HUYỀN TRANG

Hà Nội - 2022

MỤC LỤC

PHẦN 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI................................1

1.1.

Khái niệm trách nhiệm xã hội.........................................................................1

1.2.

Các khía cạch của trách nhiệm xã hội............................................................2

1.2.1. Khía cạnh kinh tế..........................................................................................2 1.2.2. Khía cạnh pháp lý..........................................................................................3 1.2.3. Khía cạnh đạo đức.........................................................................................3 1.2.4. Khía cạnh nhân văn......................................................................................4 PHẦN 2.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG.........................................................................................5 2.1.

Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông......................................................5

2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông......................................................5 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ................................................................................5 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh.....................................................................................6 2.1.4. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................7 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông..................................................................................................................7 2.2.

Thực trạng trách nhiệm xã hội tại Công ty VNPT media.............................9

2.2.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế...........................................................................9 2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp luật.....................................................................17 2.2.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức.......................................................................20 2.2.4. Thực hiện đóng góp xã hội.........................................................................23 2.3.

Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media............26

2.3.1. Ưu điểm.......................................................................................................26 2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân......................................................................27 PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY VNPT MEDIA......................................................................................28

3.1.

Định hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT Media.....................28

3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty VNPT Media...............................................................................................................................29 3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội..............................................................29 3.2.2. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội.......................................................................................31 3.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội............32 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội............................................................................................................................33 KẾT LUẬN......................................................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................36

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BSC

Thẻ điểm cân bằng

CNTT

Công nghệ thông tin

CSR

Corporate Social Responsibility

DN KPI SXKD Tập đoàn TNXH VNPT

Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp

Key Performance Indicators

Hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc Sản xuất kinh doanh Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Trách nhiệm xã hội Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VNPT-Media

Tổng công ty Truyền thông

Tổng công ty

Tổng công ty Truyền thông

VT

Viễn thông

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨ Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức VNPT- Media ........................................................................7 YBảng 2.1. Mức độ hiểu biết của người lao động của VNPT-Media về trách nhiệm xã hội................................................................................................................................8 Bảng 2.2. Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ của VNPT-Media...........................14 Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ kinh tế ................................................................................................................................. 15 Bảng 2.4. Đóng góp của VNPT-Media tới bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn.................................................................................................................18 Bảng 2.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ pháp luật........................................................................................................................... 19 Bảng 2.6. Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất năm 2019............................................................................................................22 Bảng 2.7. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ đạo đức........................................................................................................................... 22 Bảng 2.8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện thực hiện trách nhiệm từ thiện..........................................................................................................24 Bảng 2.9. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện trách nhiệm an ninh quốc phòng.......................................................................................................26

LỜI MỞ ĐẦU Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam hiện nay thường được nhìn nhận là hành động giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội với các mục đích làm từ thiện và nhân đạo. Tuy nhiên, TNXH cần được nhìn nhận như là cách thức của DN đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp với những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng, đối tác, người lao động và các bên hữu quan. TNXH DN hiện đã phát triển rộng khắp trên thế giới nói chung và tại các DN Việt Nam nói riêng. Khách hàng hiện nay họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ còn quan tâm tới cách thức của các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, từ việc các sản phẩm, dịch vụ họ định mua và sử dụng đó có tổn hại đến môi trường, tổn hại tới cộng đồng xã hội hay không. Trước các yêu cầu mới của xã hội, các doanh nghiệp lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động, nghiêm túc đưa vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR/TNXH) vào chiến lược hoạt động của mình. Việc thực hiện TNXH qua những cam kết của các doanh nghiêp đã lại những lợi ích nhất định, giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, vị thế trên thương trường trong quan hệ với đối tác và khách hàng, tối ưu hóa hiệu quả quản lý, tăng doanh thu, giảm chi phí, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của DN. Lợi ích của TNXH còn mang lại cho chính nội bộ doanh nghiệp qua sự cải thiện quan hệ trong công việc, niềm tin, sự gắn bó và hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp. TNXH doanh nghiệp đang không ngừng phát triển trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nhiều doanh nghiệp còn chưa có sự quan tâm đúng mực đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội, bên cạnh đó kiến thức chuyên môn cũng như năng lực quản lý trong thực hiện TNXH còn hạn chế. Một số doanh nghiệp đã để xây ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền lợi người lao động, gây ô nhiễm môi trưởng, tổn hại đến sức khỏe, lợi ích của khách hàng … đã làm cho lòng tin của xã hội vào các DN bị sụt giảm. Đứng trước thực trạng đó, các DN Việt Nam đã từng bước thay đổi nhận thức về việc thực hiện TNXH là thật sự cần thiết hiện nay. DN thực hiện TNXH không những giúp nâng cao vị thế của DN trong cộng đồng xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Các DN Việt Nam hiện đã dần có ý thức về vấn đề này, một số DN đã và đang đưa việc thực hiện TNXH vào chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Thực hiện TNXH với khách hàng của Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, việc thực hiện TNXH của VNPT-Media không chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp mà điều này còn mang nhiều lợi ích đến cho khách hàng, người tiêu dùng trong cộng đồng, xã hội. Nhận thức được điều này, VNPT-Media đã xây dựng được “nền tảng tư tưởng” với chuẩn mực đạo đức và các chương trình thực hiện CSR. Chính điều này đã giúp cho VNPTMedia có được lòng tin đối với khách hàng, người tiêu dùng và các bên hữu quan. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng ta thấy rằng, việc thực hiện TNXH tại VNPTMedia phần lớn mới chỉ dừng lại ở các chương trình từ thiện, nhân đạo và an sinh xã hội. Trên thực tế, TNXH cần được nhìn nhận như là sự cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện làm việc cho người lao động trong DN, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan. Có thể nói TNXH hiện nay đã trở thành một trong những “điều kiện bắt buộc” để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội Trách nhiệm với xã hội được hình thành và gắn liền với doanh nghiệp bởi bất cứ DN nào hoạt động cũng đều góp phần đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Vậy, cần làm rõ khái niệm trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility) ngày cảng ảnh hưởng tới nhiều DN và các đối tượng liên quan, các doanh nghiệp cần đặt ra mục đích là phải quan tâm tới việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động ra sao đến các vấn đề xã hội như vấn đề về môi trường sinh thái, vấ đề về môi trường lao động, an sinh xã hội… có rất nhiều khái niệm khác nhau về TNXH đã được các học giả đưa ra. Mỗi tổ chức, DN, Chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis (1973) cho rằng“CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế và công nghệ” [15]. Eells và Waltson (1974): “Theo nghĩa rộng nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tấm đến các nhu cầu và mục tiêu của xã hội vượt trên lợi ích kinh tế truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện trật tự xã hội”. Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” [14]. Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững nêu lên khái niệm: “ Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên của gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. Như vậy, hiện nay có khá nhiểu quan điểm và khái niệm về trách nhiệm xã hội khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể hiểu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như sau: -

Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nói chung. 1

-

Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội

-

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct - CoC).

1.2. Các khía cạch của trách nhiệm xã hội 1.2.1. Khía cạnh kinh tế Thực hiện nghĩa vụ ở khía cạnh kinh tế trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là doanh nghiệp “phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì DN và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các DN thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN”. Tuy nhiên, những điều kiện tiên quyết khi thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong doanh nghiệp là cần phải đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng doannh nghiệp bền vững. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với người lao động là tạo môi trường làm việc tốt, an toàn, vệ sinh, không gian làm việc với cơ sở vật chất thân thiện cho người lao động, tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân của họ ở nơi lao động, tạo ra những cơ hội, khả năng thăng tiến, phát triển chuyên môn và đào tạo cho người lao động, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, công nhận thành tích và hưởng thù lao, khen thưởng xứng đáng với những đóng góp của người lao động cho doanh nghiệp. Thực hiện nghĩa vụ xã hội trên khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp đối với khách hàng, với người tiêu dùng chính là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đảm bảo chất lượng. Tuy nhiê, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm cho sức khỏe của cộng đồng, xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thông tin sản phẩm minh bạch, giá cả ổn định, phân phối, cạnh tranh lành mạnh. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh kinh tế chính là cơ sở cho toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy, phần lớn các 2

nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được điều tiết bởi hệ thống trách nhiệm pháp lý. Theo đó, các doanh ngiệp cần nhận thức về trách nhiệm của mình khi muốn duy trì, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận thì họ không thể không quan tâm tới sức ép của dư luận xã hội vốn vừa là khách hàng, người tiêu dùng, cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông, nhà phân phối và các bên liên quan. 1.2.2. Khía cạnh pháp lý Thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh nghĩa vụ pháp lý là một phần của “bản cam kết” giữa DN và cộng đồng, xã hội. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các hành lang pháp lý, các văn bản luật, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là doanh nghiệp đó là “phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan”. Với hệ thống những điều luật như vậy sẽ giúp Nhà nước điều tiết được các hoạt động kinh tế, xã hội, hoạt động cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ không làm tổn hại tới môi trường, thúc đẩy sự an toàn, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các nghĩa vụ pháp lý được thể chế hóa trong luật dân sự và luật hình sự. Nghĩa vụ pháp lý trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm năm khía cạnh: - Điều tiết cạnh tranh. - Bảo vệ khách hàng. - Bảo vệ môi trường. - An toàn và bình đẳng. - Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội cũng là một trong những cơ sở nền tảng để từ đó xây dựng các hoạt động của doanh nghiệp. Xã hội buộc các doanh nghiệp phải thực hiện, thi hành các hành vi được chấp nhận thông qua nghĩa vụ pháp lý. Các DN nếu như không thực hiện nghĩa vụ pháp lý một cách nghiêm chỉnh, DN có thể phải gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ và không thể tồn tại bền vững, lâu dài. 1.2.3. Khía cạnh đạo đức Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khía cạnh đạo đức là những hành vi và hoạt động của các doanh nghiệp được cộng đồng và xã hội mong đợi dù cho chúng không được thể chế hóa trong luật. 3

Thực hiện khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng liên quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng. Nói cách khác, những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng liên quan về đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ. Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào mức độ cam kết của doanh nghiệp nhưng nó lại có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh đạo đức thường được biểu hiện qua những quy định, những nguyên tắc, những giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa doanh nghiệp được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua các công bố trong các tài liệu này về quan điểm của tổ chức, của doanh nghiệp trong việc huy động và sử dụng tất cả các nguồn lực để đạt được mục tiêu/sứ mệnh của doanh nghiệp. Những nguyên tắc và giá trị đạo đức của doanh nghiệp đã trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của các thành viên trong doanh nghiệp và các bên liên quan. 1.2.4. Khía cạnh nhân văn Thực hiện TNXH của DN trên khía cạnh nhân văn, từ thiện thường liên quan đến khía cạnh nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Những hoạt động của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự kỳ vọng, mong đợi của cộng đồng, được thực hiện thông qua các chương trình xã hội như trao tặng học bổng cho sinh viên, học sinh, chương trình giao lưu tặng quà cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em mồ côi,… có thể thấy rằng “nhân đạo chiến lược” đã được các DN củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân DN. Những đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội của DN có thể trên cả bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động.

4

PHẦN 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG 2.1. Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông 2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông Tổng công ty Truyền thông (gọi tắt là VNPT-Media) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 89/QĐ-VNPT-HĐTVTCCB ngày 08/05/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Là một đơn vị kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực số, Tổng công ty Truyền thông phải luôn vận động để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, đa dạng của các đối tượng khách hàng. Tổng công t...


Similar Free PDFs