NHOM 5 - BAI TAP NHOM Chuong 3 PDF

Title NHOM 5 - BAI TAP NHOM Chuong 3
Author bao sang truong
Course Quản trị chiến lược
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 14
File Size 408.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 124
Total Views 512

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING---- ⤻⤺◫⤻⤺ ----BÀI TẬPMôn học: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦUChuyên ngành: Ngoại thương - Khóa: 26.Đề Tài: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HÀN QUỐCGiảng viên hướng dẫn: GV. Nguyễn Thế HùngSinh Viên Thực Hiện:Phan Thị Tố Quyên: 35211020449...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING ----⤻⤺◫⤻⤺----

BÀI TẬP Môn học: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU Chuyên ngành: Ngoại thương - Khóa: 26.1

Đề Tài: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HÀN QUỐC Giảng viên hướng dẫn: GV. Nguyễn Thế Hùng Sinh Viên Thực Hiện: Phan Thị Tố Quyên: 35211020449 Nguyễn Thị Yến Nhi: 35211020299 Võ Ngọc Hiếu Nhi: 35211020611 Phan Hồng Phương 35211020014 Trần Tuệ Phương: 35211020013 Trương Bảo Sang: 35211020761

TP HCM, Ngày 14 Tháng 02 Năm 2022

Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhóm giao phó cho từng thành viên

Họ Và Tên

Mã Số Sinh Viên Mức độ xử lý

Mức Đánh Giá

Nguyễn Thị Yến Nhi

35211020299

Nhanh gọn + cố gắng

100%

Võ Ngọc Hiếu Nhi

35211020611

Nhanh gọn + cố gắng

100%

Phan Hồng Phương

35211020014

Nhanh gọn + cố gắng

100%

Trần Tuệ Phương

35211020013

Nhanh gọn + cố gắng

100%

Phan Thị Tố Quyên

35211020449

Nhanh gọn + cố gắng

100%

Trương Bảo Sang

35211020761

Nhanh gọn + cố gắng

100%

BÀI TẬP Phân tích môi trường kinh doanh của Hàn Quốc dựa vào sơ đồ đính kèm (Framework for country market and industry attractiveness assessment)

Trang 1

BÀI LÀM 1. Thị Trường 1.1. Nhu cầu và chất lượng khách hàng Nhu cầu tiêu thụ ở đất nước Hàn Quốc là rất lớn, GDP bình quân: 31.791USD/năm cho thấy thị trường Hàn Quốc rất hấp dẫn. Tỷ lệ thất nghiệp là khá ít: 3,8%. Hàn Quốc có hơn 49 triệu dân với cơ cấu theo độ tuổi: 0 – 14 tuổi chiếm 12.7%, 1564 tuổi chiếm 71.4%, 65 tuổi trở lên chiếm 15.9%. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hàn Quốc người tiêu dùng chi tiêu khá nhiều nó ở mức khá cao, vì mức GDP bình quân cao. Là thị trường hấp dẫn. Ví dụ như Việt Nam có xuất sang Hàn mặt hàng như thủy sản chi tiêu trung bình của các gia đình ở Hàn cho thủy sản rơi vào tầm 70USD/tháng (2018) , hay với quốc gia mà dành hơn 7,5%GDP cho giáo dục, hay 40 triệu USD bỏ ra hàng năm cho việc học của con cái thì những thứ liên quan đến ngành giáo dục r ất được ưa chuộng và quan tâm. Nhưng yêu cầu của người Hàn Quốc đối với sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu là rất cao. Ví dụ như vinamilk đã có 10 năm để nghiên cứu thị trường và yêu cầu của người Hàn để đưa ra các sản phẩm phù hợp khẩu vị, thị hiếu của người Hàn. Cũng như chú trọng về nhận diện thương hiệu, thiết kế hình ảnh để tạo ấn tượng vì người Hàn họ rất yêu cái đẹp. Hiện nay có các dòng sản phẩm mà vinamilk tự tin đem tới tay người tiêu dùng ở Hàn là sữa đậu nành đậu đỏ, hạnh nhân và hạt óc chó. Một vấn đề nữa liên quan đến văn hóa: ở Hàn vẫn còn đâu đó trọng nam khinh nữ, nên thường các vấn đề trong gia đình là do nam quyết định Thói quen tiêu dùng của người Hàn: Phần lớn người dân Hàn Quốc theo đạo Khổng, rất tôn tr ọng lễ nghĩa. Thói quen tặng quà ở đây cũng tương đối phổ biến. Người Hàn Quốc có xu hướng tặng những món quà mang tính truyền thống như món ăn, thực phẩm, sản phẩm có l ợi cho sưc khỏe như: sâm,… Là một trong những nước dẫn đầu về xu hướng làm đẹp, người Hàn quốc quan tâm rất nhiều đến việc chăm sóc sắc đẹp và giữ dáng, không chỉ phụ nữ.

Trang 2

Với mức thu nhập cao, người Hàn không quá coi trọng đến vấn đề giá cả nhưng rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm và độ an toàn của sản phẩm, người nội trợ Hàn có thói quen đọc kỹ các thông tin sản phẩm và so sánh với các sản phẩm cùng loại khác. Họ rất thích các sản phẩm thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe. Gần một nửa trong số những người được hỏi (48,6%) cho biết họ có sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm chức năng phổ biến nhất là các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất (67,8%) như vitamin và các loại sâm/hồng sâm (46,3%). Họ là người rất vui tính và màu mè khi rất thích những hàng hoá có màu sắc bắt mắt hay phong phú. Hàng hoá không chỉ cần phải có chất lượng mà còn phải có mẫu mã, màu sắc phong phú, bắt mắt hơn những năm trước tránh những nhàm chán trong s ản phẩm hay sản phẩm quá đơn điệu=> thường quan tâm đến chủng loại đa dạng, chất lượng, sự tiện lợi và niềm vui khi mua sắm. người Hàn thích ăn cay, hoa quả, văn hóa sử dụng đồ uống cao (sữa, cà phê, nước trái cây,…) Nhu cầu về mặt hàng nước yến là khá cao khi đáp ứng đc hết các tiêu chí trên. Thêm nữa trong khi các mặt hàng yến Trung Quốc, Đài Loan và các doanh nghiệp khác trên thị trường tập trung vào vào các dòng sản phẩm cao cấp giành cho tầng lợp thượng lưu và trung lưu thì sản phẩm của sanet có thể nhắm tới đối tượng có thu nhập thấp hơn. Hơn nữa với sự đột phá về sự tiện lợi khi kết hợp với collagen càng làm cho sanet có s ự khác biệt về sản phẩm khác. Gía cả phải chăng và sự tiện lợi, sanet là 1 lựa chọn hoàn hảo cho đồ uống, có thể thay thế nước giải khát. VIETRADE – Nghiên cứu khảo sát mới đây của Hàn Quốc do công ty nghiên cứu thị trường Hancook Research thực hiện đối với 3.018 người tiêu dùng Hàn Quốc cung cấp các thông tin cập nhật về xu hướng tiêu dùng thực phẩm của thị trường Hàn Quốc. Người tiêu dùng Hàn Quốc thường mua thực phẩm tại các siêu thị vừa và nhỏ (29,8% số người trả lời), các đại siêu thị (27,8%) và các chợ truyền thống (27,2%). Ở khu vực thủ đô Seoul, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng mua sắm thực phẩm tại các siêu thị và đại siêu thị, trong khi ở các vùng nông thôn, người tiêu dùng thường xuyên mua thực phẩm tại các chợ truyền thống. Thế hệ trẻ và những người có thu nhập cao có xu hướng mua thực phẩm tại các đại siêu thị nhiều hơn. Trang 3

Mua thực phẩm trên mạng chưa phải là một thói quen thường xuyên đối với người tiêu dùng Hàn Quốc. Chỉ có 15,8% số hộ gia đình trả lời là họ sử dụng internet để đặt mua thực phẩm một cách thường xuyên. Giới trẻ sử dụng internet để đặt mua thực phẩm nhiều hơn. Lý do chính khiến người tiêu dùng đặt mua thực phẩm qua mạng là vì giá rẻ hơn (26,5%) và có dịch vụ vận chuyển tận nhà (23,7%). Mức độ hài lòng của khách hàng khi đặt mua thực phẩm qua mạng tương đối cao. 71,4% s ố người sử dụng kênh mua sắm này hài lòng về giá cả và 70,4% hài lòng về chất lượng. Các loại thực phẩm thân thiện với môi trường có xu hướng được phân phối nhiều hơn qua các kênh bán hàng trên mạng. Trong số những người được hỏi, 37,6% cho biết họ thường xuyên đặt mua các loại thực phẩm thân thiện với môi trường qua mạng. Trong số các loại cửa hàng, các đại siêu thị là nơi người tiêu dùng Hàn Quốc thường xuyên tìm đến để mua thực phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở khu vực thành thị và các hộ gia đình có thu nhập cao hoặc có trình độ giáo dục cao thường đến các cửa hàng chuyên về thực phẩm thân thiện với môi trường. Gần một nửa trong số những người được hỏi (48,6%) cho biết họ có sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm chức năng phổ biến nhất là các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất (67,8%) như vitamin và các loại sâm/hồng sâm (46,3%). Các đồ uống thông dụng nhất tại gia đình là sữa, cà phê, sữa chua, và nước uống hoa quả nguyên chất. Người tiêu dùng Hàn Quốc có thu nhập bình quân cao, thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua là 43.480USD năm 2020. Do có thu nhập cao nên yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng rất cao. 1.2.

Tăng trưởng

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 27/5 nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á năm 2021 thêm 1 điểm phần trăm so với ước tính trước đó ba tháng, lên khoảng 4%. Ngoài ra, BoK cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2022 "nhích" thêm 0,5 điểm phần trăm lên 3%. Số liệu của BoK cũng cho thấy trong quý I/2021 vừa qua, tiêu dùng tư nhân ở Hàn Quốc đã tăng 1,2% Cũng theo BoK, Tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc đã tăng 2,4% trong quý I/2021 qua đó cho thấy được khả năng tăng trưởng của thị trường này rất tốt. 1.3.

Quy mô

Hàn quốc đứng thứ 10 thế giới về quy mô thị trường,

Trang 4

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 15/3 cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2020 ước đạt 1.624 tỷ USD, đứng thứ 10 thế giới, vượt qua Nga đứng thứ 11 (1.403 tỷ USD), Năm 2020, kinh tế Hàn Quốc tăng trưở ng cao thứ ba trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. 2. Nguồn Lực Những năm đầu thập niên 60, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm các quốc gia thấp nhất thế giới, chưa đến 100USD. Từ một trong những các nước l ạc hậu và nghèo khó, HQ đã vươn mình trời thành “con Rồng châu Á” chỉ trong 3 thập kỷ với những nổ lực được gọi là “kỳ tích” dựa trên các nguồn lực về nhân lực và vật lực của chính mình. 2.1.

Nhân sự có chuyên môn

Nguồn nhân sự có chuyên môn luôn đòi hỏi một quá trình được đào tạo kỹ lưỡng từ hệ thống giáo dục có định hướng. Từ những năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho toàn dân. Tiếp theo những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh với chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nhân sự được đào tạo và có chuyên môn: + Năm 1960, phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học + Năm 1970, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, giáo dục trên lĩnh vực khoa học, công nghệ ở các trường dạy nghề kỹ thuật + Năm 2001, Chính phủ Hàn Quốc công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005. + Năm 2010, chiến lược quốc gia lần thứ 2 về phát triển nguồn nhân lực được xây dựng hiệu quả. Bên cạnh đó, năm 2015, Chính phủ Hàn Quốc giới thiệu hệ thống tuyển dụng mới Tiêu chuẩn Năng lực Quốc gia (National Competency Standards - NCS) nhằm đánh giá trình độ và kỹ năng cho từng công việc của trên 800 ngành nghề trong lĩnh vực công lập. Dựa trên những tiêu chí được chính phủ xây dựng và phát triển giúp các công ty tuyển dụng được nhân sự có chuyên môn không chỉ dựa trên nền tảng giáo dục và bằng cấp mà dựa trên năng lực tiềm năng của từng ứng viên. 2.2.

Nguyên vật liệu, thành phần.

Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, với các thành phẩm như đồ điện tử, hàng dệt may, tàu thủy, ô tô và thép là các mặt hàng xuất Trang 5

khẩu quan trọng nhất của nước này. Năm 1990, các nhà sản xuất Hàn Quốc đã lên kế hoạch thay đổi đáng kể kế hoạch sản xuất trong tương lai sang các ngành công nghệ cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã lộ nhiều khuyết điểm trong chuỗi giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc, Hàn Quốc đã thực hiện các bướ c khuyến khích doanh nghiệp đưa hoạt động sản xuất “hồi hương”. Trong thập kỷ qua, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một số chính sách, bao gồm, các l ợi ích về thuế, trợ cấp và giảm giá đất - để khuyến khích việc hồi hương sản xuất nhằm tái cơ cấu nền kinh tế sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch trên toàn thế giới. 2.3.

Nhân công

Năm 1967, hệ thống dạy nghề ở Hàn Quốc đã trở thành hệ thống phụ giúp cho hệ thống giáo dục chính thống trong việc đào tạo người có kĩ năng. Điều luật này quy định các cơ sở đào tạo nghề gồm 3 loại: tổ chức nghề cộng đồng được điều hành bởi nhà nước và chính quyền trung ương; tổ chức nghề phi lợi nhuận được điều hành bởi bộ lao động; và các trường dạy nghề thông thường được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp tư nhân. Một quy định quan trọng đó là điều luật quy định tất cả các doanh nghiệp trên 500 nhân công phải cung cấp chương trình đào tạo thường xuyên. Chính phủ Hàn Quốc cực k ỳ chú trọng vào công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng, các khóa học phải gắn liền giữa lý thuyết từ giáo dục truyền thống và thực tế đi đôi với các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia. Từ những chính sách đào tạo nghiêm túc, Hàn Quốc ngày càng cung cấp được nhân lực k ỹ thuật cao cho doanh nghiệp trong những năm gần đây. 2.4.

Cải tiến kỹ thuật

Bên cạnh đó, Hàn Quốc được biết đến như một Bệ phóng của thị trường di động vốn đã trưởng thành, nơi mà các nhà phát triển có thể thu được lợi ích từ một thị trường có rất ít hạn chế để công nghệ có thể tồn tại. Ngày càng có nhiều xu hướng phát minh ra các loại phương tiện hoặc ứng dụng mới, sử dụng cơ sở hạ tầng internet 4G và 5G ở Hàn Quốc. Hàn Quốc ngày nay có cơ sở hạ tầng đáp ứng mật độ dân số và văn hóa có khả năng tạo ra sự đặc thù địa phương một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, đối với các công ty phải đối mặt với những thách thức của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này, Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một cơ chế hợp tác công-tư đặc biệt để giúp các doanh nghiệp tiếp cận và xây dựng các nhà máy thông minh. Tăng cường số hóa dường như cũng là một cách hiệu quả để đối phó với thách thức của sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Điển hình, công ty may mặc G&G Enterprise của Hàn Quốc đã xây dựng một nhà máy thông minh mới, hoàn toàn tự động ở phía Tây Nam ở nước này, giúp công ty có khả năng Trang 6

cạnh tranh về giá và linh hoạt hơn trong đa dạng hóa sản phẩm - ngay cả trong lĩnh vực dệt may sử dụng nhiều lao động. 2.5.

Học tập

Chính sách giáo dục Hàn Quốc của chính phủ từ những năm 1960 đến nay với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cũng như nền kinh tế hàng đầu châu Á, đòi hỏi sức ép trong việc học tập của học sinh Hàn Quốc rất lớn. Năm 2007, Chương trình giáo dục Hàn Quốc được xác định cũng nhằm hướng đến con người được giáo dục tốt nhất: “Giáo dục Hàn Quốc nhằm giúp mỗi công dân phát triển cá tính và những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của một công dân độc lập dưới ánh sáng của tư tưởng nhân đạo và tinh thần trách nhiệm vì sự phồn thịnh của đất nước và nhân loại”, bao gồm các tiêu chí: + Phát triển cá tính của mỗi người và chăm sóc tất cả mọi người + Giúp thể hiện năng lực sáng tạo và ứng dụng kiến thức, kĩ năng + Có một nền tảng tri thức rộng để học tiếp và định hướng nghề nghiệp + Sáng tạo những giá tr ị mới trên cơ sở các giá tr ị truyền thống dân t ộc + Nhiệt tình cải tạo cộng đồng như một công dân. Những thay đổi trên đã và đang tạo ra nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận Hàn Quốc, tuy nhiên, nhiều quan điểm vẫn công nhận sự thay đổi tích cực nguồn nhân lực từ việc học tập đã góp phần thay đổi nền kinh t ế của “con rồng châu Á” ở thời điềm hiện tại. 3. Mức độ cạnh tranh 3.1. Cường độ cạnh tranh Cường độ của sự cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc là cạnh tranh khốc liệt. Vì Hàn Quốc là thị trường khó chinh phục. Họ là quốc gia phát triển, nên họ nắm vững được sản phẩm nào tốt, và họ là nhà tiêu dùng thông thái. Nên khi thậm nhập, chúng ta phải có điểm khác biệt, or sản phẩm phải tốt. 3.2.

Rào cản gia nhập

Rào cản gia nhập Hàn Quốc vốn là thị trường nổi tiếng khó tính và nhiều rào cản về tiêu chuẩn chất lượng, cũng như quy trình kiểm tra trong việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm. cho nên sẽ gặp nhiều thách thức khi gia nhập vào thị trường Hàn Quốc. 3.3.

Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp – khách hàng

Quyền lực thương lượng của khách hàng nhà cung cấp, khi Hàn Quốc là thị trường hấp dẫn. Dĩ nhiên họ sẽ có lực hút, không có thị trường nước này thì sẽ có nước khác nhắm

Trang 7

tới. nên việc thương lượng của các nhà cung cấp của họ cũng có thể ép giá, hoặc họ yêu cầu chất lượng cao giá thành thấp. Là doanh nghiệp hướng tới thị trường Hàn Quốc thì cần tìm hiểu k ỹ điểm mạnh của mình là gì. Giá tr ị mang lại cho khách hàng là gì. Các sản phẩm của mình cạnh tranh với ai và các đối thủ ra sao. biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng. biết họ cần là cái gì và mình phải cung cái gì? 3.4.

Việc kinh doanh đem lại lợi nhuận ngắn hạn hay dài hạn

Về ngắn hạn thì có thể lỗ hoặc lỗ nặng. Vì tốn các chi phí đầu tư. Cũng như có khoản ngân sách tiếp cận thị trường. Về dài hạn, đây là 1 thị trường đầy tìm năng mang về lợi nhuận lên tỷ USD. Đặc biệt các nhóm ngành nông sản trái cây. 4. Mức độ dễ dàng kinh doanh 4.1. Thuế Ban hành những chính sách ưu đãi thuế cho phép các công ty đầu tư, đồng thời cắt giảm thu nhập chịu thuế, sửa đổi một số quy tắc thuế nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và cung cấp nhiều lợi ích hơn cho các gia đình có thu nhập thấp. 4.2.

Trợ cấp

Đưa ra nhiều chính sách hỗ dợ các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh đầu tư vào quốc gia như Trợ cấp doanh nghiệp trong dịch Covid, trợ cấp cho nguồn lao động thất nghiệp, trợ cấp tài chính khuyến khích sinh nở. 4.3.

Cơ sở hạ tầng

Với vị trí địa lí thuận l ợi, hệ thống đườn bển đường bộ phát triển, mạng lưới giao thông ở Hàn Quốc khá rộng rãi. Ngoài ra có đường sắt và hệ thống tàu điện ngầm hiện đại. Vận tải hàng không cũng được đẩy mạnh để phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước. Từ sau khi nền kinh tế của đất nước này được công nghiệp hóa, nhiều tập đoàn công nghiệp nặng - công nghệ cao đã lần lượt ra đời, giữ vị trí quan trọng. 4.4.

Hợp đồng chính phủ

Định hướng điều tiết và tạo điền kiện cho các hoạt động doanh nghiệp, đồng thời ban hành chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ cung cấp vật tư cơ sở vật chất chất lượng. 4.5.

Sự hiện diện ở quốc gia này có làm tăng khả năng cạnh tranh hay không? Trang 8

Hàn Quốc hiện đang là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành khoa học ứng dụng, điện tử, công nghệ về giao thông đóng tàu,... Vị trí địa lí thuận lợi tạo điều kiện cho giao thông vận tải phát triển, nguồn lao động lớn và có tay nghề. Trình độ khoa học công nghệ được công nghiệp hóa, nhiều tập đoàn công nghiệp nặng - công nghệ cao đã lần lượt ra đời, giữ vị trí quan trọng. Với nhiên là bốn mùa rõ rệt cùng nhiều di tích lịch sử Hàn Quốc đã thu hút được nhiều du khách trong ngoài nướ c và các nguồn đầu tư về du lịch. Với sự phát triển không ngừng, Hàn Quốc đã tạo sự cạnh tranh với các quốc gia khách trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như công nghệ điện thoại, viễn thông, vận tải..., và đạt được những thành tựu riêng. 5. Rủi ro đất nước 5.1.

Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị phản ánh sự ổn định chính trị của một quốc gia. Đây cũng là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư xem xét. Khi một quốc gia có sự bất ổn chính trị, ví dụ như đảo chính, xung đột quốc gia, khủng bố, tham nhũng... sẽ làm thay đổi cơ bản thể chế hoặc các quy tắc pháp luật đối với nền kinh tế trong nước. Điều này sẽ dẫn đến tính khả dụng của quốc gia đó đối với việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán quốc tế, mất cân bằng cán cân thanh toán hoặc đơn giản là hạn chế chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài. Hàn Quốc là nước theo chế độ Cộng Hòa Tổng Thống. Người đứng đầu đất nước là Tổng Thống do người dân trực tiếp bầu ra mỗi năm. Tổng Thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội. Vào năm 2016, Hàn Quốc xảy ra hàng loạt các bê bối của Tổng Thống Park Geun Hye như nhận hối lộ, làm thất thoát quỹ nhà nước. Can thiệp vào các chính sách kinh tế, gây ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ và đầu tư trong nước. Làm người dân mất lòng tin vào bộ máy lãnh đạo của đất nước. Vào năm 2017, Tổng Thống Moon Jae In lên nhậm chức, ổn định dần sự bất ổn của chính trị. Rủi ro chính trị được đánh giá là ở mức thấp và chủ yếu là do căng thẳng lâu dài với Triều Tiên. Căng thẳng song phương của Hàn Quốc với các nước láng giềng lớn hơn, bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản, đã dẫn đến sự gián đoạn thường xuyên của nền kinh tế. Môi trường chính trị trong nước tương đối ổn định. 5.2.

Rủi ro kinh tế Trang 9

Rủi ro kinh tế bao gồm các vấn đề tiềm ẩn về kinh tế có thể khiến một quốc gia từ bỏ các khoản nợ quốc tế của minh hoặc có thể gây ra các loại khủng hoảng tiền tệ khác. Yếu tố để đánh giá có sự rủi ro kinh tế của một quốc gia hay không đó là dựa vào mức tăng trưởng kinh tế. Nếu một quốc gia chủ yếu xuất khẩu một mặt hàng đặc trưng và giá của mặt hàng này đang giảm, điều này cho thấy sự suy giảm triển vọng và có thể làm tăng rủi ro kinh tế cho các đối tác thương mại nước ngoài. Ngoài ra, các hành vi của chính phủ như can thiệp vào thị trường tự do hoặc các thay đổi chính sách về thuế cũng có thể gây ra rủi ro kinh tế. Theo BOK, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc ước tính đạt 4% vào năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010 khi GDP của Hàn Quốc tăng 6,...


Similar Free PDFs