BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ BUỔI 2 PDF

Title BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ BUỔI 2
Author Anh Thảo
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 558.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 497
Total Views 781

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MẠINHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀLUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN, THỪA KẾBuổi thảo luận thứ haiGIAO DỊCH DÂN SỰGVHD : Cô Lê Thị Diễm PhươngThực hiện : Nhóm 2 Đỗ Khánh Ngân - 2153801011130 Dương Hoàng Nguyên - 2153801011144 Nguyễn Văn Trường Phúc – 215380101116...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN, THỪA KẾ Buổi thảo luận thứ hai GIAO DỊCH DÂN SỰ GVHD: Cô Lê Thị Diễm Phương Thực hiện: Nhóm 2 1. Đỗ Khánh Ngân - 2153801011130 2. Dương Hoàng Nguyên - 2153801011144 3. Nguyễn Văn Trường Phúc – 2153801011165 4. Đặng Thị Thanh Tuyền - 2153801011189 5. Nguyễn Thị Thảo - 2153801011200 6. Nguyễn Thy Thảo – 2153801011201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

PHẦN I: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH * Tóm tắt bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20/12/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Nguyên đơn là ông J Ph T và bà Th Ph (L Th H) khởi kiện yêu cầu bà L K Đ hoàn trả cho vợ chồng nguyên đơn số tài sản mà bà L K Đ đã nhận. Bà L K Đ đã 5 lần nhận tiền của vợ chồng nguyên đơn và đồng ý bán cho vợ chồng nguyên đơn một căn nhà cấp 4 và và quyền sử dụng đất có diện tích 1251.8 m2, bao giờ nguyên đơn về Việt Nam thì bà sẽ trả lại. Khi nguyên đơn yêu cầu bị đơn trao trả lại căn nhà và mảnh đất thì bà L K Đ từ chối trao trả và đề nghị sẽ hoàn lại tổng số tiền mà nguyên đơn đã đưa cho bà là 13.950 USD tương đương với số tiền là 329.220.000 đồng và phía bị đơn tình nguyện hoàn trả 350.000.000 đồng chứ không phải 550.000.000 đồng như nguyên đơn yêu cầu và xin đề nghị miễn án phí cho bị đơn vì đã cao tuổi, khó khăn về kinh tế. Tòa án xác định bà L K Đ có nhận tiền của nguyên đơn để mua nhà và đất. Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn là ông J Ph T và bà Th Ph (L Th H) là thứ nhất, vô hiệu các giấy tờ mà các bên đã xác lập do vi phạm đều cấm của pháp luật; thứ hai, buộc bà L K Đ hoàn trả cho ông J Ph (Ph J T) và bà A Th Ph (L Th H) số tiền 350.000.000 đồng Câu 1.1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên? Trả lời: Quy định

BLDS 2005 Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

BLDS 2015 Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Thay cụm từ “người tham gia giao dịch” thành “chủ thể”.

+ Thay “pháp luật” thành “luật” trong hoạt động hạn chế mục đích và nội dung của giao dịch và trong việc quy định hình thức của giao dịch dân sự.

dân sự trong trường hợp luật có quy định.

+ “người tham gia giao dịch”: chỉ bao gồm cá nhân. + “chủ thể” bao gồm cả cá nhân hoặc tổ chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội để phối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó. => Điểm mới đã mở rộng phạm vi quan hệ giao dịch dân sự. Sự thay đổi hợp lý, vì + “pháp luật” là ngoài Hiến pháp, Luật của Quốc hội ban hành, còn bao gồm cả thông tư, nghị định,…=> Là những văn bản dưới luật được ban hành bởi các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + “luật” là chỉ gồm Hiến pháp, Luật do Quốc hội ban hành. => Quy định hợp lý bởi nếu giữ nguyên bản thể “pháp luật”, hoạt động giao dịch dân sự của người dân sẽ dễ dàng bị hạn chế bởi nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức => Quyền con người, quyền công dân sẽ vô tình bị xâm phạm, quy định như vậy vừa để nâng cao tính tối cao của Hiến pháp và văn bản Luật của Quốc hội, đồng thời vừa nâng cao quyền công dân của người dân.

Câu 1.2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Trả lời: - Đoạn cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam: “ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thõa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt

Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ”. Trong khi ông T và bà H sinh sống, làm việc tại Mỹ và không thuộc bất cứ nào trường hợp ở trên, do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam, đồng thời không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Câu 1.3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu? Tuy nhiên giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 và Điều 117 của Bộ luật dân sự nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thõa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cử ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Câu 1.4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu ? - Căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu: Điều 127 của Luật đất đai năm 2003. Điều 117, 122, 123, 129 của Bộ luật dân sự 2015.

+ Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015 quy định “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 quy định về Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất”. Tuy nhiên, việc mua bán giữa nguyên đơn và bị đơn lại có vấn đề về việc “giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004 , giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực” => Vi phạm Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 và Điều 117 của Bộ luật dân sự do không tuân thủ quy định về hình thức, đồng thời đây cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ được quy định tại điều 129 Bộ luật dân sự 2015 về việc Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, nên giao dịch của ông T và bà H ở đây không phát sinh hiệu lực của hợp đồng. + Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thõa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cử ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” => Do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn, đất trồng cây lâu năm và ngôi nhà tại Việt Nam. Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”, ở đây, giao dịch của ông T và bà H đã vi phạm nội dung của Điều 121 Luật nhà ở 2005, vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu.

PHẦN II: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC *Quyết định số 329/2013/DS-GĐT Nguyên đơn: Chị Đặng Thị Kim Ánh Bị đơn: Bà Phạm Thị Hương Ông Đặng Hữu Hội và bà Phạm Thị Hương là vợ chồng có 5 người con gồm bà Ánh, ông Bình, ông Minh, bà Thủy, ông Toàn. Tài sản của hai ông bà tạo lập được là một ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng 167,3 m2 đất. Năm 2007, ông Hội bị tai biến nằm một chỗ không nhận thức được. Ngày 8/2/2020 bà Hương đã tự ý bán căn nhà và diện tích nêu trên cho ông Hùng với giá 580 triệu đồng trong khi ông Hội bị bệnh nặng nhưng bà Hương không bàn bạc hỏi ý kiến của các con. Ngày 9/2/2010 cán bộ địa chính đến nhà làm việc và bảo ông Hội điểm chỉ hợp đồng mua bán nhà. Ngày 10/08/2010, Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên bố ông Hội bị mất năng lực hành vi dân sự và ngày 29/10/2010 ông Hội chết. Nguyên đơn yêu cầu hủy giao dịch dân sự giữa ông Hội Bà Hương và ông Hùng vì cho rằng ông Hội không nhận thức được từ đó xảy ra tranh chấp. Quyết định của các cấp xét xử: Tòa án sơ thẩm: Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hội, bà Hương với vợ chồng ông Hùng vì vô hiệu hình thức, buộc bà Hương phải trả lại cho vợ chồng ông Hùng số tiền 311 triệu đồng, vợ chồng ông Hùng trả lại cho bà Hương giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tòa án phúc thẩm: công nhận hợp đồng mua bán nhà và đất giữa ông Hội, bà Hương và vợ chồng ông Hùng. Quyết định giám đốc phúc thẩm: Hủy bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm. Cơ sở pháp lý: Điều 22, 117, 122, 125 BLDS 2015. Câu 2.1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự? Trả lời: Từ năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được, nên ông Hội từ năm 2007 thực chất không còn khả năng nhận thức. Và từ ngày 10/08/2010, Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên bố ông Hội bị mất năng lực hành vi dân sự. Câu 2.2: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự? Trả lời: Ngày 8/2/2020 bà Hương đã tự ý bán căn nhà và diện tích cho vợ chồng ông Hùng với giá 580.000.000 đồng trong khi ông Hội bị bệnh nặng nhưng bà Hương không bàn bạc hỏi ý kiến của các con. Ngày 9/2/2010 cán bộ địa chính đến nhà làm việc và bảo

ông Hội điểm chỉ hợp đồng mua bán nhà. Nên giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự là ngày 10/08/2010. Câu 2.3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào? Trả lời: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội không vô hiệu vì bà Hương và anh Hùng cho rằng lúc bà ký hợp đồng ông Hội còn nhận thức được, không mất năng lực hành vi dân sự, đến ngày 07/5/2010, ông Hội mới bị Toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và ông Hùng là đúng pháp luật. Trên cơ sở Điều 22 BLDS 2005 có quy định khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Câu 2.4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết. Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc giống với hoàn cảnh của ông Hội. Cụ thể như sau: Ngày 29/9/2003 ông Tinh đến phòng công chứng ký hợp đồng tặng một căn nhà cho bà Nga. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 40/DS-ST ngày 17/01/2013 Tòa án nhân dân Quận 3 TP.HCM tuyên bố ông Tinh mất năng lực hành vi dân sự. Về thời điểm thực tế bắt đầu mất năng lực hành vi dân sự Tòa án nhận định “Ông Tinh đã có một quá trình dài bị bệnh tâm thần phải điều trị liên tục từ năm 2000”. Điều đó có nghĩa là ông Tinh xác lập hợp đồng sau khi thực tế mất năng lực hành vi dân sự. Hướng giải quyết của Tòa án: Trong vụ việc đó, bên mua yêu cầu cần phải lấy thời điểm cá nhân chính thức bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: chỉ giao dịch xác lập sau ngày này mới vô hiệu. Tuy nhiên, theo Tòa án: “Do ông Tinh mất năng lực hành vi dân sự nên mọi giao dịch dân sự do mình thực hiện đều vô hiệu như quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 1995 (hiện giờ là Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015)”. Như vậy, hợp đồng tặng quà giữa ông Tinh và bà Nga lập ngày 19/9/2003 tại Phòng Công chứng Nhà nước số 1 TP.HCM là vô hiệu. Câu 2.5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý. Trả lời:

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập) tôi đồng ý với hướng giải quyết đó. Vì căn cứ theo Điều 22 BLDS 2005 thì chỉ người nào được Tòa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở của tổ chức giám định thì người đó mới mất năng lực hành vi dân sự. Và ông Hội khi điểm chỉ hợp đồng mua bán nhà đất khi ông Hội chưa bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Hương và ông Hùng là đúng pháp luật. Bà Hương và anh Hùng đều khẳng định rằng lúc bà ký hợp đồng ông Hội còn nhận thức được, không mất năng lực hành vi dân sự nên cũng không thể áp dụng Điều 133 BLDS 2015 (nay là Điều 128 BLDS 2015) là Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Câu 2.6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông H ội thì giao dịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao? Trả lời: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó tại thời điểm đó thì có bị vô hiệu vì sau khi bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì căn cứ theo Điều 130 BLDS 2005 thì khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Còn nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó sau năm 2015 thì không bị vô hiệu, vì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 125 BLDS 2015, Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ.

PHẦN III: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI *Tóm tắt quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/08/2010 của Toà án nhân dân tối cao Nguyên đơn: ông Nguyễn Danh Đô, bà Phạm Thị Thu. Bị đơn: bà Trần Thị Phố (Trần Thị Phú), anh Nguyễn Thế Vinh. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân. Nội dung: Bà Phố thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán nhà với ông Đô và bà Thu với giá 330 lượng vàng. Nhưng bà Phố chỉ trả cho hai ông bà 230 lượng vàng, còn lại 100 lượng vàng bà chưa thanh toán. Mặc dù chưa thỏa thuận với bà Phố nhưng anh Nguyễn Thế Vinh (con trai của bà Phố) đã thỏa thuận với vợ chồng bà Thu hoán nhượng cho bà Thu sở hữu 1/2 diện tích nhà, đất tại thửa 2352, tờ bản đồ số 1, phường An Lợi Đông, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và bà Phố không phải trả 100 lượng vàng còn lại. Nhưng tại thời điểm giao dịch hoán nhượng thì Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Đã có quyết định số 1997/QĐ-UB ngày 10/05/2002 ( Về việc thu hồi đất và giao đất xây dựng khu đô thị mới) và Quyết định số 135/ QĐ-UB ngày 21/11/2022 (về đền bù, hỗ trợ tái định cư). Việc anh Vinh và những người liên quan (ông Toàn và bà Vân) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù là có sự gian dối. Vì có nhiều sai sót trong quá trình giải quyết vụ việc ở sơ thẩm và phúc thẩm nên quyết định Giám đốc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm này, tiến hành giao vụ án cho Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Câu 3.1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015? Trả lời: Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của mỗi bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của dối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lựa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015 có sự tương đồng, cụ thể tại Điều 132 BLDS 2005 và Điều 127 BLDS 2015 đều quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa; cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.” Câu 3.2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối? Trả lời: Đoạn của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối: “Việc anh Vinh và người liên quan ( ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Thu Vân- họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết

tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận đất đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù ( căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá tị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002) là có sự gian dối. Mặt khác, tái bản “ Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô ( chồng bà thu) và là người cùng bà Thu ban scanw nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố ( mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “ Thỏa thuận hoán nhương” giữa nah Vinh và Bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 BLDS để giải quyết”

Câu 3.3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết. Trả lời: Hướng giải quyết trên chưa có tiền lệ. Vì theo nguyên tắc áp dụng tiền lệ là khi áp dụng tiền lệ thì tên tiền lệ, tính chất, tình tiết tương tự của tiền lệ và các tính chất, tình tiết của vụ việc được tiền lệ giải quyết, hay các vấn đề pháp lý được tiền lệ giải quyết phải được viện dẫn, nêu rõ, phân tích của Tòa án. Và trong Quyết định này thì Tòa án áp dụng thẳng vào BLDS 2015 chứ không áp dụng bất cứ án lệ nào. Câu 3.4: Hướng giải quyết trên có...


Similar Free PDFs