Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam PDF

Title Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Course administration K44
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 289.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 240
Total Views 373

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH - PHÂN HIỆU VĨNH LONGKHOA QUẢN TRỊ--BÀI TIỂU LUẬNMÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNHĐề tài: Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. So sánh với các loại hình doanh nghiệp MỹSinh viên thực hiện: Lâm Quốc Hùng MSSV: 30201127293 Lớp: IB001- Khóa 44MỤC LỤIác lo...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH - PHÂN HIỆU VĨNH LONG KHOA QUẢN TRỊ --

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Đề tài: Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. So sánh với các loại hình doanh nghiệp Mỹ

Sinh viên thực hiện: Lâm Quốc Hùng MSSV: 30201127293 Lớp: IB001- Khóa 44

MỤC LỤ

I.Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.................................................................1 1.Doanh nghiệp tư nhân:............................................................................................... 1 2.Công ty hợp danh:...................................................................................................... 1 3.Công ty cổ phần:........................................................................................................ 2 4.Công ty trách nhiệm hữu hạn: có 2 loại......................................................................3 5.Doanh nghiệp nhà nước:............................................................................................ 4 II.So sánh với các loại hình doanh nghiệp Mỹ..........................................................4 1.Một số điểm giống của loại hình doanh nghiệp giữa Việt Nam và Mỹ.......................4 2.Một số điểm khác của các loại hình doanh nghiệp giữa Việt Nam và Mỹ..................5 III.TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................8

I.Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp chính: 1.Doanh nghiệp tư nhân:  Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.  Chủ sở hữu phải chịu nghĩa vụ vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.  Không có tư cách pháp nhân Ưu điểm:  Thủ tục thành lập khá đơn giản  Chủ nhân là người quyết định kinh doanh  Chủ nhân được nhận tất cả các thu nhập từ kinh doanh  Thu nhập từ kinh doanh khi bị đánh thuế Một Lần theo mức thuế quy định cho cá nhân doanh nghiệp Nhược điểm:  Chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với tất cả các khoản nợ trong kinh doanh trách nhiệm vô hạn  Doanh nghiệp tư nhân có phòng đời hoạt động hạn chế  Vốn hoạt động kinh doanh bị hạn chế chế  Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 2.Công ty hợp danh:  Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;  Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

1

 Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.  Gồm 2 loại: Công ty trách nhiệm vô hạn và Công ty trách nhiệm hữu hạn Ưu điểm:  Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Nhược điểm:  Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.  Khi có một thành viên mới gia nhập rồi bỏ hay bị chết thì công ty phải giải thể và thành lập mới  Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 3.Công ty cổ phần:  Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần;  Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức;  Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa;  Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;  Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác  Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân  Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Ưu điểm:  Các chủ sở hữu không có trách nhiệm đối với nợ của công ty  Công ty có thể tăng vốn hoạt động bằng cách phát hành thêm cổ phiếu 2

 Thu nhập được phân phối theo tỷ lệ góp vốn của các chủ sở hữu Nhược điểm :  Thu nhập chia cho các chủ sở hữu bị đánh thuế hai lần  Nhà quản trị và chủ sở hữu tài sản là hai chủ thể riêng biệt  Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất nhiều, có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.  Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng khá phức tạp hơn các loại hình công ty, doanh nghiệp khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán 4.Công ty trách nhiệm hữu hạn: có 2 loại Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên  Là doanh nghiệp có một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Ưu điểm:  Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp, nên rất ít gây rủi ro cho người góp vốn.  Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề Nhược điểm:  Công ty Công ty TNHH 1 TV sẽ không được giảm vốn điều lệ  Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:  Thành viên có thể là tổ chức cá nhân số lượng thành viên không vượt quá 50 Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp Ưu điểm: 3

 Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên rất ít gây rủi ro cho người góp vốn. Nhược điểm:  Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu 5.Doanh nghiệp nhà nước:  Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp giữ một chủ sở hữu nhà nước và những người sở hữu quản lý nhằm phục vụ mục tiêu chung phát triển kinh tế bào của đất nước các doanh nghiệp nhà nước có những ưu thế về thuế hay được sự trợ giúp của nhà nước về giá một số các doanh nghiệp nhà nước Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì phúc lợi xã hội.  Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết ("Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14", 2021) II.So sánh với các loại hình doanh nghiệp Mỹ 1.Một số điểm giống của loại hình doanh nghiệp giữa Việt Nam và Mỹ  Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải chịu nghĩa vụ vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Không có tư cách pháp nhân  Công ty cổ phần: Có tư cách pháp nhân; Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. 4

Dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

2.Một số điểm khác của các loại hình doanh nghiệp giữa Việt Nam và Mỹ

Việt Nam Doanh nghiệp

➢ Thủ tục đăng ký giấy phép

tư nhân

kinh doanh phức tạp, tốn nhiều thời gian hơn.

Mỹ

➢ Dễ thành lập, có thể không cần đăng ký kinh doanh, chi phí của các giấy phép này có thể dao động từ 25 đô đến 100 đô không nhất thiết phải thuê luật sư để tiến hành các thủ tục này, chủ sở hữu thường có thể lo liệu các giấy tờ được yêu cầu mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. ➢ Chủ sở hữu phải đóng thuế thu

➢ Chủ sở hữu phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

nhập cá nhân và không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Công ty ➢ Được xem là một loại hình ➢ Được xem là một kết hợp của hai hợp danh

công ty.

hay nhiều người, sẽ đảm nhiệm vai trò là những người cổ đông sở hữu có cùng mục tiêu lợi nhuận. Có 2 loại hợp danh và hợp danh hữu hạn.

➢ Công ty hợp danh phải đóng ➢ Các thành viên phải chịu thuế thu thuế thu nhập doanh nghiệp và nhập cá nhân và không công ty không 5

các thành viên công ty hợp danh phải đóng thuế thu nhập doanh phải đóng thuế thu nhập cá nhân nghiệp. Công ty ➢ Không có loại hình công ty ➢ Có hai loại: công ty cổ phần và cổ phần

cổ phần S-Corporations

công ty cổ phần S-Corporations. S-Corporations: là một loại hình công ty đáp ứng các yêu cầu cụ thể của Bộ luật Thu nhập Nội bộ (Hoa Kỳ). ("Công ty S (S Corporation) là gì? Ưu điểm và hạn chế khi thành lập công ty S", 2021) Yêu cầu thành lập trên 75 cổ đông, có trách nhiệm hữu hạn đối với tài chính công ty, chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân mà không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công ty ➢ Loại hình này ở Việt Nam ➢ Là một hình thức sở hữu doanh trách

chia ra 2 loại: Công ty TNHH nghiệp cung cấp trách nhiệm hữu hạn

nhiệm

một thành viên và Công ty như một công ty cổ phần và bị đánh

hữu hạn

TNHH hai thành viên

thuế giống như công ty hợp danh.

➢ Công ty trách nhiệm hữu hạn ➢ Lợi nhuận chuyển trực tiếp về cho vẫn phải chịu thuế thuế thu nhập từng thành viên công ty, họ phải chịu doanh nghiệp và thành viên thuế thu nhập cá nhân mà không phải công ty vẫn phải chịu thuế thu chịu thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhập cá nhân

các thành viên được xem là tự làm chủ nên phải đóng thuế tự làm chủ. ("Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ - IMM Group", 2021)

6

nghiệp

➢ Doanh nghiệp nhà nước được ➢ Không có loại hình doanh nghiệp tổ chức quản lý dưới hình thức này

nhà

công ty trách nhiệm hữu hạn,

nước

công ty cổ phần, bao gồm:

Doanh

➢ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần biểu nghiệp

quyết. ("Luật số

Doanh

59/2020/QH14",

2021)

Về số lượng các loại hình doanh nghiệp: ➢ Theo luật doanh nghiệp 2020, Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp cụ thể như:  Doanh nghiệp tư nhân  Công ty hợp danh  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên  Công ty cổ phần  Doanh nghiệp nhà nước ➢ Theo luật doanh nghiệp Mỹ, có các loại hình doanh nghiệp như:  Doanh nghiệp tư nhân một chủ  Doanh nghiệp hợp danh  Công ty cổ phần 7

 Công ty trách nhiệm hữu hạn.

III.TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14. (2021). Retrieved 15 November 2021, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020QH14-427301.aspx Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp tại Mỹ - IMM Group. (2021). Retrieved 15 November 2021, from https://immgroup.com/thanh-lap-cong-ty-tai-nuoc-ngoai/timhieu-ve-cac-loai-hinh-doanh-nghiep-tai-my/ Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam - Tư vấn pháp luật doanh nghiệp. (2021). Retrieved 15 November 2021, from https://luatvietan.vn/cac-loai-hinh-doanh-nghiepo-viet-nam.html tế, T. (2021). Các Loại Hình Doanh Nghiệp Ở Việt Nam Năm 2021 | Tinh tế. Retrieved 15 November 2021, from https://tinhte.vn/thread/cac-loai-hinh-doanhnghiep-o-viet-nam-nam-2021.3254890/#menuid8 Công ty S (S Corporation) là gì? Ưu điểm và hạn chế khi thành lập công ty S. (2021). Retrieved 16 November 2021, from https://vietnambiz.vn/cong-ty-s-s-corporation-lagi-uu-diem-va-han-che-khi-thanh-lap-cong-ty-s-20191105150418223.htm

8...


Similar Free PDFs