BUOI THAO LUAN SO 03 NHOM 06 PDF

Title BUOI THAO LUAN SO 03 NHOM 06
Author Anh Lan
Course Luật kinh tế
Institution Van Lang University
Pages 17
File Size 442.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 36
Total Views 1,003

Summary

Khoa Luật Thương mại Lớp Luật Thương mại 44A.BUỔI THẢO LUẬN THỨ BACHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚICÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀIBộ môn: Tư pháp quốc tếThành viên:Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2021. MỤC LỤCI. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO.....


Description

Khoa Luật Thương mại Lớp Luật Thương mại 44A.1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Bộ môn: Tư pháp quốc tế Thành viên: 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Phạm Ngọc Ngân Anh Phạm Thị Lan Anh Lê Văn Đại Võ Tiến Đạt Bùi Thị Mỹ Duyên Trần Linh Giang Kim Thu Hà Lê Thị Hà Nguyễn Hồ Mỹ Hân

1953801011006 1953801011007 1953801011027 1953801011031 1953801011041 1953801011046 1953801011050 1953801011051 1953801011055

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2021. MỤC LỤC I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO...............1 1. Hệ thuộc luật Tòa án - Lex fori có thể được sử dụng để làm nguyên tắc cho việc xác định thẩm quyền trong tư pháp quốc tế................................................................1 3. Quốc gia nước ngoài có thể bị khởi kiện tại Tòa án Việt Nam...............................1 5. Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp vụ việc liên quan đến công dân ở khu vực biên giới.......................................................1

7. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ có thể phát sinh theo các quy định trong pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên......................................................................2 8. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam phát sinh trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên chỉ được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng.......................................................3 9. Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài được giải quyết bởi Tòa án nơi thiệt hại xảy ra...................................3 10. Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp về việc thực hiện công việc không có ủy quyền có yếu tố nước ngoài được giải quyết bởi Tòa án nơi công việc được thực hiện............................................................................................................................. 4 11. Chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam..................4 12. Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài không thể là nguyên đơn theo pháp luật Việt Nam.....................................................4 15. Theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thể được thực hiện ngay cả đối với các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền và hưởng lợi tài sản không có căn cứ pháp luật...................5 17. Chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể bị..........5 khởi kiện tại Việt Nam................................................................................................5 19. Tòa án Việt Nam phải có nghĩa vụ từ chối thụ lý đối với các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài..................................................6 27. Khi các bên chọn Tòa án nước nào giải quyết vụ việc thì nội dung của pháp luật nước đó sẽ được áp dụng............................................................................................ 6 II. Bài tập:.................................................................................................................... 7 Bài tập 1:.................................................................................................................... 7 1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên hay không?.......7 2. Việc các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp có làm giới hạn thẩm quyền của Tòa án Việt Nam hay không? Hãy trình bày các trường hợp giới hạn thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài...........................................................................................8

Nêu ý nghĩa thẩm quyền chung/riêng Đ469, Đ470

----------------------------------------------------------------------------------------------------------I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO 1. Hệ thuộc luật Tòa án - Lex fori có thể được sử dụng để làm nguyên tắc cho việc xác định thẩm quyền trong tư pháp quốc tế. Nhận định sai. Các nguyên tắc xác định thẩm quyền trong TPQT gồm: + Nguyên tắc Quốc tịch của đương sự; + Nguyên tắc Nơi cư trú của đương sự; + Nguyên tắc Nơi có tài sản; + Nguyên tắc “Mối liên hệ mật thiết giữa vụ việc và lãnh thổ của nước có Toà án giải quyết”. Nội dung của hệ thuộc luật Tòa án Lex fori là Tòa án của một quốc gia khi thụ lý một vụ việc sẽ áp dụng luật của chính quốc gia đó để giải quyết vụ việc. Như vậy, hệ thuộc luật Tòa án được sử dụng để xác định hệ thống pháp luật giải quyết vụ việc. Hệ thuộc luật Tòa án - Lex fori -> Sử dụng để giải quyết xung đột pháp luật hay nguyên tắc để giải quyết xung đột pháp luật. 3. Quốc gia nước ngoài có thể bị khởi kiện tại Tòa án Việt Nam. Nhận định đúng. Dưới góc độ lý luận nếu QG từ bỏ quyền miễn trừ thì QG có thể bị khởi kiện Dưới góc độ pháp lý -> Đ472 BLTTDS Về nguyên tắc, quốc gia là một chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế (tính chất chủ quyền quốc gia) cho nên khi xác định thẩm quyền sẽ không cho phép Tòa án của một quốc gia nào được quyền giải quyết một vụ việc mà quốc gia là bị đơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp quốc gia bị đơn đồng ý, thẩm quyền của Tòa án quốc gia khác có thể phát sinh. Như vậy Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền khi một bên đương sự là quốc gia bị đơn đồng ý. Còn trong trường hợp quốc gia khác là nguyên đơn. Nguyên tắc miễn trừ xét xử không được áp dụng vì hành động "đứng đơn" của quốc gia đã thể hiện việc quốc gia đồng ý đề Tòa án một nước xem xét vụ việc liên quan đến lợi ích của quốc gia mình. Như vậy, trong trường hợp này nếu Tòa án Việt Nam là bên được chọn thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết. 5. Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp vụ việc liên quan đến công dân ở khu vực biên giới. Nhận định sai. CSPL: khoản 4 Điều 35 và khoản 2 Điều 37 BLTTDS 2015 Cô chữa Về nguyên tắc thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện trừ TH tại K3D35 “3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.” ___________________________________________________________________ Không phải mọi trường hợp vụ việc liên quan đến công dân ở khu vực biên giới đều không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Chỉ những trường hợp tại khoản 4 điều 35 BLTTDS 2015 thì mới không thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Những việc về: hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thêm vào đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 37 BLTTDS 2015 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ

luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Ví dụ, theo quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 7. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ có thể phát sinh theo các quy định trong pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhận định đúng. CSPL: Khỏan 3 Điều 2 BLTTDS 2015. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015 là: “Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.” Như vậy, khi tiếp nhận một đơn khởi kiện về một vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc xác định vụ việc này có thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam hay không cần xét đến: nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về thẩm quyền Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì Tòa án phải căn cứ theo điều ước đó để xác định, trường hợp không có điều ước quốc tế có liên quan thì căn cứ vào pháp luật Việt Nam để xác định. Thẩm quyền là vấn đề liên quan đến chủ quyền của từng quốc gia, vì vậy tập quản quốc tế tuy là nguồn của tư pháp quốc tế nhưng không thể điều chỉnh vấn đề này. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác đình theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, BLTTDS và các văn bản luật có liên quan do các nguồn luật này thể hiện rõ ý chí quốc gia. Do đó, khi các bên lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết, mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không ghi nhận quyền thỏa thuận lựa chọn hoặc chỉ định cụ thể Tòa án khác giải quyết tranh chấp, thì thỏa thuận chọn Tòa án Việt Nam của các bên không có hiệu lực áp dụng.

8. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam phát sinh trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên chỉ được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng. Nhận định sai. CSPL: khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam phát sinh trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên không chỉ được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng mà còn phát sinh ở các lĩnh vực khác khi các bên lựa chọn Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết như vụ án dân sự được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015: (không giới hạn lĩnh vực nào hết) “Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam”. 9. Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài được giải quyết bởi Tòa án nơi thiệt hại xảy ra. Nhận định sai. CSPL: Điều 469, điểm d khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015. (Thêm Đ470) Đối với tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có YTNN nhưng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTDS thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án Việt Nam. 10. Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp về việc thực hiện công việc không có ủy quyền có yếu tố nước ngoài được giải quyết bởi Tòa án nơi công việc được thực hiện. Nhận định sai. CSPL: khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015. Trong trường hợp tranh chấp này thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015. Theo quy định tại khoản 2 Điều 469 thì các quy định tại Chương III sẽ được áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 thì nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

11. Chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Cô hỏi: Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết VVDS có YTNN thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam không? Trả lời: VVDS thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án VN không đồng nghĩa với việc Tòa án nước ngoài không có thẩm quyền giải quyết. Khi đó Tòa án nước ngoài sẽ xem xét VVDS đó có thuộc thẩm quyền của QG họ hay không. Nhưng nếu những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam sẽ không công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nếu như Tòa án nước ngoài đó đã ra bản án quyết định đối với VVDS thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. _______________________________________________________________ Nhận định sai Theo Điều 459 BLTTDS 2015 về những trường hợp không công nhận phán quyết Trọng tài nước ngoài cũng không quy định về “trường hợp Trọng tài nước ngoài giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam” (Điều 470 BLTTDS). Có nghĩa là nếu các bên giải quyết tại Trọng tài nước ngoài về vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì phán quyết đó vẫn có thể được công nhận tại Việt Nam. Vậy đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam không chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết mà Trọng tài nước ngoài cũng có thể giải quyết. 12. Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài không thể là nguyên đơn theo pháp luật Việt Nam. Nhận định đúng CSPL: khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015; khoản 2 Điều 465 BLTTDS 2015; Điều 84 BLDS 2015; Điều 465 BLTTDS 2015. Nguyên đơn theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS quy định là cá nhân, tổ chức tương đồng với chủ thể là pháp nhân nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 467 BLTTDS 2015, năng lực tố tụng dân sự của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Căn cứ tại Điều 84 BLDS, chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Do đó, chi nhánh, văn phòng

đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài không thể là nguyên đơn theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, theo Điều 465 BLTTDS 2015 chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp chứ không tự mình tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng với tư cách nguyên đơn. 15. Theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thể được thực hiện ngay cả đối với các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền và hưởng lợi tài sản không có căn cứ pháp luật. Nhận định sai. CSPL: c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định về việc cấm hay cho phép thỏa thuận lựa chọn Tòa án đối với các loại tranh chấp cụ thể nào. Như vậy, theo quy định khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015 thì khi nếu các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền và hưởng lợi tài sản không có căn cứ pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì các bên đều có thể thỏa thuận lựa chọn. 17. Chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể bị khởi kiện tại Việt Nam. Nhận định sai CSPL: khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015; khoản 2 Điều 465 BLTTDS 2015; Điều 84 BLDS 2015 Theo Điều 467 BLTTDS 2015, năng lực tố tụng dân sự của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Căn cứ tại Điều 84 BLDS 2015, chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Đối với pháp nhân là Công ty thì chi nhánh không thể độc lập tham gia quan hệ dân sự. Khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, chi nhánh và người đứng đầu của chi nhánh chỉ là đại

diện cho pháp nhân, phải nhân danh pháp nhân và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo ủy quyền đúng thời hạn và phạm vi ủy quyền. Như vậy, chi nhánh văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài không thể bị khởi kiện tại Việt Nam. 19. Tòa án Việt Nam phải có nghĩa vụ từ chối thụ lý đối với các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài. Nhận định sai. CSPL: điểm b khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015. Không có quy định Tòa án VN từ chối thụ lý VVDS có yếu tố nước ngoài. Theo điểm b khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nếu vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án nước ngoài nhưng không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam thì Toà án Việt Nam cũng phải từ chối thụ lí, trả lại đơn kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ kiện. Trường hợp này không bắt buộc Tòa án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Có nghĩa rằng, bất kỳ khi nào nhận được đơn khởi kiện, Tòa án Việt Nam cũng phải có trách nhiệm kiểm tra xem có bao nhiêu Tòa án nước ngoài có liên quan và liệu có nước nào có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ việc này hay không. Nếu có thì trong trường hợp này Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện. Hoặc nếu Tòa án đã thụ lý rồi mới phát hiện vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài thì Tòa án Việt Nam phải đình chỉ giải quyết vụ việc đó. Đây rõ ràng là một đòi hỏi quá sức đối với Tòa án, bởi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có thể liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau và Tòa án không thể tìm hiểu pháp luật tố tụng tất cả các nước để xác định xem có rơi vào thẩm quyền riêng biệt hay không. 27. Khi các bên chọn Tòa án nước nào giải quyết vụ việc thì nội dung của pháp luật nước đó sẽ được áp dụng. Việc xác định thẩm quyền TA và pl áp dụng là 2 phương diện khác nhau: Dựa vào hệ thuộc luật TA: + Luật tố tụng: PL nước nào có TA luôn luôn đc áp dụng -> trừ TH DUQT mà QG là thành viên qđ khác. + luật nd: k phải các bên lựa chọn TA nước nào thì luật nước đó đc áp dụng -> dựa vào các bên lựa chọn và DUQT mà các bên là tvien và quy phạm xung đột

Nhận định sai CSPL: Điều 481 BLTTDS 2015. II. Bài tập: Bài tập 1: Công ty TNHH Dệt may T ký hợp đồng gia công với Công ty Y của Hàn Quốc, có văn phòng đại diện tại quận Tân Bình, TP HCM. Tại Điều VI của Hợp đồng các bên chọn “Ủy ban Trọng tài Ngoại thương Việt Nam nằm cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” là cơ quan giải quyết tranh chấp. Sau khi có tranh chấp xảy ra, Công ty T đã tiến hành khởi kiện Công ty Y ra Tòa án nhân dân TP HCM. Sau đó, Tòa án nhân dân TP HCM đã thông báo cho Công ty Y về hành vi khởi kiện của Công ty T nhưng phía đại diện Công ty Y không phản đối thẩm quyền này. Anh (chị) hãy cho biết: 1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Có thẩm quyền _ điểm b khoản 1 Điều 469 – BLTTDS 2015 - Công ty TNHH Dệt may T khởi kiện công ty Y của Hàn Quốc (cả 2 công ty đều là tổ chức có đăng ký kinh doanh, có mục đích lợi nhuận) và đây là tranh chấp giữa 2 pháp nhân về kinh doanh, thương mại mà trong đó có 1 bên đương sự là tổ chức nước ngoài. Vậy nên căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 thì đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. - Trong trường hợp này, nguyên đơn là công ty TNHH T và bị đơn là công ty Y của Hàn Quốc. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 469 – BLTTDS 2015 thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu bị đơn trong vụ việc dân sự đó là tổ chức có văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, trong hợp đồng 2 bên đã chọn “Ủy ban Trọng tài Ngoại thương Việt Nam nằm cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” là cơ quan giải quyết tranh chấp nên theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 472 thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cho nên Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên. Do đó, Toà án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên.

2.Việc các bên có thỏa thuận lựa chọ...


Similar Free PDFs