MAU 2-CK-BAI LAM NHOM 5 LOP BL2101 PDF

Title MAU 2-CK-BAI LAM NHOM 5 LOP BL2101
Author Hòa Mỹ
Course pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 35
File Size 827 KB
File Type PDF
Total Downloads 124
Total Views 641

Summary

Download MAU 2-CK-BAI LAM NHOM 5 LOP BL2101 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ------------------

BÀI BÁO CÁO NHÓM THI KIỂM TRA CUỐI KỲ MÔN: TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM SỐ: 5 BÀI BÁO SỐ: 5 LỚP: DH21BL01

NHÓM TRƯỞNG: NGUYỄN NGỌC MỸ HÒA THƯ KÝ: VÕ THU HIỀN

GVHD: NGÔ ĐÔN UY

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022

LỊCH LÀM VIỆC CỦA NHÓM SỐ: 5 Mẫu 2 (Nhóm tạo Zalo nhóm, và link GoogleMeet làm việc nhóm) St Thời gian Nội dung làm việc Người t Địa điểm Cá nhân và nhóm thực hiện

Ghi chú

1.

Nhận Đề bài, Mẫu 1, Mẫu 2, Mẫu 3, Bảng Ngày 15/03/2022 qua điểm, Quy định làm bài cuối kỳ theo sự phân Zalo/GMEET. công với thời hạn 03 tuần.

Giảng viênsinh viên

2.

Tất cả sinh viên: Chậm nhất: 23g00 Ngày - Nộp bài Mẫu 1 qua trang LMS (File 29/03/2022 qua trang mềm Word). LMS và Zalo nhóm. - Nộp bài Mẫu 1 qua Zalo nhóm (Không cập nhật nội dung sau khi nộp mẫu 1).

Tất cả sinh viên

3.

Từ ngày 29/03/2022 đến - Họp nhóm lần 1: Chấm bài Mẫu 1, soạn bài Nhóm trưởng Mẫu 2, soạn Mẫu 3, phân vai, Clip ... xếp lịch họp 12/04/2022 qua GMeet/ - Họp nhóm lần 2, 3, 4: Tập thuyết trình Mẫu 3. qua GMeet Zalo nhóm.

14 ngày

4.

Nhóm trưởng/Thư ký: Nộp Bài cuối kỳ gồm: Mẫu 2 + Mẫu 1 + Sáng thứ 3, lúc 10g00 Mẫu 3 + 02 Bảng chấm điểm làm việc nhóm Ngày 12/04/2022 qua qua trang LMS; trang LMS. In nộp 01 quyển Báo cáo: Mẫu 2 + Mẫu 1 + Mẫu 3 + 02 Bảng chấm điểm.

Thứ 3

Nhóm trưởng/TK

02 tuần

Ghi chú: 1. NT: nhóm trưởng; TK: Thư ký; TV: Thành viên; 2. Nhóm trưởng tự chủ động phân công nhiệm vụ, thời gian, địa điểm, số lần góp ý/buổi cho các thành viên họp, làm việc, soạn bài, thảo luận, slide, thuyết trình, …; 3. Điểm cá nhân: Tùy thuộc vào tỷ lệ đánh giá chung của nhóm. 4. Công khai Bảng đánh giá trước khi nộp Mẫu 1, Mẫu 2 cho Giảng viên và qua LMS.

BÀI BÁO CÁO THI KIỂM TRA CUỐI KỲ - NHÓM: 5 BÀI BÁO SỐ: 5 Thời hạn: 01 tuần. Nộp Bài làm Nhóm-Mẫu 2 tại trang LMS Mẫu 2 Tổng số điểm: ....... (4,0 đ) BÀI LÀM NHÓM A. Lý thuyết: Nhóm trình bày câu số 3 với nội dung “phương pháp nào giúp bản thân rèn luyện tư duy phản biện đạt hiệu quả?” theo quan điểm của nhóm như sau: Tư duy phản biện là nghệ thuật của phân tích và đánh giá. Vậy để có thể đạt được hiệu quả trong việc rèn luyện tư duy phản biện. Đầu tiên, cần phải rèn luyện khả năng phân tích. Để có thể phân tích vấn đề hay ý kiến một cách chi tiết và đầy đủ hơn, chúng ta có rất nhiều cách: 5W-1H giúp khai thác hay mổ xẻ một vấn đề, bản đồ tư duy giúp hệ thống lại những ý kiến hay luận điểm, sáu chiếc nón tư duy cho chúng ta một cái nhìn đa chiều về một vấn đề nào đó, ma trận SWOT giúp ta dễ dàng lên chiến lược cho một vấn đề cần được giải quyết,...Cuối cùng, cần phải rèn luyện khả năng đánh giá. Để có thể đánh giá được tính đúng, sai, hay, dở của một ý kiến hay vấn đề được đưa ra, chúng ta sẽ có sẽ dựa trên những tiêu chí như sau: Đúng/Sai, Hợp lý/Không hợp lý, Khách quan/Chủ quan, Không ngụy biện, Rõ ràng, Chính xác, Nhất quán. Nếu như bạn thực hành những cách trên một cách thường xuyên và nghiêm túc thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ đạt hiệu quả hơn rất nhiều. B. Bài tập: 1. Phản biện nội dung của bài báo: Sau khi đọc bài báo điện tử, nhóm phản biện một số nội dung của tác giả bài báo đã đăng tải tin “Học sinh làm văn tả bà và mẹ giống hệt nhau vì theo mẫu” như sau: 1.1. Tựa đề của bài báo: Học sinh làm văn tả bà và mẹ giống hệt nhau vì theo mẫu (Tiêu đề chưa nói hết được nội dung của bài báo, không rõ ràng, mạch lạc) 1.2. Luận cứ: Bài báo cần được bổ sung luận cứ như sau: 1.2.1. Đối tượng: Cán bộ quản lý giáo dục. 1.2.2. Độ tuổi: 22 tuổi trở lên. 1.2.3. Các khái niệm/định nghĩa: Theo Thông tư quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục ban hành vào ngày 26/08/2014 thì ‘cán bộ quản lý’ được quy định tại điều 4 khoản 1 và khoản 5. 1.2.4. Văn bản quy phạm pháp luật: Bộ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/LuatSo-huu-tri-tue-2005-50-2005-QH11-7022.aspx) Bộ Luật Giáo dục 2019 (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-giao-duc2019-367665.aspx) 1.3. Phân tích và lập luận: 1.3.1. Phần mở đầu: Đồng ý với ý kiến của tác giả. Vì đã nêu đúng thực trạng hiện nay.

1.3.2. Luận điểm “20 năm một kiểu phân tích bài thơ Sóng” -

-

Đồng ý với ý kiến của tác giả về việc người dạy không thể dạy theo kiểu mở đề. Vi phạm quy luật lý do đầy đủ (chủ quan, chưa xét đến những khía cạnh khác). Vì tác giả chưa nêu đủ lý do về nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng văn mẫu. Vi phạm lỗi ngụy biện kết luận vội (chủ quan, chưa chính xác). Vì không phải khi nào phân tích bài thơ “Sóng” cũng như nhau. Vi phạm lỗi ngụy biện kết luận vội (chủ quan, chưa đúng). Vì quỹ điểm phân tích văn học chiếm 50% điểm số bài thi thì học sinh vẫn có quyền sáng tạo, quan trọng là học sinh có muốn sáng tạo hay không. Vi phạm lỗi ngụy biện khái quát hóa (chủ quan). Không phải ai cũng thấy đề thi ở các năm 2007 trở về trước là hay. Nó tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

1.3.3. Luận điểm “ Văn mẫu không sai, sai ở cách sử dụng” -

-

-

-

Đồng ý với ý kiến của thầy Hùng về việc văn mẫu không sai, sai ở cách sử dụng của giáo viên và học sinh. Luận điểm không nêu rõ đối tượng sử dụng văn mẫu. Vi phạm quy luật đồng nhất (không nhất quán). Vì đoạn “nếu đề không đổi mới thì không bao giờ chấm dứt được tình trạng văn mẫu” nhưng đoạn dưới “điều này sẽ hạn chế được việc học văn mẫu” chỉ nói hạn chế chứ không hẳn là chấm dứt. Vi phạm quy luật đồng nhất (không nhất quán). Ban đầu tác giả đề cập đến việc hạn chế sử dụng văn mẫu trong việc dạy và học nhưng luận cứ tác giả không đưa việc hạn chế sử dụng văn mẫu trong việc dạy. Vi phạm lỗi ngụy biện cá trích đỏ (không rõ ràng, không liên quan). Vì việc loại bỏ giáo án mẫu không liên quan gì đến việc dạy và học theo văn mẫu của học sinh và giáo viên. Cần bổ sung định nghĩa của giáo án mẫu. Vi phạm lỗi ngụy biện cá trích đỏ (không liên quan). Vì luận điểm đang muốn đến việc sử dụng văn mẫu sai cách nhưng luận cứ đề cập đến việc thay đổi đề thi để hạn chế văn mẫu.

1.4. Kết luận: Bài báo thiếu kết luận. 2. Chỉnh sửa và biên soạn mới nội dung: Sau khi phản biện các nội dung nêu trên, nhóm sẽ phân tích, lập luận, giải quyết và kết luận vấn đề được đăng tải từ bài báo điện tử như sau: ‘Liệu việc dạy và học theo văn mẫu của giáo viên và học sinh ngày nay có cần thay đổi?’ Có thể thấy việc dạy và học theo văn mẫu của giáo viên và học sinh ngày nay là một hiện tượng đang được mọi người quan tâm. Nó làm cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh không còn được sáng tạo. Dù vậy, tình trạng ấy vẫn tiếp tục diễn ra hằng ngày mà vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Vậy việc dạy và học theo văn mẫu của giáo viên và học sinh ngày nay là sai hay đúng? Nó có đang là một hiện trạng đáng báo động không? Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và đánh giá về tình trạng trên.

Tình trạng sử dụng văn mẫu của giáo viên và học sinh ngày nay. Về việc dạy theo văn mẫu của giáo viên, cô Lê Thị Hải Yến, giáo viên môn Ngữ Văn, Trường Trung học Phổ thông Trần Văn Kỷ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam - ‘Văn mẫu là biểu hiện xuống cấp trầm trọng của hoạt động dạy-học Ngữ văn’: “Có nhiều giáo viên không cho học sinh có quyền sáng tạo, nếu viết sai ý, không đúng với các luận điểm ở phần dàn bài mà thầy cô đã đưa ra thì bài đó bị điểm thấp. Ngược lại, nếu các em chép y nguyên các luận điểm thầy cô đã vạch ra, bản thân người chấm bài thực chất đó là chấm lại văn mình”.( https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/van-mau-labieu-hien-xuong-cap-tram-trong-cua-hoat-dong-day-hoc-ngu-van-post220335.gd) Còn về việc học theo văn mẫu của học sinh, cô Nguyễn Thị Hằng Nga, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Hoài Đức B, huyện Hoài Đức (Hà Nội) có chia sẻ với Báo Tiền Phong - ‘Giáo viên buộc dạy theo văn mẫu do cách ra đề của Bộ GD&ĐT?’: “Trong quá trình chấm thi, nhất là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội cô Nga nói bắt gặp hàng loạt bài văn sao chép y nguyên văn mẫu. Ngay cả cách trả lời câu hỏi hay viết đoạn văn cũng có nhiều bài na ná nhau”. Từ hành vi như trên đã khiến học sinh vi phạm pháp luật theo quy định của bộ Luật Sở hữu trí tuệ về việc sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả.( https://tienphong.vn/giao-vien-buocday-theo-van-mau-do-cach-ra-de-cua-bo-gd-dt-post1367054.tpo) Theo như tình trạng đã được nêu trên, thì việc dạy và học theo văn mẫu của giáo viên và học sinh đã vô tình không chấp hành những quy định được đưa ra trong Luật Giáo dục. Giáo viên chưa đạt được những yêu cầu về phương pháp giáo dục trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo cho người học. Bên cạnh đó, học sinh vẫn chưa hoàn thành được nhiệm vụ của người học là chấp hành quy định của pháp luật. Kết luận, giáo viên và học sinh đã sử dụng văn mẫu sai cách trong việc dạy và học. Tình trạng trên rất nguy hiểm và đáng báo động, nên cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra các biện pháp tối ưu nhất. Nguyên nhân, tác hại dẫn đến việc giáo viên và học sinh dạy và học theo văn mẫu sai cách Đầu tiên, có thể nói đến là do cách ra đề của Sở, Bộ giáo dục và nhà trường. Cách ra đề đã lỗi thời, chỉ xoay quanh ngữ liệu trong sách giáo khoa theo 1 khuôn khổ nhất định. Cách ra đề chỉ mang tính kiểm tra khả năng học thuộc của học sinh và những câu hỏi gần như có đầy trên mạng nên việc tìm kiếm và sao chép cũng trở nên dễ dàng. Theo TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), đã chia sẻ với tờ Zing – 'Cách ra đề thi Ngữ văn của Hà Nội ít thay đổi trong chục năm qua': “Cấu trúc ấy cứ lặp đi lặp lại trong hàng chục năm, sẽ tạo tâm lý học tủ từ kiến thức tới kỹ năng khi ôn luyện, nhất là giảm thiểu cảm giác hồi hộp đợi chờ luôn thú vị trước mỗi kỳ thi, hạn chế cảm hứng sáng tạo cho học trò” (https://zingnews.vn/cach-ra-de-thi-ngu-van-cua-ha-noi-it-thay-doi-trong-chuc-nam-quapost1226490.html) Thứ hai, cách chấm điểm và thang điểm của phần sáng tạo vẫn còn thấp. Trong thang điểm của đề thi thì điểm sáng tạo của các năm chỉ dao động đến mức 0,5 điểm. Với mức điểm sáng tạo thấp như vậy sẽ không tạo được động lực thúc đẩy phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Bên

cạnh đó, việc chấm thi của giáo viên vẫn chưa thấy được sự tôn trọng ý kiến cá nhân của học sinh vì lo sợ hiện tượng chấm vênh. Cô Nguyễn Thị Hằng Nga, đã chia sẻ với Báo Tiền Phong - 'Giáo viên buộc dạy theo văn mẫu do cách ra đề của Bộ GD&ĐT?’: " …Chấm những bài như vậy, dù để hết ý trong ba rem giáo viên cũng chỉ cho mức cao nhất là 85-90% số điểm, không có điểm sáng tạo. Ngược lại, cũng có một tỉ lệ bài rất nhỏ học sinh có sự sáng tạo nhưng đâu đó vẫn còn sót ý, giáo viên cũng không dám cho điểm cao vì thanh tra sẽ cho rằng, người chấm không bám ba-rem, đáp án."(https://tienphong.vn/giao-vien-buoc-day-theo-van-mau-do-cachra-de-cua-bo-gd-dt-post1367054.tpo) Thứ ba, việc khuyến khích học sinh học theo văn mẫu để có số điểm an toàn cũng xuất phát từ bệnh thành tích của giáo viên và nhà trường. Vì để có được nhiều ý giống với thang điểm nhất có thể, cũng như muốn điểm trung bình của các kỳ thi cao nhất, mà giáo viên muốn học sinh học và chép toàn bộ văn mẫu vào bài làm. Như cô Trần Thành, giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) có chia sẻ với Báo Tiền Phong - ‘Vì sao Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu chấm dứt học theo văn mẫu?’: “Muốn học sinh đạt điểm cao, giáo viên bằng mọi cách luyện cho học sinh viết dài, học thuộc để đạt điểm 10 mà không chú trọng đến việc dạy học sinh đọc văn, cảm thụ tác phẩm.” Từ việc đề cao thành tích của nhà trường và giáo viên, dẫn đến giáo viên hình thành thói quen dạy theo văn mẫu để học sinh đạt điểm cao. Việc dạy theo văn mẫu sẽ khiến cho bài giảng của giáo viên không có tính sáng tạo. (https://tienphong.vn/vi-sao-bo-truong-giao-duc-yeu-cau-cham-dut-hoc-theo-van-maupost1366666.tpo) Ngoài việc ra đề, phương pháp dạy học xuất phát từ Bộ giáo dục và giáo viên thì việc thiếu sáng tạo và lười tư duy cũng xuất phát từ học sinh. Cũng giống như giáo viên thì học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi thành tích. Mỗi cá nhân học sinh nào cũng đều muốn bản thân mình phải có thành tích tốt trong quá trình học tập. Nhưng không phải ai cũng đều có năng khiếu môn Ngữ Văn. Vì thế mà có một số học sinh không chọn hướng học tập lành mạnh và trung thực mà lại chọn học và lợi dụng học theo văn mẫu khi thi hoặc kiểm tra để đạt được điểm cao, cũng như là để đối phó với thầy cô. Tác hại: Việc học theo văn mẫu có thể dẫn đến học sinh ngày càng lười tư duy, lười suy nghĩ, dễ bị thụ động, bị lệ thuộc vào những bài văn mẫu, không có cảm hứng. Từ đó, học sinh sẽ có xu hướng làm những bài văn không mang tính cá nhân. Nguyễn Hiền Lương - Giáo viên môn Ngữ văn của Trường Trung học cơ sở Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội), đã chia sẻ với Tạp chí Giáo dục điện tử - ‘Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sáng tạo của trẻ’: “Thông thường, học sinh đã có một “lối mòn” quá lâu là học thuộc lòng nên đã triệt tiêu toàn bộ cảm xúc cũng như ý kiến của các con, chính vì vậy các con hầu như không biết viết gì.” (https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/van-mau-dang-lam-chai-ly-cam-xuc-va-triet-tieu-sangtao-cua-tre-post220295.gd) Bên cạnh đó, việc dạy theo văn mẫu còn làm cho giáo viên đang dần đi sai hướng từ người truyền cảm hứng cho học sinh trờ thành bắt ép học sinh phải theo ý mình. TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên là giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cho biết chia sẻ với

báo Tiền Phong –‘Giáo viên buộc dạy theo văn mẫu do cách ra đề của Bộ GD&ĐT?’: “Thứ hai là những hậu quả với chính người thầy – họ dùng văn mẫu dạy học trò, bản thân họ cũng mất dần đi tình yêu văn chương. Bởi làm gì có tình yêu nào theo khuôn mẫu, họ cũng mất dần đi khả năng tư duy sáng tạo khi dạy theo công nghệ văn mẫu.” Kết luận, từ những nguyên nhân và tác hại đã nêu bên trên, chúng ta đã có thể thấy được rằng đây là một tình trạng đáng báo động, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học sinh và giáo viên mà còn ảnh hưởng tư duy của họ về sau. Vậy chúng ta cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn trước khi tình trạng này ngày một nghiêm trọng hơn. Biện pháp hạn chế cho việc dạy và học theo văn mẫu của giáo viên và học sinh Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT và nhà trường nên giải thích và nhấn mạnh về việc sao chép văn mẫu là một hành vi vi phạm pháp luật để học sinh và giáo viên có thể tự ý thức về việc đang sử dụng văn mẫu sai cách. Bản thân mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải sớm thay đổi tư duy, kiên quyết từ bỏ lối dạy văn mẫu. Học sinh cũng cần nhận thức rõ được việc sử dụng văn mẫu sẽ hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân. Giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh hiểu rằng văn mẫu chỉ là một loại tài liệu để tham khảo, trau dồi để vốn ngôn ngữ văn chương và cách diễn đạt thêm phong phú chứ không phải để sao chép đưa vào bài văn cá nhân của mình để được điểm cao. Thầy Lê Hoài Quân - Tổ trưởng Tổ Văn Sử Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: “Khi đã gọi là mẫu có nghĩa nó phải đạt được mức độ chuẩn mực để làm mẫu cho người khác. Trong hoạt động dạy học cũng có rất nhiều phương pháp, và một trong đó là phân tích bài văn mẫu, lúc này văn mẫu như một công cụ, một phương tiện giúp học sinh luyện kĩ năng. Sản phẩm học tập của học sinh thu được sau khi có kĩ năng là sự sáng tạo cá nhân, không phải là sự dập khuôn, bắt chước y như nguyên mẫu. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/lam-dung-van-mau-se-khien-thay-va-tro-tro-nen-luoibieng-post220346.gd). Ngoài ra giáo viên cũng nên đề ra các biện pháp chống đạo văn như là mạnh tay trừ điểm bài làm, nhắc nhở trực tiếp khi học sinh sao chép bài văn mẫu. Cùng với đó, cần đổi mới việc ra đề thi môn Ngữ văn, đề thi cần có độ mở rộng cao, đòi hỏi khả năng tư duy độc lập của học sinh. Những dạng đề trên, học sinh sẽ không thể tìm thấy đáp án trên mạng mà buộc phải tự tư duy, lấy chất liệu từ thực tế, trải nghiệm cá nhân để viết thành bài của mình. Ngoài ra, cách chấm bài kiểm tra, bài thi phải linh hoạt hơn, đề cao sự sáng tạo, tôn trọng quan điểm cá nhân của học sinh. Nếu cho đề liên hệ từ thực tế và tăng phần điểm sáng tạo nhiều hơn thì sẽ khuyến khích được khả năng sáng tạo của học sinh. Để thoát ly việc học văn mẫu, cô Phạm Hà giáo viên môn Ngữ văn, trường Trung học phổ thông Đào Duy Từ (Hà Nội) cho rằng “Thầy cô nên đa dạng hình thức dạy học, chú trọng nhiều hơn hoạt động dạy học gắn liền với thực tiễn nhằm phát huy hết năng lực sáng tạo của học sinh. Đồng thời, cách ra đề cần mới mẻ hơn, cho phép học sinh thể hiện cái tôi cá nhân”. (https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/khong-thay-doi-cach-ra-de-thi-cham-thi-kho-long-triettieu-van-mau-post223334.gd). Giáo viên nên đưa những kiến thức bên ngoài chương trình mà có liên quan đến tác phẩm đó để học sinh có thêm vốn kiến thức. Giảng dạy theo cách định hướng, gợi ý, hướng dẫn phương

pháp làm bài còn việc khai triển ý phát triển một bài văn hoàn chỉnh thì nên để học sinh tự quyết định. Để có thể áp dụng được phương pháp dạy như trên thì giáo viên cần tìm hiểu, cập nhập kiến thức nhiều hơn, từ đó có thể truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới. Cả giáo viên, phụ huynh và học sinh cần chấp nhận những khó khăn, thử thách và cả những kết quả có thể chưa thật đẹp về mặt điểm số khi thay đổi cách đánh giá trong quá trình loại bỏ văn mẫu. Các bài viết của học sinh có thể chưa hay, chưa xuất sắc nhưng đều xuất phát từ kiến thức, suy nghĩ, cách hành văn của chính mình. Chẳng hạn trong bài ‘Thoát ly văn mẫu để khơi dậy sáng tạo trong học trò’ của Báo Giáo dục và Thời đại đã viết rằng: “Quá trình giảng dạy, cô Bùi Thị Tuyết Nhung (Trường THPT số 1 Văn Bàn) không khuyến khích học sinh học văn mẫu mà chỉ dạy phương pháp học, làm bài. Trong giờ thực hành, cô dạy học sinh cách cảm nhận ý nghĩa, nội dung bài học rồi áp dụng vào làm bài. Khi chấm, những bài mà học sinh thể hiện được sự sáng tạo, quan điểm riêng dù còn vụng về, chưa toàn diện nhưng vẫn được cô Nhung ghi nhận và đánh giá tốt hơn về điểm số…” https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thoat-lyvan-mau-de-khoi-day-sang-tao-trong-hoc-tro-fuMZh527g.html). Vậy để có thể hạn chế việc dạy và học theo văn mẫu của giáo viên và học sinh thì cần áp dụng những phương pháp trên một cách nghiêm túc nhất có thể. Kết luận Để có thể thay đổi được việc sử dụng văn mẫu sai cách của giáo viên và học sinh rất khó, vì nó đã trở thành một thói quen xấu. Tuy việc bắt đầu thay đổi từ bây giờ là khá muộn, nhưng chúng ta vẫn phải thay đổi. Nên bắt đầu từ việc giáo viên và học sinh cần phải tự ý thức được tác hại của việc sử dụng văn mẫu sai cách, tiếp đến thay đổi về cách thức trong việc giảng dạy và đánh giá. Từ đó, mang đến một môi trường chủ động, sáng tạo, nơi mà học sinh được thể hiện ý kiến cá nhân trong bài làm và thực hiện mục tiêu “học thật thi thật” và chấm dứt học theo văn mẫu mà Bộ trưởng đã đề ra. Theo khoản 2 điều 82 của Bộ Luật Giáo dục 2019 “Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.” Theo khoản 2 điều 7 của Bộ Luật Giáo dục 2019 “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Theo khoản 6 điều 28 của Bộ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 “ Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.” Trong 2 ngày (12, 13/8), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 20202021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã lưu ý về việc cần phải chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Lưu ý với giáo dục Trung học trong năm học mới, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Theo đó, các Sở GDĐT, Phòng GDĐT, nhà trường cần triển khai việc

học, kiểm tra đánh giá sao cho đúng và thực chất. Quá trình dạy học cũng cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức,...


Similar Free PDFs