Báo Cáo Thực tập cơ bản PDF

Title Báo Cáo Thực tập cơ bản
Author Sơn
Course Thực tập cơ bản
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 11
File Size 546.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 187
Total Views 467

Summary

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ BẢN BÀI THỰC HÀNH LẮP RẠP MẠCH TẠO XUNG GVHD: Vũ Hồng Vinh Mã lớp: 713612 Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Sơn MSSV: 20203559 Hà Nội, 2022 Trong mạch điện tử, kỹ thuật xung đóng vai trò quan trọng và có ứng dụng khá rộng rãi. Các mạc...


Description

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ------------------

------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ BẢN BÀI THỰC HÀNH

LẮP RẠP MẠCH TẠO XUNG GVHD: Vũ Hồng Vinh Mã lớp: 713612 Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Sơn MSSV: 20203559

Hà Nội, 2022

I. Giới thiệu 1. Mục đích thực hành  Tính toán, lắp ráp và đo đạc các thông số làm việc của mạch tạo xung vuông và răng cưa dùng đèn bán dẫn trên cơ sở mạch dao động đa hài.  Đo đạc điều chỉnh chế độ làm việc tĩnh và chế độ làm việc của mạch. Xác định quan hệ giữa tần số dao động và thông số của mạch; nghiên cứu tính không đối xứng của mạch.  Sử dụng thành thạo các thiết bị đo: Đồng hồ vạn năng (multimeter), dao động ký (oscilloscope), máy phát hàm (function generator), nguồn cung cấp (power supply),…  Ổn định kỹ năng hàn, đo, nhận dạng linh kiện rời rạc, lắp ráp. 2. Trang thiết bị cần thiết  Panel thực hành vạn năng và các linh kiện cần thiết.  Đồng hồ đo vạn năng (VOM/multimeter).  Mỏ hàn, thiếc, nhựa thông, dây nối, dụng cụ lắp ráp, cân chỉnh 3. Lý thuyết a. Tín hiệu xung

1

Trong mạch điện tử, kỹ thuật xung đóng vai trò quan trọng và có ứng dụng khá rộng rãi. Các mạch tạo xung được ứng dụng trong các mạch điều khiển đặc biệt là mạch điều khiển báo động, mạch định thời, mạch dò. Trong thực tế, đa số các mạch tạo xung đều được tích hợp trong IC. b. Mạch tạo xung vuông và xung răng cưa dùng transistor - Mạch tạo xung vuông (mạch dao động đa hài) Sơ đồ mạch

Trong đó:  T1 giống T2 đều là C828 hoặc C1815.  R1 = R4 = Rc và R2 = R3 = Rb để cho xung vuông cân đối.  Điều kiện chọn Rb UBEmax, UCE = 0. Khi muốn chuyển trạng thái thì đặt vào cực bazơ một xung đột biến thích hợp, với điều kiện để đưa đèn vào trạng thái bão hòa là: Rb = UBEmax; còn chuyển từ thông sang tắt thì đặt vào B một xung đột biến âm giảm sao cho UBE UC2. Quá trình thiết lập: Do cấu tạo đèn lệch, khi UC1 giảm thông qua tụ C1 đặt vào cực bazơ của đèn T2 làm cho UBE2 giảm => IC2 giảm; UC2 tăng thông qua tụ C2 đặt vào cực B của T1 làm cho UBE1 tăng => IC1 tăng… Quá trình xảy ra rất nhanh, xác định chế độ ổn định T1 thông hoàn toàn và T2 đóng hoàn toàn. Khi T1 dẫn hoàn toàn, tụ C2 nạp điện còn C1 phóng điện. Quá trình chuyển trạng thái: Quá trình nạp của C2 làm UBE1 giảm, quá trình phóng của C1 làm UBE2 tăng. Khi C1 phóng điện làm cho UBE2 tăng dần tới mức điện áp mở T2 = 0. Như vậy lại có vòng hồi tiếp đèn nọ đèn kia, xảy ra nhanh chóng. UC2 giảm thông qua tụ C2 đặt vào B của T1 làm cho UBE2 tăng, UBE1 giảm; UC1 giảm thông qua tụ C1 đặt vào B của T2 làm cho UBE2 tăng… quá trình liên tục tiếp diễn. Mạch hoạt động nhờ sự đóng mở liên tục của đèn T1 và T2.

7

Việc hình thành xung vuông ở hai cửa ra UC1 và UC2 được thực hiện sau khoảng thời gian τ1 = t1 - t0 và τ2 = t2 - t1 nhờ quá trình đột biến trạng thái tại các thời điểm t0, t1, t2 - Trong khoảng thời gian τ1, T1 khóa, T2 thông: C1 phóng, C2 nạp; khi hết thời gian τ1 thì C2 được nạp đầy, C1 phóng hết điện. - Trong khoảng thời gian τ2, C2 phóng điện, C1 bắt đầu nạp; T2 khóa, T1 thông - Khi hết thời gian τ=R.C, mạch trở lại trạng thái t0 Độ rộng xung ra τ1 và τ2 của UC1 và UC2 liên quan trực tiếp đến hằng số thời gian phóng của các tụ điện: τphóng = C1.RB2 τnạp = C2.RC2 τ1 = C2.RB1.ln2 = 0.7C2RB1

τ2 = C1.RB2.ln2 = 0.7C1RB

Chọn đối xứng RB1=RB2 ; C1=C2 ; T1≡ T2 ; ta có τ1= τ2 và nhận được sơ đồ đa hài đối xứng Chu kì xung vuông: T ≈ 2x0.7x τphóng = 1.4RBC

III. Thực hành 1. Sơ đồ lắp ráp

8

Thông số:      

R1 = R4 = 1KΩ R2 = R3 = 100KΩ C1 = C2 = 10µF T1 = T2 = C828 RE = 100Ω V1 = 6-9V

2. Kết quả đo Dùng đồng hồ vạn năng thang đo 2.5V DC UCB = 1V UCE = 1V

IV. KẾT LUẬN Qua bài thực hành “Mạch tạo xung vuông và xung răng cưa” đã cho em hiểu được cách tạo ra tín hiệu dạng xung và cách điều chỉnh tín hiệu ra dạng vuông và răng cưa theo ý muốn Xin chân thành cám ơn các thầy đã nhiệt tình giúp đỡ em trong bài thực hành này.

9...


Similar Free PDFs