BÀI BÁO CÁO KHẢO SÁT NHÓM 25 PDF

Title BÀI BÁO CÁO KHẢO SÁT NHÓM 25
Course Xã Hội Học Đại Cương
Institution Van Lang University
Pages 19
File Size 490.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 126
Total Views 665

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTrường Đại học Văn LangXÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNGBÀI BÁO CÁO GIỮA KÌĐề tài : KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VĂN LANG VỀVẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂNGiảng viên : NGUYỄN VĂN THẤULớp: 211_DXH0050_16 (SÁNG T5, Ca 2: 9H30 – 12H)Sinh viên thực hiện:1. Hồ Uyển Nhi2. Cấn Thị Hường3. Nguyễ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại học Văn Lang 

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ Đề tài: KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VĂN LANG VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN

Giảng viên: NGUYỄN VĂN THẤU Lớp: 211_DXH0050_16 (SÁNG T5, Ca 2: 9H30 – 12H) Sinh viên thực hiện: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

Hồ Uyển Nhi Cấn Thị Hường Nguyễn Đình Kha Đồng Nguyễn Hồng Ngân Phan Lâm Như Thảo Huỳnh Lê Phương Duyên Trần Huỳnh Mỹ Trang Phạm Thị Thùy Vân

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2021

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................

1

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy – người đã trược tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em. Trong quá trình học tập và thực hiện bài tập sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong cách diễn đạt, lỗi trình bày, chúng em mong Thầy thông cảm. Chúng em mong muốn được nhận những lời nhận xét từ Thầy để cố gắng sửa đổi và hoàn thiện hơn trong các bài sắp tới.

Chúng em kính chúc Thầy có nhiều sức khỏe, lòng nhiệt huyết cới nghề để truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các thế hệ sau. Nhóm em trân trọng cảm ơn Thầy.

2

Mục Lục I. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................5 1.1. Tính cấp thiết............................................................................................................5 1.2. Mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.......................................................5 II. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NGHIÊN CỨU..............................................................6 2.1. Thiết kế bảng khảo sát..............................................................................................6 2.2. Phân tích và xử lý số liệu..........................................................................................8 2.2.1. Hiện trạng vấn đề...............................................................................................8 2.2.2. Phân tích số liệu...............................................................................................10 III. Giải pháp...................................................................................................................16 3.1. Đối với cá nhân:.....................................................................................................16 3.2. Đối với gia đình:.....................................................................................................16 3.3. Đối với nhà trường:................................................................................................17 3.4. Đối với xã hội:........................................................................................................17 KẾT LUẬN......................................................................................................................19

3

I. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính cấp thiết Trong xã hội phát triển ngày nay, con người dường như có xu hướng hiện đại hóa cả lối sống cũng như suy nghĩ của mình. Với một nên kinh tế hội nhập, văn hóa các nước du nhập vào Việt Nam ngày một nhiều, đặc biệt là nền văn hóa phương Tây. Giới trẻ chính là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất và tiếp thu chúng nhanh nhất. Trong đó có quan niệm tình yêu theo lối sống phóng thoáng, một hiện trạng mà ngày nay chúng ta không khó bắt gặp đó chính là việc sống thử. “Sống thử" đang là một trong những vấn đề cấp bách và nhức nhối nhất hiện nay mà hầu hết tất cả các bạn trẻ đều quan tâm và có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Bộ phận sinh viên, những bạn trẻ sống xa nhà chính là những bạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách sống ấy. Ở Việt Nam, vấn đề này xem là không phù hợp thuần phong mỹ tục, không chấp nhận cho lối sống buông thả của các bạn trẻ. Sống thử cũng trở thành một lối sống quen mà thế hệ trẻ mặc cho những ý kiến phản đối từ người lớn, xã hội. Do tác động từ môi trường sống không tốt, gia đình không hạnh phúc, bạn bè rủ rê, lôi kéo... đã kéo theo những suy nghĩ lệch lạc và muốn “nổi loạn”. Từ đó đem lại những hậu quả lớn phải gánh chịu, làm ảnh hưởng tương lai vì những bồng bột thiếu suy nghĩ. Vậy việc sống thử trong bộ phận sinh viên xuất hiện do nguyên nhân nào? Tại sao các bạn chấp nhận và muốn sống thử? Các bạn có nhận định gì về việc sống thử? Là những sinh viên, chúng em nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề, vì vậy nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn việc “ Khảo sát sinh viên Văn lang về sống thử trước hôn nhân” làm đề tài cho bài nghiên cứu của nhóm . 1.2. Mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu  Mục đích: Nhằm cung cấp đánh giá, cái nhìn toàn diện về tình trạng sống thử của sinh viên và các quan điểm liên quan đến vấn đề này.

4

 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề sống thử trong sinh viên và các quan điểm liên quan đến vấn đề.  Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên tại trường Đại học Văn Lang.  Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Anket

II. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế bảng khảo sát Bảng khảo sát được nhóm thực hiện qua Google Form, được đăng tải lên các group Facebook của các khóa và nhận ý kiến khảo sát trong khoảng thời gian từ 11 giờ ngày 14 tháng 10 đến 17 giờ ngày 06 tháng 10. Nội dung của bảng khảo sát như sau: “Xin chào bạn, hiện tại nhóm mình đang làm đề tài nghiên cứu về "Vấn đề sống thử trước hôn nhân". Như chúng ta đã biết, ngày nay, sống thử đã và đang trở thành trào lưu trong giới trẻ, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên. Để tìm hiểu rõ hơn về nhận định của các bạn sinh viên về vấn đề “sống thử”, nhóm mình đã thực hiện bài khảo sát này. Rất mong nhận được sự hợp tác của bạn để nhóm mình có thể hoàn thành tốt đề tài. Mọi câu trả lời của bạn đều là những thông tin có giá trị và ý nghĩa đối với nhóm mình trong quá trình thực hiện khảo sát này.” Câu 1: Giới tính cảu bạn là? r Nam r Nữ Câu 2: Bạn đang là sinh viên khóa? r K24 r K25

5

r K26 r K27 r Khác Câu 3: Bạn đang sống ở đâu và với ai? r Sống cúng bố mẹ r Ở kí túc xá r Ở trọ với bạn bè r Ở trọ với người yêu r Ở trọ một mình r Khác Câu 4: Bạn có từng được trang bị kiến thức về “sống thử” chưa? r Có r Một ít r Chưa từng Câu 5: Theo bạn, “sống thử” có đang là trào lưu? r Đồng ý r Không đồng ý r Khác Câu 6: Theo bạn, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống thử là do đâu? r Do sự tác động từ phía người yêu 6

r Do thấy bạn bè “sống thử” nên cũng muốn thử cho biết r Do sự thiếu thốn tình cảm, sống thử để dễ dàng quan tâm và chia sẻ hơn trong cuộc sống r Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt r Để tự khẳng định mình r “Sống thử” để khỏi bị nhầm lẫn khi sống thật r Khác Câu 7: Bạn có ý định sống thử một lần cho biết? r Có r Không r Khác Câu 8: Theo bạn, sống thử có ảnh hưởng đến hôn nhân sau này không? r Có r Không r Khác Câu 9: Bạn có nghĩ, sống thử sẽ để lại kinh nghiệm cho việc lựa chọn hôn nhân trong tương lai? r Có r Không r Khác 7

Câu 10: Theo bạn, sống thử có phù hợp với văn hóa Việt Nam chúng ta không? r Có r Không r Khác Câu 11: Bạn có đồng ý với việc sống thử trước hôn nhận không? Vì sao? r Đồng ý r Khống đồng ý r Khác Cảm ơn bạn đã tham gia!

2.2. Phân tích và xử lý số liệu 2.2.1. Hiện trạng vấn đề Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai là có lấy nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả 8

đáng tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay. Rất lớn phần đông sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã đưa ra lý do của việc sống thử như: Sống thử là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia sẻ về vật chất cũng như về tiền bạc và khó khăn giữa hai bên; sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ trong hôn nhân. Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến cách phổ biến, lại rơi vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời. Chuyện “sống thử” trước khi quyết định tiến tới hôn nhân có thực sự là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi trong lãnh vực hôn nhân"?

2.2.2. Phân tích số liệu Bảng khảo sát của nhóm đã thực hiện 81 mẫu được gửi đến các bạn sinh viên của trường Đại học Văn Lang. Trong đó: Giới tính:

9

Bạn là sinh viên của khóa: Bạn đang là sinh viên khóa

Số lượng

Phần trăm

K24

4

5%

K25

5

6.3%

K26

55

68.8%

K27

5

6.3%

Khác

12

13.6%

*Khác: các anh chị K23 và các anh chị đã ra trường Bạn đang sống với: Số lượng

Phần trăm

Sống cùng bố mẹ, người thân

42

52.4%

Ở kí túc xá

8

10%

Ở trọ với bạn bè

20

25%

Ở trọ với người yêu

2

2.5%

Ở trọ một mình

8

10%

Trống (không chọn)

1

0.1%

10

Trả lời câu hỏi: Bạn có từng được trang bị kiến thức về “sống thử” chưa? Nhóm nhận được kết quả như sau:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, giới trẻ khá năng động và luôn chủ động tìm hiểu các thông tin về đời sốn, xã hội xung quanh chứ không còn thụ động hay e dè về các vấn đề về giới tính như trước kia. Tuy nhiên, có thể thấy được qua bảng số liệu, phần lớn sinh viên Văn Lang vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực về việc được hỗ trợ thêm kiến thức về vấn đề giới tính. Biểu hiện: chỉ có 45.7% sinh viên Văn Lang chọn “Có” – đã từng được trang bị kiến thức về vấn đề sống thử. Như vậy, có hơn 50% sinh viên được cung cấp không đủ và không được cung cấp các thông tin đúng đắn về vấn đề giới tính và tình yêu hôn nhân gia đình, những thông tin giúp các bạn trong việc bảo về sức khỏe, có những kiến thức kịp thời về các vấn đề nhạy cảm trong xã hội. Nền kinh tế ngày nay có sự hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế thế giới, sự bùng nổ của công nghệ khoa học kỹ thuật, giới trẻ có điều kiện tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, Internet từ rất sớm. Các phương tiện sách báo là nguồn cung cấp thông tin rất phong phú và đa dạng cho giới trẻ. Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là do nguồn thông tin quá lớn, khó có thể kiểm soát tất cả, sẽ có những thông tin độc hại, gây ra những hiểu biết sai lầm, lệch lạc trong nhận thức của giới trẻ. 11

Trả lời cho câu hỏi: Bạn có đồng ý với việc sống thử trước hôn nhân không? Vì sao? Nhóm nhận được kết quả như sau: Số lượng

Phần trăm

Đồng ý

48

60.8%

Không đồng ý

26

33%

Khác

7

6.2%

Theo khảo sát, suy nghĩ của các bạn về việc sống thử cũng khá thoáng. Trong 81 bạn thì có đến 60.8% các bạn đồng ý với việc sống thử trước hôn nhân vì xã hội hiện không quá gay gắt về vấn đề này và có 33% các bạn không đồng ý với vấn đề này vì nó có thể làm suy yếu các mối quan hệ và làm mất đi sự tự do vốn có. Tuy nhiên, có 6.2% các bạn chưa thể xác định được ý kiến của mình là đồng ý hay không đồng ý. Điều này có thể dẫn đến việc các bạn sẽ có những quyết định sai lầm khi gặp phải những vấn đề liên quan đến tình cảm, giới tính. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống thử ở giới trẻ. Để tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu và sự ảnh hưởng về sau của vấn đề, ta có kết quả của bảng khảo sát: Nguyên nhân

Số lượng

Phần trăm

Do sự tác động từ phía người yêu

19

24.1%

Do thấy bạn bè “sống thử” nên cũng muốn thử cho biết

5

6.3%

15

19%

Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt

6

7%

Để tự khẳng định bản thân

6

7%

“Sống thử” để khỏi bị nhầm lẫn khi sống thật

22

27.8%

Khác

8

8.8%

Do sự thiếu thốn tình cảm, sống thử để dễ dàng quan tâm và chia sẻ hơn

12

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng sống thử ở sinh viên chủ yếu là do sự mong muốn mang lại cho mình một “kinh nghiệm” cho hôn nhân sau này như là có thể hiểu đối phương hơn, cách chăm lo cho gia đình, ... Phần lớn 63.7% các bạn nhận định rằng việc sống thử sẽ gây ảnh hưởng lên hôn nhân về sau. Vì thế việc các bạn muốn sống thử để lấy cho mình kinh nghiệm thì nó hoàn toàn không xấu nếu các bạn đã trang bị đủ các kiến thức cho mình về đời sống, tình dục. 24.1% các bạn cho rằng sống thử là do tác động từ phía người yêu. Như vậy khi người yêu đưa ra đề nghị sống chung với các lý do như: để chứng minh tình cảm, để dễ

13

dàng quan tâm chăm sóc hay để tiết kiệm chi phí… thì các bạn sẽ dễ bị thuyết phục và đồng ý. 19% các bạn cho rằng sống thử là do sự thiếu thốn trong tình cảm, bởi việc sống xa gia đình, bước vào một môi trường khó có thể tránh khỏi nỗi buồn chán. Việc sống thử cùng nhau sẽ giúp họ dễ dàng, chăm sóc, quan tâm nhau hơn. Bên cạnh đó, một phần nhỏ các bạn cho rằng sống thử là để “cho biết”, để thỏa mãn sự tò mò, tìm hiểu về một “trải nghiệm mới mẻ”. Điều này là một vấn đề đáng để lo ngại. Chứng tỏ hiện đang có một phần nhỏ các bạn chưa có ý thức giữ gìn bản thân, sống buông thả, dễ dàng buông mình theo cám dỗ. Thế vấn đề sống thử có phù hợp với văn hóa Việt Nam không?

Đa phần các bạn đều cho rằng là không phù hợp. Hiện tượng sống thử trong giới trẻ hiện nay là một vấn đề gây nhức nhói trong xã hội, vì nó chưa phù hợp với văn hóa Việt Nam. Mặc dù ngày nay, cách nhìn nhận về vấn đề tình yêu trong xã hội và quan niệm trinh tiết của con người không còn quá khắc khe như ngày trước mà đã thoáng hơn nhiều. Tuy nhiên, vấn đề sống thử cũng rất khó được xã hội Việt Nam chấp nhận. Hiện tại vẫn còn rất nhiều tranh luận về vấn đề này. Nhiều người đồng tình cho rằng việc sống thử trước hôn nhân không có gì là xấu nhưng cũng có ý kiến như vậy là trái với truyền thống văn hóa của dân tộc ta. 14

III. Giải pháp Ngày nay, không chỉ riêng đối với sinh viên Việt Nam, mà các thế hệ trẻ khác cũng không còn quá xa lạ với khái niệm sống thử trước hôn nhân. Nhưng số lượng các bạn trẻ có thể nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này là không nhiều. Đâu đó vẫn còn một số ít những trường hợp đáng tiếc xảy ra do chính lối tư tưởng lệch lạc về “lối sống tự do, phóng khoáng” này. Vì vậy, cần phải có những định hướng cho giới trẻ nói chung, và cụ thể là sinh viên Văn Lang nói riêng, để đảm bảo họ có đủ kiến thức cũng như sẵn sàng tâm lý, nếu như họ quyết định bắt đầu cuộc sống hôn nhân “thử nghiệm”. Nhưng trên thực tế, việc tìm hiểu và đề ra những giải pháp thiết thực, nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn sống thử trước hôn nhân, không phải là câu chuyện của riêng một cá thể. Đây là trách nhiệm chung của bản thân mỗi sinh viên và những người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan, là sự phối hợp giữa các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. 3.1. Đối với cá nhân: Mỗi cá thể sinh viên Văn Lang cần có ý thức trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản cần thiết về vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và những vấn đề liên quan đến sống thử trước hôn nhân. Đây là giải pháp chủ động nhất và đơn giản nhất để giúp sinh viên tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời, sinh viên cũng cần phải học cách tự ý thức và có trách nhiệm trước những quyết định mà mình đưa ra. Một khi đã quyết định sống thử, dù nhằm mục đích gì, thì cũng không được vượt qua khuôn khổ đạo đức và pháp luật Việt Nam. 3.2. Đối với gia đình: Về phía gia đình, bên cạnh việc hỗ trợ về mặt tiền bạc và các điều kiện vật chất khác, gia đình cũng cần quan tâm hơn nữa đến tinh thần, tâm sinh lý và đời sống tình cảm của con cái. Thông qua việc thẳng thắn trò chuyện, tâm sự, các bậc phụ huynh sẽ có thể kịp thời động viên và đưa ra những định hướng đúng đắn cho những vấn đề mà con cái họ đang gặp phải trong cuộc sống, trong đó có các mối quan về về tình bạn tình yêu, các giá trị về hôn nhân và hạnh phúc gia đình sau này. Một vấn đề cũng cần được các bậc phụ 15

huynh lưu tâm, đó chính là việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho con cái. So với các nước Phương Tây, các bậc phu huynh Châu Á và những quốc gia lân cận, vẫn còn xem đây là một đề tài “quá nhạy cảm”...


Similar Free PDFs