BTL KY NANG LANH DAO - Lecture notes .gdfggdg PDF

Title BTL KY NANG LANH DAO - Lecture notes .gdfggdg
Author Nguyen TUan
Course Giáo Trình Kinh tế vĩ mô
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 14
File Size 292.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 28
Total Views 368

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG .....  .....BÀI TẬP LỚNSo sánh đặc điểm của các thế hệ gen X, Y, Z. Các đặc điểm này ảnhhưởng đến phong cách lãnh đạo như thế nào?Học phần: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý Lớp: 22.02 Tên học viên: Nguyễn Đỗ Tuấn Mã HV: 22KHà Nội, tháng 2 năm 2022MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU......................


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ..........

BÀI TẬP LỚN

So sánh đặc điểm của các thế hệ gen X, Y, Z. Các đặc điểm này ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo như thế nào?

Học phần: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý Lớp: 22.02.NHE Tên học viên: Nguyễn Đỗ Tuấn Mã HV: 22K401361

Hà Nội, tháng 2 năm 2022

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3 I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THẾ HỆ GEN X,Y,Z............................................................4 1. Thế hệ gen X..................................................................................................................................4 1.2 Thế hệ gen Y.................................................................................................................................5 1.3 Thế hệ gen Z.................................................................................................................................6

II. PHÂN TKCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THẾ HỆ GEN TỚI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HỌ (CÓ THỂ PHỎNG VẤN, KHẢO SÁT ĐẠI DIỆN CÁC THẾ HỆ)..............................................................................................7 2.1 Gen X............................................................................................................................................7 2.2 Gen Y............................................................................................................................................8 2.3 Gen Z............................................................................................................................................9

III. PHÂN TKCH ỨNG DỤNG CHO MÔ\T CÁ NHÂN CỤ THỂ (THUỘC MỘT THẾ HỆ GEN)................................................................................................................. 9 1. Mô hình qu ản lý RRHĐ t ại Ngân hàng Kỹỹ thương Việt Nam - Techcombank ........................................9

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................11

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay đứng sau sự thành công của một tổ chức, bên cạnh rất nhiều yếu tố thì yếu tố quản trị luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Một tổ chức có đạt được thành quả hay không, có tận dụng được tối đa nguồn lực của mình hay không đều phụ thuộc vào việc các nhà quản trị đã và đang thực hiện các chức năng của mình như thế nào, lãnh đạo, quản lý tổ chức có đạt hiệu quả không, có lựa chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp để tạo đà thúc đẩy tổ chức phát triển không. Một nhà quản trị giỏi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm, quy mô của tổ chức, giai đoạn phát triển của tổ chức,… trong đó các yếu tố đặc điểm của thế hệ cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị hiện nay. Điển hình như một nhà quản trị gen X sẽ có phong cách quản trị khác với nhà quản trị gen Y và gen Z, và mỗi phong cách quản trị lại có những ưu, nhược điểm khác nhau, sao cho nhà quản trị chọn lựa được phong cách phù hợp với quy mô, cơ cấu tổ chức để sao cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Để làm rõ hơn những ảnh hưởng của đặc điểm thế hệ gen lên phong cách quản trị của các nhà lãnh đạo, bài nghiên cứu đã lựa chọn chủ đề “Trình bày đặc điểm của thế hệ gen X, Y và gen Z và nêu lên những ảnh hưởng của đặc điểm gen lên phong cách quản trị của những nhà lãnh đạo”. Bài luận gồm 3 phần: -

Phần Mở đầu: nêu lên lý do chọn đề tài, giới thiệu đề tài và bố cục từng phần Phần Nội dung bao gồm: I. Đặc điểm của các thế hệ gen X, Y và Z II. Những yếu tố ảnh hưởng của đặc điểm thế hệ gen lên phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị III. Phân tích phong cách lãnh đạo của 1 nhà quản trị cụ thể.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THẾ HỆ GEN X,Y,Z

1. Thế hệ gen X Gen X có thể coi là một trong những thế hệ lãnh đạo, dẫn dắt và làm chủ các xu hướng hiện nay. Với sự sáng tạo và tư duy cởi mở hơn những thế hệ trước đó, gen X đang chứng tỏ những thay đổi trong tư duy của họ là hợp thời và đúng đắn. Gen X (Generation X, thế hệ X) là thuật ngữ ám chỉ thế hệ với những người sinh từ những năm 1960 đến những năm 1970. Một số tài liệu định nghĩa một cách đơn giản hơn rằng Gen X là thế hệ những người sinh sau Baby boomers. Đây là thế hệ với những người trẻ tuổi, trưởng thành vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Đặc điểm cơ bản của Gen X (thế hệ X) bao gồm: -

-

Gen X có xu hướng tự chủ, tư duy cởi mở và quyết đoán: Cùng với sự thay đổi về nhận thức mang tính cởi mở và cách mạng, Gen X được cho là những cá nhân với quan niệm sống tự chủ, quyết đoán hơn so với những thế hệ khác. Họ quan tâm đến sự sáng tạo hơn là những yếu tố quy cũ, rập khuôn và hình thức Gen X luôn trân trọng mối quan hệ tình cảm thân thiết: Khi nói đến việc xây dựng mối quan hệ xã hội, họ thích mối quan hệ tình cảm thân thiết (gia đình, bạn thân) hơn là các mối quan hệ xã giao. Khi đặt mục tiêu cho riêng mình, họ có xu hướng theo đuổi những thứ truyền cảm hứng, đam mê và động lực cho họ hơn là những yếu tố quá an toàn và nhàm chán. Tuy nhiên, một số có thể gặp rắc rối với chủ nghĩa cá nhân, điều này đôi khi có thể cản trở việc làm việc nhóm hoặc giao tiếp

-

với những người khác. Gen X có khả năng cân bằng tốt giữa công việc và gia đình: Thế hệ X nhận biết rõ

-

giá trị cuộc sống, cũng như cách mà họ có thể có được hạnh phúc. Nhờ đó, Gen X có khả năng cân bằng tốt giữa công việc và gia đình. Gen X có xu hướng đánh giá vấn đề một cách công tâm và đa chiều: Khi bàn luận, phân tích về một vấn đề nào đó, Gen X luôn có xu hướng tiếp cận nó từ nhiều phía, từ đó giúp họ có một cái nhìn đa chiều (điểm mạnh, điểm yếu, mặt tích cực,

-

tiêu cực...) đối với vấn đề đó. Chính vì thế, các quyết định đưa ra bởi Gen X luôn thấu đáo, công tâm và toàn diện. Gen X có tính kiên trì cao trong công việc: Trong công việc, học tập, Gen X luôn nghiêm túc, kiên trì, nỗ lực rất cao để hoàn thành mục tiêu trong suốt chặng đường dài. Họ ít khi bỏ ngang một quá trình nào, nhất là đối với mục tiêu mà họ đã đặt

-

ra. Gen X quản lý tài chính cá nhân rất tốt: Gen X có khả năng quản lý tài chính cá nhân vô cùng tốt. Họ hiếm khi nào chi tiêu một cách bừa bãi. Thay vào đó, họ luôn

kiểm soát dòng tiền của mình một cách chặt chẽ và đặt ra kế hoạch tiết kiệm, tích lũy và đầu tư định kỳ (hàng tháng, hàng tuần). Nhờ đó, Gen X luôn cảm thấy an tâm về tương lai tài chính của họ. Một số người tiêu biểu của thế hệ Gen X phải kể đến như Paul Walker là nam diễn viên người Mỹ sinh ngày 12 tháng 9 năm 1973 và mất ngày 30 tháng 11 năm 2013. Anh được công chúng biết đến qua nhiều vai diễn thành công, đặc biệt là Brian O'Conner trong chuỗi phim Fast & Furious; Michael Dell Sinh năm 1965. Ông là người sáng lập ra Dell - thương hiệu nổi tiếng trong ngành thiết bị máy tính... Thế hệ X là thế hệ những người trẻ sinh ra vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Đây là thế hệ đại diện cho sự đổi mới, cởi mở với những sự sáng tạo vĩ đại cho nền nhân loại thế giới. Mặc dù vậy, đôi lúc chủ nghĩa cá nhân bên trong khiến Gen X gặp trở ngại trong các hoạt động đội nhóm. Quá trình trưởng thành của Gen X cũng trải qua những thăng trầm, với các sự kiện làm thay đổi cục diện của thế giới. Bất chấp những khó khăn này, Thế hệ X đã thành công trong việc có được nền giáo dục cao hơn so với các thế hệ trước trong khi cũng trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn ở các giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc đời của họ. 2. Thế hệ gen Y Gen Y (hay còn gọi là Generation Y/ thế hệ Y) là tên gọi chung của những người được sinh ra từ đầu thập niên 80 đến cuối thập niên 90. Một số tài liệu về dân số học có gắn Gen Y với những tên gọi khác như Millennials hoặc Echo Boomers. Những mầm non Gen Y hay Millennials đầu tiên được sinh ra vào những năm 1980. Đây là thời kỳ của sự toàn cầu hóa và phát triển. Đây cũng chính là lý do khiến Gen Y còn có tên gọi là "Thế hệ toàn cầu". Khi các sản phẩm công nghệ ngày càng phong phú như máy tính, điện thoại di động, Internet, trình duyệt web, email, công cụ tìm kiếm... Gen Y có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa ngay từ những ngày đầu tiên. Điều này khiến Gen Y trở thành những người dễ thích nghi và cởi mở hơn so với những thế hệ tiền nhiệm. Chính yếu tố này đã khiến nhiều người cho rằng Gen Y là thế hệ đa màu sắc. Quá trình trưởng thành của Gen Y cũng chứng kiến nhiều sự kiện tiêu cực mang tính toàn cầu. Một trong những sự kiện nổi bật chính là vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Vào ngày này đã diễn ra hàng loạt cuộc tấn công khủng bố có sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm chống lại Hoa Kỳ. Đỉnh điểm của sự kiện này chính là việc chuyến bay 11 của American Airlines và chuyến bay 175 của United Airlines lần lượt đâm vào tòa tháp Bắc và Nam của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới ở

Lower Manhattan. Sự kiện này là một giao điểm quan trọng với lịch sử giúp phân biệt Gen Y với thế hệ sau này. Vào năm 2008, Gen Y bước vào cuộc suy thoái kinh tế ngay sau khi học đại học hoặc ngay cả khi học đại học. Nhiều người trong số họ có thể đã mất việc do cuộc khủng hoảng này hoặc buộc phải thay đổi hoặc học một nghề khác. Ngày nay, hầu hết các Gen Y đều đã bước vào độ tuổi trưởng thành, có sự nghiệp và quan điểm khác nhau về cuộc sống. Trong số đó có những người đã có những thành công vang dội, đáng được thế giới ngưỡng mộ. Đặc điểm cơ bản của thế hệ Gen Y bao gồm: -

Gen Y thường lạc quan và cởi mở về những quan điểm trong cuộc sống: Những người thuộc thế hệ Gen Y thường lạc quan và cởi mở về những quan điểm trong cuộc sống. Sở dĩ Gen Y có được đặc điểm này chính là nhờ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, khi đó, để có thể tồn tại qua giai đoạn khó khăn, Gen Y phải chấp nhận thay đổi quan điểm về cuộc sống, tiếp nhận những tư duy mới để thích nghi với môi trường xung quanh. Nhiều người thuộc thế hệ Gen Y đề cao sự cân bằng giữa

-

công việc và cuộc sống. Họ luôn có những khung giờ rõ ràng cho việc học tập, làm việc & giải trí, thư giãn Gen Y rất giỏi trong việc sử dụng Internet: Gen Y rất giỏi sử dụng Internet trong công việc và học tập. Họ tận dụng sự phát triển của Internet để tìm kiếm thông tin, học hỏi và phát triển khả năng bản thân. Trong đó cũng có nhiều người đã thành

-

công, nổi tiếng nhờ Internet và công nghệ. Gen Y có khả năng giao tiếp và hòa nhập tốt trong xã hội: Phần lớn Gen Y sở hữu kỹ năng giao tiếp & quan hệ xã hội rất tốt. Đó là lý do tại sao khi nói đến nghề nghiệp và công việc, Gen Y thích tham gia vào một nhóm hơn là làm việc một mình mặc dù hầu hết họ đều khao khát có được những vị trí cao trong sự nghiệp

-

của mình. Gen Y có xu hướng chú trọng đến kết quả thay vì quá trình: Sở dĩ thế hệ Y được đánh giá cao tính linh hoạt trong công việc bởi họ chú trọng kết quả thay vì quá trình. Trong quá trình trao đổi, báo cáo, họ chỉ đề cập đến việc hoàn thành công việc thay vì mô tả chi tiết họ làm như thế nào, qua các bước nào. Họ không quan trọng sử dụng công cụ, quy trình, phương pháp nào, thay vào đó họ chỉ cần biết được rằng chúng có thể giúp họ hoàn thành được mục tiêu trong khoảng thời gian đã đặt ra hay không.

-

Gen Y là những người có tư duy đổi mới: Nhiều Gen Y luôn tìm kiếm, nghiên cứu và đổi mới phương pháp làm việc. Họ thường đặt câu hỏi về quy tắc hoặc quy

trình đã thiết lập để họ có thể hiểu rõ hơn về các cách thực hiện cải tiến, từ đó giúp công việc của họ được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, khả năng áp dụng kiến thức của họ về phần mềm và công nghệ mới để tự động hóa và cải tiến các quy trình là chìa khóa quan trọng giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao. Một số cá nhân nổi bật của thế hệ gen Y phải kể đến như Serena Williams sinh năm 1981, cô là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp nổi tiếng của Mỹ. Cô đã giành được rất nhiều Grand Slam (Úc mở rộng, Pháp mở rộng, Wimbledon, Mỹ mở rộng) và chính những chiến thắng ấy đã đưa cô trở thành một trong những vận động viên quần vợt thành công nhất trong lịch sử. 3. Thế hệ gen Z Gen Z hay còn được gọi là thế hệ Z (Generation Z) hoặc Hậu Millennials (Post Millennials), là thuật ngữ ám chỉ những người sinh ra vào cuối những năm 1990 đến cuối những năm 2010. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thế hệ Z bao gồm những người sinh sau năm 1996. Đây là thế hệ tiếp nối của Gen Y. Gen Z được sinh ra trong thời kỳ phát triển của internet và phương tiện truyền thông xã hội. Điều này khiến Gen Z có nhiều điểm tương đồng so với Gen Y khi cả 2 thế hệ đều tiếp cận sớm với công nghệ. Cuối những năm 1990 được xem là khoảng thời gian bùng nổ của Internet khi khái niệm trình duyệt web, website, email, voice chat bắt đầu lan rộng khắp toàn cầu. Không lâu sau đó là sự phát triển của những công nghệ ứng dụng trên Internet như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, lưu trữ đám mây... Quá trình ra đời của Gen Z cũng gắn liền với những sự kiện bất ổn của thế giới, điển hình là sự kiện khủng bố ngày 11/9. Chính vì thế, cha mẹ của Gen Z trở nên thận trọng về mối đe dọa khủng bố, suy thoái kinh tế, thiên tai, thay đổi về môi trường... Thế hệ Z được tiếp cận với nền giáo dục tân tiến, khi các trường học đều được trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, phòng thí nghiệm, micro, màn hình, máy vi tính... Năm 2020 - năm sinh cuối cùng của thế hệ Z - cũng là năm mà thế giới chứng kiến đại dịch Covid toàn cầu. Sự kiện này được xem là một trong những đại dịch lớn nhất lịch sử loài người, khi con người chứng kiến khả năng lây lan nhanh chóng của virus cũng những tác hại ghê gớm đến sức khỏe mà loài virus này mang lại. Đến nay, những thành viên lớn tuổi nhất của Gen Z đã hoàn thành chương trình học phổ thông và đang tham gia các chương trình đại học, cao đẳng. Chúng ta hãy cùng chờ xem thế hệ Gen Z sẽ tiếp bước những thế hệ trước và thay đổi thế giới như thế nào.

Đặc điểm cơ bản của thế hệ gen Z bao gồm: -

Gen Z thành thục và phụ thuộc vào công nghệ: Một trong những đặc điểm nổi trội của Thế hệ Z chính là khả năng sử dụng công nghệ thuần thục. Trong khi thế hệ Y được coi là “những người tiên phong về kỹ thuật số”, những người chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ và truyền thông xã hội, Thế hệ Z được sinh ra trong một thế giới của sự đổi mới công nghệ đỉnh cao - nơi thông tin có thể truy cập ngay lập tức và mạng xã hội ngày càng phổ biến. Những tiến bộ công nghệ này đã có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với Thế hệ Z. Về mặt tích cực, lượng thông tin dồi dào nằm trong tầm tay cho phép Thế hệ Z mở rộng kiến thức và chủ động trong việc học. Về mặt tiêu cực, Gen Z trở nên quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và mất dần khả năng thực hiện các phương pháp thu thập thông tin truyền thống như đọc sách, khảo sát, giao tiếp. Ngoài ra việc sử dụng thiết bị công nghệ nhiều có thể gây ra cảm giác bị cô lập và dẫn đến các kỹ năng xã hội kém phát triển. Ngoài ra, công nghệ đang thay đổi nền kinh tế khiến gen Z có thu nhập thấp dễ bị tổn thương khi họ tham gia lực lượng lao động.

-

Gen Z có xu hướng tự chủ nhưng dễ bị cô lập: Thế hệ Z có niềm khát khao mạnh mẽ về khả năng độc lập, tự chủ bản thân, tự chủ tài chính. Gen Z có ý chí cạnh tranh khốc liệt: Thế hệ Z có ý chí cạnh tranh, đấu tranh vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt. Khi gặp vấn đề, gen Z đều có xu hướng muốn tìm ra câu trả lời ngay lập tức. Ngoài ra, gen Z luôn khát khao trở thành người giỏi nhất

-

trong cộng đồng và mong có được sự công nhận của những người xung quanh. Gen Z có xu hướng đặt ra mục tiêu rất cao nhưng cũng dễ bỏ cuộc

Một số cá nhân nổi bật của thế hệ gen Y phải kể đến như Greta Thunberg là một nhà hoạt động môi trường đang thu hút rất nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Cô mới 16 tuổi và sinh năm 2003, trở thành Thế hệ Z. Greta bắt đầu phản đối biến đổi khí hậu khi mới 15 tuổi khi cô cảm thấy thất vọng với việc các nhà lãnh đạo thiếu hành động chống lại sự nóng lên toàn cầu. Hoạt động tích cực của cô đã tạo nên làn sóng trên khắp thế giới - đặc biệt là ở Pháp, nơi cô khuyến khích thanh niên trốn học để phản đối chính phủ. Cô gái 16 tuổi cũng từ chối lời mời gặp mặt của Thủ tướng Canada Justin Trudeau vì cô cảm thấy rằng điều đó là vô nghĩa vì anh ta không có kế hoạch về biến đổi khí hậu vào thời điểm đó.

II. PHÂN TKCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THẾ HỆ GEN TỚI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HỌ.

2.1 Gen X Theo khảo sát của Pew Research, gen X dưới góc nhìn của thị trường lao động chỉ là “đứa con thứ bị bỏ rơi”: họ bị đánh giá thấp và được cho là không đóng nhiều vai trò trong việc định hình lại cách thức làm việc của nhân viên kỷ nguyên mới. Nhưng sự thật đang chứng minh điều hoàn toàn ngược lại DDI, EY và CNBC trong báo cáo “Xu hướng lãnh đạo năm 2018” đã công bố một con số vô cùng ấn tượng: Thế hệ gen X sở hữu tới hơn 51% các vị trí quản lý trên toàn cầu. Với trung bình 20 năm kinh nghiệm làm việc, họ còn đang là những ứng cử viên sáng giá để thay thế cho lớp lãnh đạo Baby Boomers đang dần tiến vào tuổi nghỉ hưu. Báo cáo trên cũng chỉ ra rằng, khả năng tiếp cận công nghệ của Gen X (54%) là không hề thua kém so với lớp kế cận Millennials (56%) non trẻ. Những con số này được củng cố thêm bởi nghiên cứu của Nielsen, khi họ tiết lộ thế hệ gen X sử dụng các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn tới 40 phút một tuần so với thế hệ Y. Bởi lý do này, cùng với việc sở hữu trong tay nhiều vị trí quản lý, thế hệ X đang dần thổi những làn gió công nghệ mới vào trong các doanh nghiệp nơi mình làm việc. Trái ngược với suy nghĩ thế hệ Y đang chèo lái làn sóng chuyển đổi số, những bậc tiền bối X mới thật sự là những nhân tố cốt lõi đón đầu xu hướng này. Không những thể hiện sự nhanh nhạy trong việc tiếp cận những yếu tố công nghệ, Gen X còn thể hiện sự vượt trội trong các kỹ năng lãnh đạo so với thế hệ tiền bối Baby Boomers, đặc biệt là trong các yếu tố như: tìm kiếm và đào tạo nhân viên tiềm năng trong doanh nghiệp hay thúc đẩy, triển khai các ý tưởng kinh doanh sáng giá vào chiến lược kinh doanh thực tiễn. Quan trọng hơn cả, Gen X đã và đang đóng vai trò làm những bậc tiền bối dẫn dắt Millennials trên con đường sự nghiệp của mình. Để thành công, trí tuệ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Các yếu tố như sức ảnh hưởng, trí tuệ cảm xúc hay cách thức xây dựng mối quan hệ cũng vô cùng quan trọng. Và Gen X, những người có kinh nghiệm dày dạn hơn ở những khía cạnh này có thể chỉ bảo lớp hậu bối, giúp họ có những bước tiến vững chắc hơn trong tương lai. 2.2 Gen Y Khác với những thế hệ đi trước như gen X hay Baby Boomers, Millennials (gen Y) là thế hệ sinh ra khi công nghệ lên ngôi với những đột phá thay đổi cuộc sống và hành vi của con người. Tuy nhiên để dẫn dắt một tổ chức, tất cả các thế hệ cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức như nhau. Theo báo cáo của DDI và E&Y năm 2018, khi được

khảo sát về mức độ sẵn sàng đối mặt với những thách thức khi lãnh đạo, Millennials cho thấy sự tự tin về những yếu tố: -

Nắm rõ và thay đổi dựa trên nhu cầu và nhận thức của khách hàng: gen Y cho thấy họ có thể hành động nhanh chóng để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất bằng cách luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu,… và đặt khách hàng làm trung

-

tâm trong hoạt động kinh doanh. Dự đoán và sẵn sàng trước những thay đổi: Trong môi trường kinh doanh chịu ảnh hưởng của những tác động từ công nghệ, Millennials (gen Y) thể hiện mình là thế hệ có thể dự đoán trước những thay đổi sắp đến và cần phải làm gì để tận dụng cơ hội cũng như đối đầu với những thách thức mà thay đổi đó sẽ mang đến. Điều này

-

có thể hiểu được vì họ sử dụng công nghệ hằng ngày và có khả năng theo kịp xu hướng nhanh hơn những thế hệ đi trước. Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định trong kinh doanh: hời đại của công nghệ cũng chính là thời đại dữ liệu lên ngôi. Mọi hành vi của khách hàng trở thành một cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa lời giải cho những bài toán kinh doanh của doanh nghiệp. Millennials (gen Y) có khả năng tận dụng việc phân tích dữ liệu để tìm hiểu hành vi khách hàng, từ đó đưa ra dự đoán và những quyết định kịp thời, hiệu quả.


Similar Free PDFs