BÀI THẢO LUẬN SỐ 4 - Wikipedia (/ˌwɪkɪˈpiːdiə/ (listen) wik-ih-PEE-dee-ə or /ˌwɪki-/ (listen) wik-ee-) PDF

Title BÀI THẢO LUẬN SỐ 4 - Wikipedia (/ˌwɪkɪˈpiːdiə/ (listen) wik-ih-PEE-dee-ə or /ˌwɪki-/ (listen) wik-ee-)
Author Văn Thị Tuyết Minh
Course Lịch sử nhà nước và pháp luật
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 401.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 61
Total Views 301

Summary

Download BÀI THẢO LUẬN SỐ 4 - Wikipedia (/ˌwɪkɪˈpiːdiə/ (listen) wik-ih-PEE-dee-ə or /ˌwɪki-/ (listen) wik-ee-) PDF


Description

BÀI TH OẢLU NẬSỐỐ 4: B ẢO V ỆQUYỀỀN SỞ HỮU

Nhóm 2 1. Văn Thị Tuyết Minh 2. Vũ Khánh Linh 3. Hoàng Trọng Long 4. Đặng Khánh Linh 5. Võ Phi Hùng 6. Phạm Đặng Ngọc Minh 7. Lại Thu Hương 8. Nguyễn Thị Thu Hiền T viếết ừ tắết: - BLDS: Bộ luật Dân sự

Đòi động sản từ người thứ ba

1. Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao? - Trâu là động sản vì các loại bất động sản được quy định ở điều 107 bộ LDS 2015 thường là các loại tài sản không thể di chuyển cơ học được. Dựa vào đó ta khẳng định trâu là động sản. 2. Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao? - Trâu là tài sản không cần phải đăng ký quyền sở hữu, dựa vào mục 2 điều 106 “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác” 3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài? - “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các nhân chứng là anh Phúc (Bl 19), anh Chu (bl 20), anh Bảo (bl 22) và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-08-2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 20-08-2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tấn Tài”. 4. Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên? - Chiếm hữu tài sản là “việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản” (mục 1 điều 179 BLDS 2015) Tại thời điểm xảy ra vụ án, 2006 có nghĩa là đang áp dụng bộ LDS năm 2005, quyền chiếm hữu được miêu tả quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182 BLDS 2005). Vào thời điểm tranh chấp, người chiếm hữu con Trâu là ông Chiên 5. Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không?Vì sao? - Việc chiếm hữu trong hoàn cảnh của ông Chiên là có căn cứ pháp luật vì ông được chuyển giao quyền sở hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. -Theo Điều 181 BLDS 2015: “ Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. -Theo Điều 189 BLDS 2005: “ Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”. 7. Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì sao? - Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình . Vì theo Điều 180 BLDS 2015 “ Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Cụ thể là trong bản án, ông Thi đã đổi con trâu mẹ cho ông Dòn có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với con trâu đang chiếm hữu. 8. Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản trong BLDS? - Hợp đồng có đền bù: là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương đương. Lợi ích tương ứng ở đây không đồng nghĩa với lợi ích ngang hàng vì các bên dành cho nhau không phải lúc nào cũng cùng một tính chất hay chủng loại.  Ví dụ: Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê biểu diễn ca nhạc.... - Hợp đồng không có đền bù: là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào.  Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản,... 9. Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì sao?

-Ông Dòn có được trâu thông qua giao dịch đền bù. - Vì con trâu ông Dòn có được là do giao dịch với ông Thi , cụ thể ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu lấy sổi. Từ đó, ta có thể thấy đây là giao dịch mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lượi ích sẽ nhận được từu bên kia một lợi ích tương đương. Do vậy, đây là hợp đồng có đền bù. 10. Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không? - Trâu có tranh chấp là tài sản bị lấy cắp, bị mất hay chiếm giữ là ngài ý chí của ông Tài. Ta thấy việc con trâu bị người khác chiếm hữu là ngoài ý chí của ông Tài vì ông không từ bỏ quyền sở hữu con trâu ( hàng tháng vẫn lên xem trâu), cũng không định đoạt ( bán, tặng, cho) con trâu. Khi ông Thơ dắt con trâu về qua nhà ông Tài, ông nhận ra là trâu, nghé của mình và nói với ông Thơ nhưng ông Thơ vẫn dắt trâu về sau đó bán cho ông Thi và được đổi cho ông Dòn, và xảy ra tranh chấp. Như vậy, con trâu có tranh chấp có thể bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm giữ ngoài ý chí của ông Tài. Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? - Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn. - Căn cứ vào đoạn: “Tòa án cấp phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và con nghé con là củaông Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang do ông Nguyễn Văn Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn và quyết định chỉ buộc ông Thơ phải trả lại trị giá con nghé là 900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi ông Thơ phải trả lại con trâu mẹ là không đúng pháp luật.” Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. - Hướng giải quyết của Tòa án nhân tối cao như vậy là chưa hợp lý. Tòa án quyết định rằng ông Tài không có quyền đòi lại trâu từ ông Dòn, nhưng theo Điều 257

BLDS 2005 có quy định: trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. Vậy thì Tòa đã xác định con trâu ông Thơ chiếm giữ là bất hợp pháp, không có căn cứ pháp luật mà chỉ trả lại trị giá con nghé thôi là chưa đúng căn cứ theo điều 599 BLDS 2005 có nêu Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó. Bên cạnh đó hợp đồng giữa ông Thi và ông Dòn là hợp đồng mua bán tức là có hợp đồng đền bù nên ông Tài có quyền đòi lại. Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không? - Theo Điều 167 BLDS 2015 có quy định: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”. - Ở đây, động sản là con trâu cái và ông Tài là chủ sở hữu hợp pháp, còn ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình. Và con trâu đã bị lấy cắp, mà giao dịch con trâu của ông Thơ và ông Dòn là hợp đồng có đền bù nên ông Tài vẫn được quyền đòi con trâu đó. Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? - Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được yêu cầu khởi kiện ông Thơ. - Căn cứ vào đoạn: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp

giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật.” 15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao? - Hướng giải quyết trên của Tòa án vẫn chưa thực sự thuyết phục. Vì trong Quyết định ông Thơ có khai là tháng 6-2002 có mua một con trâu cái từ ông Phùng Văn Tài, tuy nhiên trong bản án lại không nhắc đến vấn đề này. Xét thấy trong trường hợp lời khai của ông Thơ là đúng thì có thể ông Thơ cũng là người chiếm hữu ngay tình (không biết con trâu cái là thuộc sở hữu của ông Triệu Tiến Tài). Nên cần phải xem xét xác minh lại con trâu cái có phải thực sự là ông Thơ mua của ông Phùng Văn Tài không, và ông Thơ có biết con trâu là của ông Triệu Tiến Tài không. Nếu đúng là như vậy thì ông Thơ cũng là người chiếm hữu ngay tình và ông sẽ không phải bồi thường thiệt hại cho ông Triệu Tiến Tài mà ông Phùng Văn Tài sẽ là người chịu trách nhiệm. * Đòi động sản từ người thứ ba 1)Đoạn nào của Quyết định giám đốc th[m cho thấy quyền s\ d]ng đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuy_n giao cho người thứ ba ngay tình? - “Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2015/DS-ST ngày 24/9/2015, Tòa án nhân dân tỉnh B quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị X (bà X đã chết) nay các thừa kế của bà X là các nguyên đơn ông Nguyễn Văn V (ông V đã chết, anh Nguyễn Văn G, anh Nguyễn Văn S, anh Nguyễn Ngọc M (anh M đã chết), chị Nguyễn Thị Thu H về việc yêu cầu bị đơn bà Nguyễn Thị N trả lại nhà, đất số 46 (cũ 2/15) T, thành phố B, tỉnh B. Ghỉ nhận sự tự nguyện của bà Nguyen ép, Gullaume thi Thanh Tam (Nguyễn Thị Thanh T) về việc để cho các nguyên đơn được quyền sở hữu nhà số. 46 (cũ 2/15) T, thành phố B (cũ là thị xã) và phân đất có nhà. Buộc bà Nguyễn Thị N trả cho các anh Nguyễn Văn G, Nguyễn Văn S, chị Nguyễn Thị Thu H căn nhà số 46 (cũ 2/13) T, thành

phố B và 237,6m? quyên sử dụng đất trong đó có 49m? đất ở thuộc thửa 73, tờ bản đồ 27 phường L, thành phố B. Anh G, anh s chị H được quyền sở hữu và quyên sử dụng chung nhà, đất này (dắt đã được cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất số BC 207260, BC 207259, BC 207258, BC 207257, BC 207256 ngày 28/7/2010). 2) Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của ha được chuy_n giao cho người thứ ba ngay tình? - Tại Khoản 3 Điều 133 BLDS năm 2015 có quy định về việc “ Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự này với người này không bị vô hiệu nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lí và bồi thường thiệt hại”. Do giao dịch với người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ nên chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình mà chỉ có quyền kiện chủ thể có lỗi làm cho giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí bồi thường thiệt hại. Nếu chỉ đánh giá ở phương diện quyền lợi thì quy định của BLDS năm 2015 có vẻ không ảnh hưởng đến chủ sở hữu nhưng xét ở khía cạnh đảm bảo thi hành án của tòa án thì chủ sở hữu tài sản có thể bị ảnh hưởng quyền lợi khi chủ thể có lỗi không có tài sản để thi hành án. DO vậy, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, các chủ sở hữu phải thực hiện đầy đủ các quyền của chủ sở hữu để tránh trường hợp tài sản của mình bị chuyển giao ngoài ý muốn cho người thứ ba ngay tình. 3) Đ_ bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X? - “Như vậy, nhà đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà X, nhưng bà N là người có công sức quản lý, gữi gìn nhà đất trong thời gian đài, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của chủ sử dụng đất đối với Nhà nước. Tòa án cấp sơ thẩm buộc bà trả cho nguyên đơn 237,6m” và bà N được quyền sử dụng 1.228,5m? đất là chưa đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn; còn Tòa án cấp phúc thẩm buộc bà N trả tiếp cho nguyên đơn 914m đất là đúng nhưng không xem xét công sức của

bà N trong việc quản lý, giữ gìn đất là chưa đảm bảo quyền lợi của bị đơn. Khi xem xét tính công sức của bà N trong việc quản lý, giữ gìn đất thì Tòa án cần xem xét đến cả phần đất Nhà nước đã thu hồi và cần làm rõ bà N đã nhận số tiền Nhà nước bồi thường là bao nhiêu để tính toán công sức cho hợp lý.” 4) Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hdi trên đã được quy định trong BLDS chưa? - Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy định trong BLDS . Trong một vài bản án liên quan đến việc tranh chấp quyền sử dụng đất tương tự 5) Theo anh/chị, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao (trong câu hdi trên) có thuyết ph]c không? Vì sao? - Theo em hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao có thuyết phục. Vì theo như nhận định của Tòa án, tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết chưa hợp lí. Tại tòa sơ thẩm, giải quyết chưa thỏa đáng cho nguyên đơn, cụ thể chỉ bắt bà N trả cho nguyên đơn 237,6 mét vuông trong tổng số 1.518,86 mét vuông. Đến phiến tòa phúc thẩm lại không giải quyết thỏa đáng cho bị đơn, chưa xem xét công sức của bị đơn trong việc giữ gìn, quản lý đất. Đồng thời Tòa phúc thẩm không công nhận đất của bà L, ông Đ, bà T.  Lấn chiếm tài sản liền kề 2.1 Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền s\ d]ng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn c] th_ là bao nhiêu? - Đoạn đầu phần xét thấy của quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 7/9/2006: “Ông Diệp Vũ Trê và ông Nguyễn Văn Hậu tranh chấp 185 mét vuông đất giáp ranh, hiện do ông Hậu đang sử dụng… thì có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất ông Trê”. Qua đoạn trên của bản án đã cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ong Trê bà Thi và phần đất lấn cụ thể là 185 mét vuông.

2.2 Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền s\ d]ng của gia đình ông Tr], bà Nguyên? - Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên ở đoạn: “Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông và chôn dưới đất một ống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà. Quá trinhg giải quyết vụ án, tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định gia đình ông Hòa làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyễn nên quyết định buộc ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ.” 2.3 BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không gian thuộc quyền s\ d]ng của người khác không? - BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không gian thuộc quyền sử dụng của người khác. Được quy định ở khoản 2 Điều 175 BLDS 2015: “Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Và được quy định tại Điều 176 BLDS 2015: 1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. 2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. 3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình. Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.4 Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được x\ lý như thế nào? - Ở Pháp chỉ cần lấn chiếm nhỏ đất của người khác, Tòa án tối cao Pháp cũng buộc phải tháo dỡ công trình lấn chiếm, cho dù người lấn chiếm có ngay tình. Vì theo pháp luật Pháp thì “không ai có thể bị ép buộc chuyển nhượng tài sản của mình” cho dù “việc lấn chiếm là lớn hay nhỏ” trừ khi vì lợi ích công cộng. - Ở Quebec việc xử lý có phần mềm dẻo linh hoạt hơn ở Pháp bởi theo điều 992 BLDS Quebec: “nếu việc lấn chiếm là đáng kể, gây thiệt hại nghiêm trọng hay là được tiến hành một cách không ngay tình thì chủ sở hữu bất động sản bị lấn chiếm có thể hoặc buộc người lấn chiếm nhận bất động sản của mình và thanh toán giá trị hoặc buộc phải tháo dỡ phần xây dựng và khôi phục lại tình trạng ban đầu.” Theo khoản 3 điều 174 BLDS Thụy Sĩ: “nếu sau khi biết việc lấn chiếm mà chủ sở hữu bị lấn chiếm không phản đối trong một thời gian hợp lí và khi người lấn chiếm ngay tình và hoàn cảnh cho phép điều nay, chủ thể của những công trình xây dựng có thể yêu cầu phần đất lấn chiếm được giao cho mình với sự đền bù một khoản tiền hợp lý.”

2.5 Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Tr], bà Nguyên? - Đoạn cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên là: “Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định gia đình ông Hoa làm bốn ô văng cửa sổ, một mảng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ. Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia đình nhà ông Hòa chôn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không bắt buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông Trụ.” 2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. - Tôi hoàn toàn đồng tình với hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. - Vì ông Hòa đã lấn chiếm mà không có đúng theo quy định trong giấy chứng nhận sử dụng đấtvà không có sự đồng ý của chủ bất động sản liền kề là oog Trụ và bà Nguyên cho nên Tòa án yêu cầu ông Hòa phải tháo dỡ là đúng theo quy định của pháp luật hiện hànhlúc bấy giờ (Điều 265,266, BLDS 2005). Mặt khác, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn có ống nước do gia đình ông Hòa chôn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không buộc ông Hòa tháo dỡ là chưa đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông Trụ và bà Nguyên cho nên việc yêu cầu xét xử lại vụ án trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối caolà hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật.

2.7 Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Tận tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)? - Đoạn cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm là: “Toà án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống cho ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà (52,2 m2) thì giao ông Tận sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, ngoài diện tích 52,2 m2 nêu trên, căn nhà của ông Hậu còn có hai máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà Thi có diện tích 10,71 m2 chưa được Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm xem xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ông Trê và bà Thi. Mặt khác, theo báo cáo của Cơ quan Thi hành án và theo khiếu nại của ông Trê, thì ngoài căn nhà nằm trên diện tích 52,2 m2 Toà án các cấp giao cho ông Hậu sử dụng, còn có một căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2 của ông Hậu xây dựng trên diện tích đất mà Toà án các cấp buộc ông Hậu trả lại cho ông Trê, bà Thi nhưng Toà án các cấp cũng chưa xem xét giải quyết, gây khó khăn cho việc t...


Similar Free PDFs