BTN-1 Nhóm18 DT02 1 - công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản tri thứcvà tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. -Nền tảng của nhân dân là công, nông PDF

Title BTN-1 Nhóm18 DT02 1 - công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản tri thứcvà tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. -Nền tảng của nhân dân là công, nông
Author Ái Nguyễn
Course Kế toán quản trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 34
File Size 464.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 466
Total Views 892

Summary

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊBÁO CÁO BÀI TẬP NHỎ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LỚP L – NHÓM 1 – HK GVHD: TS. Đào Thị Bích Hồng Sinh viên thực hiện:STT Họ và tên Mã số sinh viên1 Nguyễn Diệu Ái 1910032 2 3 4 5Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2...


Description

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO BÀI TẬP NHỎ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LỚP L – NHÓM 1 – HK212 GVHD: TS. Đào Thị Bích Hồng Sinh viên thực hiện:

STT

Họ và tên

Mã số sinh viên

1

Nguyễn Diệu Ái

1910032

2 3 4 5

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2022

MỤC LỤC PHẦN 1: GIAI ĐOẠN 1930 – 1935.................................................................................1 1.1 LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ 10/1930 ...................................................................1 1.1.1 Bối cảnh lịch sử.............................................................................................1 1.1.2 Nội dung Luận cương chính trị ...................................................................2 Nhận xét...................................................................................................................5 1.2 ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẢNG 3/1935 6 1.2.1 Bối cảnh lịch sử.............................................................................................6 1.2.2 Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng 3/1935 .......7 Nhận xét...................................................................................................................8 1.3 Tiểu kết ......................................................................................................................9 PHẦN 2: GIAI ĐOẠN 1936 – 1940............................................................................10 2.1 CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN DÂN CHỦ DÂN SINH 7/1936 10 2.1.1 Bối cảnh lịch sử...........................................................................................10 2.1.2 Nội dung chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh 7/1936....11 Nhận xét.................................................................................................................13 2.2 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ CHIẾN SÁCH MỚI 10/1936 ...........................13 2.3 Tiểu kết ............................................................................................................14 PHẦN 3: GIAI ĐOẠN 1939 – 1945............................................................................17 3.1 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 11/1939.......................................................................................................................17 3.1.1 Bối cảnh lịch sử...........................................................................................17 3.1.2 Nội dung nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ...................................................................................................................18

11/1939

3.2 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 11/1940.......................................................................................................................22 3.2.1 Bối cảnh lịch sử...........................................................................................22 3.2.2 Nội dung nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng

11/1940

...................................................................................................................23 3.3 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 5/1941.........................................................................................................................26 3.3.1 Bối cảnh lịch sử...........................................................................................26 3.3.2 Nội dung nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng .....................................................................................................................27 3.4 Tiểu kết ........................................................................................................29 TỔNG KẾT..................................................................................................................31

5/1941

ii

PHẦN 1: GIAI ĐOẠN 1930 – 1935 1.1 LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ 10/1930 1.1.1 Bối cảnh lịch sử Thế giới Trong thời gian 1929 – 1933, Liên Xô đạt được những thành quả quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước thì các nước tư bản diễn ra một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn vì chiến tranh mà tiêu điều, khủng hoảng với những hậu quả nặng nề, làm cho mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát triển gay gắt. Phong trào cách mạng thế giới nâng cao.

Trong nước Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề khủng hoảng kinh tế. Thực dân Pháp tăng cường bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc, đồng thời tiến hành một chiến dịch khủng bố đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930). Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai phát triển gay gắt. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức thống nhất, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam đã “lãnh đạo ngay một cuộc đấu tranh kịch liệt chống thực dân Pháp”. Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống. Trong Tháng 5, 6, 7, 8, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên phạm vi cả nước. Sáng tháng 9 /1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Sau hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930, cương lĩnh của Đảng đã được bí mật đưa vào quần chúng đẩy phong trào cách mạng lên cao. Tháng 4/1930 đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông. Tháng 7/1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 14 đến ngày 30/10/1930 tại Hương Cảng

1

(Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương và bầu Trần Phú làm tổng bí thư. 1.1.2 Nội dung Luận cương chính trị Nhiệm vụ Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt ở Đông Dương: giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc. Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến đã trở thành xã hội thuộc địa. Dù tính chất phong kiến vẫn còn được được duy trì một phần, song tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và cả về giai cấp đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của một xã hội thuộc địa. Vì vậy, trong lòng xã hội Việt Nam hình thành nên những mâu thuẫn đan xen nhau

và mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nổi lên ngày càng gay gắt đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là Cách mạng tư sản dân quyền. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm hai nhiệm vụ: Xóa bỏ chế độ phong kiến để thực hiện triệt để cách mạng ruộng đất và Chống Đế quốc giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương. Tuy nhiên, với sự bóc lột và áp bức của thực dân Pháp ngày càng tăng thì mâu thuẫn dân tộc cũng ngày càng trở nên quyết liệt và mạnh mẽ. Và sự phản kháng dân tộc để giành độc lập, giành quyền tự quyết cho dân tộc cũng ngày càng trở lên quyết liệt. Trong khi đó, mâu thuẫn giai cấp, xung đột về mặt quyền lợi riêng của các giai cấp đã được giảm thiểu rất nhiều, nó không quyết liệt giống như ở phương Tây. Do đó, việc xác định yêu cầu bức thiết của xã hội Việt Nam lúc này là phải làm sao để chống thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc, giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp. Chiến lược này so với Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên thì cả 2 văn kiện đều xác định con đường tiến tới CNXH. Tuy nhiên, việc khái niệm cách mạng tư sản dân quyền thì có khác nhau. Chúng ta nhớ lại Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên, xác định về hướng

2

phát triển Cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, sau đó tiến lên xã hội cộng sản. Và vì vậy, phải trải qua 3 giai đoạn chiến lược: Tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng và xã hội cộng sản. Thổ địa cách mạng không phải là nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền. Trong cách mạng tư sản dân quyền không có thổ địa cách mạng. Nhưng trong Luận cương chính trị, văn kiện này xác định cách mạng Đông Dương trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế và XHCN. Tức đặt thổ địa cách mạng và phản đế nằm trong cách mạng tư sản dân quyền. Cách mạng tư sản dân quyền có bao gồm thổ địa cách mạng. Luận cương nhấn mạnh vấn đề thổ địa và xem đây là nhiệm vụ cốt lõi. Như chúng ta thấy, do quá nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp, cho rằng mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương diễn ra gay gắt, nên Luận cương đã quá nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh đến vấn đề ruộng đất (tức nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giai cấp ở các nước Đông Dương) và điều này không phù hợp với xã hội thuộc địa. Đây là sự khác biệt so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng

là hạn chế của Luận cương. Lực lượng cách mạng Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là động lực chính của cách mạng. Nhấn mạnh khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Tuy nhiên lại xem các giai cấp tầng lớp khác như sau: Thứ nhất, Tư sản mại bản sẽ đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại Cách Mạng. Tư sản thương nghiệp sớm muộn gì cũng về phe đế quốc và chống lại Cách Mạng. Thứ hai, Đối với tiểu tư sản, xác định trong đó: Thủ công nghiệp có thái độ do dự, có ác cảm với cách mạng, không muốn tham gia cách mạng; tiểu thương, buôn bán nhỏ: không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức: có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và đại biểu cho quyền lợi cho các giai cấp tư sản bản xứ. Nếu có tham gia chống Đế quốc, cũng chỉ tham gia trong thời kỳ đầu, sau khi phong trào cách mạng lên cao, sẽ theo đế quốc chống lại cách mạng. Phương pháp cách mạng

3

Đảng phải chuẩn bị cho quần chúng về “con đường võ trang bạo động” và “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”, đánh đổ chính phủ địch nhân, giành chính quyền. Lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu “phần ít”, phải lấy những sự chủ yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng. Đến lúc có tình thế cách mạng, Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chính phủ của địch, giành lấy chính quyền. Luận cương cho rằng khởi nghĩa “không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo khuôn phép nhà binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình bãi công, v.v., để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này”. Luận cương cũng nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm cho khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc ăn sâu trong quần chúng như khẩu hiệu “đổi chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, “phản đối binh bị”...; đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức tự vệ của công nông.

Quan hệ quốc tế Cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới. Phải đoàn kết với vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp và phong trào cách mạng thuộc địa để tăng cường lực lượng của mình. Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Hồ Chí Minh nhận thấy rằng các nước láng giềng có mối quan hệ với nhau về nhiều mặt nhưng có những điểm khác nhau về đặc điểm, về truyền thống dân tộc, về tiếng nói … Nên Đảng phải là Đảng của riêng từng dân tộc để đánh giá đặc điểm của dân tộc mình, đề ra phương hướng chiến lược và nhiệm vụ cách mạng phù hợp. Tức phạm vi hoạt động của Đảng là ở Việt Nam. Còn về vấn đề giải phóng dân tộc, mình phải tự làm bằng tinh thần tự lực cánh sinh chứ không thể trông chờ vào ai hết. Trong khi đó, trong Luận cương Chính trị, văn kiện này đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Do đó, nó là Đảng của cả 3 nước gồm Việt Nam, 4

Campuchia và Lào. Điều này làm chúng ta không thể thực hiện quyền dân tộc tự quyết, dẫn đến việc phải phụ thuộc vào các nước khác để giải phóng dân tộc mình. Đồng thời, trong khi 80% thành viên Đảng là của Việt Nam, thì mỗi quyết định được đưa ra bởi Đảng có thể không phù hợp với tình hình của các nước khác và điều này có thể dẫn đến chèn ép và sự bất đồng trong Đảng. Về lãnh đạo cách mạng Phải có 1 Đảng với đường lối chính trị đúng, kỉ luật, tập trung liên hệ mật thiết với quần chúng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc thì lãnh đạo mới đạt mục đích cuối cùng là Chủ nghĩa cộng sản. Đảng là đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Nhận xét Ưu điểm Về nhiệm vụ: chống đế quốc, xóa bỏ chế độ phong kiến để giành độc lập dân tộc và lấy lại ruộng đất cho nhân dân. Về lực lượng: chủ yếu là công nhân và nông dân. Về phương pháp: sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

Về vị trí quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình. Lãnh đạo cách mạng: là giai cấp vô sản thông qua Đảng cộng sản, Đảng là đội tiên phong. Hạn chế Luận cương chưa xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp, về vấn đề cách mạng ruộng đất. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng, mặt tích cực, tinh thần yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nông trong cách mạng giải phóng dân tộc. 5

Chưa thấy được sự phân hoá trong giai cấp địa chủ phong kiến, nên không đề ra được vấn đề lôi kéo một bộ phận giai cấp đia chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Chưa giải quyết được vấn đề dân tộc trên phạm vi toàn Đông Dương. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Luận cương Do ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh của Quốc tế cộng Sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. Do không nắm được thực tiễn đất nước, không xác định được mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ yếu, dẫn tới không xác định được tầng lớp trung gian cũng là đối tượng của cách mạng. 1.2 ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẢNG 3/1935 1.2.1 Bối cảnh lịch sử Thế giới Đại hội được tiến hành trong bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên thế giới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tiếp tục phát triển có lợi cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Những thành tựu to lớn về mọi mặt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn tới phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Trong nước Từ sau khi Đảng ra đời, Đảng đã tạo một phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sau đó thực dân Pháp đàn áp và khủng bố liên tục. Đến đầu năm 1931, cơ sở Đảng tan

rã, Ban chấp hành Trung ương không còn ai. Từ tháng 4/1931 đến tháng 3/1935, trong 4 năm liên tục Đảng rơi vào tình trạng khó khăn, các Đảng viên bị bắt. Đảng cũng từng bước hồi phục sau các cuộc khủng bố trắng. Về tổ chức, Ban lãnh đạo hải ngoại đã liên hệ được với những cơ sở và tổ chức trong nước, đưa đảng viên ở nước ngoài về nước phối hợp với đảng viên trong nước hoạt động; tiếp tục củng cố và phát triển những cơ sở và tổ chức còn lại, đồng thời xây dựng những cơ sở mới.

6

Trên cơ sở phong trào cách mạng đã được phục hồi và sự chuẩn bị trước đó, từ ngày 28 đến 31-3-1935. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) nhằm xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã phục hồi. Tham dự Đại hội có 13 đại biểu, lúc này đồng chí Nguyễn Ái Quốc đang công tác ở Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, nên không tham dự được. 1.2.2 Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng 3/1935 Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 uỷ viên (9 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại biểu của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Nhiệm vụ Trên cơ sở đánh giá tình hình thế giới và trong nước, Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc. Về nhiệm vụ phát triển và củng cố Đảng, tăng cường phát triển đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một thành luỹ của Đảng; đồng thời phải đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng. Phải chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Để bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình đấu tranh trên cả hai mặt chống “tả” khuynh và “hữu” khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng. → Đứng trước tình hình Đảng rơi vào tình trạng khó khăn, vị thế yếu ớt, cho nên có thể thấy

nhiệm vụ hàng đầu trước mắt là củng cố và phát triển Đảng. Về “thâu phục quảng đại quần chúng”, Đại hội chỉ rõ Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thể lực của Đảng trong quần chúng. Nếu Đảng không mật thiết liên lạc với quần chúng, không được quần chúng tán thành và ủng hộ những khẩu hiệu của mình thì những những nghị quyết cách mạng đưa ra vẫn chỉ là lời nói không. Muốn thâu phục quảng đại quần chúng thì nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp trước mắt của 7

Đảng là: Bênh vực quyền lợi của quần chúng; củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng. Đại hội chủ trương tổ chức quần chúng chủ yếu theo hình thức bí mật, bất hợp pháp, đồng thời coi trọng những hình thức công khai, hợp pháp. → Phong trào quần chúng còn rất yếu, vì vậy nhiệm vụ tiếp theo là thu phục quần chúng trở lại là hợp lý với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Chống đế quốc chiến tranh, ủng hộ Liên xô và cách mạng Trung Quốc, Phải đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc, vạch trần luận điệu “hoà bình” giả dối của bọn đế quốc, giải thích cho quần chúng thấy rõ chiến tranh đế quốc đã bắt đầu. Đại hội xem nhiệm vụ chống chiến tranh đế quốc bảo vệ Liên bang Xô Viết là nhiệm vụ của Đảng và của toàn thể cách mạng. Đại hội quyết định thành lập Ban Chống chiến tranh đế quốc do Đảng lãnh đạo, bao gồm đại biểu nhiều tổ chức cách mạng và cá nhân yêu nước, hoà bình và công lý. → Lúc này, thế giới đang đứng trước nguy cơ chống đế quốc, chống chiến tranh, vì vậy cần có nhiệm vụ Chống đế quốc chiến tranh, ủng hộ Liên xô và cách mạng Trung Quốc Lực lượng cách mạng Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng chủ yếu vẫn là tầng lớp nông dân, công nhân, những người nghèo; chưa tập hợp được các tầng lớp như: phong kiến, tư sản, tiểu tư sản,... Phạm vi Từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước (3 nước Đông Dương). Nhận xét Ưu điểm: Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã xác định những nhiệm vụ trước mắt phù hợp với thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ. Hạn chế: Tuy nhiên, do Đại hội thừa nhận Luận Cương chính trị, nên những quan điểm sai lầm của Luận cương vẫn chưa được khắc phục: lực lượng của Đại hội vẫn là những người

nghèo, chưa tập hợp phong kiến, tư sản, tiểu tư sản; nhiệm vụ chiến lược vẫn chưa xác định, các vấn đề giống luận cương chính trị chưa có gì mới…

8

1.3 Tiểu kết Về phương hướng cách mạng luận cương chính trị 10/1930 xác định tính chất cách mạng là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạnh bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau. Lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nông dân và là lực lượng nòng cốt cơ bản trong công cuộc giải phóng dân tộc. Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.Bên cạnh đó đó cương lĩnh chính trị 10/1930 còn toàn động nhiều đ...


Similar Free PDFs