Bìa tiểu luận (1)Bìa tiểu luận (1) PDF

Title Bìa tiểu luận (1)Bìa tiểu luận (1)
Author Hạ Vũ
Course Triết học Mác Lênin
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 11
File Size 183.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 83
Total Views 150

Summary

Download Bìa tiểu luận (1)Bìa tiểu luận (1) PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần:

ĐỀ TÀI: Từ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội phân tích nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : .................................... Sinh viên thực hiện : .................................... Lớp : .................................... Mã sinh viên : ....................................

Hà nội, ngày tháng năm 2021

A. MỞ ĐẦU Một xã hội phát triển toàn diện là khi các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, quốc phòng, an ninh… đều được nâng cao và chú trọng. Đời sống xã hội chỉ tốt đẹp khi những tư tưởng tiến bộ được áp dụng và truyền bá sâu rộng đến toàn bộ nhân dân. Khi nghiên cứu về các mặt quan trọng của đời sống xã hội, Chủ nghĩa Mác – Lênin đã xác định ý thức xã hội và tồn tại xã hội là hai mặt quan trọng nhất. Chúng phát triển, quy định và tác động lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng khách quan. Sự tác động ấy là lời lý giải cho sự phát triển đi lên hay tụt hậu của xã hội; đồng thời chỉ rõ cho chúng ta vai trò đặc biệt quan trọng của ý thức xã hội đối với quá trình phát triển của xã hội. Nắm bắt và áp dụng được quy luật vận động của ý thức đối với sự hưng thịnh hay suy vong của xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước tiến quan trọng trong sự nghiệp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hóa các mục tiêu nhằm thay đổi ý thức và thực hiện nếp sống văn minh của Đảng và Nhà nước, ta không tránh khỏi những bất cập trong công tác thực hiện. Một trong những vấn đề nhức nhối nhất xã hội Việt Nam hiện nay đó chính là vẫn tồn tại những biểu hiện của sự bất bình đẳng giới đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Sự lạc hậu trong ý thức này của nhân dân ta không những kìm hãm sự phát triển về giáo dục ý thức con người, là hòn đã cản trở cho sự đi lên của xã hội, mà còn đặt ra tính thách thức trong công tác xây dựng và phát triển xã hội của Việt Nam. Chính vì những điều này, em nhận thấy được tầm quan trọng của ý thức con người trong sự phát triển của đời sống xã hội, nên em chọn đề tài “Từ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội phân tích nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” để làm mục tiêu nghiên cứu trong bài tiểu luận lần này. Sau khi làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, đề tài này sẽ là kim chỉ nam giải thích cho những thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bất bình đẳng giới trong xã hội nước ta. Hiểu được cặn kẽ nguồn gốc của vấn đề là cánh của quan trọng để thực hiện những bước đi chính xác nhất nhằm xóa bỏ hoàn toàn BBĐ giới trong tương lai.

B. NỘI DUNG Phần 1: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội 1.1 Tồn tại xã hội Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Nói cách khác, tồn tại xã hội là một phạm trù triết học mang tính khách quan, là kết quả của sự khái quát, trừu tượng với những quan hệ vật chất cụ thể. Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên (hoàn cảnh địa lý), điều kiện dân cư (dân số và mật độ dân số)…. Trong đó phương thức sản xuất là yếu tố quan trọng nhất. Ví dụ, để tận dụng tối đa lợi ích từ yếu tố đất của điều kiện tự nhiên, con người sáng tạo ra cách thức làm đồ gốm từ đất sét tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ đời sống. Để có thể giúp đỡ nhau và duy trì được nghề làm gốm, con người phải sống gần nhau và hợp thành làng nghề truyền thống. Chính vì thế, các yếu tố trên không hề riêng biệt rời rạc mà tồn tại thống nhất với nhau trong mối quan hệ biên chứng. Sự tác động lẫn nhau giữa chúng chính là điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội. 1.2 Ý thức xã hội Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, cùng những tình cảm, tâm trạng… nảy sinh từ TTXH và phản ảnh TTXH trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Ý thức xã hội là một hiện tượng phức tạp, tùy theo góc độ xem xét mà phân chia YTXH thành: ý thức thông thường và ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Ví dụ trong xã hội Việt Nam, truyền thống yêu nước luôn gắn liền và phát huy trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nó xuất phát từ ý thức đấu tranh để tồn tại và tinh thần yêu nước của mỗi con người, và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 2. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Trước khi chủ nghĩa duy vật lịch sử ra đời, nền triết học của thế giới đã tồn tại những quan điểm khác nhau về sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội, cũng như vai trò của nó đối với đời sống xã hội. Ví dụ, chủ nghĩa duy tâm cho rằng nguồn gốc, tư tưởng của ý thức xuất hiện thừ bản thân nó; tinh thần là nguồn gốc quyết định mọi hiện tượng xã hội… Nhưng các quan điểm ấy đều không đúng và yêu cầu phải tìm đặt ra một quan điểm thống nhất, chính xác nhất. điều này chỉ được giải quyết triệt để cho đến khi chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội. Đồng thời, mỗi hình thái ý thức xã hội đều tác động ngược trở lại tồn tại xã hội. Cụ thể, YTXH phong phú hay nghèo nàn, đa đạng hay nhàm

chán đều do tồn tại xã hội quyết định nội dung phản ánh đến YTXH. Tồn tại xã hội cũng quyết định tính chất cách mạng hay phản ánh cách mạng, đối kháng hay không đối kháng trong ý thức xã hội… Ví dụ trong xã hội phong kiến, xã hội tồn tại giai cấp sâu sắc, thì YTXH nhất định cũng mang tính giai cấp. Trong quá trình phát triển xã hội, con người muốn tồn tại nhất định sẽ xảy ra đấu tranh, đối kháng và YTXH cũng thay đổi theo, từ chịu áp bức của giai thống thống trị đến đòi quyền bình đẳng của giai cấp bị trị. Bên cạnh đó, tồn tại xã hội còn là điều kiện quyết định để YTXH thay đổi. Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng, những quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, văn hóa nghệ thuật… dù sớm hay muộn cũng thay đổi theo. Ví dụ trong xã hội tư bản chủ nghĩa, khi phương thức sản xuất vật chất từ thủ công phát triển thành công nghiệp dẫn tới năng suất lao động tăng cao, chất lượng tốt hơn và dư thừa của cải… Điều này dẫn đến sự thay đổi về chính sách giao thương, luật lệ buôn bán trong quát trình trao đổi hàng hóa. Tóm lại, tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội đấy. Sự thay đổi của YTXH có thể là sự phản ánh đúng, hoặc không đúng đối với tồn tại xã hội; nhưng xét cho cùng về lâu dài, YTXH có khả năng phản ánh đúng, đầy đủ và chính xác đối với quá trình thay đổi của tồn tại xã hội. Vấn đề này đã được Mác khẳng định: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của học”.1 Không chỉ dừng lại ở đó, triết học Mác – Lênin còn chỉ ra rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, không phải một cách đơn giản, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng quan niệm, lý luận hình thái YTXH nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, chỉ khi nào xét đến cùng thì mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy. Khi nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan điểm duy vật lịch sử không xem YTXH như một yếu tố hoàn toàn thụ động mà trái lại còn nhấn mạnh sự tác động tích cực trở lại của YTXH đối với tồn tại xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của YTXH đối với tồn tại xã hội. 3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. 3.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với TTXH Trải qua hàng triệu năm phát triển của lịch sử loài người, sự thay đổi và phát triển của TTXH thường xảy ra nhanh hơn so với ý thức xã hội. Nhiều khi xã hội cũ mất đi rất lâu, song ý thức do xã hội đó vẫn còn tồn tại. điều này được thể hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen, phong tục tập quán… Ví dụ tết Nguyên Đán – tết truyền thống của dân tộc Việt Nam đã bắt nguồn từ rất lâu đời, nhưng đến ngày nay, dù xã hội phát triển và giao lưu nhiều nền văn hóa khác nhau thì phong tục ấy

vẫn được bảo tồn và gìn giữ, phát huy ở cả hiện tại và tương lai. Thế nhưng, không phải phong tục, thói quen nào cũng mang tính chất phát huy và tiến bộ như vậy. Trái lại, chúng đa phần đều mang tính chất lạc hậu, bảo thủ, làm kìm hãm sự phát triển của xã hội. Lênin đã từng nói rằng: “sức mạnh tập quán của hàng chục triệu người là sức mạnh ghê gớm nhất”1. Nguyên nhân làm cho YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: Thứ nhất, do sự biến đổi của TTXH do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực,tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà YTXH có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, YTXH là cái phản ánh TTXH nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của TTXH. Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH. Thứ ba, YTXH luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ bảo vệ, lưu giữ và truyền bá nhằm duy trì quyền lợi ích kỷ của họ nên chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. Lê nin nói rằng: “Một người bệnh chết đi ta có thể đem chôn cùng với căn bệnh nhưng một xã hội mất đi ta không thể đem chôn cùng những căn bệnh của nó được mà những căn bệnh này rữa ra xâm nhập vào những con người đang sống”1 . Chính vì thế mà những ý thức, tư tưởng lạc hậu không dễ dàng mất đi. Nên khi tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhà nước cần chú trọng và tăng cường hơn nữa trong tác phòng chống tệ nạn xấu như quan liêu, tham nhũng… Bên cạnh đó cần giữ vững lập trường và chống phá ngăn chặn những âm mưu của thế lực thù địch về mặt tư tưởng. Đồng thời phải duy trì, phát huy hiệu quả những truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. 3.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội Khi triết học Mác – Lênin khẳng định rằng ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội, thì cũng đồng thời khẳng định ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội trong những điều kiện vật chất nhất định. Sự vượt trước có được là do YTXH phản ánh đúng những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của TTXH. Từ đó, những dự báo về tương lai được hình thành và chỉ giúp cho con người những mục tiêu, giải pháp và định hướng để đạt được mục tiêu cụ thể trong hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, YTXH vượt trước TTXH không đồng nghĩa với việc YTXH không bị TTXH chi phối nữa. Những tư tưởng vượt trước ấy không tách hoàn toàn ra khỏi TTXH mà phán ánh chính xác và sâu sắc hơn các mối quan hệ tất yếu, bản chất của TTXH.

Ví dụ trong thực tế đã chứng minh, vào thời Hy Lạp cổ đại, khi con người bắt đầu nghiên cứu về thiên văn học, họ đưa ra thuyết địa tâm và cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, nó đứng yên và tất các các ngôi sao, hành tinh, kể cả Mặt Trời, Mặt trăng đều quay quanh nó. Đến thế kỉ 17, những học giả có tiếng như Copernicus, Kepler và đặc biệt là Galileo dần dần đưa ra khái niệm về thuyết nhật tâm. Theo khái niệm này, Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, và các hành tinh khác như Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy... quay quanh nó. Nhưng khi ấy, mọi người cho rằng học thuyết mà Galileo đưa ra là sai lệch, điên rồ. Nhưng sự dự đoán ấy lại là tiền đề cho con người thế hệ sau nghiên cứu về thiên văn một cách chính xác và khẳng định thuyết của ông là đúng. Tuy ngày nay, thuyết Nhật tâm đã không còn chính xác bởi sự sai lệch trong khái niệm vũ trụ của thời đại trước với hiện tại, nhưng sự vượt trước trong ý thức của các nhà khoa học đã tạo một bước tiến lớn trong việc quan sát và nghiên cứu vũ trụ. 3.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa Trong quá trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội, các tư tượng quan điểm lý luận không bao giờ xuất hiện và phát triển một cách độc lập, mà luôn gắn liền, dựa vào các tiền đề đã có từ những giai đoạn lịch sử trước đó. Ví dụ rõ nhất mà ta có thể thấy, đó là sự hình thành của triết học Mác – Lênin dựa vào phép biện chứng duy tâm của Hêgel và chủ nghĩa siêu hình của triết học cổ điển Đức. Các ông đã khắc phục những thiếu sót của 3.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội Các hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ nhiều mặt khác nhau như: chính trị, đạo đức, pháp quyền… Sự tác động giữa chúng làm cho mỗi hình thái có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất. Ví dụ: ở nửa sau thế kỷ 18 ở Pháp và nửa cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 ở Đức, triết học và văn học đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền bá tư tưởng chính trị và pháp quyền, là vũ khí tư tưởng và lý luận trong cuộc đấu tranh chính trị chống lại các thế lực cầm quyền của các lực lượng xã hội tiến bộ. Tuy nhiên, đến thời kì thế giới đương đại, ý thức chính trị ngày càng đóng vai trò quan trọng và chi phối mạnh mẽ các hình thái ý thức khác. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, thì hình thái ý thức chính trị có vai trò quan trọng nhất và tác động mạnh mẽ đến các hình thái khác. 3.4 Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội Trong mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, sự tác động giữa chúng không chỉ có một chiều, mà TTXH chịu sự tác động trở lại của YTXH cũng là một biểu hiện của tính độc lập tương đối của YTXH. Ph. Ăng ghen đã khẳng định “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật…đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế.”1

Mức độ ảnh hưởng ấy phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành nên các hình thái ý thức xã hội, vào trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội. Vì vậy cần phân biệt vai trò của YTXH tiến bộ và YTXH lac hậu, cản trở sự phát triển của xã hội. Ví dụ: 4. Ý nghĩa phương pháp luận Trong đời sống xã hội, để nhận thức đúng được một vấn đề, hiện tượng xã hội thì cần phải xem xét căn cứ tồn tại xã hội hình thành nên nó. Đồng thời phải giải thích hiện tượng đó từ nhwungx Phần 2: Bất bình đẳng giới và giải pháp xóa bỏ bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay Để giải quyết được vấn đề nan giải này, chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để đưa ra được giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam. 2.1 Thực trạng Bất bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ gia đình và đất nước. Tuy nhiên thì vấn đề bất bình đẳng hầu như chỉ xảy ra và gây bất lợi ở phụ nữ. Trong xã hội hiện nay, ta không khó để bắt gặp những hành vi có biểu hiện không công bằng giữa nam và nữ. Cụ thể: Trong kinh tế, tuy vai trò của người phụ nữ đã và đang được đề cao hơn cả về vị trí và vai trò đóng góp cho nền kinh tế, nhưng vẫn không thể phủ nhận số lượng vẫn còn ở mức khá thấp. Vẫn còn tồn tại rất nhiều phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ hay làm các công việc nhẹ, lương thấp mà lại tốn thời gian. Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu 2020 (Global Gender Gap Report 2020), Việt Nam đang xếp thứ 87/153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới. Thu nhập của phụ nữ thấp hơn trung bình khoảng 3 triệu đồng so với nam giới. Mặt khác, tỉ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3%, trong khi nam giới giữ một tỉ lệ vượt trội hơn rất nhiều 77,6%. Trong xã hội, rất nhiều gia đình vẫn mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, bởi các chuẩn mực về giới đã ăn sâu trong tiềm thức và suy nghĩ của họ. Điển hình như việc đặt tên cho con phải theo họ của cha; trong gia đình thì nhất định phải có con trai để nối dõi và để thừa hưởng gia sản của cha mẹ, tuy con gái có được hưởng thừa kế nhưng chỉ một phần nhỏ hay thậm chí hoàn toàn không được hưởng. Họ coi việc có người để “chống gậy” là điều đặc biệt quan trọng nên phải sinh được con trai bằng mọi giá. Chính vì vậy, tình trạng này dẫn tới việc chọn giới tính cho con, dẫn đến việc nạo phá thai với số lượng rất lớn mỗi ngày. Theo Báo cáo Dân số thế giới năm 2020, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.800 trẻ em gái không được sinh ra. Con số ấy chắc

chắn sẽ khiến chúng ta không khỏi giật mình vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn rất sâu đậm trong suy nghĩ của con người. Vì vậy, tình trạng mất cân bằng giới tính đang là vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng nguồn nhân lực và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam. Theo như Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2019, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh và rất nghiêm trọng: năm 2013 tỉ số là 113 bé trai/100 bé gái, năm 2018 có 114.5 bé trai/100 bé gái. Năm 2019, tỷ lệ này giảm xuống 111 bé trai/100 bé gái, nhưng vẫn là mức rất cao. “Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, đến năm 2050, ít nhất chúng ta sẽ dư thừa 2,3 triệu và cao nhất là 4,3 triệu đàn ông không có khả năng kết hôn” (ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình lo ngại). Mặt khác, những tư tưởng, nếp sống lạc hậu khác vẫn còn tồn tại rất nhiều như việc con trai phải hướng ngoại, con gái phải hướng nội; rồi việc phụ nữ là phải nữ công gia chánh… Nên trong thời kì ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19, ngày càng có nhiều phụ nữ rời bỏ thị trường lao động để ở nhà chăm sóc gia đình và con cái. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8% (Báo cáo về khoảng cách giới năm 2021, Diễn đàn Kinh tế thế giới). Trong chính trị, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy Nhà nước tăng nhưng chiếm tỉ lệ chưa cao. Theo số liệu cập nhật của Đại hội đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 25,6%, tuy có tăng nhưng chưa thực sự nổi bật. Ngày nay, vấn đề bất bình đẳng giới còn biểu hiện ở một khía cạnh đặc biệt khác, đó là bất bình đẳng đối với người thuộc giới tính thứ 3 ( gọi tắt là LGBT1). Họ thường bị phân biệt đối xử, kỳ thị về giới tính, cách nói chuyện, ăn mặc hay sở thích, tình cảm cá nhân. Điều này khiến cho một bộ phận nhỏ những người thuộc giới tính thứ 3 bị ảnh hưởng không nhỏ về mặt tâm lí và khiến họ cách xa với xã hội. Qua những biểu hiện cụ thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ta nhận thấy vấn đề bất bình đẳng đã và đang tồn tại dai dẳng trong xã hội và nhận thức của con người một cách trầm trọng. Bên cạnh những hậu quả dễ dàng nhìn thấy trước mắt, thì chúng còn kéo theo rất nhiều các vấn đề, tệ nạn khác như: bạo lực gia đình, bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái, tảo hôn…. 2.2 Nguyên nhân Theo nguyên lí về tính độc lập của YTXH, thì YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH. Và bất bình đẳng giới cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ngay từ thời công xã nguyên thủy, khi con người sử dụng công cụ bằng kim loại, việc cày bừa nông nghiệp phát triển. Đàn ông với sức khỏe, thể chất mạnh mẽ nên đã chiếm ưu thế hơn và giành lấy quyền lực, vị thế trong gia đình, đóng vai trò trụ cột. Mặt khác khi xã hội phân chia giai cấp, phát sinh chiến tranh, nam giới chiến đấu giỏi và càng giữ vai trò quan trọng trong xã hội hơn trước. Khi xã hội tư bản hình thành và phát triển, công nghiệp dần thay thế cho nông

nghiệp, với sức khỏe và thể lực, tư duy kỹ thuật tốt nên xã hội vẫn ưu tiên cho nam giới hơn vì nam giới đóng góp được nhiều hơn so với nữ giới. Sau khi trải qua hàng triệu năm, vai trò và sức mạnh của người đàn ông ngày càng được củng cố, vững chắc. Chính vì thế, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” hình hành từ rất lâu đời và không dễ gì để có thể xóa bỏ đi một lối suy nghĩ đã xuất hiện từ thuở sơ khai. Vì vậy, bất bình đẳng giữa nam và nữ đến bây giờ vẫn còn đang tồn tại một cách rất rõ nét và thường xuyên. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, sự quyết đoán cũng như điểm mạnh của nam giới theo xu hướng hành động, còn phụ nữ thì trái lại, họ bị cảm xuc chi phối nhiều hơn. Điều này giúp ta lí giải một phần nào đó việc các quyết định quan trọng là do đàn ông thực hiện. Mặt khác, phụ nữ khi đến một độ tuổi nhất định thường có xu hướng muốn ổn địn...


Similar Free PDFs