BÀI TIÊU LUẬN MÔN TRIẾT NHÓM 2 PDF

Title BÀI TIÊU LUẬN MÔN TRIẾT NHÓM 2
Author Nguyễn Xuân
Course triết học mác lê-nin
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 24
File Size 729.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 42
Total Views 336

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MẠITIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐề tàiHIỆN TƯỢNG THA HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜILIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAYGVHD : TS. Nguyễn Thanh HảiThực hiện : Nhóm 2 Đỗ Khánh Ngân - 2153801011130 Dương Hoàng Nguyên - 2153801011144 Ngu...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài HIỆN TƯỢNG THA HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải Thực hiện: Nhóm 2 1. Đỗ Khánh Ngân - 2153801011130 2. Dương Hoàng Nguyên - 2153801011144 3. Nguyễn Văn Trường Phúc – 2153801011165 4. Đặng Thị Thanh Tuyền - 2153801011189 5. Nguyễn Thị Thảo - 2153801011200 6. Nguyễn Thy Thảo – 2153801011201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Mục lục Mở Đầu ............................................................................................................................2 Chương I: Vấn đề tha hóa và giải phóng con người........................................................4 A.

THA HÓA ..........................................................................................................4 1. Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con ngườ i bị tha hóa......................................................................................................................4 2.

Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa lao động của con người .............5

3.

Biểu hiện của sự tha hóa lao động của con người ..........................................5

4.

Sự tha hóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội ...........................6

5.

Tóm lại ............................................................................................................7 GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI .............................................................................8

B. 1.

Khái niệm .......................................................................................................8

2.

Phương thức và lực lượng giải phóng ............................................................9

3.

Các ví dụ .........................................................................................................9

4.

Tóm lại ..........................................................................................................10

Chương II: Liên hệ thực trạng học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay ........................11 1.

Tha hóa trong giáo dục .................................................................................11

2.

Tha hóa trong các mối quan hệ xã hội:.........................................................14

3.

Tha hóa trong lối sống và đạo đức ...............................................................16

Tổng kết: ........................................................................................................................20 Danh mục tài liệu tham khảo .........................................................................................22 Đánh giá thành viên .......................................................................................................23

1

Mở Đầu Giới thiệu đề tài Vấn đề tha hóa và giải phóng con người là vấn đề chung của con người trong toàn xã hội. Điều đó còn được chứng minh và thể hiện sâu sắc hơn thông qua nghiên cứu của triết học Mác. Ông và những nhà sáng lập, nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đi từ nguyên nhân lịch sử đã nêu lên thực chất của hiện tượng tha hóa con người chính là quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ, phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người. Sự tha hóa bắt đầu xuất hiện trong các nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư liệu sản xuất nhưng lại được đẩy lên cao nhất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hiện tượng đó đã làm đảo lộn mối quan hệ xã hội của người lao động và quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Sự tha hóa ngày càng được đẩy lên cao, chính vì thế sự phá vỡ sự tha hóa là một điều tất yếu nếu muốn xã hội tồn tại và phát triển một cách ổn định, lâu dài. Sự phá vỡ đó chính là hình thức của giải phóng con người mà theo chủ nghĩa Mác – Lênin “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”, là “giải phóng người lao động thoát khỏi lao động tha hóa”, tư tưởng đó thể hiện chính các thực chất của việc giải phóng con người, thể hiện lập trường duy vật biên chứng, khách quan, khoa học trong việc nhận thức nguồn gốc, bản chất và đời sống của con người và phương thức giải phóng con người1. Trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra ở sự tự do của cá nhân con người, vì cá nhân được giải phóng sẽ tạo ra động lực cho giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân. Con người tự giải phóng cho mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội - đó chính là sự khẳng định vị thế và vai trò của con người trong tiến trình lịch sử2. Trên tinh thần tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ nghiên cứu lại hai vấn đề này để chiêm nghiệm, làm rõ và hiểu sâu sắc hơn quan điểm của C.Mác về thực chất của hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người, cũng như mối liên hệ của nó đến thực tại ngày nay, cụ thể là trong đời sống học sinh, sinh viên Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Tiểu luận tìm hiểu về hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người theo kiến thức của Triết học, từ đó liên hệ đến thực trạng của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Lịch sử ra đời, nội dung, bản chất và biểu hiện của hiện tượng tha hóa con người theo C.Mác và quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác; vấn đề giải phóng con người trong tư tưởng căn bản, cốt lõi các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người cũng như sự phê phán hiện tượng tha hóa này. Sự tồn tại của hai vấn đề nêu trên trong đời sống học sinh, sinh viên Việt Nam. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), “Giáo trình Triết học”. NXB Lý luận chính trị

2

Tạp chí của ban tuyên giáo Trung ương

2

Phương pháp nghiên cứu lựa chọn là phương pháp nghiên cứu thư viện, tổng hợp tài liệu và tiến hành phân tích, dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác giải đáp một cách duy vật về con người, bản chất con người, tính hiện thực, con người với tư cách thực thể sinh học - xã hội, với vị trí và vai trò của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại để nêu bật hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người của chủ nghĩa Mác, từ đó tìm hiểu thực trạng học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay thông qua phân tích về lịch sử ra đời, nội dung, bản chất và sự hình thành của hai tư tưởng này trước đó. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Nghiên cứu giúp chứng minh nhãn quang chính trị sáng suốt của C.Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và bản chất con người, về hiện tượng ta hóa con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại và sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại, phát triển con người toàn diện. Đồng thời nghiên cứu thể hiện được vai trò, vị trí của triết học về vấn đề này ngang trong thực trạng học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay, là chứng thực cho sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác trong thập kỷ XXI. Kết cấu của đề tài Tiểu luận được chia thành 2 chương chính: - Chương I: Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người trong triết học. - Chương II: Thực trạng của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay về vấn đề tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người trong triết học.

3

Chương I Vấn đề tha hóa và giải phóng con người A. THA HÓA 1. Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con ngườ i bị tha hóa a) Tha hóa là gì? Trong khi nghiên cứu lịch sử triết học, ta thấy, thuật ngữ “tha hóa” đã được khá nhiều nhà triết học đề cập tới, nổi bật hơn hết là Hegel và FeuerBach. Tha hóa, như Hegel giải thích, tức là sự vật, hiện tượng biến thành cái khác nhưng lại chính là nó ở trạng thái và hình thái khác. Ý niệm tuyệt đối trong sự phát triển biện chứng của nó, sau khi đạt tới sự phát triển đầy đủ trong thế giới tinh thần thuần tuý, đã tha hoá thành giới tự nhiên để tiếp tục tự nhận thức chính mình. Như vậy, giới tự nhiên chính là do ý niệm tuyệt đối tha hoá thành. Quan niệm của Hegel điển hình cho lập trường duy tâm trong triết học. Về phần FeuerBach, khái niệm tha hoá với ý nghĩa đã phân tích (sự chuyển hoá một hiện tượng, mối quan hệ, đặc tính... sang cái khác với bản thân nó) đã được ông áp dụng việc phân tích bản chất của tôn giáo. Ông coi tôn giáo không chỉ đơn thuần là sự bịa đặt, mà là sản phẩm độc đáo, là sự tha hóa của bản chất con người, sự tha hóa dường như đã quy định tất cả những hình thức tha hóa khác giữa người với người. Từ lập trường duy vật, C.Mác đã phê phán một cách sâu sắc quan niệm của cả Hegel lẫn FeuerBach về sự tha hóa và cách khắc phục sự tha hóa đó. C.Mác nhìn thấy sự tha hóa ngay trong đời sống hiện thực. C.Mác cho rằng: “Tha hoá là m ột hiện thực có thật, một hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó.” Đây chính là sự khác biệt căn bản và cũng là sự vượt trội của C.Mác so với Hegel và FeuerBach. Tóm lại, trong lịch sử triết học, khái niệm “tha hóa” được hiểu như sau: Thứ nhất, quá trình và những kết quả chuyển hóa của các sản phẩm hoạt động của con người cũng như của những đặc tính và năng lực của con người thành một cái gì độc lập với con người và thống trị con người. Thứ hai, sự chuyển hóa của những hoạt động và quan hệ nào đó thành một cái gì khác với bản thân chúng, sự bóp méo, xuyên tạc trong ý thức của con người về những mối quan hệ sinh sống hiện thực của họ. Với ý nghĩa như vậy, ta có thể hiểu tha hóa là một hiện tượng phổ biến trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội cho đến ngày nay.3[3] Tha hóa chỉ tồn tại ở con người và trong xã hội loài người. b) Lao động của con người bị tha hóa C.Mác đã nói: “Lao động của tôi sẽ là biểu hiện tự do của đời sống và vì thế là việc hưởng thụ đời sống. Với tiền đề sở hữu tư nhân, nó là sự tha hóa của đời sống, vì tôi lao động để sống, để kiếm phương tiện sinh sống cho mình, lao động của tôi không phải là đời sống của tôi... Trong lao động, tôi sẽ khẳng định đời sống cá nhân của tôi và, do đó, sẽ khẳng định sự độc đáo riêng của tính cá biệt của tôi... Với tiền đề sở hữu tư nhân, tính cá biệt của tôi bị tha hóa khỏi tôi đến mức hoạt động đó trở nên đáng ghét 3

Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 6.2006

4

đối với tôi, đối với tôi nó là sự đau khổ và, nói đúng hơn, chỉ là cái vẻ hoạt động. Vì thế, ở đây lao động cũng chỉ là hoạt động bất đắc dĩ và được trút lên tôi dưới áp lực hoàn toàn chỉ của nhu cầu ngẫu nhiên bên ngoài, chứ không phải do nhu cầu tất yếu nội tại.”4[4] Theo C.Mác, thực chất của hiện tượng “lao động bị tha hóa” là quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người5[5]. Vì vậy, tha hóa con người là con người bị đánh mất chính mình trong lao động. 2. Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa lao động của con người Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, hiện tượng tha hóa của con người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia giai cấp, nơi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất – nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa lao động ở con người. Tha hóa lao động xuất hiện từ rất lâu trước khi hình thành chủ nghĩa tư bản. Nó xuất hiện ở những xã hội mà ở đó con người bị thụ động trong quá trình tạo ra sản phẩm, họ không được hưởng hoặc hưởng quá ít thành quả từ sản phẩm mà do chính họ sản xuất ra. Ví dụ trong xã hội phong kiến, người nông dân không có ruộng đất phải làm thuê cho các địa chủ, người nông dân là người trực tiếp tạo ra sản phẩm (lúa gạo, khoai,...) nhưng họ bị lệ thuộc vào địa chủ phong kiến thông qua tư liệu sản xuất (ruộng đất). Song, theo C.Mác, sự tha hóa con người được đẩy lên cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Nơi đa số người lao động trở thành vô sản, một số ít trở thành tư sản và chiếm hữu toàn bộ các tư liệu sản xuất của xã hội. Người lao động vô sản bắt buộc phải làm thuê cho các nhà tư sản và để các nhà tư sản bóc lột mình. Sự phát triển của nền khoa học kĩ thuật cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc và tư liệu sản xuất dần trở thành công cụ thống trị, trói buộc con người. Người lao động vì sự sinh tồn mà cưỡng ép đi làm thuê cho các chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Các chủ tư bản thì trở nên ích kỉ, hẹp hòi, vì lợi ích cá nhân mà tìm cách khống chế, đánh bại lẫn nhau. Như vậy, C.Mác đã bác bỏ “vầng hào quang” bao quanh “lao động được tích lũy” (tức là tư bản), đồng thời vạch trần sự thật của hiện trạng “sùng bái tư bản, đề cao giá trị đồng tiền” – sự tôn sùng mà ông cho rằng đã đẩy phần lớn những người công nhân làm thuê đến tình trạng chỉ còn lại duy nhất “một món hàng” để mặc cả trong cuộc mua bán với chủ tư bản. “Món hàng” đó chính là sức lao động. Rõ ràng, người công nhân đã trở thành hàng hóa, thức hàng hóa chỉ cần tìm được người mua thì hy vọng sinh tồn của họ vẫn còn và ngược lại. Ngoài nguồn vốn cuối cùng này để duy trì sự sống của thể xác, người công nhân không còn gì để trao đổi nữa. 3. Biểu hiện của sự tha hóa lao động của con người Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là đặc trưng chỉ có ở con người chứ không có ở con vật. Tuy nhiên, khi lao động bị cưỡng bức, bị ép buộc bởi điều kiện xã hội, con người lao động không phải để sáng tạo, không phải để phát triển các phẩm 4

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.57

5

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.126-146

5

chất người mà chỉ để đảm bảo sự tồn tại của thể xác, điều đó nghĩa là họ đang thực hiện chức năng của con vật. Sự đánh mất như thế chính là tha hóa, là chệch khỏi tính người thiêng liêng vốn có. Ngược lại, chỉ khi ăn uống, sinh con đẻ cái – những chức năng động vật – thì họ mới thật sự là con người vì họ được tự do, sự tự do trong khoảng thời gian hạn chế và trong một không gian chật hẹp. Điều mỉa mai chính là ở đây: “Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”6[6]. Rõ ràng, tính chất trái ngược trong chức năng cũng chính là biểu hiện đầu tiên của sự tha hóa con người. Mặt khác, trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với tư liệu sản xuất. Nhưng trong chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, người lao động bị phụ thuộc vào các nhà tư bản thông qua các tư liệu sản xuất - sản phẩm do chính họ tạo ra. Như vậy, sản phẩm của người lao động tạo ra trở nên xa lạ với chính họ và được chủ sở hữu dùng để trói buộc, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở hữu và vào các vật phẩm lao động. Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuất cũng bị đảo lộn. Thực tế nó được thực hiện thông qua số sản phẩm do người lao động tạo ra và số tiền công mà họ được trả. Quan hệ giữa người với người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa người với vật. Đó là biểu hiện thứ hai của sự tha hóa. Lao động bị tha hóa như một cái hố đen đáng sợ nuốt chửng mọi thứ, kể cả nhân tính của con người. Không chỉ có người công nhân làm thuê bị bóc lột, vắt kiệt sức lao động, biến thành một “cỗ máy có ý thức” và hoàn toàn bị đẩy vào trạng thái bị tha hóa, mà ngay cả người chủ tư bản cũng không thoát khỏi tình trạng đó, chính họ cũng tự tha hóa và đánh mất nhân tính của mình bởi sự thù địch và đố kị. Vì lẽ đó, C.Mác đã viết thế này: “Tính bị tha hóa của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không còn sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy. Lao động bên ngoài, lao động mà trong quá trình của nó con người tha hóa mình, là sự tự hy sinh mình, là sự tự hành hạ mình.”7[7] 4. Sự tha hóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác đã mô tả sự tha hóa lao động như một tấm lưới vô hình bao trùm lên toàn bộ xã hội tư bản đương đại, từ đời sống vật chất đến các lĩnh vực tinh thần như chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, tôn giáo và cả các phương pháp luận khoa học. Trong phần này của tiểu luận, chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương diện phổ biến gắn bó mật thiết với đời sống con người như chính trị, xã hội và tôn giáo. Sự tha hóa của nền chính trị Quyền lực xã hội bắt nguồn từ xã hội cộng xã nguyên thủy, dùng để để bảo vệ lợi ích chung của mọi người. Nhưng khi xuất hiện chế độ tư hữu, nhà nước ra đời thì các vấn đề của xã hội trở nên phức tạp hơn và cần một quyền lực công cộng đặc biệt để giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích của mình cũng như để giải quyết những nhu cầu của xã hội. Khi đó người dân đã ủy quyền, trao quyền cho bộ máy nhà nước. Tuy nhiên vì thiểu số ích kỉ và sự tha hóa tư tưởng của tầng lớp thống trị, họ đã biến quyền lực được trao

6

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.133

7

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.133

6

trở thành quyền lực của mình, tước đoạt đi cái vốn có của người dân và dùng quyền lực trở lại thống trị người dân. Sự tha hóa về các quan hệ xã hội Vẫn còn tồn tại một số bất công trong đời sống xã hội: thành quả con người được hưởng không tương xứng với sản phẩm lao động; những người sống vì cộng đồng không được đền đáp một cách xứng đáng; một số người còn bị cười chê vì những “ước mơ chính nghĩa” của mình. Chính vì những lí do đó mà con người chọn cách thu mình lại với xã hội, tập trung vào cách kiếm tiền, những việc phục vụ lợi ích của bản thân. Thông thường họ sẽ chọn một công việc để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của bản thân thay vì công việc mình thích mà không cung cấp đủ điều kiện kinh tế. Ngay cả những người được làm những việc mình thích cũng không còn thấy hứng thú hay tích cực nữa, vì đôi khi hiện thực lại khác xa những gì họ đã nghĩ. Một số vấn đề như: chủ nghĩa quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí trở nên phổ biến trong xã hội. Các quan hệ xã hội dần bị quyền lực và đồng tiền chi phối. Sự tích cực của con người cũng dần dần bị mất đi vì sự lạnh nhạt, thực dụng của xã hội. Sự tha hóa về hành vi tín ngưỡng và tôn giáo Về bản chất, tôn giáo là một phần trong chỗ dựa tinh thần của con người, niềm tin vào tôn giáo khiến con người trở nên tốt hơn, tích cực hơn và sống hướng thiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, con người bị lệ thuộc quá nhiều vào tôn giáo, làm chi phối mọi hoạt động và suy nghĩ của họ. Thậm chí ở một số nơi, tôn giáo còn trở thành công cụ để thống trị con người và các cuộc tranh chấp giữa các tôn giáo với nhau xảy ra thường xuyên. Ta có thể thấy trên thực tế, một số tín đồ cuồng giáo có xu hướng hạ bệ các tôn giáo khác nhằm mục đích độc tôn tôn giáo của họ; sẵn sàng làm bất kỳ việc gì kể cả vi phạm pháp luật để đạt được mục đích. Tóm lại, hiện tượng tha hóa về hành vi tín ngưỡng và tôn giáo có thể khiến con người mất khả năng làm chủ bản thân, đồng thời gây mất đoàn kết giữa người với người trong một dân tộc, một đất nước và giữa các quốc gia với nhau. Ví dụ là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, là một tổ chức vũ trang dân sự và bị coi là một tổ chức khủng bố. Mục đích của IS là thiết lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn Trung Đông, áp dụng luật Hồi giáo Sharia nhằm kiểm soát người Hồi giáo trên toàn thế giới. IS coi những nhà nước thế tục khác tại Trung Đông là đi ngược lại các nguyên tắc “thánh khiết” của đạo Hồi. Thậm chí, IS còn quy chụp cho người Hồi giáo dòng Shiite là những kẻ phản đạo, phải bị trừng trị; đồng thời, chủ trương tiêu diệt cả người Kitô giáo và người dân tộc thiểu số ở những vùng mà chúng chiếm đóng8. [8] 5. Tóm lại Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hóa. Khi lao động bị tha hóa, con người trở nên què quặt, khuyết thiếu trên nhiều phương diện khác nhau. Sự tha hóa nói trên tất yếu làm cho con người phát triển không thể toàn diện, không thể đầy đủ, và không thể phát huy được sức mạnh của bản chất người. Trong đó, sở hữu tư nhân, theo C. Mác, là kết quả, sản phẩm, hệ quả tất yếu của lao động bị tha hóa, của quan hệ bên ngoài của người công nhân với tự nhiên và với chính mình; nói 8

“Từ cá...


Similar Free PDFs