Bài kết thúc QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA PDF

Title Bài kết thúc QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Author Huy Nhật
Course Kinh tế chính trị MLN
Institution Học viện Tài chính
Pages 18
File Size 232.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 29
Total Views 146

Summary

Download Bài kết thúc QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA PDF


Description

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC -------------------------

BÀI THU HOẠCH (thay thế Tiểu luận)

Môn: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Câu hỏi: Bình luận luận điểm: “Mặc dầu về bản chất, vàng và bạc không phải là tiền, nhưng tiền, về bản chất thì lại là vàng và bạc”. Ý nghĩa

Học viên

: Phan Nhật Huy

Mã học viên

: MP127060026

Lớp : Kinh tế chính trị - K27

Hà Nội, 10 - 2021

MỤC LỤC TRANG

MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. Bản chất quan hệ Tiền tệ - Vàng bạc II. Ý nghĩa KẾT LUẬN

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

1 2 2 13

MỞ ĐẦU Trải qua trình lịch sử lâu dài phát triển hình thái tiền tệ cho ta thấy vàng hình thái cuối có ưu điểm giá trị sử dụng cao (trang sức, mĩ nghệ…), giá trị (đo lượng LĐXH cần thiết để sản xuất nó, khai thác, tìm kiếm…), đóng vai trò làm vật ngang giá Vàng có thuộc tính tự nhiên đặc biệt: Thuần nhất, không hư hỏng, dể chia nhỏ, tích nhỏ giá trị lớn. Dựa vào phát triển hình thái tiền tệ ta thấy xuất đời sống xã hội vàng giống vật dụng quý giá khác mà trải qua hàng trăm năm vàng khoác lên vai trò lịch sử đứng lên đóng vai trò tiền tệ giới hàng hóa phân thành cực. Vàng từ vật dụng trở thành hàng hóa quý trình lâu dài. Tiền ra đời theo yêu cầu xã hội. Tiền là sản phẩm tự phát kinh tế hàng hóa, đóng vai trò làm vật ngang giá, vật trung gian cho tất cả hàng hóa mang ra trao đổi bao gồm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất giữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ quốc tế. Bản chất vàng bạc không phải là tiền mà chỉ được biểu hiện ra bằng tiền. Tiền mới chính là thước đo giá trị. Tiền thay thế cho vàng bạc lưu thông, trao đổi hàng hóa, vì vậy : “ Mặc dầu về bản chất, vàng và bạc không phải là tiền, nhưng tiền, về bản chất thì lại là vàng và bạc”

1

NỘI DUNG I. Bản chất quan hệ Tiền tệ - Vàng bạc Xem kĩ lại phát triển hình thái Tiền tệ - Vàng hình thái cuối có ưu điểm giá trị sử dụng cao; Hàm lượng giá trị ( hao phí lao động cần thiết) cao; Bền vững mặt hóa học. Dựa vào phát triển hình thái Tiền tệ, khi mới xuất hiện trong đời sống XH, vàng giống vật dụng quý khác, trải qua thời gian dài ( ngàn năm ) vàng khoác vai trò trò lịch sử đứng lên đóng vai trò tiền tệ, gọi Tiền Thực Chất. Thế giới hàng hóa phân thành 2 cực: bên Tiền Tệ ( vàng) bên Các Hàng Hóa Còn Lại để thực hiện 1 số chức năng tiền tệ như: Thước đo giá trị; Chuyển tải Giá trị vai trò Trung gian trao đổi hàng hóa vàng không cần xuất để tham gia trực tiếp mà ủy thác cho đại diện tờ bạc. Các tờ bạc này gọi là Tiền danh nghĩa, Dấu hiệu giá trị, Tín tệ … tức mang giá trị quy ước đại diện cho Số lượng vàng ( tiền thực chất ) nhất định và không hàm chứa Giá trị ( hao phí lao động cần thiết ) đúng như danh nghĩa của nó, đúng như số lượng vàng mà nó đại diện. Tóm lại : Vàng từ giới vật dụng bước vào giới hàng hóa, từ từ bước lên làm thủ lĩnh TG hàng hóa là cả 1 quá trình đào thải, chọn lọc lâu dài .Còn Tiền được ra đời theo yêu cầu đặt trước của vàng và ngay từ khi ra đời đã nhập vai diễn đóng thế cho Vàng ở 1 số chức năng mà nó có thể đảm nhiệm. Tiền là sản phẩm tự phát kinh tế hàng hóa, nó đóng vai trò vật ngang giá chung cho tất hàng hóa mang ra trao đổi tiền bao gồm chức năng:" thước đo giá trị,phương tiện lưu thông, phương tiện dự trữ giá trị, phương tiện toán, phương tiện trao đổi quốc tế và tiền thế giới " Hình thái tương đối đơn giản, hay đơn nhất, của giá trị một hàng hóa làm cho một hàng hóa khác trở thành vật ngang giá đơn nhất. Hình thái mở rộng của giá trị tương đối, - biểu hiện giá trị của một hàng hóa bằng tất cả các hàng hóa khác, - làm cho các hàng hóa này mang hình thái những vật ngang 2

giá đặc thù khác nhau. Cuối cùng, một loại hàng hóa đặc thù nhận được cái hình thái vật ngang giá phổ biến, vì tất cả các hàng hóa khác đều lấy nó làm vật liệu cho hình thái giá trị phổ biến duy nhất của chúng. Loại hàng hóa đặc biệt mà về mặt xã hội, hình thái tự nhiên của nó dần dần gắn liền với hình thái vật ngang giá, thì sẽ trở thành hàng hóa – tiền, hay làm chức năng tiền. Chức năng xã hội đặc biệt của nó, và do đó, độc quyền xã hội của nó, là đóng vai trò vật ngang giá phổ biến trong thế giới hàng hóa. Cái địa vị đặc quyền đó trong các hàng hóa đã đóng vai trò những vật ngang giá đặc thù của vải trong hình thái II, và đã cùng nhau biểu hiện giá trị tương đối của mình bằng vải trong hình thái III, - cái địa vị đặc quyền ấy trong lịch sử đã bị một hàng hóa nhất định giành được: đó là vàng. 20- vuông vải

=

1 cái áo

=

10 pao chè

=

40 pao cà-phê

=

1 quác-tơ lúa mì

=

1/2 tấn sắt

=

x hàng hóa A

=

2 ôn-xơ vàng

Vàng cũng đóng vai trò giống như vải trong hình thái III: đó là vai trò vật ngang giá phổ biến. Sự tiến bộ chỉ là ở chỗ, do tập quán của xã hội, cái hình thái có thể trực tiếp trao đổi được một cách phổ biến, hay hình thái vật ngang giá phổ biến, bây giờ đã gắn liền hẳn với cái hình thái tự nhiên đặc biệt của hàng hóa - vàng. Sở dĩ vàng đối diện với các hàng hóa khác với tư cách là tiền, thì đó chỉ là vì trước kia nó đã từng đối diện với các hàng hóa đó với tư cách là hàng hóa. Cũng giống như tất cả các hàng hóa khác, vàng trước kia cũng làm chức năng vật ngang giá, làm vật ngang giá đơn nhất trong những hành vi trao đổi đơn nhất và làm vật ngang giá đặc thù bên cạnh những hàng hóa – vật ngang giá khác. Dần dần vàng bắt đầu làm chức năng vật ngang giá phổ biến trong những phạm vi ít nhiều rộng lớn hơn. Khi nó đã độc chiếm được vị trí ấy trong biểu hiện giá trị của thế giới hàng hóa thì nó trở thành 3

hàng hóa – tiền, và chỉ từ khi vàng trở thành hàng hóa – tiền như thế, nói một cách khác, hình thái phổ biến của giá trị mới biến thành hình thái tiền. Biểu hiện giá trị tương đối đơn giản của một hàng hóa, ví dụ như của vải chẳng hạn, ở trong một hàng hóa đã làm chức năng hàng hóa – tiền, như vàng chẳng hạn, thì đó là hình thái giá cả. Do đó, “hình thái giá cả” của vải là như sau: 20 vuông vải = 2 ôn-xơ vàng, Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt đóng vai trò làm vật ngang giá chung biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa. Phân tích giá cả các hàng hóa dẫn đến việc xác định đại lượng của giá trị, và chỉ có biểu hiện chung bằng tiền của các hàng hóa mới dẫn đến chỗ cố định được tính chất giá trị của cải hàng hóa. Nhưng chính cái hình thái hoàn chỉnh ấy của thế giới hàng hóa – hình thái tiền – lại che giấu tính chất xã hội của các lao động tư nhân vào đằng sau lưng các vật, và do đó che giấu cả những quan hệ xã hội của những người lao động tư nhân, trong lúc lẽ ra phải bóc trần những quan hệ ấy. Trong thế giới hàng hóa, các sản phẩm do bàn tay con người làm ra thể hiện ra thành những thực thể độc lập, có cuộc sống riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định với con người và giữa chúng với nhau. Mác gọi cái đó là tính chất bái vật giáo gắn liền với các sản phẩm lao động khi những sản phẩm này được sản xuất ra với tư cách là hàng hóa, và do đó, tính chất bái vật giáo ấy không thể tách rời khỏi phương thức sản xuất hàng hóa được. Để cho vấn đề được giản đơn, Mác giả định rằng vàng là hàng hóa làm chức năng tiền. Chức năng thứ nhất của vàng là đem lại cho thế giới hàng hóa một vật liệu để biểu hiện giá trị, tức là để biểu hiện giá trị của các hàng hóa thành những đại lượng có cùng một tên gọi, giống nhau về chất và có thể so sánh với nhau về lượng. Vậy là vàng làm chức năng thước đo giá trị phổ biến, và trước hết chính do chức năng ấy mà vàng – thứ hàng hóa ngang giá đặc biệt đó - đã trở thành tiền. Không phải tiền làm cho các hàng hóa có thể cùng đo chung được. Trái lại. Chính vì tất cả các hàng hóa, với tư cách là những giá trị, đều là lao động 4

của con người đã vật hóa, và do đó, tự bản thân chúng đã có thể đo chung được, - chính vì thế mà tất cả chúng đều có thể đo lường giá trị của chúng bằng cùng một thứ hàng hóa đặc biệt, và do đó, đã biến hàng hóa đặc biệt ấy thành một thước đo giá trị chung cho chúng, nghĩa là thành tiền. Với tư cách là thước đo giá trị, tiền là hình thái thể hiện tất yếu của cái thước đo giá trị nội tại của các hàng hóa, - thời gian lao động. Giá cả, hay hình thái tiền của các hàng hóa, cũng như hình thái giá trị của chúng nói chung, là một cái gì khác với hình thái vật thể hiện thực của các hàng hóa, có thể cảm thấy được bằng giác quan, do đó, chỉ là một hình thái trên ý niệm, chỉ tồn tại trong quan niệm mà thôi. Giá cả, hay hình thái tiền của các hàng hóa, cũng như hình thái giá trị của chúng nói chung, là một cái gì khác với hình thái vật thể hiện thực của các hàng hóa, có thể cảm thấy được bằng giác quan, do đó, chỉ là một hình thái trên ý niệm, chỉ tồn tại trong quan niệm mà thôi. Vì thế, người giữ hàng hóa phải cho chúng mượn ngôn ngữ của mình, hoặc phải đính những mẫu giấy có ghi giá lên hàng hóa để báo giá cả của chúng cho thế giới bên ngoài biết. Vì biểu hiện giá trị bằng vàng của các hàng hóa chỉ là trên ý niệm, cho nên trong việc này cũng có thể dùng một thứ vàng chỉ được hình dung ở trong đầu óc người ta thôi, hay là vàng trên ý niệm. Do đó, trong chức năng làm thước đo giá trị thì tiền chỉ được dùng với tư cách là tiền trong trí tưởng tượng, hay tiền trên ý niệm mà thôi. Tình hình này đã đẻ ra những học thuyết điên rồ nhất về tiền. Với chức năng thước đo giá trị của tiền làm xuất hiện phạm trù giá cả của hàng hóa. Giá cả của hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Là thước đo giá trị và là tiêu chuẩn giá cả, tiền giữ hai chức năng hoàn toàn khác nhau. Nếu coi là hiện thân xã hội của lao động của con người thì tiền là thước đo giá trị, nếu coi là một trọng lượng kim loại cố định thì đó là tiêu chuẩn giá cả. Với tư cách là thước đo giá trị, chúng dùng để chuyển giá trị của những hàng hóa vô cùng khác nhau thành những giá cả, thành những số lượng vàng tưởng tượng, với tư cách là tiêu chuẩn giá cả, chúng lại đo lường những lượng vàng đó. Nếu coi là những giá trị, thì hàng hóa được đo 5

bằng thước đo giá trị, trái lại, tiêu chuẩn giá cả thì đo những lượng vàng khác nhau bằng một số lượng vàng nhất định, chứ không phải đo giá trị của một lượng vàng nhất định bằng trọng lượng của một lượng vàng khác. - Mối quan hệ giữa giá trị và giá cả: đại lượng giá trị của một hàng hóa biểu hiện mối quan hệ tất yếu, vốn có của bản thân quá trình tạo ra hàng hóa đó, với thời gian lao động xã hội. Khi đại lượng của giá trị biến thành giá cả thì mối quan hệ tất yếu đó thể hiện ra thành mối quan hệ trao đổi giữa hàng hóa đó với hàng hóa tiền, nằm ở bên ngoài hàng hóa ấy. Do đó, khả năng có sự không nhất trí về lượng giữa giá cả và đại lượng giá trị, hay khả năng có sự chênh lệch giữa giá cả và đại lượng giá trị, đã nằm ngay trong bản thân hình thái giá cả rồi. Nhưng hình thái giá cả không chỉ bao hàm khả năng có sự không nhất trí về lượng giữa đại lượng giá trị và giá cả, nghĩa là giữa đại lượng giá trị và biểu hiện bằng tiền của bản thân nó, mà hình thái giá cả còn có thể che giấu một mâu thuẫn về chất làm cho giá cả nói chung không còn là biểu hiện của giá trị nữa mặc dù tiền chỉ là một hình thái giá trị của các hàng hóa. Một biến đổi trong giá trị của vàng không tác hại gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả của nó cả. Dù cho giá trị của vàng có biến đổi như thế nào chăng nữa nhưng giá trị những lượng vàng nhất định bao giờ cũng vẫn giữ nguyên một tỷ lệ như thế giữa chúng với nhau. Mặt khác, vì khi giá trị của vàng tăng hay giảm thì trọng lượng của một ôn-xơ vàng vẫn không thay đổi, cho nên trọng lượng những phần nhỏ của một ôn-xơ cũng sẽ không thay đổi; do đó, nếu coi là tiêu chuẩn cố định của giá cả, thì vàng bao giờ cũng có cùng một công dụng, mặc dù giá trị của nó thay đổi như thế nào chăng nữa. Vì tiêu chuẩn tiền tệ, một mặt, hoàn toàn có tính chất quy ước, và mặt khác, lại phải được toàn xã hội công nhận, cho nên cuối cùng nó phải do pháp luật quy định. Trước cũng như sau, những trọng lượng kim loại nhất định vẫn là tiêu chuẩn đo lường của tiền kim loại. Chỉ có cách chia nhỏ và tên gọi các phần nhỏ đó là thay đổi mà thôi. Giá cả là tên tiền tệ của số lao động đã vật hóa trong hàng hóa. Do đó, nói rằng hàng hóa và lượng tiền mà ta gọi là giá cả của hàng hóa ấy, là ngang 6

giá với nhau, thì đó chỉ là một sự trùng lặp mà thôi, cũng giống như nói rằng, nói chung, biểu hiện tương đối của giá trị một hàng hóa bao giờ cũng là biểu hiện của sự ngang giá của hai hàng hóa. Hình thái giá cả giả định rằng các hàng hóa có thể chuyển nhượng được để lấy tiền, và giả định cần phải có sự chuyển nhượng đó. Mặt khác, vàng làm chức năng thước đo giá trị trên ý niệm chỉ là vì trong quá trình trao đổi, vàng đã lưu thông với tư cách là một hàng hóa tiền rồi. Như vậy là đồng tiền kim loại đã nấp sẵn trong cái thước đo giá trị trên ý niệm rồi. Chức năng: Phương tiện lưu thông * Sự biến đổi hình thái của hàng hóa Vàng, chỉ với tư cách là một hàng hóa, thì chưa phải là tiền, và trong giá cả của chúng, các hàng hóa khác coi vàng như là hình ảnh tiền của bản thân chúng. Quá trình trao đổi làm cho hàng hóa phân đôi thành hàng hóa và tiền, đẻ ra sự đối lập ở bên ngoài mà hàng hóa dùng để biểu hiện sự đối lập nội tại của nó giữa giá trị sử dụng và giá trị. Trong sự đối lập đó, với tư cách là những giá trị sử dụng, hàng hóa đứng đối diện với tiền, coi như là giá trị trao đổi. Mặt khác, cả hai mặt của sự đối lập ấy lại là hàng hóa, tức là sự thống nhất của giá trị trao đổi đối với giá trị. Quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra dưới dạng thay đổi hình thái như sau đây: Hàng hóa – Tiền – Hàng hóa (H - T - H) Xét về mặt nội dung vật chất của nó thì sự vận động ấy là H – H, tức là sự trao đổi hàng hóa lấy hàng hóa là sự trao đổi chất của lao động xã hội, trong kết quả của nó, bản thân quá trình cũng chấm dứt. H – T. Sự biến đổi hình thái thứ nhất của hàng hóa, hay việc bán. Sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền đồng thời cũng là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa. Sự phân công lao động xã hội làm cho lao động của người chủ hàng hóa có tính chất phiến diện bao nhiêu thì lại càng làm cho nhu cầu 7

của anh ta có tính đa diện bấy nhiêu. Chính vì thế cho nên đối với anh ta, sản phẩm của anh ta chỉ dùng làm giá trị trao đổi. Chỉ khi nào sản phẩm ấy được chuyển thành tiền thì anh ta mới có được một hình thái ngang giá phổ biến được xã hội thừa nhận. Sự phân công lao động biến sản phẩm lao động thành hàng hóa và do đó, làm cho việc chuyển hàng hóa thành tiền trở nên tất yếu. Một người chủ hàng hóa có thể đối diện với một người khác với tư cách là một người chủ tiền chỉ là vì sản phẩm lao động của anh ta, do bản chất của nó, đã có được hình thái tiền rồi, nghĩa là nó là vật liệu tiền tệ, vàng, v.v., hoặc giả là vì chính hàng hóa của anh ta đã thay da đổi thịt, đã trút bỏ cái hình thái sử dụng lúc ban đầu của nó. Cái quá trình duy nhất ấy là một quá trình có hai mặt: đứng về cực của người chủ hàng hóa, thì đó là việc bán; đứng về cực đối lập của người chủ tiền, thì đó là việc mua. Hay là bán cũng là mua, H - T đồng thời cũng là T-H. T - H. Sự biến đổi hình thái thứ hai, hay cuối cùng của hàng hóa, là việc mua. - Vì tiền là hình thái đã tách ra của tất cả mọi hàng hóa khác, hay là sản phẩm của việc chuyển nhượng có tính chất phổ biến của các hàng hóa đó, cho nên tiền là một hàng hóa có thể chuyển nhượng được một cách tuyệt đối. T - H, tức là mua, đồng thời cũng là bán, hay H - T; do đó, sự biến đổi hình thái cuối cùng của một hàng hóa đồng thời cũng là sự biến đổi hình thái đầu tiên của một hàng hóa khác. Hai sự biến đổi hình thái tạo thành một vòng tuần hoàn của một hàng hóa, đồng thời cũng là những biến đổi hình thái từng phần và ngược chiều của hai hàng hóa khác. Cũng một hàng hóa ấy (vải) mở màn cho một loạt những sự biến đổi hình thái của bản thân nó, và đồng thời lại kết thúc một sự biến đổi hình thái đầy đủ của một hàng hóa khác (lúa mì). Trong thời gian chuyển hóa lần thứ nhất của nó, trong hành vi bán, một mình hàng hóa đó đóng cả hai vai trò ấy. Còn sau khi đã biến thành con nhộng vàng-dưới dạng này bản thân nó cũng trải qua con đường của bất kỳ một cơ thể hàng hóa nào khác - thì đồng thời nó cũng kết thúc sự biến đổi hình thái thứ nhất của một loạt hàng hóa thứ ba nào đó. Như vậy là cái vòng tuần hoàn do một loạt những sự biến đổi hình 8

thái của mỗi hàng hóa vạch ra, lại quyện chặt với những vòng tuần hoàn của các hàng hóa khác. Toàn bộ quá trình đó là sự lưu thông hàng hóa. - Lưu thông của tiền. Chính bản chất của lưu thông hàng hóa đã đẻ ra cái vẻ bên ngoài ngược lại. Sự biến đổi hình thái đầu tiên của hàng hóa rõ ràng không phải chỉ thể hiện ra là sự vận động của tiền mà còn là sự vận động của bản thân hàng hóa nữa; nhưng sự biến đổi hình thái thứ hai thì chỉ thể hiện ra là sự vận động tiền mà thôi. Trong nửa đầu của lưu thông, hàng hóa đổi chỗ cho tiền. Hình thái sử dụng của nó đồng thời cũng bị rơi ra ngoài lĩnh vực lưu thông và chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng. Hình thái giá trị của nó hay mặt nạ tiền của nó chiếm chỗ của nó. Nửa thứ hai của lưu thông thì hàng hóa đi qua không phải dưới dạng tự nhiên của nó nữa, mà là dưới bộ áo bằng vàng của nó. Như vậy, tính chất liên tục của sự vận động chỉ có về phía tiền thôi; và cũng một sự vận động ấy, đối với hàng hóa thì bao hàm hai quá trình đối lập, - cũng sự vận động ấy với tư cách là sự vận động của bản thân tiền, bao giờ cũng chỉ bao hàm một quá trình giống nhau, trong đó tiền luôn luôn đổi chỗ với những hàng hóa khác. Lưu thông của tiền là sự lắp đi lắp lại thường xuyên và đơn điệu của cùng một quá trình. Hàng hóa bao giờ cũng ở phía người bán, tiền bao giờ cũng ở phía người mua với tư cách là phương tiện để mua. Tiền làm chức năng phương tiện mua khi nó thực hiện giá cả của hàng hóa. Nhưng khi thực hiện giá cả của hàng hóa thì tiền chuyển hàng hóa từ tay người bán sang tay người mua, còn bản thân nó thì lại chuyển từ tay người mua sang tay người bán, để rồi lặp lại cũng một quá trình y như thế với một thứ hàng hóa khác. Sự vận động của tiền chỉ là biểu hiện của lưu thông hàng hóa, nhưng bên ngoài thì hình như ngược lại, lưu thông hàng hóa chỉ là kết quả của sự vận động của tiền. Tiền có được chức năng phương tiện lưu thông chỉ vì nó là giá trị đã trở thành độc lập của hàng hóa. Vì vậy, sự vận động của tiền với tư cách là phương tiện lưu thông thực ra chỉ là sự vận động của bản thân hình thái hàng hóa. Do đó, sự vận động này phải phản ánh vào lưu thông của tiền một cách rõ rệt. 9

Mặt khác, tiền có được chức năng phương tiện lưu thông chỉ vì nó là giá trị đã trở thành độc lập của hàng hóa. Vì vậy, sự vận động của tiền với tư cách là phương tiện lưu thông thực ra chỉ là sự vận động của bản thân hình thái hàng hóa. Do đó, sự vận động này phải phản ánh vào lưu thông của tiền một cách rõ rệt. Mỗi hàng hóa, ngay từ bước đầu tiên của nó trong quá trình lưu thông, ngay từ sự thay đổi hình thái đầu tiên của nó, đều rơi ra khỏi lĩnh vực lưu thông, và một hàng hóa mới thường xuyên bước vào lĩnh vực đó thay cho nó. Trái lại, với tư cách là một phương tiện lưu thông, thì tiền luôn luôn ở trong lĩnh vực lưu thông và luôn luôn chạy đi chạy lại trong đó. Do đó mà nảy sinh một vấn đề: lĩnh vực lưu thông này thường xuyên có thể thu hút được bao nhiêu tiền. Với một khoảng thời gian nhất định của quá trình lưu thông thì Tổng số giá cả hàng hóa = Khối lượng tiền làm chức năng phương tiện lưu thông. Số vòng quay của những đồng tiền cùng một tên gọi Khi giá cả hàng hóa không thay đổi thì khối lượng phương tiện lưu thông có thể tăng lên, nếu như khối lượng hàng hóa lưu thông tăng lên hay tốc độ lưu thông của tiền giảm xuống, hoặc giả cả hai tình hình cùng tác động. Ngược lại, khối lượng phương tiện lưu thông có thể giảm xuống, nếu như khối lượng hàng hóa giảm xuống hay tốc độ lưu thông tăng lên. Khi giá cả các hàng hóa tăng lên một cách phổ biến thì khối lượng phương tiện lưu thông có thể không thay đổi nếu như khối lượng hàng hóa lưu thông giảm xuống theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng lên của giá cả các hàng hóa đó, hoặc giả tốc độ lưu thông của tiền cũng tăng lên nhanh như tỷ lệ tăng của giá cả, trong khi khối lượng các hàng hóa đang lưu thông vẫn không thay đổi. Khối lượng các phương tiện lưu thông có thể giảm xuống, nếu như khối lượng hàng hóa giảm xuống hay tốc độ lưu thông tăng lên nhanh hơn giá cả.

...


Similar Free PDFs