Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số hạnh phúc của Việt Nam PDF

Title Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số hạnh phúc của Việt Nam
Course Business Economics
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 29
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 331
Total Views 992

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---o0o---TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNGĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ SỐ HẠNHPHÚC CỦA VIỆT NAMGiảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thuý QuỳnhNhóm thực hiện: Nhóm 151. Lùng Thị Vân Anh 18111100272. Tạ Thị Ánh 18111100813. Thiều Thị Mỹ Diệu 181...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---o0o---

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ SỐ HẠNH PHÚC CỦA VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thuý Quỳnh Nhóm thực hiện: Nhóm 15 1. Lùng Thị Vân Anh

1811110027

2. Tạ Thị Ánh

1811110081

3. Thiều Thị Mỹ Diệu

1811120027

4.Nguyễn Thị Hồng Ngọc

1911110293

5.Phạm Thu Phương

1911110323

6.Đào Thị Cẩm Tú

1811110624

Lớp tín chỉ: KTE309.5 Hà Nội, tháng 12 năm 2020

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN Người đánh giá Lùng

Người được đánh giá

Lùng Thị Vân Anh Tạ Thị Ánh Thiều Thị Mỹ Diệu Nguyễn Thị Hồng Ngọc Phạm Thu Phương Đào Thị Cẩm Tú

Tạ Thị Ánh

Thiều Thị Mỹ Diệu

Nguyễn Phạm Đào Thị Thị Thu Hồng Phương Cẩm Tú Ngọc

-

10

10

10

10

10

10 10

10

10 -

10 10

10 10

10 10

10

10

10

-

10

10

10

10

10

10

-

10

10

10

10

10

10

-

Thị Vân Anh

2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………............4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ..........................7 1.1

Tổng quan về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc................................................ 7 Định nghĩa về hạnh phúc............................................................................. 7 Định nghĩa về chỉ số hành tinh hạnh phúc .................................................. 7

1.2

Các nghiên cứu trước đó .................................................................................. 8

1.3 phúc

Giả thiết và kỳ vọng về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hành tinh hạnh 10 Số con (Number of children)..................................................................... 10 Tuổi tác (Age) ........................................................................................... 10 Giới tính (Gender) ..................................................................................... 11 Thu nhập (Income) .................................................................................... 11 Thất nghiệp (Unemployment) ................................................................... 11 Sức khoẻ (Health)...................................................................................... 11 Giáo dục (Education) ................................................................................ 11 Tự do lựa chọn (FREEDOM).................................................................... 12 Niềm tin (Trust in people) ......................................................................... 12 Tôn giáo (Religion) ................................................................................ 12 Chính trị (Politics) ................................................................................. 12

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ...13 2.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 13

2.2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13

2.3

Xây dựng mô hình lý thuyết. .......................................................................... 13

2.4

Mô tả số liệu và xử lý dữ liệu ......................................................................... 15 Mô tả số liệu .............................................................................................. 15 Xử lý dữ liệu ............................................................................................. 16

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ .................17 3.1

Mô hình ước lượng ......................................................................................... 17 Kết quả ước lượng OLS ............................................................................ 17 Mô hình hồi quy mẫu ................................................................................ 17

3.2

Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình ................................... 18 Kiểm định bỏ sót biến độc lập Ramsey RESET ....................................... 18 Kiểm định tự tương quan .......................................................................... 18 3

Kiểm định phương sai sai số thay đổ ........................................................ 19 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu ..................................................... 19 Kiểm định tự tương quan .......................................................................... 19 3.3

Kiểm định giả thuyết ....................................................................................... 21 Kiểm định sự phù hợp của kết quả thu được với kì vọng ......................... 21 Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy ................................................. 23 Kiểm định sự phù hợp của kết quả thu được với kì vọng ......................... 24

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………26 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………27 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………28

MỤC LỤC BẢNG Bảng 1. Giải thích biến và kỳ vọng về tín hiệu ............................................................. 14 Bảng 2. Bảng kết quả hồi quy ....................................................................................... 17 Bảng 3. Bảng phân tích giá trị VIF................................................................................ 18 Bảng 4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhễu .............................................................. 19 Bảng 5. Kiểm định t ự tương quan ................................................................................. 20 Bảng 6 Hệ số ước lượng của biến độc lập .................................................................... 21 Bảng 7. Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy ............................................................... 23

4

LỜI MỞ ĐẦU 1.

Lý do nghiên cứu đề tài

Chắc hẳn mỗi con người đều cố gắng đi trên con đường hướng tới mục tiêu mình đề ra, để tìm kiếm và tận hưởng niềm hạnh phúc của cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ trong bản Tuyên ngôn độc lập rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hạnh phúc vốn là một khái niệm trừu tượng, khó định nghĩa hay đo lường một cách chính xác bởi nó liên quan đến cảm nhận, ý kiến chủ quan của từng cá nhân cụ thể trong các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 3 năm 2019, Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới xếp hạng chỉ số hạnh phúc của 156 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, đánh dấu một cột mốc quan trọng của nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học về hạnh phúc. Thời đại công nghệ và sự tăng trưởng chóng mặt của kinh tế khiến cho cuộc sống của con người ngày càng hiện đại, tiện nghi và tốt đẹp hơn. Con người đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống, thu nhập cao hơn, nhà cửa to đẹp hơn, cuộc sống no đủ hơn, nhưng không có nghĩa là niềm vui và hạnh phúc của họ cũng tăng theo. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đôi khi khiến tình trạng của tệ nạn xã hội, khoảng cách giàu nghèo, ô nhiễm môi trường,... trở nên tồi tệ hơn. Cuộc sống của con người cần được cải thiện không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Khoa học có trách nhiệm đóng góp trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của một quốc gia, từ đó đưa ra các đánh giá và kết luận chân thực, xác đáng, nhằm hướng tới thiết kế các giải pháp phù hợp và hiệu quả cho vấn đề này. Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 94 trên tổng số 156 nước trong bảng xếp hạng Chỉ số hạnh phúc được công bố bởi Liên Hiệp Quốc. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh những năm gần đây, nhưng chưa có bằng chứng thực nghiệm định lượng nào cho biết về chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu, phân tích hiện trạng chỉ số hạnh phúc nói chung và mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại của người dân Việt Nam nói riêng, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của Việt Nam” cho bài tiểu luận. 2.

Mục đích và phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận tập trung phân tích, nghiên cứu các dữ liệu về chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam. Đồng thời, xác định các yếu tố tác động đến chỉ số hạnh phúc của Việt Nam như: Tuổi tác, giới tính, thu nhập, tình trạng sức khoẻ, giáo dục, yếu tố chính trị,... Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố này, nhóm em đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Square) để hồi quy, ước lượng, phân tích mô hình, đối tượng. Bài tiểu luận được chia thành các phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình 5

Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê Nhóm em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Nguyễn Thuý Quỳnh – giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp kiến thức chuyên môn, giúp đỡ nhóm trong quá trình triển khai, nghiên cứu làm rõ vấn đề của bài tiểu luận để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu đúng tiến độ và cấu trúc. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu, do kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Tổng quan về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc Định nghĩa về hạnh phúc Hạnh phúc vốn là một khái niệm trừu tượng, các nghiên cứu trước đây hầu hết đều định nghĩa hạnh phúc theo cách định tính, chủ quan, mang tính tương đối. Từ đó tồn tại nhiều khái niệm, định nghĩa về hạnh phúc.

1.1

Giáo lý Phật giáo lấy hạnh phúc làm trung tâm, con người ta có được hạnh phúc khi vượt qua được tham ái dưới mọi hình thức. Đức Phật Thích Ca răn dạy: “Đời là bể khổ, muốn có hạnh phúc, ra khỏi bể khổ, cần diệt lòng tham sân si”. Như vậy, có lao tâm vượt khổ diệt lòng tham mới thoát khỏi u mê, sân si, tâm được thanh tịnh, minh mẫn để đạt được hạnh phúc. Thiên Chúa giáo cho rằng hạnh phúc là thứ Chúa Giêsu ban phát cho con người như một món quà và con người cần học cách sống tích cực để đón nhận và gìn giữ nó. Hạnh phúc không nằm ở những gì ta có hay những gì ta được, nó là thứ tồn tại sẵn trong tâm hồn mỗi con người, nó dễ dàng bị chôn vùi, lãng quên và mai một theo thời gian. Đây cũng là điểm giao thoa trong quan niệm về hạnh phúc của Thiên Chúa giáo với Phật giáo. Mác – Lênin lại đưa ra một cách tiếp cận duy vật và biện chứng về hạnh phúc. Theo quan điểm duy vật lịch sử, hạnh phúc của con người trước hết là hạnh phúc của cá nhân con người đang sống, mọi quan điểm và tiêu chuẩn hạnh phúc do xã hội đặt ra không phù hợp với nhu cầu hạnh phúc của cá nhân thì đều là những lý tưởng thuần tuý, không có giá trị thực nghiệm. Đồng thời, hạnh phúc cá nhân gắn liền chặt chẽ với hạnh phúc cộng đồng, xã hội. Bởi hạnh phúc là khi trong một cộng đồng, ai cũng có hạnh phúc, mọi người yêu thương, tôn trọng lẫn nhau và góp phần đem lại hạnh phúc cho nhau. Ngoài ra, con người là chủ thể hoạt động nên không thể có được hạnh phúc nhờ sự nhàn hạ, ... Hạnh phúc phải xuất phát từ cả sự giàu có về vật chất và đời sống tinh thần. Nếu trong thời k ỳ đấu tranh cách mạng, hạnh phúc là đấu tranh thì lợi ích chung, lợi ích xã hội là thứ cần đặt lên hàng đầu, trước cả lợi ích cá nhân. Bởi hy sinh hạnh phúc xã hội cũng chính là giết chết hạnh phúc cá nhân. Còn trong giai đoạn hiện nay, hạnh phúc xã hội và hạnh phúc cần được dung hợp hài hoà với nhau. Mọi hoạt động chân chính của cá nhân nhằm đạt được hạnh phúc cá nhân cũng góp phần xây dựng đất nước, đóng góp cho cộng đồng, từ đó kiến tạo hạnh phúc xã hội. Định nghĩa về chỉ số hành tinh hạnh phúc Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) hay gọi tắt là chỉ số hạnh phúc là một chỉ số do tổ chức phi chính phủ New Economics Foundation (NEF) có trụ sở tại Anh Quốc lập ra để đánh giá mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân ở từng quốc gia, trong tương quan với tỉ lệ khai thác tài nguyên phục vụ cho sự phát triển của quốc gia đó. Theo New Economics Foundation, Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index) cao và chỉ số 7

dấu chân sinh thái nhỏ đủ để có sự bền vững môi trường. Bảng xếp hạng được công bố tại trang web happyplanetindex.org. Theo thống kê của trang Happyplanetindex.org, nước có chỉ số HPI cao nhất là Costa Rica (44,7), xếp thứ nhất trong số 140 quốc gia. Các nước nằm trong top 5 lần lượt là Mexico (40,7), Columbia (40,7), Vanuatu (40,6), Việt Nam (40,3). Còn theo World Happiness Report 2019, Việt Nam xếp hạng 94 trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới và thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á trong khi đó Phần Lan đứng đầu 2 năm liên tiếp trên thế giới và Singapore đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á.Vậy yếu tố đánh giá nào khiến cho vị trí của Việt Nam lại có sự chênh lệch đến vậy Các nghiên cứu trước đó Những quan điểm và suy nghĩ trên đây đã phần nào lý giải những nội dung trọng tâm của vấn đề hạnh phúc trong thực tế cuộc sống dù vẫn mang tính định tính và gói gọn trong ý kiến chủ quan. Điều này khiến các quan điểm khó thống nhất với nhau, lại càng khó đưa ra hướng giải quyết thuyết phục và bao quát. Những năm gần đây, các nghiên cứu định lượng về hạnh phúc đã được chú ý thực hiện tại các nước phát triển.

1.2

Năm 1943, Abraham Maslow đưa ra tháp nhu cầu cùng học thuyết tháp nhu cầu cho rằng nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các bậc khác nhau, từ nhu cầu sinh lý (bao gồm các nhu cầu về vật chất, cơ bản liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của một cá thể) đến nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội (ở đây là nhu cầu về liên kết và chấp nhận), nhu cầu được tôn trọng đến mức cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện. Các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao, những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thoả mãn khi nhu cầu ở các cấp thấp hơn được đáp ứng. Nhà xã hội học Glenn Firebaugh của đại học Pennsylvania và Laura Tach của đại học Harvard (Mỹ) qua nghiên cứu của mình chỉ ra mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc, điều mà hầu hết các lý thuyết đạo đức xã hội cố gắng bác bỏ. Nghiên cứu của nhà tâm lý học đại học Illinois (Mỹ) Diener (1980) kết luận rằng mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc rất phức tạp, song tỷ lệ mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại của người giàu thường cao hơn nhiều so với người nghèo, điều này cũng có thể kết luận với những nước giàu và những nước nghèo. Năm 2001, chuyên gia kinh tế Andrew Oswald của đại học Warwick (Anh) cũng đưa ra kết luận tương tự khi tiến hành nghiên cứu một nhóm người trúng xổ số từ 2000 đến 250000 USD. Kết quả là mức độ hài lòng với cuộc sống của nhóm người này tăng đáng kể so với hai năm trước khi họ trúng xổ s ố. Hơn nữa, mức độ hài lòng tăng tỷ lệ thuận với mức thưởng: Những người trúng thưởng lớn hơn sẽ càng hài lòng hơn với cuộc sống của mình. Năm 2004, việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến hạnh phúc của con người tiến tới một bước quan tr ọng hơn khi Blanchflower và Oswald sử dụng mô hình hàm hạnh phúc như sau: r = h(u(y, z, t)) + ε Trong đó:

8

r là mức độ hài lòng hoặc hạnh phúc với thang đo từ 1 (không hạnh phúc) đến 4 (rất hạnh phúc) h là hàm số liên tục u là một hàm hữu dụng của các biến (y, z, t), được hiểu như là sự sống hạnh phúc, dễ chịu y là thu nhập của cá nhân z là một bộ các biến liên quan đến yếu tố nhân khẩu học và cá tính t là các giai đoạn thời gian ε là sai số Nghiên cứu của Blanchflower and Oswald cho thấy các mức độ hài lòng với cuộc sống giảm dần qua thời gian tại Mỹ và giữ tương đối ổn định tại Anh. Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra một vài nhân tố chính ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người như thu nhập cá nhân, giáo dục, tình trạng hôn nhân,... Năm 2006, NEF (New Economics Foundation) đã đưa ra Báo cáo Chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI – Happy Planet Index). Dựa trên các số liệu thu thập được từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và từ chính các cuộc điều tra của NEF, họ đã đưa ra các báo cáo về kinh tế, xã hội và môi trường..., thành công thu hút được chú ý của dư luận quốc tế. HPI được tính dựa theo công thức sau: HPI HPI=Ex =Ex =Experien perien perienced ced W Wel el ell-bei l-bei l-being ng x Lif Life e Ex Expecta pecta pectancy ncy x IIneq neq nequality uality of O Out ut utcom com comesEco esEco esEcologi logi logical cal Foo Footpri tpri tprint nt Trong đó: Mức độ hài lòng với cuộc sống (Experienced Well – being): Mức độ được sống hạnh phúc của con người ở mỗi quốc gia (Ở đây Well – being là sự hiện hữu – sảng khoái, sống hạnh phúc và dễ chịu). Tuổi thọ (Life Expectancy): Tuổi thọ bình quân thực tế của mỗi quốc gia, chỉ một phần trong đó là những năm sống hạnh phúc (Happy life years). Môi sinh (Ecological Footprint – dấu chân sinh thái): Dấu vết của toàn hệ sinh thái xung quanh con người, không chỉ riêng môi trường. Con người tiêu dùng tài nguyên tự nhiên đến mức nào, có vượt qua mức độ cho phép mà tự nhiên đã “ban tặng” cho con người tại mỗi quốc gia hay không, có làm tổn hại đến hệ sinh thái hay không. Lý thuyết của NEF rất chú trọng đến đời sống hạnh phúc cá nhân, coi tỷ lệ cá nhân sống dễ chịu là đại lượng quyết định trạng thái hạnh phúc. Theo công thức tính HPI, người ta tính được chỉ số hạnh phúc của một cộng đồng hoặc một quốc gia. Ý nghĩa của công thức là: Hạnh phúc của mỗi quốc gia hay cộng đồng là số năm trong vốn tuổi thọ mà con người cảm thấy hài lòng (Well – being) với cuộc sống của mình nếu điều này phù hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dùng. Thang HPI được 9

thiết kế từ 0 – 100. NEF đưa ra thang lý tưởng trong điều kiện hiện nay là 83,5 (với chỉ số hài lòng với cuộc sống là 8,2; chỉ số tuổi thọ là 82,0 và chỉ số môi sinh là 1,5). Sau khi tính toán, HPI xếp hạng các quốc gia dựa theo hiệu suất sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của con người để sống cuộc sống dài lâu và hạnh phúc. Năm 2012, kết quả xếp hạng của 151 quốc gia được công bố, trong đó các quốc gia sở hữu kết quả cao là Costa Rica, Việt Nam, Colombia, Bê-li-xê và El Salvador. Định lượng này giúp phân tích chỉ số hạnh phúc theo quan điểm mới và có phần cải tiến về hạnh phúc vững chắc và lâu dài, xét dưới góc độ mối quan hệ giữa hạnh phúc của con người và môi trường. Ta có thể nhận thấy qua các so sánh trong Báo cáo Chỉ số hạnh phúc hành tin năm 2006, tác động của vấn đề môi sinh đến xếp hạng hạnh phúc toàn cầu tương đối lớn. Điểm khác biệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển là các quốc gia phát triển dù thực trạng tiêu dùng tài nguyên tự nhiên rất lớn, nhưng nhờ việc quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nên vẫn có thể hạn chế các vấn đề nổi cộm về môi trường, đảm bảo chất lượng đời sống cho dân cư. Ngược lại, các nước đang phát triển có lượng tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên thấp hơn nhưng tồn tại các phương pháp sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí cùng khả năng quản lý yếu kém nên ảnh hưởng nặng nề tới vấn đề môi sinh. Việt Nam chúng ta được biết đến là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dồi dào, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng chưa hiệu quả cùng năng lực quản lý kinh tế xã hội còn hạn chế nên vấn đề ô nhiễm ngày càng gia tăng, vấn nạn kẹt xe trở nên trầm trọng, môi trường sống của người dân trở nên tồi tệ hơn. Chỉ số HPI của Việt Nam rõ ràng có nguy cơ giảm sút nhanh chóng nếu những vấn đề nêu trên không được nhanh chóng cải thiện.

1.3
...


Similar Free PDFs