Bài Tiểu luận TINH THẦN MINIMALISM CỦA NGƯỜI NHẬT PDF

Title Bài Tiểu luận TINH THẦN MINIMALISM CỦA NGƯỜI NHẬT
Author Moc Blue
Course Quốc tế học
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 41
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 58
Total Views 169

Summary

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHI MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: CÁC NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠIĐỀ TÀI:TINH THẦN MINIMALISMCỦANGƯỜI NHẬTSINH VIÊN THỰC HIỆN: Vũ Cát Minh - Mai Tâm NhiMSSV: 3120540090 - 3120540111NIÊN KHÓA: 2020 - 2024Lớp: DQTMỤC LỤCLời cảm ơn ..........


Description

1

UBND THNH PH H CHI MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUAN HỆ QUC TẾ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: CÁC NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

ĐỀ TÀI: TINH THẦN MINIMALISM CỦA NGƯỜI NHẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Vũ Cát Minh - Mai Tâm Nhi MSSV: 3120540090 - 3120540111 NIÊN KHÓA: 2020 - 2024 Lớp: DQT1201

2

TP. HCM, ngày 10 tháng 01/2021

MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................3 CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................4 1.2 Kết cấu của đề tài...........................................................................................5 1.2.1 Không gian................................................................................................5 1.2.2 Thời gian...................................................................................................5 1.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.............................5 1.3.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu..........................................................5 1.3.1.1 Minimalism là gì?................................................................................5 1.3.1.2 Khái quát Tinh thần Minimalism.........................................................6 1.3.1.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong đề tài.....................6

CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG CHÍNH 2.1 Nhận diện các thành tựu của nền văn minh Nhật Bản..................................7 2.2. Đánh giá ý nghĩa và giá trị tác động của thành tựu văn minh....................10 2.2.1 Minimalism: Từ góc nhìn nghệ thuật...................................................10 2.2.1.1Từ góc nhìn Tối Giản trong lĩnh vực thiết kế Nhật Bản.....................11 2.2.1.1.1 ZEN...............................................................................................13 2.2.1.1.2 WABI SABI..................................................................................16 2.2.1.1.3 MA................................................................................................20 2.2.1.1.4 Chủ nghĩa tối giản truyền thống đáp ứng thiết kế hiện đại...........22 2.2.1.2 Minimalism - Từ góc nhìn Tối Giản về Lối sống Nhật Bản.............29 2.2.1.3 Tinh thần Tối Giản ở Nhật Bản thời hiện đại....................................31 2.2.1.4 Làm thế nào để theo đuổi Lối sống tối giản của người Nhật?...........35

KẾT LUẬN.....................................................................................................39 Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................40

3

Lời cảm ơn Lời đầu tiên chúng em cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Chúng em xin cảm ơn Khoa Quan hệ Quốc tế đã mang học phần Các nền văn minh nhân loại vào chương trình học. Qua đó, giúp chúng em có kiến thức vững chắc và nhận thức đầy đủ về các nền văn minh, văn hóa đặc sắc của các quốc gia trên thế giới. Chúng em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Vĩnh Hằng- giảng viên môn Các nền văn minh nhân loại đã hướng dẫn, cung cấp kiến thức tận tình trong suốt thời gian học . Nhờ những bài giảng sáng tỏ của Cô giúp chúng em có thêm động lực, ý chí, niềm tin để hoàn thành tốt tiểu luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp đã đồng hành, động viên trong suốt thời gian qua. Với những giới hạn về thời gian và kiến thức, bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô giáo tận tình đánh giá ,góp ý để cuốn tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

4

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. Tinh thần tối giản ảnh hưởng đến đời sống của con người trên nhiều phương diện với những cách nhìn khác nhau. Một khái niệm len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống thường nhật, có thể kể đến là thiết kế, phong cách sống, thời trang… Đó có thể là lược giản các chi tiết rườm rà mà chỉ giữ lại những thứ chủ đạo tạo nên tổng thể hài hòa, cân đối. Phương châm “Less is more” không chỉ được áp dụng những góc nhìn nêu trên mà còn góp phần hướng tới cách tiếp cận cuộc sống lành mạnh, mới mẻ hơn. Một quan niệm cũ nhưng không lỗi thời là ta không cần quá nhiều đồ để cảm thấy hạnh phúc. Bằng cách vứt bỏ những đồ đạc không thực sự cần thiết và có thể gây ra lãng phí, tiết kiệm các khoản chi phí mua sắm vô tội vạ,... chúng ta không còn bị ràng buộc bởi quá nhiều thứ trong không gian sống của chính mình, chú trọng đến các yếu tố tinh thần hơn là vật chất. Thế giới ngày càng có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết và Minimalism là một trong những tác nhân quan trọng đó. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng tinh thần Minimalism có thể ảnh hưởng đến bất kì cá nhân hay tập thể nào trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhóm em đã quyết định phân tích đề tài này cũng như tác động tích cực của nó . Bài tiểu luận sẽ làm sáng tỏ những quan điểm trái chiều của số đông chưa hiểu đúng hay còn thiếu hiểu biết cặn kẽ về tinh thần tối giản của người Nhật. Từ đó cho thấy được sự biến đổi trong nhận thức và nhiều khía cạnh khác trong đời sống . Tinh thần Minimalism của người Nhật không giới hạn về mặt phạm vi thực hiện hay một đối tượng nào, ở đây bất cứ ai cũng có thể thực hiện và tự tùy chỉnh sao cho phù hợp với đời sống cá nhân đó. Nói tóm lại, mục tiêu quan trọng nhất vẫn là “tối giản để hạnh phúc”.

5

1.2 Giới hạn nội dung, thời gian và không gian vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Không gian -Trên phạm vi đất nước Nhật Bản -Trên các lĩnh vực bao gồm lịch sử, văn hóa, xã hội. 1.2.2 Thời gian -Thời kỳ Edo (thời kỳ Tokugama), một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm 1603 đến năm 1868. - Sự ra đời của Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism) ở phương Tây từ hậu Chiến tranh thế giới thế giới II ( 1945) đến nay. 1.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.3.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 1.3.1.1 Minimalism là gì? Xuất hiện như một phong trào nghệ thuật mới nổi sau Thế Chiến II, Minimalism với tư cách là một trào lưu mới mẻ, đã lan tỏa sức ảnh hưởng của mình đến nhiều lĩnh vực. Phong trào nổi lên từ thập niên 50 - 60 bởi các nghệ sĩ phương Tây, đặc biệt là ở New York - Mỹ, nhằm đáp trả lại với sự phản ứng chống lại nghệ thuật trừu tượng. Cách thức trình bày đó là đơn giản hóa trong phong cách thiết kế ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đơn giản đi nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí. Quan trọng là dù có tối giản đi nhưng vẫn có sự hài hòa cơ bản chứ không phải là sự cẩu thả. Việc sử dụng hạn chế về màu sắc, tập trung vào vật liệu và các chi tiết là đặc điểm tiêu biểu để nhận diện xu hướng này.

6

1.3.1.2 Khái quát Tinh thần Minimalism Chủ nghĩa tối giản đã phát triển từ một phong trào nghệ thuật phương Tây thành một lựa chọn để thay đổi phong cách sống. Không lấy gì lạ kỳ khi nó đã trở thành một lối sống đầy hấp dẫn, thu hút một lượng lớn người theo đuổi. Khi chưa nắm rõ khái niệm và cách thức hoạt động của Tối giản, ta đều nghĩ đến nó như việc vứt hết tất thảy các loại đồ đạc trong nhà để có được một không gian sống lý tưởng, và hoàn toàn không nghĩ đến việc nó sẽ thay đổi hoàn toàn phong cách sống của mình. Nhưng mục đích chính cho việc tận dụng Chủ nghĩa Tối Giản này là nó như một công cụ để đạt được những mục tiêu riêng của bản thân. Chỉ khi bạn bắt đầu vào cuộc hành trình ấy thì mới nhận ra một sự thay đổi tích cực trong việc tăng khả năng nhận được phúc lợi trong đời sống tinh thần của chính mình. 1.3.2 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong đề tài - Nguồn tài liệu tham khảo từ sách, báo, tạp chí, blog, bài nghiên cứu… được lưu trữ trên Internet và thư viện toàn cầu. - Phương pháp nghiên cứu: + Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá + Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính + Sử dụng phương pháp nghiên cứu logic

7

CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG CHÍNH 2.1 Nhận diện các thành tựu của nền văn minh Nhật Bản Nét đặc trưng của Văn hóa Nhật Bản là sự dung hòa giữa nền văn hóa lâu đời, đạm đà bản sắc dân tộc với những thứ mới tạo nên sự nổi bật so với các nước khác. Ta đều nghe đến Nhật Bản là một quốc gia liên tục phải chịu sự ảnh hưởng của thiên tai với những trận động đất, sóng thần kinh hoàng trong lịch sử, nhưng nước Nhật đã khiến thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của mình. Tất cả những điều tuyệt vời này xuất phát từ một yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó chính là văn hóa tuyệt vời của dân tộc Nhật Bản. Được cấu thành bởi các quần đảo vì thế nên Nhật bản được gọi là Nhật Bản Quốc. Chưa bao giờ bị đạo quân xâm lược nào chiếm đóng kể tử năm 1945, Nhật Bản là một dân tộc phát triển thuần nhất, với những nét văn hoá và phong tục tập quán bền vững từ ngàn đời nay. Bên cạnh đó, Nhật Bản là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên (đất nông nghiệp nghèo nàn chỉ chiếm 13% diện tích cả nước, còn lại là địa hình đồi núi cao hiểm trở), cộng với việc liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai, khiến cho người dân đất nước này phải luôn gồng mình vươn lên một cách mạnh mẽ, phi thường để đảm bảo cuộc sống trước những “khó khăn chồng chất khó khăn” này. Điều đó đã tạo cho người dân Nhật Bản sự cần cù, bền bỉ đáng khâm phục. Được biết đến như một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, Nhật Bản đã khéo léo khai thác những mặt tích cực của tôn giáo để đóng góp vào sự phát triển đời sống xã hội qua hàng ngàn năm. Nơi đây tồn tại nhiều tôn giáo: đạo Shinto (Thần Đạo), đạo Phật, đạo Thiên Chúa và nhiều tôn giáo khác. Trong số đó, Thần đạo và Phật giáo là hai tôn giáo phổ biến nhất, chúng đã ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người tại xứ sở hoa anh đào này. Thần

8 đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần cốt yếu giúp con người rèn luyện ý chí, nỗi sợ của chính mình và vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Phật giáo giúp con người hướng thiện, tu dưỡng tâm thái, giữ gìn sự bền bỉ, nuôi dưỡng niềm tin, sự kiên trì cho những mục tiêu của mình. Việc coi trọng thế giới tâm linh của người Nhật không đồng nghĩa với tục mê tín, dị đoan, mà ngược lại nó góp phần củng cố cho sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần mà con người đã đặt niềm tin để nuôi dưỡng, cốt cũng để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của mình. Văn hóa Nhật bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển mạnh mẽ, văn hóa Nhật đã chịu ảnh hưởng bởi những nền văn hóa khác nhau, từ Châu Á, Châu Âu đến Bắc Mỹ. Đó là sự kết hợp cân đối giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa vật chất đan xen tinh thần. Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Vốn kỹ càng trong việc theo dõi những chuyển động, sự biến đổi trên thế giới, người Nhật sàng lọc và cân nhắc cẩn trọng những trào lưu đang thắng thế, có lợi cho sự phát triển đất nước nhằm nâng cao giá trị cho việc phát triển, học hỏi. Từ nghệ thuật truyền thống bao gồ các ngành nghề thủ công như origami, tranh in ukiyo-e, gốm sứ,..; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, kabuki,.. còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Kimono và Yukata, vườn Nhật, samurai, kiến trúc, manga và anime cũng như ẩm thực Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng trên thế giới.

.

Ngoài ra không thể không nhắc đến các hình tượng đặc trưng của nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc như: - Cá chép Koi: một biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật Bản. - Omamori: một loại bùa may mắn thường được người Nhật giữ bên mình để cầu cho may mắn trong tình yêu, sức khỏe hay học vấn.

9 - Giếng thanh tẩy Chozuya: thường được đặt ở lối vào Điện Haiden, là nơi khách viếng rửa tay trước khi vào hành lễ. - Geisha: nghệ giả, nghĩa đen là “con người của nghệ thuật”, là nghệ sĩ vừa có tài múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, được xem như một hình tượng nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản. - Hình tượng mặt trời mọc: được biết đến với mỹ danh “đất nước mặt trời mọc”. Theo như nghiên cứu, hai chữ “Nhật Bản” là viết theo âm Hán, có nghĩa là “gốc của Mặt trời”. Hình tượng mặt trời tôn vinh vẻ đẹp của đất nước và minh chứng rõ nét đó là quốc kỳ của Nhật Bản là một hình tròn đỏ trên nền trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực, chân thành và sự phồn thịnh. Không đơn thuần là một biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu - người đã khai phá ra đất nước trong truyền thuyết và cũng là tổ tiên của các vị Thiên hoàng trong những câu chuyện thần thoại. Xuyên suốt quá trình cải tiến đất nước, văn hóa Nhật luôn tiếp nhận một cách hài hòa những cái mới của nhân loại, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Người Nhật biết cách để trau dồi kiến thức văn hóa cộng đồng với nhau bằng cách chia sẻ và xây dựng chúng trên một nền tảng vững vàng. Họ luôn phấn đấu học hỏi để mở mang vốn hiểu biết, nhằm giúp trau dồi và làm hoàn thiện bản thân, đóng góp cho xã hội theo một cách tích cực nhất. Không chỉ người dân mà cả Chính phủ Nhật Bản luôn coi trọng việc đầu tư đối với giáo dục, bảo tồn đặc sắc văn hóa, đào tạo lực lượng lao động, cũng như bắt tay trong mối quan hệ quốc tế để đưa đất nước tiến tới một tương lai vững mạnh hơn bao giờ hết. Người Nhật rất chú trọng đến việc tiếp thu những tinh hoa thế giới về phát triển đất nước giàu mạnh, bắt kịp được tiến độ với các nước văn minh trên thế giới. Không thể không nhắc đến chính quyền Meiji (Minh Trị) đã đưa ra nhiều biện pháp thông qua cuộc duy tân Minh Trị để nhanh chóng tiếp cận nền văn minh phương Tây: thuê chuyên gia đến từ các nước phương Tây làm cố vấn và giảng dạy tại Nhật, gửi học sinh nước mình sang phương Tây du học. Trước khi ra đi,

10 nhằm nâng cao tinh thần dân tộc, các du học sinh đều viếng đền thờ Shinto, làm lễ dâng rượu, thề nguyện quyết tâm tu chí học hành và trở về phục vụ cho Tổ quốc. Một trong những bước đi khôn khéo của Nhật Bản nhằm cải thiện trình độ, chất lượng học vấn trong nước, mở ra một nền giáo dục độc lâp, tự chủ và tiên tiến. Chỉ trong vòng 30 năm, nhờ vào chủ trương và phong cách học tập đúng đắn, Nhật Bản đã trở thành một nước Tư bản chủ nghĩa tiên tiến, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. Thiên tai hay chiến tranh đều để lại những hậu quả vô cùng tàn khốc cho người dân Nhật Bản: đã cướp đi mạng sống của biết bao người dân vô tội, công trình thiết yếu bị phá hủy,... Dẫn chứng có thể kể đến là sự kiện lịch sử hai quả bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945, trận động đất sóng thần Tōhoku 2011 hay sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I bị rò rỉ. Chính phủ cùng người dân Nhật Bản đứng lên từ những đống đổ nát, xây dựng lại các công trình thiết yếu để cuộc sống quay trở về bình thường. Chính nhờ tinh thần đoàn kết, lạc quan, kiên cường đã giúp họ vực dậy nỗi đau để đi đến tương lai tươi sáng hơn. Họ luôn mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn chứng minh cho thế giới thấy không gì là không thể ngay cả trong tình huống ngặt nghèo nhất. Những điều ấy đã tạo nên một “tinh thần Nhật Bản” khiến cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục. 2.2.1 Minimalism: Từ góc nhìn nghệ thuật Nghệ thuật tối giản, được mô tả bởi rất nhiều cái tên như “nghệ thuật ABC”, “Nghệ thuật rút gọn - Reductive Art”, “Phép dịch giải - Literalism”, “Tranh hệ thống - Systemic Painting”... “Minimalism - Tối Giản” là cụm từ cuối cùng được gọi tên, bởi vì có lẽ nó mô tả chính xác nhất công việc của các nghệ sỹ và nhà thiết kế tối giản, đó chính là giản lược tối thiểu về màu sắc, hình dạng, đường nét đến kết cấu. Nó được xem là đỉnh cao của khuynh hướng giản lược trong nghệ thuật hiện đại. Tối Giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism). Xét trên phương diện rộng lớn hơn, người ta tìm thấy nguồn gốc của Phong cách Tối giản Châu Âu trong các khái niệm hình học trừu tượng của các họa sĩ theo phong trào nghệ thuật Bauhaus và

11 De Stijl - được thành lập ở Hà Lan sau Thế chiến thứ hai. Mies van der Rohe, một kiến trúc sư sáng tạo người Đức và là giám đốc cuối cùng của Bauhaus, đã nổi tiếng tuyên bố rằng ‘less is more’. Khoảng 50 năm trước phong trào The Stijl, các nghệ sĩ / nghệ sĩ tư nhân Thiền ở Nhật Bản đã áp dụng khái niệm chủ nghĩa tối giản trong nghệ thuật Thiền, được biết đến rộng rãi nhất trong loại vườn đá Zen. Tối giản nổi bật trước hết ở phong cách hội họa ở những thập niên 60, lấn sân qua ngành công nghiệp âm nhạc vào những năm 70, kể cả việc thử nghiệm ở mảng văn học nhưng rồi không đạt được tiếng tăm. Tuy nhiên, Tối giản xuất hiện ở một thời kỳ mà nó được coi như một phong trào, một làn sóng nghệ thuật phát triển rực rỡ, đặc biệt là ở mảng thời trang, nội thất và kiến trúc. Sự thịnh hành của nó dần khiến những người trong các ngành công nghiệp nghệ thuật xem nó không chỉ như một trào lưu, mà là một thái độ sống, một phong cách, một trường phái hoàn toàn đặc trưng và riêng biệt. Nghệ thuật vốn dĩ được định hình như một loại biểu lộ, có thể được hiểu là ‘chuyển những suy nghĩ và cảm xúc của một người vào thế giới vật chất’. Những người theo chủ nghĩa tối giản tin vào những đức tính của việc không có nhiều hơn những gì cần thiết, và do đó ‘thể hiện’ thái độ này bằng cách không tích trữ những thứ vật chất. 2.2.1.1 Từ góc nhìn Tối Giản trong lĩnh vực thiết kế Nhật Bản Thiết kế và kiến trúc chạm đến cuộc sống của mọi người, phản ánh mối quan hệ tập thể của chúng ta với thiên nhiên. Thiết kế nguyên thủy thường tái tạo các vật thể tự nhiên, nhưng thiết kế hiện đại kiểu dáng đẹp, tương lai gợi ý tiềm năng mới của thế giới nhân tạo tách rời khỏi nó. Dù vẫn còn xuất hiện những ý kiến khác biệt liên quan đến vai trò của cái đẹp trong thẩm mỹ, nhưng ta vẫn có thể thấy những nghiên cứu về mỹ học vẫn đề cập đến bản chất của cái đẹp, cả trong thế giới tự nhiên và tạo tác. Trải nghiệm thẩm mỹ từ quan điểm của người Nhật có phần khác với văn hóa phương Tây ở chỗ chúng đề cao cả sự kiềm chế và tính thoáng qua như những

12 phẩm chất đáng ngưỡng mộ, và từ những đặc điểm này, cảm giác về cái đẹp có thể xuất hiện. Chỉ thêm những gì cần thiết và loại bỏ phần còn lại luôn là trọng tâm trong thiết kế truyền thống của Nhật Bản. Nếu nhìn vào kiến trúc và thiết kế nội thất cũ của Nhật Bản, ta sẽ thấy có rất ít sự đa sắc, những màu sắc được lựa chọn cũng như loại hình thiết kế sẽ rất đơn thuần, các đường nét và hình thức sẽ được xây dựng một cách gọn gẽ, mạch lạc. Giữa thiết kế Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết. Văn hóa Nhật Bản được truyền vào với phong cách Zen - Thiền và sự đơn giản hóa. Đương nhiên, các nhà thiết kế tối giản sẽ bị ảnh hưởng bởi thiết kế truyền thống của Nhật Bản, thường nhiều hơn so với phần lớn thiết kế truyền thống của phương Tây như Gothic hoặc Victoria. Nghệ thuật và thiết kế tối giản tìm thấy vẻ đẹp và sự hài lòng trong "ít hơn", hoặc "trống rỗng / hư vô". Mặc dù động lực đằng sau họ có vẻ khác nhau, nhưng có một sự giác ngộ chung mà họ chia sẻ: có một thứ gì đó xuất hiện một thứ gì đó to lớn và sâu sắc một cách đáng ngạc nhiên - trong khoảng trống được tạo ra khi mọi thứ và bị trừ từ "nhiều hơn" để trở thành "ít hơn" hoặc "trống rỗng". Nhiều hơn cũng phổ biến như một cách tiếp cận thiết kế vì đó là những gì mọi người muốn hay đặt hàng: số lượng, chức năng, tiện nghi, đồ trang trí,... Kiến trúc theo chủ nghĩa tối giản liên quan đến việc sử dụng các yếu tố thiết kế giảm thiểu, không có đồ trang trí thêm. Phong cách Tối Giản nhấn mạnh việc giảm thiểu đến tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại thành phần thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Sự sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí là đặc trưng dễ nhận diện nhất của xu hướng thiết kế này. Những người theo Chủ nghĩa Tối giản, tin rằng bức tranh hành động là quá cá nhân và viển vông, đã chấp nhận quan điểm rằng một tác phẩm nghệ thuật không nên đề cập đến bất cứ thứ gì khác ngoài chính nó. Vì lý do đó, họ đã cố gắng loại bỏ các tác phẩm của mình khỏi bất kỳ liên tưởng về ngoại hình. Việc sử dụng góc cạnh cứng, hình thức đơn giản và phương pháp tiếp cận tuyến tính chứ không phải tập trung vào họa

13 tiết nhằm nhấn mạnh tính hai chiều và cho phép người xem phản ứng trực ...


Similar Free PDFs