Các hình thái gia đình Việt Nam qua các thời kì Lịch sử PDF

Title Các hình thái gia đình Việt Nam qua các thời kì Lịch sử
Author Nguyễn Hoàng Phúc
Course chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Van Lang University
Pages 30
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 82
Total Views 534

Summary

Download Các hình thái gia đình Việt Nam qua các thời kì Lịch sử PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Chủ đề: Hãy tìm hiểu các hình thái gia đình Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Giảng viên: Lê Thị Tuyết Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Lớp: 203_DCT0100_11

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2021

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

! !

STT

HỌ TÊN

MSSV

1

Nguyễn Hoàng Phúc

207QC61593

2

Trương Nguyên Phụng

207QC03697

3

Phạm Thanh Thảo Nhi

207QC67926

4

Trần Thị Yến Nhiên

207QC03565

5

Lưu Tâm Như

207QC611556

6

Nguyễn Đông Như

197DH33593

7

Nguyễn Thiên Phú

207LH31722

8

Trần Hồng Phúc

207QC45135

9

Lê Hoàng Uyên Phương

197TM19520

10

Lê Thị Hoài Phương

207QC17807

! ! ! !

4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................. 7 1. Lý do chọn chủ đề .................................................................................... 7 2. Mục đích .................................................................................................. 7 3. Ý nghĩa ..................................................................................................... 8 4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................... 8 1. Khái niệm về gia đình............................................................................... 8 2. Sơ lược về lịch sử gia đình Việt Nam ....................................................... 9 3. Văn hoá gia đình .................................................................................... 10 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG............................................................................. 11 1. Nhìn nhận của người Việt Nam về gia đình ............................................ 11 2. Hình thái gia đình Việt Nam qua các thời kỳ ........................................... 13 2.1 Gia đình huyết tộc ..................................................................................13 2.2 Gia đình mẫu hệ .....................................................................................14 2.3 Gia đình gia trưởng ................................................................................15 2.4 Gia đình phụ hệ ......................................................................................15 2.5 Gia đình hạt nhân...................................................................................16 2.6 Gia đình một vợ một chồng ....................................................................17 3. Thực trạng gia đình Việt Nam xưa và nay .............................................. 17 3.1 Sự thay đổi trong quan niệm của con người về giá trị gia đình .............18 3.2 Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình .................................................20 3.3 Sự xuống cấp đạo đức gia đình ..............................................................21 4. Những giải pháp xây dựng một Gia đình bền vững ................................23 5. Sự kế thừa, phát huy văn hoá tốt đẹp của gia đình Việt Nam ................. 26 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ............................................................................. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 32

5

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin thay mặt các bạn gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Lang đã đưa môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Lê Thị Tuyết đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Chủ nghĩa xã hội khoa học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này. Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô!

6

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chủ đề Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực kinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. Ở châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hoá gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hoá phương Tây. Và không chỉ có thế, các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hoá - đô thị hoá với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế - xã hội mãnh mẽ đó không thể tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội.Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi: Vậy gia đình Việt Nam là như thế nào, những vấn đề gì đang được đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay? Với mục đích tìm câu trả lời cho câu hỏi trên chúng em chọn đề tài "Hãy tìm hiểu các hình thái gia đình Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử".

2. Mục đích Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt trong cơ cấu của xã hội. Trong số những gia đình ở nước ta, bên cạnh những bước phát triển mới, tiến bộ, thuận lợi còn phải đối diện với rất nhiều thách thức và bước đầu có dấu hiệu của sự khủng hoảng. Vì vậy, nghiên cứu về gia đình nhằm xây dựng những luận cứ khoa học cho việc củng cố và phát triển gia đình là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay và từ đó làm nổi bật lên sự kế thừa và phát triển của gia đình Việt Nam ngày nay và cho tương lai. 7

3. Ý nghĩa Lối sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, văn hoá của một cá nhân, không những thế nó còn tác động mạnh mẽ đến vấn đề kinh tế và môi trường. Qua đề tài này, em mong muốn mang đến cho giới trẻ suy nghĩ tích cực cũng như hiểu rõ hơn về hơn sự phát triển của hình thái gia đình Việt Nam xưa nay. Cũng qua đây, phá bỏ được những suy nghĩ tiêu cực về gia đình của một số bạn trẻ hiện nay.

4. Đối tượng nghiên cứu • Các hình thái gia đình Việt Nam • Giá trị văn hoá gia đình Việt Nam • Sự kế thừa và phát huy ở gia đình Việt Nam

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm về gia đình • Về mặt pháp lý - Theo Liên hiệp quốc: "Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên" (Tuyên bố về tiến bộ xã hội trong phát triển của Liên hiệp quốc) - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: "Gia đình là tập hợp người gắn bó với nhau do hôn nhân quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi diongwx, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau" (Điều 3, khoản 2) - Hộ gia đình: Là một nhóm người sống chung tại một nơi cư trú, có quan hệ hôn nhân, ruột thịt hoặc nhận nuôi dưỡng và có quỹ thu chi chung, có một hộ khẩu (Tổng cục thống kê). • Về mặt tinh thần

8

- Gia đình là nơi để mỗi thành viên có thể bồi dưỡng về vật chất, tinh thần, chỗ dựa khi cuộc sống ngoài xã hội gặp khó khăn. Sinh hoạt của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất và tâm lí của mỗi thành viên, đặc biệt ảnh hưởng đến sự trưởng thành của con trẻ. Tính chất của gia đình thay đổi tùy theo biến động của xã hội, phương thức sản xuất và các thể chế kỉ cương xã hội, chi phối mạnh mẽ tâm lí của các thành viên trong gia đình. Tạo điều kiện cho mỗi gia đình thành “tổ ấm” là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược xã hội, nhất là ở các thành phố.

2. Sơ lược về lịch sử gia đình Việt Nam Lịch sử gia đình Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước qua từng thời kỳ. Tìm hiểu về gia đình Việt Nam phải đặt nó bên cạnh sự hình thành và phát triển của cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền với nhiều bộ phận dân cư khác nhau. Từ thế kỉ XV trở đi, cùng với việc xác lập xã hội phong kiến sùng thượng nho giáo, gia đình Việt Nam đã ổn định, có nề nêpx, có truyền thống dựa trên những nguyên lý tu thân, tề gia đưa gia đình vào khuôn phép được coi như chân lý ngàn đời. Ở xã hội phong kiến, nước ta có ba loại gia đình: Gia đình bình dân, Gia dình kẻ sĩ và Gia đình quý tộc. Nhìn chung, chế độ phong kiến Việt Nam đã củng cố cho chế độ gia đình đi vào nền nếp một cách đắc lực. Vua chúa và triều đình còn biết sử dụng luật pháp để bảo vệ gia đình. Vua Lê Thánh Tông ban đến 24 điều giáo huấn. Các luật ở triểu Lê, luật Hồng Đức, luật Gia Long... có nhiều điều khoản đảm bảo quyền lợi, vị trí của cha mẹ, đề ra những quy phạm cho con cháu phải tuân theo. Từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, gia đình Việt Nam có rất nhiều biến đổi. Bên cạnh đó, tình hình xã hội Việt Nam lúc này lại xuất hiện những kiểu gia đình mới: gia đình công chức, có chồng con ra làm việc cho chính quyền thực dân, những gia đình tiểu tư sản, gia đình tư sản ở các thành thị. Những gia đình này rải rác có ít nhiều chịu ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo, của nề nếp phong 9

kiến hoặc của văn hoá truyền thống bản địa nhưng đã có thay đổi nhiều, tiếp cực những yếu tố ngoại lai. Từ Cách mạng tháng Tám trở đi, đất nước tiến hành hai cuộc kháng chiến. Với tình hình xã hội, tình hình kinh tế biến chuyển, diện mạo gia đình tự nó cũng có nhiều biến đổi quan trọng. Các kiểu gia đình kẻ sĩ, gia đình nông dân, gia đình quý tộc được thay thế bằng hình thái gia đình khác. Vấn đề nam nữ bình quyền được hiến pháp chấp nhận, đã đến lúc người phụ nữ không còn bị bó buộc trong phạm vi gia đình như trước.

3. Văn hoá gia đình Có nhiều định nghĩa về văn hoá và văn hoá gia đình, điều này xuất phát từ sự đa dạng trong cách hiểu về văn hoá. Mỗi nhà nghiên cứu đều phân tích cấu trúc gia đình theo cách nhìn nhận về văn hoá của mình. Văn hoá là những giá trị xã hội do con người sáng tạo ra trong tiến trình phát triển lịch sử, là mô hình các thiết chế xã hội; là phương thức ứng xử của con người và gắn với giáo dục, đào tạo xã hội hoá con người. Có thể thấy văn hoá gia đình là một hệ thống giá trị văn hoá được tích hợp từ các giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại của một dân tộc, thể hiện nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên trong việc thực hiện các chức năng của gia đình và ứng xử trong các mối quan hệ cá nhân - gia đình xã hội nhằm xây dựng gia đình. Văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành từ cơ sở kết hợp giữa nền văn hoá bản địa nảy sinh từ xã hội sản xuất nông nghiệp lúa nước với hệ tư tưởng Nho giáo Trung Quốc, với triết lý đạo Phật về gia đình. Xã hội phát triển, sự tiếp xúc văn hoá càng tăng lên. Gia đình Việt Nam không chỉ tiến xúc với mô hình gia đình Nho giáo, mà còn tiếp xúc với văn hoá Phương Tây. Văn hoá gia đình truyền thống có nhiều mặt tích cực cần được phát huy trong xã hội hiện đại. Ví dụ, chuyện tình nghĩa vợ chồng là một giá trị cao đạo đức rất cao đẹp của người Việt Nam xưa. Người ta lấy nhau trước hết là vì cái tình nhưng sống với nhau rồi sinh ra cái nghĩa. Có 10

cái nghĩa thì vợ chồng mới sống với nhau được, mới cảm thông và chia sẻ với nhau mọi chuyện, vượt qua khó khắn và cám dỗ trong cuộc sống.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG 1. Nhìn nhận của người Việt Nam về gia đình Trong nhiều năm qua, hệ thống giá trị trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới được nhiều người quan tâm như hôn nhân đồng tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, giáo dục sức khoẻ sinh sản... TS Khuất Thu Hồng chia sẻ: "Mấy thập kỷ gần đây đã chứng kiến nhiều thay đổi của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng những thay đổi đó không phải là do ảnh hưởng của Văn hoá phương Tây mà chủ yếu xuất phát từ những thay đổi kinh tế - xã hội và điều kiện sống ở Việt Nam. Ví dụ, việc phần lớn các gia đình lựa chọn mô hình hạt nhân với một hoặc hai thế hệ hoàn toàn không phải là ảnh hưởng của phương Tây. Mô hình tam, tứ đại đồng đường vốn luôn luôn chỉ chiếm một phần nhỏ trong lịch sử. Trong nhiều thế kỷ qua, gia đình hạt nhân vẫn luôn luôn là phổ biến nhất, thường chiếm trên dưới 70% tổng số hộ trong cả nước. Đại đa số các gia đình Việt Nam lựa chọn sinh sống trong gia đình hạt nhân và sống gần cha mẹ gùa. Sở dĩ mô hình này luôn chiếm ưu thế vì nó phù hợp với điều kiện sinh sống và lối sống của người Việt Nam. Thế hệ các cha mẹ già thay vì sống chung cùng nhà với các con cũng ngày càng ưa thích sống độc lập và duy trì mối quan hệ gần gũi với con cái. Vì vậy, việc cho rằng vì ảnh hưởng của phương Tây mà mô hình gia đình nhiều thế hệ như một nét văn hoá truyền thống đang bị mất đi là không có cơ sở." Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng bình đẳng hơn, nhất là giữa vợ và chồng. Sự thay đổi này cũng không phải do phương Tây mang lại mà là do cuộc sống thực tế và nỗ lực của phụ nữ trong việc tham gia lao động có thu 11

nhập và nâng cao trình độ học vấn. Tỉ lệ biết chữ cũng như tỉ lệ có bằng cấp cao của phụ nữ trong gia đình, khiến cho tiếng nói của họ cũng ngày càng được tôn trọng hơn. Quan hệ cha mẹ - con cái cũng ngày càng dân chủ hơn vì các thế hệ càng về sau càng hiểu biết hơn do có điều kiện học hàh và tiếp cận tri thức nhiều hơn. Vì thế con cái ngày càng chủ động hơn trong những quyết định hệ trọng liên quan đến bản thân như nghề nghiệp, việc làm và hôn nhân cách sống. Không coi gia đình là một thực thể thụ động bị áp đặt bởi các giá trị bên ngoài và phải tiếp nhận một cách ép buộc. Ngược lại, thấy rằng gia đình Việt Nam chủ động thay đổi để phù hợp với những biến đổi kinh tế xã hội và văn hoá trong quá trình phát triển của đất nước. Không gọi đó là các giá trị của phương Tây vì chúng không phải là độc quyền của gia đình phương Tây mà là những thay đổi tiến bộ, tất yếu, và không thể cưỡng lại của nhân loại trong quá trình phát triển. Hoặc cho dù chúng ta có tiếp nhận những giá trị đó từ phương Tây chăng nữa thì đó cũng là sự tiếp nhận tích cực và sáng suốt trong quá trình hội nhập với thế giới. Điều muốn nói thêm là quan hệ bình đẳng và dân chủ trong gia đình Việt Nam nếu được coi là ảnh hưởng của phương Tây thì còn xa mới giống như phương Tây nhưng sự cải thiện là có thật. Có một số người cho rằng tình dục là quan hệ trọng tâm của hôn nhân và gia đình, không chỉ vì nó liên quan đến chức năng tái sinh của gia đình mà nó còn là một trong những lý do hàn đầu khiến cho một cặp đi đến cam kết chung sống lâu dài với nhau. Vì hôn nhân ngày càng là vấn đề cá nhân nên sự hoà hợp về tình dục cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với sự khởi đầu của hôn nhân và sự bền vững của gia đình. Các cá nhân ngày càng nhận thức được ý nghĩa của nó nên kiến thức về tình dục ngày nay cũng được coi trọng hơn trước trong gia đình. Với đại đa số người Việt Nam, hôn nhân và gia đình vẫn là giá trị quan trọng nhưng sự gia tăng dù đang còn chậm của tỉ lệ ly hôn, ly thân, cùng với sự gia tnagw của con số những người sống lựa chọn cuộc sống độc thân cho thấy với một bộ phận người Việt Nam, chúng đã không còn là những giá trị hàng đầu. Sự nghiệp và tự do đang trở thành những giá trị quan trọng nhất đối với một số người. 12

2. Hình thái gia đình Việt Nam qua các thời kỳ Thiết chế xã hội dựa trên cơ sở sự kết hợp của những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực hiện được các chức năng sinh học để duy trì nồi giống, kinh tế, văn hoá, xã hội... Trong gia đình khi đã có con, các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau bằng quan hệ huyết thống. Gia đình là một tế bào của xã hội, là một phạm trù lịch sử thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội. 2.1 Gia đình huyết tộc Đây là giai đoạn đầu của chế độ quần hôn, loại hình gia đình đầu tiên của loài người vào thời kỳ bầy người nguyên thuỷ, gồm những người nam nữ cùng chung sống theo huyết thống và hệ giới tính theo kiểu quần hôn, bầy đàn lẫn lộn giữa các thế hệ. Quan hệ hôn nhân được xây dựng theo các thế hệ, mỗi thế hệ (như thế hệ cha mẹ, thế hệ con cái) tập trung theo những nhóm hôn nhân nhất định. Và quan hệ tính giao chỉ hạn chế giữa những người có trong nhóm đó khi xét thấy khác thế hệ, tức là quan hệ tính giao theo trực hệ bị loại trừ (cấm giữa cha mẹ và con cái). Đối với hình thái gia đình này, mọi quan hệ hôn nhân bị cấm giữa những người cùng dòng máu thuộc các thế hệ khác nhau (giữa bố mẹ và con, giữa ông bà và cháu) và chỉ cho phép các anh chị em cùng huyết tộc ở tất cả các bậc thân thuộc gần xa, cùng một thế hệ được có quan hệ hôn nhân với nhau. Giả thuyết này dựa trên cơ sở tài liệu dân tộc học ở thổ dân Haoai (Hawaii) quần đảo Pôlynêdi (Polynésie) thế kỷ 19. Nhưng về sau người ta thấy rằng vì dựa vào những tài liệu không chính xá, nêm Môgân đã sai lầm. Đa số các nhà khoa học hiện nay không công nhận có Gia đình huyết tộc trong quá trình lịch sử loài người và cho rằng hình thái cổ xưa nhất của quần hôn là hôn nhân giữa hai thị tộc ngoại hôn.

13

2.2 Gia đình mẫu hệ Hình thái đại gia đình, xuất hiện ở giai đoạn mẫu quyền trong xã hội nguyên thuỷ. Là tế báo của xã hội, đồng thời là một đơn vị kinh tế. Gồm những thành viên thuộc 3 thế hệ trở lên (là chủ gia đình và chồng bà ta, các con gái của bà chủ gia đình và chồng của họ, con cái của các con gái bà chủ gia đình). Ruộng đất để trồng trọt do thị tộc phân cấp định kì: công cụ sản xuất, nhà cửa, nhạc khí thờ cúng,... là tài sản chung của gia đình, lao động tập thể và hưởng thụ tập thể thành quả lao động. Điều khuển mọi công việc của gia đình từ sản xuất, phân phối sản phẩ, ăn mặc, giải quyết xích mích nội bộ, giao tiếp xã hội đến tôn giáo tín ngưỡng ,... đều Chế độ mẫu hệ của dân tộc Ê Đê

do người đàn bà cao tuổi, có nhiều hiểu biến và có uy tín nhất đảm nhận. Đó là bà chủ gia đình. Một đại gia đình như vậy bao gồm nhiều người (trên dưới 40 - 50 người), cho nên phải ở trong những ngôi nhà dài. Một số dân tộc thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên Việt Nam như Ê Đê, Gia Rai, Tà Ôi,.. cũng có những ngôi nhà dài điển hình.

Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì đại gia đình mẫu hệ đi vào con đường tan rã, dưới xã hội nguyên thuỷ nó nhường chỗ cho đại gia đình phụ hệ, cũng có thể từ đại gia đình mẫu hệ phân nhỏ ra thành nhiều tiểu gia đình mẫu hệ

14

2.3 Gia đình gia trưởng Hình thức gia đình với vai trò và vị trí đứng đầu của người đàn ông. Ra đời từ lúc chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, Gia đình gia trưởng dung nạp cả mấy thế hệ người cùng sống chung, cùng hoạt động theo kiểu kinh tế tự nhiên về trồng trọt và chăn nuôi. Gia đình gia trưởng để lại những hậu quả nặng nề trong phương pháp tư duy, trong lối sống, trong quan niệm đạo đức, là cản trở lớn cho sự nghiệp giải phóng cá nhân, cho việc thực hiện phát huy và phát triển nhân cách, cá tính, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em. 2.4 Gia đình phụ hệ Hình thái gia đình phụ hệ xuất hiện muộn trong xã hội nguyên thuỷ, khi xã hội đã chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Nhiều nhà khoa học cho rằng Gia đình phụ hệ đã trải qua hai giai đoạn phát triển. Gia đình Việt thời phong kiến

Trước hết là đại Gia đình phụ hệ, còn gọi là Gia đình phụ hệ mở rộng, bao gồm trên hai thế hệ (chủ gia đình và vợ ông ta, các con trai và vợ của họ). Cả gia đình 15


Similar Free PDFs