BAI LUAN CNXH NHOM 3 - djqwbfoi2 PDF

Title BAI LUAN CNXH NHOM 3 - djqwbfoi2
Author An Hải
Course Tài chính
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 36
File Size 593.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 44
Total Views 129

Summary

Download BAI LUAN CNXH NHOM 3 - djqwbfoi2 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH

--o0o-KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI LUẬN Môn học: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Tên đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo. Phương hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.

Giảng viên: Thầy NGUYỄN MINH TUẤN Mã lớp học phần: 22D1POL51002903 Khóa – Lớp: K47 – FNC03

TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2022

2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

Stt

Tên thành viên

Mssv

Phần trăm đóng góp

1

Bùi Nguyễn Bảo Hân

31211024353

100%

2

Trần Thị Hải An

31211021202

100%

3

Đinh Hoàng Khôi

31211022569

100%

4

Nguyễn Quang Duy

31211024714

100%

3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................6 CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................7 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................7 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................7 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................8 IV. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................8 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................9 I. DÂN TỘC VÀ HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA DÂN TỘC .......9 1. Khái niệm dân tộc........................................................................................9 2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc ..............................9 II.

ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC .............................................................................10

1. Ngôn ngữ dân tộc là một giá trị văn hoá đặc biệt ..................................10 2. Lãnh thổ dân tộc ........................................................................................11 3. Cơ sở kinh tế của dân tộc..........................................................................12 III. TÔN GIÁO .................................................................................................14 1. Khái niệm ...................................................................................................15 2. Bản chất tôn giáo .......................................................................................15 3. Ngun gc của tôn giáo .............................................................................15 4. Tính chất của tôn giáo ...............................................................................16 5. Chức năng của tôn giáo.............................................................................18 6. Phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng.....................................................19 7. Vai trò của tôn giáo trong đời sng xã hội ..............................................20 IV. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI .................................................................................................21 1. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân ...........................................................................................................22 2. Quan điểm lịch s c thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo 23 4

CHƯƠNG 3 ............................................................................................................24 I. TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ..................................................................................................24 1. Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam ...................................................................24 2. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam..................................................................25 3. Chính sách nhà nước về dân tộc và tôn giáo ..........................................26 II.

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO .............................29

1. Việt Nam là một quc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng c trên cơ sở cộng đng quc gia – dân tộc thng nhất. ........................................................................................................29 2. Quan hệ dân tộc và tôn giáo chịu sự chi phi mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thng. ....................................................................................................30 3. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh ảnh hưởng đến đời sng cộng đng và khi đại đoàn kết dân tộc. .................................31 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................32 CHƯƠNG 5 ............................................................................................................34 LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................35 NGUỒN ...................................................................................................................36

5

LỜI MỞ ĐẦU Dân tộc là sản phẩm của của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trước khi dân tộc xuất hiện thì loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng người từ thấp đến cao như: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc... Theo Mác-Lênin thì dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề thực tiễn nóng bóng và thận trọng đòi hỏi phải được giải quyết một cách đúng đắn và thận trọng. Tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: - Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. - Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. - Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. - Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. - Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày ...”

6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Ước tính khoảng 80% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo như: Phật giáo khoảng 10 triệu tín đồ, Công giáo gần 6 triệu tín đồ, Cao Đài khoảng 2,3 triệu tín đồ, Hòa Hảo khoảng 1,3 triệu tín đồ, Đạo Tin Lành gần 1 triệu tín đồ, Hồi giáo 70.000 tín đồ. Ngoài ra còn hàng triệu người theo các tôn giáo bản địa như Tịnh độ cư sỹ, Bửu sơn Kỳ hương, Tứ ân Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo và các tôn giáo mới du nhập vào như đạo Bahai… Đa dân tộc bởi Việt Nam có tổng số 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 87% dân số cả nước, sống tập trung chủ yếu trong vùng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn. 53 dân tộc khác, tổng cộng hơn 8 triệu người, phân bổ chủ yếu trên các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ) trải dài từ Bắc vào Nam. Khái quát một số nét về các tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam để thấy đây là vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải luôn trong trạng thái sẵn sàng, trách nhiệm thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh và điều kiện mới, nhất là khi nước ta mở cửa, hội nhập quốc tế và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp quần chúng nhằm chống phá cách mạng nước ta với âm mưu "diễn biến hòa bình".

II.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để phân tích tốt mối quan hệ giữa các tôn giáo ở nước ta cũng như mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc đồng bào ta trên khắp mọi miền tổ quốc là công tác quan trọng nhằm vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, vừa đấu tranh chống lại những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, tạo sự đồng thuận của đồng bào các tôn giáo trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Do đó, thực hiện công tác quản lý về tôn giáo phải dựa trên quan điểm lịch sử khoa học, nhận thức toàn diện căn nguyên lịch sử sâu xa, căn nguyên xã hội, tâm lý phát 7

sinh và sự tồn tại của tôn giáo, nhận thức toàn diện hiện tượng xã hội tôn giáo có ảnh hưởng tương đối lớn đối với một bộ phận quần chúng nhân dân.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các tôn giáo đang được đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước tín ngưỡng và 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam. Đây đã là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước.

IV. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội, mà còn là một hiện tượng xã hội, tồn tại với những đặc trưng: cộng đồng đức tin, hệ thống nghi lễ, hệ thống tổ chức, hệ thống luân lý. Với những đặc trưng đó, giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ tương hỗ, qua lại, có thể làm tiền đề cho sự tồn tại của nhau, tạo nên chỉnh thể thống nhất và bản sắc riêng của mỗi quốc gia. Qua đề đề tài nghiên cứu này, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Giúp cho chúng ta thấy được những cơ hội tiềm năng cho mối quan hệ song phương này đồng thời trách được những mối đoe doạ to lớn, trách bị các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT I.

DÂN TỘC VÀ HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA DÂN TỘC 1. Khái niệm dân tộc Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa: + Nghĩa hẹp: Dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có

chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hóa; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự gia tộc người của dân cư cộng đồng đó. Theo nghĩa này dân tộc là một bộ phận của quốc gia, là dân tộc – tộc người (Ethnie). + Nghĩa rộng: Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước,

có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung với ý thức về sự thống nhất văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu đời dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa dân tộc là dân cư của một quốc gia nhất định, là quốc gia – dân tộc (Nation).

2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản V.I.Lênin đã phát hiện 2 xu hướng khách quan:  Xu hướng thức tỉnh ý thức dân tộc hình thành các quốc gia dân tộc độc lập.

Xu hướng này thể hiện nổi bật trong giai đoạn đầu của CNTB đưa đến sự ra đời của các dân tộc. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh giai phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức.  Xu hướng xích lại gần nhau giữa các dân tộc (Liên hiệp giữa các dân tộc). Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia, quốc tế giữa các dân tộc làm cho các dân tộc xích lại gần nhau tạo nên sự thống nhất của thị trường tư bản. 9

Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng này biểu hiện khác nhau trong từng nước và trên thế giới: + Trong điều kiện của CNXH, hai xu hướng tác dụng cùng chiểu, bổ sung, hỗ trợ cho

nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả quốc gia và đụng chạm đến tất cả các quan hệ dân tộc (về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...) + Trên phạm vi thế giới, sự thức tỉnh ý thức dân tộc đã làm bùng lên phong trào đấu

tranh đòi giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, đấu tranh chống kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc. Trong thời đại ngày nay, các dân tộc còn bị cuốn hút vào xu hướng liên minh, liên kết quốc tế và khu vực vì các lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật... mở cửa, hòa nhập cũng là một xu thế chủ yếu trong mối quan hệ giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay. + Đảng lập, tự chủ đi đôi với mở Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Giữ vững độc rộng

hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” là nguyên tắc thống nhất lối ngoại của Đảng và Nhà nước ta (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, HN 1996, tr 84).

II.

ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VN ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng tạo nên sự khác biệt với các dân tộc khác. Có bốn tiêu chí của tộc người:

1. Ngôn ngữ dân tộc là một giá trị văn hoá đặc biệt Ngôn ngữ là công cụ cơ bản cho sự cộng đồng các cá nhân bao gồm vào một tộc người phù hợp, phân định họ với đại bộ phận các tộc người khác. Hay nói một cách dễ hiểu thì ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản để người ta phân biệt các dân tộc khác nhau. Thật vậy, nếu ta lắng nghe người khác nói tiếng việt đúng hay thì ta cho người đó là người Việt. Hoặc khi những người không quen biết nhưng cũng chung một tộc người gặp nhau đâu đó ngoài biên giới quốc gia thì người ta dễ nhận biết nhau qua ngôn ngữ. Như một quy tắc, tất cả các thành viên gắn bó với nhau trong một tộc người thì cùng nói một thứ tiếng. Đó được gọi là tiếng mẹ đẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa trên thế giới có bao nhiêu tộc người thì có bay nhiều ngôn ngữ. 10

Thực tế cho thấy, có nhiều ngôn ngữ của tộc người khác lại được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người có một số ngôn ngữ (chủ yếu là ngôn ngữ châu âu) được nhiều bộ phận cư dân sử dụng với tư cách là ngôn ngữ tộc người mặc dù họ là những tộc người riêng biệt và sống ở các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó còn có một dân tộc mà các nhóm riêng biệt của nó lại nói những thứ tiếng khác nhau. Chẳng hạn, ngày nay đại bộ phận người Scotland sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ hội thoại song ở các vùng miền núi Scotland vẫn còn tồn tại một nhóm nhỏ cư dân trong sinh hoạt họ sử dụng tiếng nói riêng của nhóm ngôn ngữ Kento. Ở Việt Nam, dân tộc sán chay gồm hai bộ phận là cao lan và sán chỉ. Tiếng cao lan thuộc ngôn ngữ thái-tày, tiếng sán chỉ thuộc ngôn ngữ hán. Người Tày sử dụng tiếng việt trong giao tiếp gia đình, cứ năm gia đình thì một gia đình sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt.

2. Lãnh thổ dân tộc Theo logic bình thường, sự cấu thành một tập thể người nói một thứ tiếng thì lẽ đương nhiên là tất cả các thành viên của họ phải sống với nhau trong một thời gian dài trong các mối liên hệ nhất định. Có thể nói, mỗi dân tộc đều có lãnh thổ dân tộc riêng ban đầu của mình. Như vậy, lãnh thổ là điều kiện bắt buộc cho sự xuất hiện của bất kỳ tộc người nào. Mỗi dân tộc luôn luôn có sự thăng trầm trong lịch sử. Các dân tộc mạnh thì khi niệm cần phải mở rộng lãnh thổ để nâng cao sức mạnh, các dân tộc yếu và nhỏ thì luôn cố gắng bảo vệ lãnh thổ của mình. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ cũng dẫn đến sự phân chia tộc người. Hiện tượng này gắn liền với các cuộc chuyển cư bằng đường biển dẫn đến khách quan là những bộ phận cư dân cơ sở và những bộ phận thiên di hình thành những tộc người khác nhau. Các trường hợp này diễn ra với người Anh, người Pháp, người Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha và một số dân tộc khác ở Tây Âu trong sự cách li của họ vào thời kỳ thực dân (thế kỷ XVI— > XIV), trong các nước xâm lược đất đai của các cư dân bản địa Bắc và Nam Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương. Có nước mở rộng lãnh thổ thì sẽ có nước bị thu hẹp lãnh thổ vì theo quy luật. Lãnh thổ bị suy giảm do nguyên nhân chiến tranh hủy diệt, dịch bệnh... hoặc một bị tiêu vong của đại bộ các dân tộc ở các nước châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. 11

Trong lịch sử có tình trạng một dân tộc đã hình thành trên một lãnh thổ xác định, rồi trong bước tiếp theo, một bộ phận và có khi là bộ dân tộc phải rời bỏ lãnh thổ cư trú ở những nước khác.

3. Cơ sở kinh tế của dân tộc Để hình thành một tập thể lớn những con người nói một ngôn ngữ, điều cần thiết không chỉ có một lãnh thổ chung giữa họ mà là cộng đồng kinh tế rộng lớn. Mỗi dân tộc trong cơ cấu tập thể của nhân loại có mối liên hệ với nhau về mặt kinh tế. + Ví dụ: Người Tasman có khoảng 30 – 40 người, có nhiều ở châu Đại Dương là 50 - 60

người. Các nhóm này du cư trong một lãnh thổ xác định. Chỉ có trên lãnh thổ địa phương mới có thể săn bắn, đánh cá và hái lượm. Ngày nay, không có một tộc người nào và không có ngay cả một nhóm địa phương nào lại chỉ điều chỉnh về mặt kinh tế từ phía những láng giềng của mình. Song, trong quan hệ kinh tế với tộc người đã xuất hiện sự đứt gãy do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan. Ngay cả những cư dân giữ gìn và mở rộng vùng cư trú của mình thì những nhóm riêng biệt của họ, đặc biệt là những nhóm sống ngoại đất nước thường mất đi những mối liên hệ kinh tế trực tiếp. Chẳng hạn, những người Nga sống ngoài lãnh thổ Nga, người Anh sống ngoài lãnh thổ Anh từ có mối liên hệ về mặt kinh tế nhiều với cư dân láng giềng khác | hơn là giữa họ với nhau. Vậy: Sự hiện diện của các mối liên hệ kinh tế mặc dù là điều kiện bắt buộc của sự ra đời mỗi dân tộc sống không thể coi là dấu hiệu đặc biệt. Mà chỉ là nhân tố cố kết của tộc người. Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc biểu hiện ở lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng... Lối sống: dân tộc Êđê Việt Nam lại có thói quen ở nhà sàn, mặc khố. Trong khi người Kinh lại ở nhà gạch, mặc quần áo. Cho dù dân tộc Êđê được sự thay đổi nhiều về cách ăn mặc và suy nghĩ nhưng đó vẫn là nét riêng để nhận ra họ. Đất nước có hơn 60 dân tộc anh em. Nhiều dân tộc có tục ném còn, đi chợ tình... Tín ngưỡng: dân tộc Êđê tin vào ma quỷ, dân tộc tin vào già làng. Nhưng ta không chỉ nói ở phạm vi hẹp là nét văn hóa của từng dân tộc mà là của cả một quốc gia. IV. Vấn đề dân tộc ở Việt Nam có vị trí chiến lược

12

"Có thể khẳng định rằng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới là người đem đến cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam quyền bình đẳng như ngày nay. Các dân tộc trong cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam từ chỗ bị áp bức, bóc lột dưới sự đô hộ của thực dân đế quốc đã trở thành những thành viên làm chủ đất nước Việt Nam độc lập thống nhất. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào. Đồng bào các dân tộc đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam, mãi mãi theo lời dạy của Bác Hồ là "dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, sống có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi", " Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt, chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau", không kẻ thù nào có thể chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết mà Bác Hồ và Đảng ta đã xây dựng nên. Sự thất bại nhục nhã của bọn phản động gây rối ở Tây Nguyên tháng 2/2001 đã chứng minh điều đó. Đồng bào các dân tộc đều đã cực lực lên án và chống lại bọn phản động lợi dụng vấn đề dân tộc để hoạt động trái với Chính sách và Pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, hòng kích động chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ "nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam". Các dân tộc thực hiện quyền làm chủ của mình bằng hai hình thức, trực tiếp và đại diện. Dân chủ đại diện qua hệ thống cơ quan dân cử cho thấy: Đại biểu Quốc hội khóa X là người dân tộc thiểu số chiếm 17,3%, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chiếm 18,2%, huyện chiếm 18,7%,...


Similar Free PDFs