Bài nghiên cứu nhóm 10 PDF

Title Bài nghiên cứu nhóm 10
Author Minh duong
Course Accounting and Auditing
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 39
File Size 773.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 46
Total Views 117

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------------------------------------------------BÀI NGHIÊN CỨUTÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNGLAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁPGiảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Phan ThuNhóm thực hiện: Nhóm 10Lớp : QH 2019E – KTQT CLCNgành: Kin...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------------------------------------------------

BÀI NGHIÊN CỨU

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn:

Ths. Nguyễn Thị Phan Thu

Nhóm thực hiện:

Nhóm 10

Lớp :

QH 2019E – KTQT CLC2

Ngành:

Kinh tế và kinh doanh quốc tế

Hà Nội – Tháng 11/2020 1

Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................4 1. Tính cấấp thiếất c ủa đếề tài ............................................................................................................4 2. Cấu h ỏi nghiến c ứu....................................................................................................................5 3. M ục đích nghiến c ứu.................................................................................................................6 4. Đốấi t ượng và ph ạm vi nghiến c ứu .............................................................................................6 5. Ph ương pháp nghiến cứu..........................................................................................................6 6. Đóng góp của đếề tài..................................................................................................................7 7. Kếất cấấu của đếề tài......................................................................................................................7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.........................8 1.1 T ổng quan n ước ngoài.............................................................................................................8 1.2 T ổng quan nghiến c ứu trong nước..........................................................................................9 1.3 Kho ng ả trốấng nghiến c ứu......................................................................................................12

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH COVID 19....................................................................1 Tác đ ng ộ c aủ d chị b nh ệ đếấn c ơ h ội vi ệc làm c ủa ng ười lao đ ộng ..................................................3 1. L ực l ượng lao đ ộng tăng tr ở l ại sau khi ghi nh ận m ức gi ảm sấu k ỷ l ục vào quý II năm 2020 3 2. Lao đ ộng có vi ệc làm tăng so v ới quý tr ước nh ưng vấẫn thấấp hơn so v ới cùng kỳ năm trước 5 3. T ỷl ệthấất nghiệp trong độ tu ổi lao động c ủa khu v ực thành th ị gi ảm so v ới quý trước nh ng ư vấẫn ở m cứcao nhấất so v ới cùng kỳ các năm tr ước trong vòng 10 năm qua ..................6 4. Thu nh ập c ủa ng ười lao đ ộng đ ược c ải thi ện so v iớquý tr ướ c nh ng ư vấẫn thấấp h ơn so v ới cùng kỳ năm trước.....................................................................................................................7 II. TÌNH HÌNH LAO ĐỘ NG VIỆ C LÀM 9 THÁNG NĂM 2020.............................................................7 1. Lực l ượng lao động giảm so v ới cùng kỳ năm tr ước, t ỷ l ệ lao đ ộng qua đào t ạo có băềng, ch ng ứ ch vấẫ ỉ n ởm ứ c thấấp.........................................................................................................8 2. Lao đ ộng có vi ệc làm gi ảm so v ới cùng kỳ năm tr ước ...........................................................8 3. Thấất nghi p, ệ thiếấu vi ệc làm tăng lến so v ới cùng kỳ năm trước.............................................9 4. Thu nh ập c ủa ng ười lao đ ộng gi ảm nh ẹ so v ới cùng kỳ năm tr ước .......................................9

CHƯƠNG 3:CƠ SỞ ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.............................................................................................................14 1. Lý do cấền đ ảm b ảo vi ệc làm cho ng ười lao đ ộng .....................................................................14

2

2. Tác đ ng ộc a thấất ủ nghi p ệđốấi v iớnếền kinh tếấ ..........................................................................15

Chương IV:Các giải pháp của Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp trong năm 2020 và đề xuất khuyến nghị của nhóm nghiên cứu năm 2021. .........................................................................................................................16 4.1.Gi i pháp ả c a chính ủ ph trong ủ vấấn đếề gi iảquyếất nhu cấều vi ệc làm trong năm 2020 ............17 4.2.Gi ải pháp c ủa b ản thấn các doanh nghi ệp trong n ước vếề nhu cấều vi ệc làm. .........................18 4.3.Khuyếấn ngh cị aủ nhóm nghiến c uứ đếề xuấất đ ể t ạo ra c ơ h ội vi ệc làm trong năm 2021 ........19 4.3.1 Đối với các lao động có trình độ thấp hoặc chưa có đầu ra...........................................19 4.3.2 Với các lao động có trình độ cao....................................................................................21

KẾT LUẬN....................................................................................................22 Tài liệu tham khảo của nhóm nghiên cứu...................................................23

3

PHẦẦN M ỞĐẦẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

D

ịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19), với tác nhân là virus SARS-CoV-2, lần đầu xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12/2019 và sau đó nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc và toàn thế giới . COVID-19 đã ảnh hưởng hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 3.500.000 trường hợp mắc đã được ghi nhận, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 06/05/2020 . Do những tác động và thiệt hại nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, COVID-19 được WHO công nhận là đại dịch vào tháng 03/2020 . Ở Việt Nam, dịch COVID-19 đã diễn biến qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên khởi phát từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 năm 2020. Trong giai đoạn này, tất cả các ca nhiễm đều ghi nhận có lịch sử di chuyển qua Trung Quốc. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ đầu tháng 3 sau một quãng thời gian dài liên tục không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới nào ở Việt Nam, Việt Nam phát hiện một loạt ca nhiễm bệnh xâm nhập từ các nước khác ngoài Trung Quốc, tạo nên một giai đoạn lây nhiễm mới. Đặc điểm của cả hai giai đoạn này là việc có thể truy vết được nguồn lây, nghĩa là mọi ca nhiễm ghi nhận tại Việt Nam đều có thể truy tìm nguồn gốc những người có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh ở nước ngoài. Tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2020, Việt Nam chưa phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới nào trong vòng 4 ngày liên tiếp. Cả nước vấn đề cao cảnh giác, những việc không có thêm ca nhiễm mới là tín hiệu quan trọng cho thấy hiệu quả của các biện pháp đồng bộ Chính phủ đã và đang thực hiện nhằm kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tính đến ngày 06/05/2020, Việt Nam đã ghi nhận 271 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước tình hình diễn biến phức tạp dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn với mức độ quyết liệt ngày càng gia tăng và đã chứng minh tính hiệu quả trong việc kiềm chế cuộc khủng hoảng y tế này. Thủ tướng Chính phủ thường xuyên khuyến khích người dân áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo cách thức ngày một nghiêm ngặt hơn. Trường học đã đóng cửa từ đầu tháng 2. Lượng khách du lịch nội địa đã bị cắt giảm do việc tạm ngừng cấp thị thực tại cửa khẩu, cách ly bắt buộc và cuối cùng là dừng tất cả các chuyến bay quốc tế. Di chuyển trong nước bị giảm thiểu và 4

tạm dừng phần lớn việc vận chuyển công cộng, đi lại trong nội tỉnh và giữa các tỉnh với nhau. Ngày 31 tháng 31 , Chính phủ đã ra chỉ thị đóng cửa tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu 2 ít nhất trong hai tuần. Tất cả các biện pháp này của Chính phủ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và sức của người dân Việt Nam bằng mọi giá, và cuối cùng là xóa sổ dịch bệnh trên cả nước. Trong khi đó, virus đã lây lan trên khắp các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và các đối tác thương mại của Việt Nam, gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế. Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã bị phong tỏa trong suốt tháng 2. Tháng 33, khi biện pháp giãn cách xã hội ở Trung Quốc bắt đầu được nới lỏng thì các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, tiếp đến là Hoa Kỳ, lại bắt đầu áp dụng các quy định nghiêm ngặt. Cuối tháng 3, một đợt lây nhiễm mới lại xuất hiện ở các nước ASEAN. Ngày 7 tháng 4, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tại thời điểm dự thảo bản báo cáo này, hầu hết các quốc gia xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đều đang thực hiện các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Dịch bệnh COVID- 19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động. Tại Hà Nội, theo thống kê của các cấp Công đoàn, do tác động của dịch bệnh COVID -19, trên địa bàn Thành phố đã có 4.204 đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID - 19, 165.007 người lao động bị chịu tác động, mất hoặc thiếu việc làm. Chính vì vậy, nhóm đã lựa chọn đề tài “Tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường lao động Việt Nam và Giải pháp” này. Bài nghiên cứu sẽ phân tích được những tác động của dịch COVID - 19 đến tình trạng thất nghiệp và đưa ra một số giải pháp ứng phó hiện nay, những đề xuất giải pháp cho năm 2021. Qua bài nghiên cứu này, người đọc nhận thấy được những ảnh hưởng tiêu cực mà dịch COVID-19 đã gây ra đối với cuộc sống của con người, để từ đó nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả mà COVID - 19 gây ra. 1 Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID19 yêu cầu thực hiện cách ly xã hội trên toàn Việt Nam trong 15 ngày, bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2020. 2

Chỉ có các cơ sở cung cấp thực phẩm, dược phẩm và xăng dầu được phép mở cửa. 3

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu.

5

2. Câu hỏi nghiên cứu ➢ Tình hình nền kinh tế của Việt Nam trong đại dịch COVID 19? ➢ Tác động của dịch bệnh đến cơ hội việc làm của người lao động? ➢ Vì sao phải đảm bảo việc làm cho mọi đối tượng lao động trong thời kì này? ➢ Giải pháp việc làm cho người lao động và đề xuất kiến nghị cho năm 2021?

3. Mục đích nghiên cứu ✓ Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm chỉ ra những ảnh hưởng của dịch COVID - 19 đã tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. ✓ Mục tiêu cụ thể:  Thứ nhất, tìm hiểu về dịch Covid-19 và tình hình nền kinh tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19.  Thứ hai, phân tích các tác động của dịch bệnh đến cơ hội việc làm của người lao động.  Thứ ba, Tìm hiểu những lí do vì sao phải đảm bảo việc làm cho mọi đối tượng trong thời kì này.  Thứ tư, đưa ra giải pháp cải thiện việc làm cho người lao động và đề xuất kiến nghị của nhóm nghiên cứu cho năm 2021.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ➢ Đối tượng nghiên cứu: Người lao động thất nghiệp việt Nam. ➢ Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi về không gian: Việt Nam  Phạm vi về thời gian: 2020

5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: các tạp chí kinh tế, luận văn, luận án… trong và ngoài nước.

6

 Phương pháp kế thừa: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc từ các tài liệu này.

6. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra cái nhìn tổng thể và đánh giá khách quan về nền kinh tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra các tác động của dịch bệnh đến cơ hội việc làm của người lao động và giải thích vì sao phải đảm bảo việc làm cho mọi đối tượng trong thời kỳ này. Từ đó đề ra các giải pháp của chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp để cải thiện tình hình, đề xuất kiến nghị của nhóm nghiên cứu để giải quyết việc làm cho người lao động.

7. Kết cấu của đề tài Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục hình vẽ và danh mục tài liệu tham khảo, nghiên cứu được cấu trúc thành 5 chương. Cụ thể là: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Tình hình nền kinh tế của Việt Nam trong đại dịch COVID 19. Chương 3: Tác động của dịch bệnh đến cơ hội việc làm của người lao động. Chương 4: Cơ sở để đảm bảo việc làm cho mọi đối tượng lao động trong thời kì này. Chương 5: Giải pháp việc làm cho người lao động và đề xuất khuyến nghị nghị của nhóm nghiên cứu cho năm 2021.

7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nước ngoài

Đ

ại dịch Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS - CoV-2, đã xuất hiện và gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu từ tháng 12 năm 2019. Tại Việt Nam, ca nhiễm Covid19 đầu tiên được phát hiện vào ngày 23 tháng 1. Vào đêm 11/3/2020 theo giờ Việt Nam, tổ chức y tế Thế Giới (WHO) đã tuyên bố chính thức gọi “Covid-19” là “đại dịch toàn cầu”. Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi sự tác động tiêu cực của dịch bệnh. Dịch Covid-19 đã gây nên những hệ lụy to lớn lên nhiều mặt kinh tế - xã hội. Sự kiện này đã trở thành một đề tài nóng được nhiều tác giả quan tâm và khai thác tới. Nhóm nghiên cứu của giáo sư M.Mofirum cùng các cộng sự của mình (2020) đã nghiên cứu nhằm cung cấp một phân tích toàn diện về tác động của đợt bùng phát Covid-19 đối với lĩnh vực sinh thái, lĩnh vực năng lượng, xã hội và nền kinh tế và điều tra các biện pháp phòng ngừa toàn cầu được thực hiện để giảm sự lây truyền Covid-19. Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đã định hình lại đầu tư vào năng lượng và ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực năng lượng với hầu hết các hoạt động đầu tư phải đối mặt với sự gián đoạn do hạn chế di chuyển, ảnh hưởng đến việc làm người dân. Bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho các chính phủ, các nhà lãnh đạo, các công ty năng lượng và khách hàng trong việc giải quyết một tình huống giống như đại dịch trong tương lai. Trong nghiên cứu về kinh tế của mình, giáo sư Joseph B. Sobiralski (2020) đã chỉ ra những tác động tới việc làm của các hãng hàng không và vận tải trong bối cảnh của đại dịch toàn cầu hiện nay. Lao động hàng không đối mặt với những đe dọa lớn nhất trong quá trình cắt giảm nhân sự do các hãng hàng không phải giảm công suất. Tuy nhiên bài nghiên cứu của nhóm trên cũng chưa đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình trên. Khi đại dịch Covid ngày càng lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác ở càng nhiều các quốc gia. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tìm ra các giải pháp để cải thiện tình hình trên. Theo bài nghiên cứu của tác giả Tarah Nguyễn (2020) trong thời gian dich Covid đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và Thế Giới nói chung. 10 triệu công nhân Việt 8

Nam đã làm mất 5 triệu việc làm do Covid-19, người lao động bị giảm giờ làm, tiền lương. Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ tạm ngừng hoạt động, trong khi các nhà máy công xưởng đang giảm giờ làm việc, hoặc cho công nhân nghỉ việc. Với lĩnh vực bán buôn và bán lẻ đang đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu do xã hội xa cách và du lịch, vận chuyển và lưu trữ cũng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm đi lại, các tác động tiêu cực . Tiếp nối hướng nghiên cứu trên có nhóm nghiên cứu Riyanti Djalante cùng các cộng sự của mình (2020) đã phân tích những tác động của dịch Covid 19 ảnh hưởng đến Việt Nam và các quốc gia trong ASEAN . Với những tác động của Covid-19 đe dọa sức khỏe con người và an ninh xã hội trên toàn khu vực ASEAN với tư cách là một cơ quan khu vực có vai trò quan trọng tiềm tàng trong việc điều phối các phản ứng của các quốc gia thành viên nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi rút và nâng cao nhận thức về việc phòng chống dịch bệnh nhằm lây lan rộng hơn. Các cơ quan ban ngành cùng phối hợp, hợp tác giữa các quốc gia để giúp đỡ lẫn nhau, tìm ra biện pháp cải thiện tình hình trong và sau dịch bệnh. Phục hồi kinh tế, cải thiện việc làm cho người lao động sau khi dịch bệnh được hạn chế. Một nghiên cứu khác của Marinko Skare cùng các cộng sự của mình (2020) cũng đã chỉ ra những tác động tiềm tàng của đại dịch khủng hoảng đối với ngành du lịch. Đối với đại dịch lần này thì sự phục hồi cần rất nhiều thời gian. Hỗ trợ chính sách tư nhân và công cần được phối hợp để cải thiện hoạt động lĩnh vực du lịch - lữ hành và cố gắng đưa ra biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở nhóm ngành dịch vụ.

1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu về thị trường lao động Việt Nam trong đại dịch Covid-19 do tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam phối hợp với PwC và Dynamic Retail tổ chức trong hội thảo trực tuyến (2020). Các diễn giả cho rằng cuộc khủng hoảng đang tái định hình những kỹ năng cần thiết cho cả lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động. Đó là thị trường đang có nhu cầu rất lớn về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, một số diễn giả cũng cho rằng đối với lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo bằng thấu cảm dựa trên giá trị và trí thông minh chính là điều cần thiết. Cần ưu tiên các phúc lợi về cảm xúc và thể chất cho người lao động. Và cuối cùng từ chia sẻ của các diễn giả cũng cho thấy, thị trường lao động trong đại dịch cũng đang có sự dịch chuyển nghề nghiệp. Đó là việc chuyển sang một ngành nghề nào khác có thể sẽ diễn ra ở tất cả mọi người, mọi lĩnh vực. Vì vậy cần được trang bị những kỹ năng cần thiết và không ngừng học hỏi để thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Tiếp theo,tổ chức lao động quốc tế (2020) cũng đã chỉ ra

9

những ảnh hưởng của Đại dịch Covid đã tác động đến thị trường lao động Việt Nam. Hoạt động kinh tế sụt giảm tại nên một tác động chưa từng có đối với vấn đề lao động việc làm. Các biện pháp chính phủ đang áp dụng đã tác động trực tiếp tới hàng triệu người lao động. Lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không nằm trong diện bao phủ của hệ thống bảo trợ xã hội. Với hướng tiếp cận tương tự,tác giả Nguyễn Lại Thìn (2020) với sự nghiên cứu dưới góc độ kinh tế đã chỉ ra những tác động ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chính phủ đã triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn với mức độ quyết liệt ngày càng gia tang. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã khuyến cáo để khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, yêu cầu sống còn là phải đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động để tăng năng suất lao động. Hệ lụy của cắt giảm nhân sự hàng loạt là chi phí tuyển dụng lại sẽ rất lớn, hoặc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động khi hoạt động sản xuất được quay trở lại. Tiếp nối bài nghiên cứu trên, công trình của tác giả Đức Tùng (2020) đã chỉ ra rằng việc duy trì và tăng trưởng việc làm trong bối cảnh hiện nay luôn được ưu tiên của Chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động. Để duy trì thị trường lao động trước tác động của đại dịch Covid-19, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 trong năm 2020; tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa. Đặc biệt, tổ chức đào tạo, phát triển các kỹ năng theo yêu cầu của lao động bị thất nghiệp thuộc các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là hỗ trợ về đào tạo nghề cho người lao động chuyển nghề do thay đổi hoặc mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo tác giả Nguyễn Hiền (2020) đã chỉ ra những tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động - việc làm. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đã tác động rất lớn đến khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, đình trệ sản...


Similar Free PDFs