BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG PDF

Title BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 27
File Size 893.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 269
Total Views 480

Summary

Download BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN – THỐNG KÊ



TIỂU LUẬN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN Lớp: AC007-AC006 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Hà Quyên

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6, 2021

NHÓM 7 Thành viên Nguyễn Vũ An Lưu Nguyễn Ái Linh Bùi Quang Minh Hồ Xuân Quang Phạm Thị Mỹ Quyền Trần Bùi Tuyết Trinh

Tỉ lệ đóng góp ( %) 100 % 100 % 100 % 100 % 100 % 100 %

i

TÓM TẮT Hòa mình vào cuộc sống đầy phát triển, thời đại của công nghệ thì TIẾNG ANH sẽ là chìa khóa vàng, là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho tất cả mọi người trong việc tìm kiếm những cơ hội việc làm trong tương lai. Ngoại ngữ đã trở thành điều kiện bắt buộc để người dân có được vị trí và công việc tốt. Hàng loạt sinh viên ra trường hay đi thực tập chưa có nhiều kinh nghiệm về thực tiễn, các chứng chỉ tiếng anh sẽ là những tấm vé thông hành trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình. Chính vì thế chúng em đã chọn Nghiên cứu đề tài này để tập trung phân tích và xác định nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên toàn thành nói chung. Dữ liệu được thu thập từ 200 sinh viên thông qua form khảo sát và được xử lý bằng phần mềm Excel. Kết quả cho thấy rằng nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên là rất cao, mỗi người đều có những mục đích học tập cụ thể. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài liệu và phát triển khả năng tiếng Anh của bản thân.

ii

MỤC LỤC CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh đề tài nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về thời gian 1.3.2.2 Phạm vi về không gian 1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu 1.5 Kết cấu đề tài CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cở sở lý thuyết 2.1.1 Nhu cầu, mục đích học tập 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên 2.2 Lịch sử nghiên cứu 2.3 Mô hình nghiên cứu CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu dữ liệu 3.2 Cách tiếp cận dữ liệu 3.3 Kế hoạch phân tích 3.4 Độ tin cậy và độ giá trị CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả 4.1.1 Mức độ quan trọng của tiếng anh 4.1.2 Bảng thống kê về mục đích học tiếng anh của mọi người 4.1.3 Khảo sát về mức độ đồng ý nhu cầu học tiếng anh 4.1.4 Thống kê về yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng anh hiện nay 4.1.5 Đánh giá yếu tố các khóa học anh ngữ ảnh hưởng đến việc học tiếng anh 4.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh 4.2 Thống kê suy diễn 4.2.1 Ước lượng 4.2.2 Kiểm định giả thuyết CHƯƠNG V ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 5.1 Đề xuất giải pháp 5.2 Kết luận

iii

1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 4 6 7 9 9 9 10 10 11 11 12 13 14 15 16 18 19 19 20 23 23 23

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1

Bối cảnh của đề tài nghiên cứu:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã và đang không ngừng đẩy mạnh phát triển , hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế… Việt Nam đã dần khẳng định vai trò, vị thế và tiếng nói của mình có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội toàn cầu. Bằng chứng là vào tháng 4/2021, Việt Nam lần thứ 2 được các quốc gia trên thế giới bầu cử trở thành chủ tịch luân phiên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự thành công của tiến trình đi lên hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa sau hàng loạt thành tựu nước ta gia nhập và đóng góp vào các tổ chức quốc tế như WTO, WHO, OECD, APEC,… Những sự hợp tác quốc tế đã đem lại nguồn tài nguyên to lớn giúp đỡ cho nội lực Việt Nam thêm mạnh mẽ và phát triển một cách toàn diện hơn. Một điều kiện bắt buộc không thể thiếu cho quá trình thành công đó là nước ta đã sử dụng ngoại giao qua tiếng nói chung của thế giới: Anh ngữ. Tiếng Anh là yếu tố tiên quyết để hỗ trợ, giúp đỡ cho các nước trên thế giới đi đến sự bắt tay hợp tác và đàm phán thuận lợi để giải quyết các vấn đề của toàn cầu. Đối với Việt Nam, ngoại ngữ Anh văn chí là phần căn nguyên cốt lõi, là bàn đẩy quan trọng để người dân Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, cùng nhau đưa đất nước vươn ra, lớn mạnh trên đấu trường quốc tế. Tiếng Anh luôn là một chìa khóa vàng để bạn có thể khẳng định được mình sẽ trở thành ai trong tương lai. Đó không phải là sự lựa chọn, đó là điều bắt buộc. Có ngoại ngữ, chúng ta đang tạo cơ hội cho mình được học tập và nghiên cứu cả kho tàng tri thức tinh hoa nghìn năm của thế giới. Ngoại ngữ tiếng Anh giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp, mở rộng hơn các mối quan hệ ra cả quốc tế. Hơn hết, tiếng anh chính là cầu nối vững chắc để chúng ta hình thành sự nghiệp trong tương lai. Tiếng Anh luôn là một công cụ đắc lực để ta trang bị cho bản thân trước khi ra đời lập nghiệp. Để đẩy mạnh nền kinh tế, hợp tác thành công với nhiều thị trường kinh tế lớn mạnh, các doanh nghiệp tại Việt Nam càng đòi hỏi cao trình độ chuyên môn và vốn ngoại ngữ đối với nhân viên của mình. Vì thế, ngoại ngữ đã trở thành điều kiện bắt buộc để người dân có được vị trí và công việc tốt. Hàng loạt sinh viên ra trường hay đi thực tập chưa có nhiều kinh nghiệm về thực tiễn, các chứng chỉ tiếng anh sẽ là những tấm vé thông hành trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình. Với việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế như hiện nay, đất nước ta càng đòi hỏi và thúc giục sinh viên đầu tư rèn luyện và phát triển khả năng tiếng anh của bản thân mình. Chính vì thế với chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên ”, từ đó chúng em lên kế hoạch làm đề tài nhằm giúp hỗ trợ các bạn sinh viên có những nhìn nhận mang tính khách quan nhất cho việc học tập của mình. 1.2

Mục tiêu nghiên cứu:

1

1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên hiện nay. Từ những thông tin đó có thể đề xuất ra một số giải pháp để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố đó cho sinh viên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích yếu tố thông thường ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh. - Phân tích yếu tố các khóa học Anh ngữ ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh. - Phân tích mục đích học tiếng Anh của sinh viên. - Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố đó và cách tiếp cận tiếng Anh cho sinh viên thời hiện đại. 1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên như: 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập trong tháng 5 năm 2021 1.3.2.2

Phạm vi về không gian:

Đề tài không chỉ nghiên cứu tất cả các bạn sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả các bạn sinh viên đang học tập và sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh. 1.4

Nguồn số liệu nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu thu thập từ form khảo sát. 1.5

Kết cấu đề tài:

Bài tiểu luận được chia thành 5 chương Chương I: Giới thiệu đề tài Chương II: Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và các kết quả nghiên cứu trước đây Chương III: Phương pháp nghiên cứu Chương IV: Phân tích và kết quả nghiên cứu Chương V: Đề xuất và kết luận

2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cở sở lý thuyết Trong bài khảo sát này, nhóm em xin trình bày các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: nhu cầu học tập và những yếu tố liên quan đến nhu cầu học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viên hiện nay, chiếm đa số là sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM. 2.1.1 Nhu cầu, mục đích học tập Nhu cầu học tập là một trong những nhu cầu tinh thần đặc trưng của con người. Nhu cầu học tập là đòi hỏi và nhu cầu thiết yếu của người học nhằm lĩnh hội kiến thức, tri thức và những trải nghiệm thực tế có giá trị của những thế hệ đi trước để lại. Trong học thuyết nhu cầu Maslow (1970, as cited by Cherry, 2018) chỉ ra nội dung về nhu cầu của con người bao gồm: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Chúng ta thường sẽ luôn luôn đấu tranh và hết mình, cố gắng để đạt được hay thõa mãn những nhu cầu cá nhân. Những nhu cầu căn bản sẽ được quan tâm, chú ý đến trước vì nó sẽ là giúp chúng ta xác định được hướng đi sau này cho những nhu cầu cao hơn. Ở đây, chúng ta cũng nhận thấy rằng có một mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viên với những nhu cầu cơ bản và tối cần thiết của họ. Lí giải cho điều này thì có lẽ bởi các sinh viên đều có nhu cầu tìm kiếm được một công việc tốt trong tương lai sau này cũng như dùng Tiếng Anh như một công cụ giúp họ thể hiện được kĩ năng ngoại ngữ song song với những kiến thức chuyên môn. Theo tác giả McLeod (2007) chỉ ra rằng chỉ khi những nhu cầu cơ bản được thỏa mãn thì người ta sẽ có thể đạt đến thang nhu cầu cao hơn và nhu cầu đó được gọi là nhu cầu tự thể hiện bản thân. Điều ấy càng được biểu hiện rõ hơn trong thời đại công nghiệp 4.0, được đầu tư kĩ lưỡng về tiếng anh chắc chắn sẽ giúp người học gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và khẳng định được chỗ đứng của họ trong môi trường doanh nghiệp hơn. Trong quá trình học, ai ai cũng có cho mình những mục tiêu học tập và nhu cầu cần phải đạt được như: nhu cầu hiểu và áp dụng những kiến thức được học vào môi trường thực tế một cách hiệu quả, được học trong một môi trường chuyên nghiệp và đầy đủ tài liệu, cơ sở vật chất; được thõa mãn niềm đam mê học hỏi và truyền tải những gì được học bằng chỉnh tư duy và sự lĩnh hội của bản thân; được tìm tòi và đào sâu những kiến thức chưa được khai phá cũng như được sử dụng những điều đã học vào công việc tương lai. Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay thì không thế không nhắc đến tiếng anh – ngôn ngữ để trở thành công dân toàn cầu. Tiếng anh đóng một vai trò vô cùng quan trọng và then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam. Các doanh nghiệp ngày càng có những đầu vào khắt khe hơn đối với đối tượng tuyển dụng và họ rất chú trọng vào khả năng ngôn ngữ của các ứng viên (đặc biệt là Anh ngữ). Không thể phủ nhận rằng những anh ngữ dường như là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên, khi hầu hết nước ta đều bắt tay và hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài, các giao dịch và hợp đồng kí kết hợp 3

tác đều được viết bằng tiếng anh. Hơn nữa, đối với những sinh viên mới ra trường chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm thì chứng chỉ chỉ tiếng anh sẽ là một điểm cộng rất lớn trong CV của họ khi đi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những sinh viên có sự chuẩn bị tốt đối với công việc như vậy. Sinh viên hiện nay ngày càng ý thức được tầm quan trọng của Tiếng anh đối với tương lai và sự nghiệp của họ sau này. Có những sinh viên đã được tiếp cận ngôn ngữ này từ rất sớm, cũng có người khi lên đại học mới đầu tư vào việc học Tiếng Anh, cho dù mục đích của họ có là gì thì Tiếng Anh cũng thể được xem nhẹ. Các trường đại học cũng đang có những đầu ra khắt khe hơn với môn tiếng anh và đặc biệt với những sinh viên nào có bằng chứng chỉ ngoại ngữ thì sẽ càng dễ được các nhà tuyển sinh để mắt đến. Nhu cầu học tiếng anh cũng dần thay đổi khi cả sinh viên lẫn nhà trường đều chú trọng vào kĩ năng này để có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng và đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay. Các yếu tố ngoại cảnh, nhu cầu của xã hội cũng tác động phần nào đến nhu cầu học ngôn ngữ này của sinh viên. Trong bối cảnh nghiên cứu này, nhóm em xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến nhu cầu học tiếng anh của sinh viên. Nhóm sẽ chú trọng phân tích và tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố ngoại cảnh: môi trường học tập, giảng dạy và tài liệu phục vụ môn học và ngành nghề tương lai với nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên hiện nay. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Chất lượng giảng dạy Giáo viên giảng dạy Tiếng Anh hay Tiếng Anh chuyên ngành cần thiết phải có sự chuẩn bị tốt về việc giảng dạy các lý thuyết, lĩnh hội được mong đợi của người học và nắm bắt được sự đổi thay không ngừng nghỉ của công nghệ (Madhavilantha, 2014, p. 7). Theo tác giả Goonetilleke (1989) đề cập rằng “không dễ dàng để tìm kiếm được một giáo viên chuyên ngành hiểu biết tốt lĩnh vực của người học” (p.45). Hiện nay những giảng viên đang dạy môn Tiếng Anh bất kể là dạy IELTS hay cho người lớn, trẻ nhỏ thì không tránh khỏi những giáo viên lâu năm và thiếu sự sáng tạo trong cách dạy. Hầu hết họ thường bám vào tài liệu có sẵn và quên đi yếu tố tư duy động não và giao tiếp trong Tiếng Anh mới thật sự quan trọng. Có khá nhiều giáo viên rất giỏi về ngữ pháp nhưng giảng dạy khô khan và phát âm không chuẩn, những hạn chế như vậy phần nào khiến hứng thú học của sinh viên giảm hẳn và kéo theo nhu cầu học đi xuống. Đây là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến như cầu học Tiếng Anh của sinh viên Còn đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành vẫn còn nhiều hạn chế. Theo tác giả Do và Cai (2010) thì phần lớn giáo viên chuyên ngành là những người có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định nhưng chưa được tập huấn kĩ càng về cách giảng dạy ngoại ngữ. Milevica (2006) cho rằng giáo viên giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành không chỉ giảng dạy tiếng anh giỏi mà còn là một chuyên gia thật sự trong lĩnh vực mà họ đảm nhận. Những giáo viên giảng dạy này phải thường xuyên cập nhật thông tin đến các lĩnh vực chuyên ngành cả về tiếng Anh, và chuyên ngành giảng dạy,

4

nên có những phương pháp sư phạm một cách hợp lí trong việc kiểm tra và đánh giá năng lực người học và có cách giải quyết đối với những trường hợp hay xảy ra trong lớp học. Độ khó của kì thi Các kì thi Tiếng Anh hay những chứng chỉ anh ngữ cũng đang phần nào tác động đến nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viên khi họ sẽ có sự xem xét giữa năng lực của bản thân và độ khó của đề thi đó. Tùy theo từng yêu cầu đầu ra của từng trường cũng như ứng dụng của các kì thi này thì sinh viên sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Ví dụ sinh viên kế toán đơn thuần, có định hướng làm việc cho công ty nhà nước sẽ không cần đòi hỏi quá nhiều trình độ tiếng anh nên họ chỉ cần thi TOEIC thay vì IELTS. Sở thích cá nhân và ứng dụng trong giải trí Mọi người đều biết tiếng anh là ngôn ngữ thông dụng nên hầu hết các thông tin, tin tức, nguồn giải trí từ phim ảnh, âm nhạc đều được dịch ra Tiếng anh. Những tài nguyên, nguồn kiến thức giá trị đó đang có sẵn ngoài kia, việc đọc để hiểu, đều cảm nhận chúng thì tất nhiên phải thông qua Tiếng Anh. Không thể phủ nhận có những phim điện ảnh quá sức ấn tượng, những bản nhạc lừng danh qua từng năm tháng, sinh viên hiện đại đang dần tiếp cận đến những tinh hoa nhân loại ngoài kia. Họ có hứng thú với những nền tảng như sportify, phim marvel hay hoạt hình disney, đơn thuần chỉ là sở thích và hứng thú nhất định sẽ khiến họ có nhu cầu học Tiếng Anh nhiều hơn. Môi trường học và tài liệu học tập Môi trường học và tài liệu học tập là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức của người học. Môi trường học tập chính là những tác động đến từ bên trong và bên ngoài lớp học có thể ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của cả giáo viên với sinh viên. Có lẽ vì môi trường học tập ảnh hưởng đến cách giáo viên truyền tải kiến thức như thế nào và cách người học tiếp thu những kiến thức ấy ra sao. Nó có thể kích thích năng lực của người học nhưng cũng có thể kéo tâm trạng của người học xuống. Cùng với sự phát triển và hỗ trợ từ công nghệ, việc trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị hỗ trợ giảng dạy tiên tiến, sử dụng đường truyền kết nối internet ổn định, hình ảnh trực quan và hệ thống âm thanh sẽ là một dấu cộng rất lớn trong việc giảng dạy và kích thích việc tiếp nhận kiến thức của sinh viên và quá trình ấy được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Song song đó tài liệu học tập phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng anh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. “Tài liệu học tập là bất cứ điều gì có thể sử dụng để giúp giảng dạy. Đó có thể là giáo trình, sách bài tập, CD, các tạp chí, sách báo và hình ảnh, đoạn văn bản được viết trên bảng mà thể hiện nội dung bài học” (Tomlinson, 2011). Đối với sinh viên chuyên ngành tài liệu tiếng anh chuyên ngành phải luôn được cập nhật thường xuyên để theo kịp với những xu thế và công nghệ mới. Tài liệu cần phải bao gồm những thông tin bổ ích, đầy đủ cũng như được trình bày một cách khoa học và súc tích thì sinh viên mới có thể học tập một cách hiệu quả và chủ động hơn 5

Khả năng ứng dụng trong học tập, việc làm trong tương lai Những sinh viên mới ra trường đều mong muốn tìm được một ngành nghề ổn định đúng với kì vọng và năng lực của bản thân. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy ngày nay tỉ lệ thất nghiệp đang ngày càng gia tăng và đây có lẽ là một mối quan ngại rất lớn đối với của các nhà quản lí. Ngày 24/12/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tính đến quý 3 của năm 2015 cả nước có 1 triệu 130 ngàn người ở độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Ngoài ra, để có thể cạnh tranh tốt trong thời đại khắc nghiệt công nghiệp 4.0 như hiện tại thì sinh viên không những chỉ nên chú tâm về các kiến chuyên ngành mà còn phải đạt được những kĩ năng quan trọng khác nếu muốn tìm được một công việc ưng ý và phù hợp. Trong đó, tiếng anh đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp sinh viên đạt được ước nguyện của mình trong hầu hết các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Luu (2008) tiến hành một nghiên cứu về nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành điện - điện tử tại Trường Cao đẳng công nghiệp Huế với kết quả 76,6% sinh viên khi được hỏi về mục đích học tiếng Anh chuyên ngành, họ đều có câu trả lời là để giao tiếp tại nơi làm việc. Nguyen và cộng sự (2016) tiến hành khảo sát vai trò tiếng Anh trong công việc tương lai, có 97% sinh viên đánh giá rất quan trọng.

Ngày nay, để đạo tạo ra nguồn nhân lực chất lượng sau khi ra trường, các trường đại học đang dần cải thiện những khóa học của mình bằng cách bổ sung thêm nhiều lớp học chất lượng cao hay cử nhân tài năng với chương trình sử dụng từ 50% - 100% tiếng anh để dạy học. Nhà trường nắm được tình hình, thực trạng hiện nay là các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế đang dần dần đầu tư và đổ bộ vào Việt Nam Vì vậy, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường rất quan tâm đến vấn đề này và cho đây là cơ hội để họ có một sự nghiệp rộng mở, xán lạn trong tương lai. Chính Tiếng Anh là một nhân tố quyết định xem sinh viên có đủ điều kiện kiếm được một công việc ưng ý trong những tập đoàn nổi tiếng đó hay không. 2.2 Lịch sử nghiên cứu Trong bài nghiên cứu nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành Du lịch tại Trường Đại học Constanta, Lavinia (2017) đã cho ta thấy rằng tỷ lệ sinh viên có học tiếng Anh với mục đích phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai lên đến 92.6% .Thông qua khảo sát ta có thể nhận định được để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, hầu hết các sinh viên nhận thức rõ về việc phát triển kỹ năng tiếng Anh là rất cần thiết. Trong bài nghiên cứu về động cơ học tập tiếng Anh của Navickienė, Kavaliauskienė, và Pevcevičiūtė (2015) - cụ thể tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Klaipeda. Tiếng Anh chuyên ngành giúp cho trình độ trong chuyên môn được nâng cao và cần thiết trong công việc tương lai. Vì vậy, thông qua khảo sát, tỷ lệ sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành vì lý do trên chiếm đến 95%.

6

Lan, Khaun, và Singh (2011) đã tiến hành nghiên cứu yêu cầu trong công sở về năng lực và kỹ năng ngôn ngữ cần phải đáp ứng của các sinh viên đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vì hầu hết các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện hầu hết bằng tiếng Anh nên tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại các cơ quan làm việc Các khóa học tiếng Anh chuyên ngành giúp người học định hướng được các kĩ năng tiếng Anh cần thiết cho nghề nghiệp tương lai mà người học sẽ gặp phải trong môi trường làm việc. Widdowson (1998) khẳng định rằng “Tiếng Anh tổng quát thiếu tính cụ thể và thiếu mục đích hơn tiếng Anh chuyên ngành.” Bởi lẽ tiếng Anh tổng quát chỉ giúp người học tiếp cận những kiến thức cơ bản nhất trong tiếng Anh, nhưng với năng lực và kỹ năng ngoại ngữ của mình, người học muốn sớm ...


Similar Free PDFs