Chiến lược phát triển thương hiệu của Burger King PDF

Title Chiến lược phát triển thương hiệu của Burger King
Author Linh Diệu
Course Marketing quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 415.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 62
Total Views 917

Summary

Download Chiến lược phát triển thương hiệu của Burger King PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ --------o0o--------

BÀI CUỐI KỲ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài

TẬP ĐOÀN CITIGROUP

Họ và tên sinh viên

:

Trần Diệu Linh

MSSV

:

1911110241

Lớp tín chỉ

:

KDO307.1

Tổng số trang

:

16

Hà Nội, tháng 10, năm 2021

Tóm tắt về bài nghiên cứu Citigroup là điển hình cho công ty toàn cầu thành công trên thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với hơn 200 năm kinh nghiệm. Bài nghiên cứu đề cập đến những thông tin chung về công ty như lịch sử hình thành, quá trình quốc tế hóa và đồng thời phân tích các yếu tố có tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty bao gồm cả môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tập trung vào phân tích các nguồn lực, năng lực cốt lõi của công ty. Thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp – phân tích thông tin từ nguồn tài liệu sẵn có cùng với áp dụng những kiến thức nền tảng đã đúc kết từ quá trình học, bài nghiên cứu đã chỉ ra chiến lược kinh doanh hiện tại của Citigroup là Chiến lược toàn cầu và cấu trúc tổ chức được phân theo bộ phận phụ trách sản phẩm theo chiều ngang, kết hợp giữa quản lý tập trung và phân cấp quản lý theo chiều dọc. Cuối cùng, dựa trên những gì phân tích ở trên, bài nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề cấp bách nhất mà công ty nên tập trung quan tâm và đề xuất quá trình hành động trong tương lai. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Nguyễn Hồng Hạnh - giảng viên bộ môn Kinh doanh quốc tế vì đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn và kiến thức chưa sâu, bài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiết sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cô để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình.

Phần 1.

Tổng quan về công ty

Citigroup là một trong những tập đoàn tài chính – ngân hàng toàn cầu hàng đầu của Mỹ, có trụ sở tại thành phố New York. Vào năm 2021, Citigroup đứng thứ 33 trong bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất nước Mỹ tính theo doanh thu (Fortune 500, 2021). 1.1. Lịch sử hình thành Tính tới thời điểm hiện tại, Citigroup đã trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển. 1

1780 – 1819: City Bank of New York được thành lập năm 1812 bởi một nhóm thương nhân để giúp New York cạnh tranh với các đối thủ Philadelphia, Boston và Baltimore. 1830-1839: Trong cuộc khủng hoảng năm 1837, City Bank of New York suýt bị đổ vỡ nhưng đã được người giàu nhất nước Mỹ khi đó là tỷ phú buôn lông thú John Jacob Aster hỗ trợ tài chính. 1860-1869: Vào năm 1865, City Bank từ bỏ điều lệ nhà nước và trở thành một ngân hàng quốc gia và đổi tên thành National City Bank of New York. 1900-1914: Những năm đầu của Thế kỷ 19, ngân hàng đã bắt đầu mở rộng chi nhánh ở nước ngoài sau khi vận động được Quốc hội nước này hủy Đạo luật Dự trữ Liên bang. 1920-1940: Các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh (đạt tới 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài). 1950-1969: Năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National City Bank of New York để trở thành First National City Bank. Năm 1968, ngân hàng cải tổ để trở thành công ty mẹ (Holding Company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp (đến năm 1974 đổi tên thành Citicorp). 1990-1999: Năm 1998, Citigroup ra đời từ quá trình sáp nhập của hai công ty lớn là Citicorp và Travelers Group. 2000-2009: Dưới sự tàn phá nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính 2008, Citigroup đã phải nhận 45 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ vào tháng 11/2008 để thoát nạn. 2010 – nay: Năm 2010 đánh dấu năm đầu tiên Citigroup làm ăn có lãi trở lại, với lợi nhuận ròng đạt 10,6 tỷ USD, sau khi lỗ 1,6 tỷ USD năm 2009. Năm 2020, doanh thu ròng của Citigroup là 74,2 tỷ USD trong đó doanh thu Ngân hàng Tiêu dùng Toàn cầu của Citi (GCB), Nhóm khách hàng tổ chức lần lượt là 40,38% và 59,49% (Annual Report, 2020). 1.2. Quá trình quốc tế hóa Từ những năm đầu của Thế kỷ 19, Ngân hàng bắt đầu mở rộng chi nhánh ở trên nhiều quốc gia và các hoạt động quốc tế cũng phát triển rất nhanh. 2

Chi nhánh đầu tiên của National City Bank of New York có mặt tại Buenos Aries trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ở Châu Âu vào năm 1914 và nhanh chóng có được lãi nhờ vào hoạt động kinh doanh ngoại hối lớn. Và để tiếp tục mở rộng thị trường của mình, Ngân hàng đã mua quyền kiểm soát tại International Banking Corporation (IBC) vào năm 1915 và có được chỗ đứng ở châu Âu thông qua chi nhánh IBC London, được thành lập vào năm 1902. Tiếp theo sau đó, Ngân hàng liên tục mở thêm nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia như Brazil (1915), Cuba (1915), Uraguay (1916), Chile (1916), Venezuela (1917), Brussels (1919) và Antwerp, Madrid, Peru, Barcelona vào năm 1920. Tuy nhiên sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, việc mở rộng thị trường ra nước ngoài chỉ giới hạn ở việc mở các chi nhánh và tòa nhà mới thông qua nhượng quyền thương mại ở các lục địa khác như Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Năm 1955, các hoạt động đã được mở rộng sang bốn quốc gia mới - Ai Cập, Liberia, Lebanon và Ả Rập Saudi. Tính tới thời điểm hiện tại, Citigroup có mặt tại gần 100 quốc gia ở các thị trường chính như Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Bắc Mỹ.

Th ịphầần các thị trườ ng chính củ a Citgroup năm 2020

21.00%

12.00%

50.00%

North America Europe, Middle East and Africa (EMEA) Latn America Asia

17.00%

Nguồn: Annual Report 2020 1.3. Đặc thù kinh doanh của Citigroup Các mảng kinh doanh chính của công ty bao gồm Ngân hàng Tiêu dùng Toàn cầu (Global Consumer Bank), Nhóm Khách hàng Định chế (Institutional Clients Group). Thứ 3

nhất về Ngân hàng Tiêu dùng Toàn cầu (Global Consumer Bank) chia ra làm hai lĩnh vực đó là thẻ tín dụng (Credit Card) và ngân hàng bán lẻ (Retail Banking). GCB cung cấp một loạt các dịch vụ ngân hàng, thẻ tín dụng, cho vay và đầu tư thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng địa phương và hệ thống giao hàng điện tử. Hiện tại, GCB phục vụ hơn 110 triệu khách hàng ở Hoa Kỳ, Mexico và Châu Á, trải dài trên 19 thị trường. Thứ hai về Nhóm khách hàng Định chế (Institutional Cilents Group) nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư cho các công ty, chính phủ, tổ chức và các nhà đầu tư có giá trị ròng ở mức cao. ICG bao gồm năm bộ phận chính sau: Ngân hàng, Thị trường vốn và Tư vấn (Banking, Capital Markets and Advisory); Ngân hàng thương mại (Commercial Banking); Thị trường và Dịch vụ chứng khoán (Market and Securities Services); Ngân hàng tư nhân (Private Banking); Ngân quỹ và giải pháp thương mại (Treasury and Trade Solutions). 1.4. Phân tích các nguồn lực, năng lực của công ty 1.4.1 Nguồn lực 1.4.1.1 Tài chính Hiện tại, Citigroup là ngân hàng lớn thứ ba ở Mỹ theo trị giá tài sản. Năm 2016, tổng tài sản của công ty lên tới 1792,1 tỷ USD và được Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (Financial Stability Board) đánh giá là có vai trò rất quan trọng trong hệ thống các ngân hàng và quá lớn để thất bại (Oneil Erin, 2020). 1.4.1.2 Nhân sự Với xấp xỉ 210000 nhân viên ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới vào năm 2020 (Statista, 2021), đội ngũ nhân viên của Citigroup được đào tạo theo chuẩn mực quốc tế, vừa đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật sở tại, vừa đảm bảo các chuẩn mực chung của Citi trên toàn cầu. Đó là những nhân viên trung thành và đáng được giao phó trách nhiệm ở từng địa phương, những người làm nên những mối quan hệ mới với khách hàng, am hiểu văn hóa ở nước sở tại và làm việc với các đồng nghiệp quốc tế để cùng đạt mục tiêu chung.

4

1.4.1.3 Danh tiếng thương hiệu Citigroup được biết đến là ngân hàng có truyền thống lâu đời, có uy tín với hơn 200 năm kinh nghiệp. Citi liên tục được công nhận là đứng thứ hai trong các ngân hàng hàng đầu của Mỹ có giá trị thương hiệu theo kết quả bình chọn thực hiện bởi tổ chức uy tín Brand Finance (Brand Finance Banking 500, 2021). Điều này cho thấy thương hiệu Citigroup có tầm ảnh hưởng đáng kể trên thế giới. Gía trị thị trường của thương hiệu thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ kinh doanh vững vàng hơn cho tập đoàn. 1.4.2 Năng lực của công ty 1.4.2.1 Khả năng quản lý và phát triển nguồn nhân lực Khả năng quản lý, phát triển con người là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho tập đoàn. Citigroup có những nhà lãnh đào có kỹ năng chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, có khả năng định hướng thực hiện chiến lược kinh doanh của tổ chức và điều quan trọng họ là những người luôn tâm huyết cống hiến cho tập đoàn. Đội ngữ nhân viên của Citi được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cao đồng thời luôn hỗ trợ khách hàng nhiệt tình và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với khách hàng. Tuy nhiên, trong ngành ngân hàng thì yếu tố quản lý và phát triển nguồn nhân lực rất được chú trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và cũng vì bản thân ngành khách hàng tiếp xúc với nhân viên trong khi họ sử dụng sản phẩm dịch vụ vì vậy việc các ngân hàng khác cũng đầu tư vào con người là không hiếm. Citigroup với sự hiện diện trên 100 quốc gia có đội ngũ nhân viên lớn và một cách thức quản lý, phát triển riêng. Tuy nhiên những điều này, nếu xét về ngắn hạn, việc các công ty khác bắt chước cách thức quản lý và đào tạo nhân viên của Citi thì có thể không bằng nhưng tính về lâu dài khi có chiến lược về phát triển con người đúng đắn thì họ hoàn toàn có thể theo kịp hoặc vượt qua Citi. Ngày nay các ngân hàng đã và đang chuyển dần sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hoạt động thủ công, đặc biêt là trong các lĩnh vực nhận 5

tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Cụ thể như máy rút tiền tự động ATM cho phép khách hàng rút tiền 24/24 giờ, máy thanh toán tiền POS có mặt tại hầu hết các cửa hàng,… Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, những tòa nhà ngân hàng, giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng sẽ dần được thay thế bởi các cuộc liên lạc và giao dịch điện tử mà không cần trực tiếp tiếp xúc nữa. 1.4.2.2 Khả năng quản lý và phát triển thương hiệu Với lịch sử phát triển hơn 200 năm qua, hoạt động trên toàn thế giới, Citigroup đã cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ với chất lượng vượt trội. Danh tiếng về sự lâu đời cùng với bề dày kinh nghiệm đã giúp cho Citi trở thành một thương hiệu lớn, đáng tin cậy trong tâm trí khách hàng. Xét trong ngành thì không có nhiều ngân hàng xây dựng và duy trì được danh tiếng bền vững và bề dày kinh nghiệm cũng như cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng vượt trội như Citigroup. Bên cạnh đó, sản phẩm sản phẩm dịch vụ rất dễ bị đối thủ bắt chước nhưng thương hiê u‹ lại là tài sản riêng của công ty được tạo dựng qua một thời gian dài vì vậy trong một khoảng thời gian nhất định rất khó để gây dựng được. Thương hiệu của Citigroup được cộng đồng công nhận qua lịch sử hơn 200 năm và không gì có thể thay thế được. 1.4.2.3 Khả năng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Nhờ vào cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà Citigroup có thể duy trì và củng cố vị thế thị trường trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Mỗi ngân hàng theo đuổi cho mình một sự khác biệt riêng, và họ cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ theo các cách thức của họ. Tuy nhiên thì rất hiếm những ngân hàng có khả năng này. Chất lượng dịch vụ cao là yếu tố then chốt của Citi dựa trên sự kết hợp nhiều yếu tố mà các đối thủ không bắt chước được. Citigroup luôn cố gắng tìm ra những giải pháp về nghiệp vụ ngân hàng tốt nhất cho mọi người từ các nền văn hoá và tầng lớp khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tạo sự khác biệt về các sản phẩm dịch vụ so với đối thủ.

6

1.4.2.4 Khả năng cải tiến Citigroup hiện tại đầu tư khá nhiều tiền vào công nghệ để cải tiến sản phẩm dịch vụ, tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng tốt hơn khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Chi phí đầầu tư công nghệ củ a Citgroup 2013-2018 7400 7200 7000 6800 6600 6400 6136 6200 6000 5800 5600 2013

7193 6909 6701

6581 6436

2014

2015

2016

2017

2018

Triệu USD

Nguồn: Citigroup Annual Report Tuy nhiên thì rất nhiều ngân hàng khác cũng có thể tiếp cận công nghệ mới để cải tiến dịch vụ. Ngoài ra khả năng cải tiến sẽ làm cho chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hơn, nhưng có thể làm nhiều chiến lược khác để có cùng một kết quả, như chất lượng giao dịch viên và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt có thể giúp ngân hàng tạo được hình ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng, thắt chặt quan hệ với khách hàng, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng với dịch vụ của ngân hàng. Do đó có thể nói là khả năng này có thể thay thế được. 1.4.3 Năng lực cốt lõi Qua những gì phân tích ở trên, có thể nói rằng nâng cao chất lượng là một yếu tố then chốt và quyết định trong thành công của Citigroup, và đồng thời cũng chính là lợi thế cạnh tranh. Năng lực cốt lõi này, đã và đang được Citigroup khai thác và phát triển một cách tốt nhất.

7

Phần 2.

Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế của Citigroup

2.1. Môi trường vĩ mô 2.1.1 Hệ thống luật pháp Ngành ngân hàng là ngành chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những thay đổi trong chính sách pháp luật của chính phủ các quốc gia. Vì vậy phải luôn có sự thích nghi với những thay đổi của các quy định pháp luật để kịp thời đề ra những chiến lược lâu dài. Việc giám sát pháp lý đã mang lại những cải cách tích cực và đảm bảo quản trị ngân hàng thận trọng hơn. Quy định pháp lý mỗi quốc gia phải bắt kịp với tốc độ thay đổi toàn cầu và luôn linh hoạt. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng phải linh hoạt thay đổi trước những chính sách mới được đưa ra. Cụ thể, ngân hàng Citibank – công ty con của tập đoàn Citigroup hoạt động ở Pakistan phải tuân theo quy định nghiêm khắc của luật Hồi giáo nghiêm cấm cho và nhận lãi suất vay hay đầu tư. Như vậy, ngân hàng không thể cho vay lấy lãi như thông lệ mà phải thu lợi nhuận bằng cách tính lệ phí hành chính hoặc mức lợi nhuận hợp lý trong các dự án tài chính mà họ cấp vốn. 2.1.2 Môi trường kinh tế Khi gia nhập vào thị trường nước ngoài, các hoạt động của Citigroup trở nên ngày càng phức tạp hơn vì các nhà quản lý bắt buộc phải hoạt động trong hai môi trường mới: sự tác động của các yếu tố kinh tế thuộc các quốc gia bên ngoài và các yếu tố vận động của nền kinh tế thế giới. Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Vào năm 2008, Citigroup đã chịu ảnh hưởng và thua lỗ nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế và phải tìm đến sự trợ giúp của chính phủ. Trước tình hình đó công ty đã công bố tái cơ cấu thành hai doanh nghiệp là Citicorp bao gồm Ngân hàng Định chế Toàn cầu và các Ngân hàng tiêu dùng trong khu vực; Citi Holdings bao gồm các hoạt động môi giới và quản lý tài sản, kinh doanh tài chính tiêu dùng vào ngày 16 tháng 1 năm 2009 (Annual Report 2008). Cuối tháng 2/2009, Citigroup thông báo chính phủ sẽ nắm giữ 8

36% cổ phần tập đoàn để đổi lấy 25 tỷ USD cứu trợ và được hưởng hạn mức tín dụng 45 tỷ USD. 2.1.3 Khoa học công nghệ Công nghệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Sự thay đổi của công nghệ cho phép ngân hàng thay đổi trong hoạt động và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường: dịch vụ thẻ, máy rút tiền ATM cho phép khách hàng truy cập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ, chuyển tiền điện tử, máy thanh toán tiền POS,… Ngoài ra, công nghệ còn giúp ngân hàng có chính sách quản trị khách hàng tốt hơn, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn thông qua các phương thức điện tử. Những đổi mới làm tăng áp lực đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ, vạch ra những chính sách, định hướng để khai thác triệt để các cơ hội, đồng thời phòng ngừa và khắc phục những rủi ro, nguy cơ tiềm tàng. Citigroup cũng đã dần chuyển đổi khả năng của mình sang nền tảng kỹ thuật số. Tính đến năm 2019, nền tảng kỹ thuật số của tập đoàn này đã hoạt động tại 25 quốc gia. Trong quá trình chuyển đổi sang nền tảng kỹ thuật số, Citigroup đã kết hợp những cách thức độc quyền và hợp tác với các công ty công nghệ tài chính như HighRadius, Cachematrix và các công ty chủ chốt trong ngành như PayPal nhằm tăng tính sẵn có dịch vụ của họ (Annual Report, 2019). 2.2. Môi trường ngành – 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 2.2.1 Sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành Sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh trong ngành có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chiến lược kinh doanh của công ty trong tương lai đồng thời là động lực thúc đẩy để ngân hàng quan tâm thường xuyên đến việc đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất. Đối thủ cạnh tranh chính của Citigroup là những tên tuổi hàng đầu ở Mỹ như Bank of America và JPMorgan Chase. Ngoài ra, xét trên phạm vi quốc tế còn có Deutsche Bank và HSBC. Phần lớn các công ty này đều là những công ty có thương hiệu mạnh và không còn nhiều cơ hội để mở rộng. Hầu hết các cơ hội sẽ xuất hiện ở các thị trường mới nổi, nơi hệ thống ngân hàng chưa phát triển. 9

2.2.2 Quyền thương lượng của nhà cung cấp Quyền thương lượng của nhà cung cấp có nhiều ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của Citigroup trong ngành. Đối với lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và quản lý tài sản, các nhà cung cấp của Citigroup thường là những khách hàng có mức độ trung thành thấp, chi phí chuyển đổi thấp, khó tiếp cận. Còn đối với lĩnh vực ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư, các nhà cung cấp dữ liệu cũng như khách hàng có khả năng thương lượng là tương đối hạn chế. 2.2.3 Quyền thương lượng của khách hàng Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khách hàng đã không ngừng trở nên khắt khe hơn, yêu cầu cung cấp những sản phẩm chất lượng cao hơn đồng thời phải đi kèm với giá thấp hơn. Thay vì lựa chọn một ngân hàng, khách hàng sẽ có xu hưởng lựa chọn nhiều ngân hàng nhằm để giảm rủi ro về mặt tài chính. Đặc biệt là đối với mảng ngân hàng bán lẻ, mức độ trung thành của khách hàng thấp, chi phí chuyển đổi thấp và rất khó tiếp cận. Còn đối với lĩnh vực ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư thì thông thường các thường vụ lớn được thực hiện bởi một nhóm các ngân hàng, điều này hạn chế được khả năng của khách hàng. 2.2.4 Mối đe dọa từ người mới tham gia Mối đe dọa từ người mới tham gia ở đây là thấp vì khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, doanh nghiệp sẽ sự chi phối bởi các yếu tố như sự trung thành của khách hàng, lợi thế chi phí tuyệt đối, các quy định pháp luật. Thứ nhất, các ngân hàng lớn như Citigroup đã tốn rất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng thương hiệu cùng với những sản phẩm, dịch vụ tài chính được khách hàng biết đến và tin tưởng thì việc các ngân hàng mới muốn có được vị trí trong lòng khách hàng thì chi phí bỏ ra sẽ rất cao và tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực. Thứ hai, các ngân hàng thành lập lâu đợi đã có lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình đồng thời có kinh nghiệm và khả năng quản trị, tiết kiệm được chi phí về quy mô. Thứ ba đối với lĩnh vực ngân hàng, các quy định pháp luật rất chặt chẽ, yêu cầu về vốn lớn, giấy phép kinh doanh và trình độ, uy tín, năng lực chuyên môn của nhà quản trị cao cho nên rào cản gia nhập là cao. 10

2.2.5 Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế Ngân hàng là một trong những ngành công nghiệp trưởng thành đã được chứng minh qua nhiều thế kỷ. Thông thường, các lựa chọn thay thế cho các dự án ngân hàng thông thường có vẻ rủi ro hơn và kém hiệu quả hơn. Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Trong trường hợp xảy ra phiền hà khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ thì đối tượng khách hàng này sẽ chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng.

Phần 3.

Chiến lược kinh doanh quốc tế hiện tại

3.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế h...


Similar Free PDFs