497523565 Nhom 3 Vinamit PDF

Title 497523565 Nhom 3 Vinamit
Author Thu Hiền Khương Thị
Course Principle of Marketing
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 29
File Size 854.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 27
Total Views 146

Summary

Trường Đại học Ngoại thươngViện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế-------------------------------TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾĐỀ TÀICHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦAMÍT SẤY HỮU CƠ VINAMIT TRÊN THỊ TRƯỜNGTRUNG QUỐCNhóm thực hiện: Nhóm 3Lớp: MKT401(1/2021).GV hướng dẫn: PGS Phạm Thu HươngHà Nội, tháng 9 năm 2...


Description

Trường Đại học Ngoại thương Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế -------------------------------

TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ ĐỀ TÀI CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA MÍT SẤY HỮU CƠ VINAMIT TRÊN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Lớp: MKT401(1.1/2021).4 GV hướ ng dẫn: PGS.TS Phạm Thu Hương

Hà Nội, tháng 9 năm 2020

Danh sách sinh viên thực hiện

STT

Họ và tên

MSV

Công việc

21

Đoàn Quốc Đại

1811110104

Chương 1 và thuyết trình

22

Nguyễn Lê Hoài Đan

1811110105

Phần 2.2

23

Nguyễn Tiến Đạt

1811110110

Làm slide

24

Bùi Hồng Giang

1811120039

Phần 2.4.1 và 2.5

25

Nguyễn Trường Giang

1811110154

Làm slide

26

Trần Đỗ Hương Giang

1811120043

Lí do chọn đề tài và tổng hợp tiểu luận

27

Trần Phương Giang

1811110158

Phần 2.4.2

28

Trần Thanh Giang

1811110159

Thuyết trình, đề cương, sửa bài

29

Trần Thu Giang

1811110162

Phần 2.4.3

30

Bùi Thị Thu Hà

1811110167

Phần 2.1

1811110631

Phần 2.3 và thuyết trình

113 Ma Tường Tuệ

-2-

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................- 5 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ............................................................................ - 5 1.2. CƠ SỞ VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ .......................................................................................................... - 5 1.2.1.

Cơ sở xây dựng chiến lược marketing quốc tế. ................................. - 5 -

1.2.2.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing quốc tế. ........................... - 5 -

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ ...........................................................................- 9 2.1. TỔNG QUAN VỀ VINAMIT ................................................................. - 9 2.1.1.

Tập đoàn Vinamit ............................................................................ - 9 -

2.1.2.

Sản phẩm mít sấy hữu cơ ............................................................... - 10 -

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI TRUNG QUỐC ........................ - 11 2.2.1.

Nhân khẩu học ............................................................................... - 11 -

2.2.2.

Kinh tế ........................................................................................... - 12 -

2.2.3.

Văn hóa xã hội ............................................................................... - 13 -

2.2.4.

Cạnh tranh ..................................................................................... - 13 -

2.3. PHÂN TÍCH SWOT .............................................................................. - 15 2.3.1.

Điểm mạnh .................................................................................... - 15 -

2.3.2.

Điểm yếu ........................................................................................ - 15 -

2.3.3.

Cơ hội ............................................................................................ - 16 -

2.3.4.

Thách thức ..................................................................................... - 16 -

2.4. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ............................................................................. - 17 2.4.1.

Phương thức thâm nhập ................................................................. - 17 -

2.4.2.

Thị trường mục tiêu ....................................................................... - 18 -

2.4.3.

Chiến lược Marketing Mix (4P) ..................................................... - 19 -

2.5. BÀI HỌC................................................................................................ - 26 2.5.1.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................... - 26 -

2.5.2.

Đề xuất phát triển .......................................................................... - 27 -

-3-

Lời mở đầu Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại công nghệ số, toàn cầu hóa, nơi các quốc gia có thể tự do trao đổi, buôn bán hàng quá. Việt Nam - một đất nước non trẻ, đang phát triển với rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác nổi lên là một ứng viên tiềm năng cho việc trở thành điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư trên thế giới. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức hơn cho chúng ta trong công cuộc nghiên cứu và áp dụng các chiến lượ c marketing quốc tế một cách bài bản và sáng tạo, nhằm đưa sản phẩm “Made in Vietnam” thực sự trở thành một thương hiệu tin cậy đối với bạn bè quốc tế. Chiến lược marketing quốc tế là cách thức thực hiện để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu marketing quốc tế. Mục tiêu này sẽ thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp, nhưng không nằm ngoài những mục tiêu cố hữu là xây dựng thương hiệu uy tín trên phạm vi quốc tế, gây dựng những mối quan hệ đối tác chiến lược xuyên quốc gia, chiến thắng trong cạnh tranh và thu về lợi nhuận một cách bền vững cho doanh nghiệp. Vì vậy, bài tiểu luận “Chiến lược marketing quốc tế của mít sấy hữu cơ Vinamit trên thị trường Trung Quốc” của nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ đem đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể hơn về cách một doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng quốc tế để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện chiến lược marketing quốc tế của doanh nghiệp Vinamit nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong độc giả góp ý để nhóm chúng tôi hoàn thiện và bổ sung bài nghiên cứu của mình. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn và sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ phía độc giả.

-4-

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Marketing quốc tế là khoa học về lĩnh vực trao đổi quốc tế, theo đó, mọi hoạt động từ sản xuất đến bán hàng đều căn cứ vào biến động thị trường nước ngoài, nghĩa là lấy thị trường làm định hướng. Yếu t ố mấu chốt để phân định marketing quốc gia và marketing quốc tế là biên giới chính tr ị quốc gia của doanh nghiệp. Chiến lược marketing là gì? Theo Jean Pierre Lacour trong cuốn “Lexique du marketing” (Từ điển marketing), chiến lược marketing là tập hợp các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cần thực hiện cho cả một thời gian dài nhất định trong một môi trường nhất định. Chiến lược marketing quốc tế (IMS) là tập hợp tất cả các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cho cả một thời gian dài nhất định ở ngoài biên giới quốc gia để s ử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. 1.2. CƠ SỞ VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ 1.2.1. Cơ sở xây dựng chi ến lược marketing quốc tế. Cơ sở xây dựng chiến lược marketing dựa vào nội dung phân tích SWOT, gồm 4 yếu tố cơ bản sau:    

Strengths: những điểm mạnh của bản thân doanh nghiệp Weaknesses: những điểm yếu của doanh nghiệp Opportunities: những cơ hội, thuận lợi từ phía môi trường và thị trường Threats: những thách thức, đe dọa từ phía môi trường và thị trường

Doanh nghiệp cần quan tâm tới những ảnh hưởng lớn đối với chiến lược marketing quốc tế bao gồm ảnh hưởng của chính phủ, ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia, ảnh hưởng của công nghệ và ảnh hưở ng của thị trường. Như vậy để xây dựng chiến lược cần phân tích, đánh giá một cách kỹ lưỡng các yếu tố khách quan và chủ quan, các yếu tố môi trường bên trong và yếu tố môi trường bên ngoài. Yêu cầu kỹ lưỡng này càng cần thiết và có ý nghĩa hơn trong marketing quốc tế vì môi trường hoạt động và yếu tố cạnh tranh gay gắt hơn nhiều so với marketing quốc gia. 1.2.2. Quy trình xây dựng chi ến lược marketing quốc tế. Quy trình xây dựng chiến lược marketing quốc tế gồm 6 bước: Bước 1: Phân tích môi trường, SWOT Việc phân tích môi trườ ng bao gồm môi trường bên trong, các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp và môi trường bên ngoài, môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường chính trị pháp luật, môi trường công nghệ, môi -5-

trường cạnh tranh. Sử dụng ma trận SWOT, lựa chọn các kết hợp phù hợp, đưa ra quyết định. Bước 2: Xác định mục tiêu chiến lược Marketing Dựa trên phân tích SWOT nêu trên, doanh nghiệp đề ra các mục tiêu chiến lược. Các mục tiêu chiến lượ c của doanh nghiệp có thể là các mục tiêu cơ bản như mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu doanh số..., mục tiêu tình thế kinh doanh hay các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn khác. Có ba cách tiếp cận chính trong việc xác định mục tiêu chiến lược bao gồm tiếp cận theo cặp mục tiêu tổng thể và mục tiêu bộ phận, mục tiêu chiến lươc và mục tiêu chiến thuật, mục tiêu tài chính và mục tiêu chiến lược.  Mục tiêu tổng thể và mục tiêu bộ phận: mục tiêu tổng thể đượ c hiểu là mục tiêu chiến lược tổng thể của doanh nghiệp bao chum các chiến lược thành phần trong marketing mix. Trong mục tiêu chiến lược tổng thể về doanh số hay lợi nhuận, lại có mục tiêu bộ phận như doanh số về từng sản phẩm cụ thể hay trên từng thị trường hoạt động cụ thể.  Mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến thuật: theo cách tiếp cận này thì mục tiêu chiến lược là mục tiêu dài hạn thông thường từ 5 năm trở lên còn mục tiêu chiến thuật là muc tiêu ngắn hạn trong 1 năm hay 1 quý.  Mục tiêu tài chính và mục tiêu chiến lược: mục tiêu tài chính nói rõ sự thành công của doanh nghiệp bằng con số, mục tiêu chiến lược là nền tảng để thực hiện mục tiêu tài chính. Mỗi loại mục tiêu “chiến lược” hay “tài chính” bao gồm những mục tiêu cụ thể khác nhau. Điều quan trọng là các mục tiêu này phải được lượng hóa một cách cụ thể chứ không ghi một cách chung chung đồng thời các mục tiêu cần có tính khả thi cao, đáp ứng nguyên tắc SMART, tức là cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt đượ c, thực tế và dựa theo thời gian, do đó việc xây dựng mục tiêu chiến lượ c cần phải dựa vào các phân tích SWOT nêu trên. Bước 3: Nghiên cứu thị trường, lựa chọn SBU Nghiên cứu thị trường: doanh nghiệp tập hợp, thu thập và phân tích dữ liệu về thị trường, con người, kênh phân phối để cung cấp những thông tin hữu ích trong việc đưa ra các quyết định marketing. Việc nghiên cứu thị trường thực hiện theo quy trình 6 bước bao gồm: xác định vấn đề, chọn phương thức nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu, xử lý dữ liệu nghiên cứu và sử dụng dữ liệu nghiên cứu. Lựa chọn SBU: dựa vào thông tin nghiên cứu thị trường, thông tin do phân tích môi trường sử dụng ma trận Boston xác định lựa chọn đơn vị kinh doanh chiến lược cần ưu tiên đầu tư phát triển.

-6-

Bước 4: Phân đoạn, chọn thị trường mục tiêu, định vị (Segmenting, Targeting, Positioning) Điểm quan trọng nhất cần lưu ý là mỗi doanh nghiệp chỉ có năng lực nhất định, có những lợi thế cạnh tranh nhất định để đáp ứng nhu cầu thị trường và cạnh tranh trong khi nhu cầu thị trường tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại vô cùng gay gắt nên cần lựa chọn thị trường mục tiêu cụ thể để kinh doanh. Việc xây dựng chiến lược chính là nhằm định vị thị trường, tạo ra một vị trí mong đợi trên thị trường mục tiêu. Chính vì thế, chiến lược marketing chỉ có hiệu quả tốt nhất trên thị trường mục tiêu xác định.  Phân đoạn thị trường: Chia thị trường tổng thể thành các nhóm khách hàng theo những cơ sở đã lựa chọn. Điều quan trọng là phải xác định được các cơ sở để phân đoạn thị trường sao cho các đoạn thị trường phải hàm chứa được những đặc điểm của ngườ i mua gắn với những đòi hỏi riêng về sản phẩm và các hoạt động Marketing khác. Mục đích của việc phân đoạn thị trường là: - Giúp người làm Marketing hiểu thấu đáo hơn nhu cầu và ước muốn của khách hàng. - Giúp người làm Marketing thực hiện định vị thị trường có hiệu quả hơn. - Nâng cao độ chính xác trong việc lựa chọn các công cụ Marketing. - Sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực Marketing. Để đạt được các mục tiêu đó thì phải xác định được đoạn thị trường hiệu quả. Đoạn thị trường hiệu quả cần đạt được các yêu cầu: đo lường được, có quy mô đủ lớn, có thể phân biệt đượ c và có tính khả thi.  Lựa chọn thị trường mục tiêu: Doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một vài đoạn thị trường khác nhau được đánh giá là hấp dẫn để tiến hành hoạt động kinh doanh.  Định vị thị trường: Những hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm tạo dựng và tuyên truyền những lợi ích đặc biệt mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường mục tiêu và phải chắc chắn rằng khách hàng mục tiêu s ẽ có được một hình ảnh rõ về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Việc định vị tiến hành theo các bước: - Đánh giá thực trạng định vị hiện có trên thị trường mục tiêu thông qua sơ đồ định vị. - Chọn hình ảnh, vị thế cho nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên sơ đồ định vị: việc chọn này có nhiều cách tiếp cận tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. - Soạn thảo chương trình marketing mix để thực hiện chiến lược định vị đã chọn.

-7-

Bước 5: Đề xuất các quyết định marketing Dựa vào thông tin được thu thập, phân tích trong các bước trước đó các nhà quản trị đề xuất các quyết định marketing nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Bước 6: Triển khai, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh

-8-

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ VINAMIT 2.1.1. Tập đoàn Vinamit 2.1.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh Với tầm nhìn nâng tầm giá trị nông sản Việt vươn ra Thế giới, Vinamit đang ngày càng cố gắng đưa nền Nông nghiệp Việt Nam và sản phẩm nông nghiệp Việt lên một tầm cao mới. Sứ mệnh của Vinamit là mang đến cho người tiêu dùng những gia vị cuộc sống đến từ thiên nhiên thông qua các sản phẩm của chúng tôi. Ngoài ra, giúp đỡ bà con nông dân, và tìm đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, khuyến khích nông dân canh tác cũng là một sứ mệnh quan trọng của Vinamit. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành phát triển Năm 1991, Công ty TNHH TM Đức Thành đã chính thức được thành lập tại Bình Dương, vốn là tiền thân của Vinamit bây giờ. Năm 2005, công ty đổi tên thành Công ty TNHH TM Vinamit. Đến 11/2007, Công ty chuyển đổi hình thức kinh doanh sang Công ty Cổ phần Vinamit. Năm 2008, tổng giá trị tài sản của Vinamit ước đạt 300 tỉ đồng. Có thể nói Vinamit là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ khoa học cao trong khai thác và chế biến nông sản tại Việt Nam. Hiện nay Vinamit đã có mặt và điều hành hoạt động ở hầu hết các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm của Vinamit đã chiếm đến 90% thị phần tiêu thụ, gần 60% tổng sản phẩm của Vinamit đã được xuất khẩu sang khối Asean, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và có mặt tại các thị trường khó tính ở châu Âu và Bắc Mỹ. 2.1.1.3. Thành tựu nổi bật Kể từ khi thành lập, Vinamit không ngừng phát triển, liên tục đạt được nhiều giải thưởng, bằng khen, giấy chứng nhận mà không phải thương hiệu nào cũng làm được: Hàng Việt Nam chất lượng cao 2008-2010, ISO 9001:2000, Danh hiệu Trâu Vàng Đất Việt (2006), Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (2006),... Bên cạnh đó, với những tiêu chuẩn chất lượng đã đạt được như tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng, HACCP - Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, HALAL - Tiêu chuẩn thực phẩm trong cộng đồng Hồi giáo, GMP - Tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất và được tổ chức chất lượng quốc tế BVQI công nhận về chất lượng, sản phẩm Vinamit chiếm được sự ưu ái của người sành điệu Việt Nam mà còn thu hút sự quan tâm của khách ẩm thực quốc tế. Công nghệ sấy gia nhiệt, thăng hoa, sấy chân không tiên tiến được ứng dụng trên những sản phẩm trái cây nhiệt đới phong phú của Việt Nam đã kết hợp trở thành những sản phẩm thơm ngon độc đáo.

-9-

2.1.2. Sản phẩm mít sấy hữu cơ Sản phẩm được áp dụng công nghệ sấy chân không, tức là dùng máy hút chân không hút toàn bộ lượng nước thoát ra và ngăn không cho dầu thấm ngược trở lại sản phẩm. 2.1.2.1. Quy trình chế biến  Lựa chọn mít: Mít phải có lớp vỏ lụa bên ngoài (tiêu biểu như mít Nghệ) để trong quá trình sấy khô, múi mít không bị mất đi màu vàng vốn có của nó. Nếu múi mít không có lớp lụa bọc múi (đặc biệt là mít Thái Lan) thì s ẽ nhanh chóng mất vị ngọt. Sau 3 tháng bảo quản, thì mít sấy nhanh chóng mất màu, không còn màu vàng ngon mắt, còn khi thu hoạch mùa mưa, giống mít không có lớp lụa bọc ngoài sẽ ngậm nước và vị càng nhạt. Quả mít đưa vào chế biến cần tươi tốt, múi mít không bầm dập, sâu bệnh và có độ chín thích hợp. Nếu làm mít sấy người ta thường chọn những trái mít không quá to và ngon nhưng cũng không phải chọn những trái quá dở.  Xử lí: Mục đích của khâu này là để loại bỏ phần hạt, thu phần thịt mít. Dùng phương pháp thủ công tách đôi múi mít rồi bỏ hạt.  Rửa, ngâm: Nhằm loại trừ tạp chất cơ học như đất, cát, bụi và làm giảm lượng vi sinh vật khi tách từng múi mít ra. Tiến hành rửa sạch nhựa, mủ dính trên mít. Người ta có thể thực hiện khâu rửa mít trước khâu phân loại để làm lộ ra những chỗ hư hỏng, để dễ lựa chọn mít hơn. Sau đó ngâm mít trong nước clo khoảng 10 phút để khử trùng vi khuẩn  Cắt: Với mục đích làm cho kích thướ c nguyên liệu đồng đều chuẩn bị quá trình sấy. Quá trình này không có sự biến đổi về mặt vật lý, hóa học, hóa sinh, hóa lý.  Chần: Chần làm mít trở nên dẻo dai, không bị nhừ, giòn, gãy trong quá trình sấy tiếp theo. Nguyên liệu được nhúng vào dung hơi nước trong khoảng thời gian nhất định để đạt được một số biến đổi mong muốn. Quá trình xử lý bằng hơi nước này còn được gọi là hấp.  Sấy: Sấy giúp tạo độ giòn của mít, làm sản phẩm có mùi vị đặc trưng. Sấy đến độ hoạt động của nước: aw = 0.25 – 0.35, đây là điểm bảo quản tối ưu của sản phẩm khi không bảo quản ở nhiệt độ lạnh.  Bao gói: Cho mít sấy vào từng gói bao bì với đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, tên thương hiệu, sản phẩm, hạn sử dụng, cách bảo quản, …  Sản phẩm: Sản phẩm được xuất kho với các gói 100g, 210g, 250g, 500g và bày bán trên thị trường. 2.1.2.2. Chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật đạt được

Đầu năm 2019, Vinamit nhận được Giấy chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc cho sản phẩm mít sấy chân không. Vinamit cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam nhận được giấy chứng nhận này từ Trung Quốc. Điều đáng nói là cách chứng nhận của Trung Quốc hoàn toàn khác các nước, rất khó khăn và chi tiết hơn nhiều. Dù đã được cấp chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ, EU và - 10 -

đang xuất hàng qua các thị trường khó tính nhất, nhưng khi đến với Trung Quốc, Vinamit vẫn phải đăng ký lại từ đầu để được hướng dẫn và theo dõi quá trình thực hành tiêu chuẩn hữu cơ trong 3 năm liên tiếp, đặt dưới kiểm tra nghiêm ngặt của đoàn đánh giá chứng nhận hàng năm. Sự việc này có thể coi là bước đột phá thành công, mở ra thị trường xuất khẩu lớn đến Trung Quốc. 2.1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gần đây Năm 2018, công ty này xuất khẩu khoảng 1.600 tấn mít sấy, 1.100 tấn trong đó đã bán sang Trung Quốc. Vinamit kỳ vọng doanh thu năm 2019 sẽ tăng 50% một phần nhờ mít của Vinamit “có giá” hơn vì đã được cấp chứng nhận hữu cơ từ Trung Quốc. 2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI TRUNG QUỐC 2.2.1. Nhân khẩu học 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng Trung Quốc hiện là nước có quy mô dân số lớn nhất thế giới, khoảng hơn 1 tỷ 440 triệu người, với tốc độ tăng ổn định, mức trung bình 2 năm gần đây là 0,45% (tương đương với hơn 6 triệu người mỗi năm). Điều này đã khiến Trung Quốc trở thành thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực do dung lượng thị trường lớn. Đất nước này có 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm 92% dân số. 55 dân tộc thiểu số còn lại sống chủ yếu ở vùng biên giới phía bắc, đông và nam với những nét văn hóa và ngôn ngữ riêng. 2.2.1.2. Sự phân bố dân cư và quá trình đô thị hóa Dân cư ở ...


Similar Free PDFs