Bài tập Môn Luật Tố tụng dân sự. Bản án cấp sơ thẩm PDF

Title Bài tập Môn Luật Tố tụng dân sự. Bản án cấp sơ thẩm
Author Thanh Pham
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 3
File Size 50.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 148
Total Views 852

Summary

Phần 2.Bài tập 1: Ông Nguyễn Ngọc M cho rằng, ngày 14/5/2017 ông M có bán cho ông Nguyễn Văn Đ 10 con bò trưởng thành và 01 con bê mới đẻ với giá 180.000 đồng. Khi bán bò, hai bên có làm Giấy bán bò viết tay ngày 14/5/2017, nội dung Giấy bán bò ngày 14/5/2017 thể hiện giá bán bò là 180.000 đồng nhưn...


Description

Phần 2. Bài tập 1: Ông Nguyễn Ngọc M cho rằng, ngày 14/5/2017 ông M có bán cho ông Nguyễn Văn Đ 10 con bò trưởng thành và 01 con bê mới đẻ với giá 180.000.000 đồng. Khi bán bò, hai bên có làm Giấy bán bò viết tay ngày 14/5/2017, nội dung Giấy bán bò ngày 14/5/2017 thể hiện giá bán bò là 180.000.000 đồng nhưng hai bên đã thỏa thuận miệng giảm giá chỉ còn 170.000.000 đồng. Ngày 06/11/2017, ông Đ đã viết cho ông M một giấy biên nhận nợ tiền mua bò 170.000.000 đồng. Ông Đ đã trả cho ông M tổng cộng 150.000.000 đồng, còn nợ lại ông M 20.000.000 đồng. Sau nhiều lần yêu cầu nhưng ông Đ không trả khoản nợ còn lại, ông M đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Đ trả cho ông 20.000.000 đồng còn nợ và 3.015.000 đồng tiền lãi. Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông M, buộc ông Đ phải trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng và 3.015.000 đồng tiền lãi. Ngày 26/11/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng. Ngày 04/12/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo bổ sung nộp cho Tòa án với nội dung: Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hợp đồng mua bán bò giữa ông M và ông Đ vô hiệu; Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, cụ thể là: Yêu cầu ông M trả lại cho ông 150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức ăn, số tiền 200.000 đồng/con/tháng cho đến khi ông M trả tiền cho ông. Câu hỏi: 1. Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo bổ sung của ông Đ. Theo như kháng cáo ban đồng của ông Đ ngày 26/11/2018 thì chỉ yêu cầu không đồng ý trả cho ông số tiền 20 triệu đồng. Đồng thời quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, Bị đơn ông Đ không có yêu cầu phản tố ông M yêu cầu ông M trả lại cho ông 150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức ăn, số tiền 200.000 đồng/con/tháng cho đến khi ông M trả tiền cho ông. Nên nội dung kháng cáo này của ông Đ đã vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, vượt quá phạm vi xét xử phúc thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự.

Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét nội dung kháng cáo bổ sung của bị đơn ông Đ. 2. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, ông M và ông Đ thỏa thuận với nhau theo hướng số tiền 20.000.000 đồng mà ông Đ nợ ông M sẽ được ông Đ trả dần trong vòng 05 tháng, mỗi tháng 4.000.000 đồng. Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường hợp này. Vì cả hai đương sự thỏa thuận được các vấn đề tại phiên tòa phúc thẩm nếu đương sự có yêu cầu Tòa án công nhận thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền xem xét thỏa thuận giữa đương sự là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận. CSPL. Khoản 1 Điều 300 BLTTDS 2015 Bài tập 2: Bà Nguyễn Thị Th cho rằng, từ năm 2002 đến năm 2014, ông K’H và vợ là bà Ka M nhiều lần vay tiền của bà Th, đến ngày 26/8/2014 hai bên viết giấy chốt nợ số tiền 157.500.000 đồng, có chữ ký của ông K’H. Ngày 22/01/2016, vợ chồng ông K’H và bà Ka M đã trả cho bà Th được 35.000.000 đồng, còn nợ lại 122.500.000 đồng. Nay bà Th khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng, không yêu cầu tính lãi. Ông K’H không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th và cho rằng chữ ký K’H trong giấy nợ tiền ngày 26/8/2014 không phải là chữ ký của ông vì ông không biết chữ. Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Th về việc yêu cầu ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng. Ngày 28/9/2017, bà Th kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ngày 05/12/2017, nguyên đơn bà Th có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt. Câu hỏi: Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với trường hợp: 1. Bà Th rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nêu trên. Trường hợp người kháng cáo là bà Th rút toàn bộ yêu cầu trước khi Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đưa vụ án ra xét xử thì

Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử. (CSPL: khoản 2 Điều 289) Trường hợp bà Th rút đơn khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm nếu vợ chồng K’H – bị đơn không đồng ý thì Tòa án không chấp nhận rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trường hợp bà Th rút đơn mà bị đơn đồng ý thì chấp nhận rút đơn khỏi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. CSPL: khoản 1 Điều 300 BLTTDS. 2. Ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà nhưng vắng mặt nêu trên. Bị đơn là người không kháng cáo, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhưng vắng mặt tại tòa sau 2 lần được triệu tập, căn cứ khoản 3 Điều 296 Tòa án vẫn sẽ tiến hành xét xử vụ án....


Similar Free PDFs