Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc PDF

Title Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc
Course Quốc Phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 300.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 136
Total Views 433

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNGTIỂU LUẬNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC“DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VÀ “ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ” TRÊNLĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAYHỌC PHẦN: 2021MILI270218 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHThành phố Hồ Chí Minh, ngày...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VÀ “ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270218 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02, tháng 10, năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VÀ “ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY HỌC PHẦN: 2021MILI270218 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Họ và tên: NGUYỄN THỊ QUỲNH NHI Mã số sinh viên: 46.01.751.137 Lớp học phần: 2021MILI270218 Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐỨC TRỌNG

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02, tháng 10, năm 2021

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Đối với Việt Nam, âm mưu nhất quán của các thế lực thù địch là xóa bỏ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước. Để thực hiện âm mưu, chúng đẩy mạnh chống phá trên tất cả các mặt trận. Kết hợp các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao với răn đe quân sự Phương châm: Lấy kháng chiến về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá Đứng đầu; sử dụng hối lộ kinh tế như một hướng dẫn; sử dụng chủng tộc, tôn giáo, Nhân quyền là ngòi nổ; sử dụng ngoại giao để hỗ trợ, sử dụng quân sự Để răn đe và có thể can thiệp để lật đổ chế độ. Đối với Việt Nam thực hiện “ diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là một trọng tâm trong âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trong những năm tới, nhiệm vụ chống “ diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa sẽ diễn ra rất quyết liệt và phức tạp hơn, đòi hỏi Đảng, các tổ chức đảng phải tăng cường lãnh đạo, kiên quyết, chủ động đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong “ diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khắc phục kịp thời. Vì vậy, việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, đề xuất một hệ thống các giải pháp tăng lãnh đạo của Đảng chống chiến lược “ diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong những năm tới là vấn đề cần thiết và cấp bách. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên, tôi chọn và thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và “ bạo loạn lật đổ” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở Việt Nam hiện nay ” làm tiểu luận kết thúc học phần với mong muốn góp phần vào nhiệm vụ lãnh đạo chống chiến lược “ diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ngày càng hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đề xuất phương hướng - giải pháp chủ yếu khả thi tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chống “ diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng đến những năm trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng và những giải pháp phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và “ bạo loạn lật đổ” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những giải pháp phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và “ bạo loạn lật đổ” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề thực trạng và những giải pháp phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và “ bạo loạn lật đổ” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sử dụng các phương pháp về quan điểm hệ thống – cấu trúc, quan điểm lịch sử, phân tích – tổng hợp, thống kê, quan điểm thực tiễn để xem xét nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và định hướng cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm: Mở đầu; 3 phần ; kết luận và tài liệu tham khảo.

PHẦN I: NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH ” VÀ “ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ ”

1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm “diễn biến hòa bình” “ Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành. Điều khác biệt chủ yếu giữa chiến lược này với chiến lược khác là nội dung cuộc chiến tranh. Đó là là chiến tranh tâm lý, chiến tranh phi vũ trang, nó được diễn biến chuyển hóa dần dần từ bên trong nội bộ của một nước trên các linh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, dân tộc,… Trong đó lĩnh vực kinh tế là mũi nhọn, chính trị là trọng tâm. Như vậy, nội dung chính của chiến lược “ diễn biến hòa bình”:

 Sử dụng mọi thủ đoạn phi quân sự, kết hợp với rang đe quân sự để ngầm phá từ bên trong, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền.  Kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc.  Việc đi sâu tìm hiểu và tận dụng những khó khăn và sai lầm của đất nước hiện tại đã tạo ra áp lực ngày càng lớn và buộc các nhà lãnh đạo của đất nước phải từng bước thay đổi và thay đổi đường lối chính trị của mình. Tác động của chiến lược “diễn biến hòa bình” là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. 1.1.2. Khái niệm “bạo loạn lật đổ” Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoawck cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc trung ương. Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Về hình thức: có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp bạo loạn chính trị và vũ trang ( thường là chúng lôi kéo các phần tử quá khích, bất mãn,…) Về quy mô: diễn ra ở các mức độ khác nhau, nhiều nơi, nhiều vùng, ở địa phương hay trung ương, ở thành thị, nông thôn, miền núi,… nơi có sự nhay cảm, bất ổn về chính trị, chính quyền yếu kém. “ Diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ đều là những hoạt động phản cách mạng. Bạo loạn lật đổ là hoạt động nằm trong chiến lược “ Diễn biến hòa bình”. Tiến hành thành công bạo loạn lật đổ sẽ làm cho “ Diễn biến hòa bình” mau thắng lợi. 1.2.

Sự hình thành và phát triển của chiến lược “ Diễn biến hòa bình”

“Diễn biến hòa bình” trở thành chiến lược phản cách mạng toàn cầu là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Quá trình đó được khái quát trong hai giai đoạn: 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 – 1980 là giai đoạn manh nha hình thành chiến lược “ Diễn biến hòa bình” Sau thế chiến thứ 2, chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống chính trị đối trọng tạo nên tương quan lực lượng mới với chủ nghĩa tư bản, là “hòn đá tảng” của hòa bình thế giới. Do đó chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mĩ đã tìm mọi cách ngăn chặn sự ảnh hưởng, sự phát triển chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Tuy nhiên mọi nổ lực của

chủ nghĩa đế quốc trong việc dung biện pháp quân sự nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến đầu thập niên 80 của thế kỉ 20 về cơ bản là thất bại: Cụ thể như sau:  Tháng 3/1947, Giooc Kennan – đại diện lâm thời của Mĩ tại Liên Xô, trình lên chính phủ Mĩ “ chiến lược ngăn chặn” để chống Liên Xô toàn diện nhưng chưa được thông qua.  Thang 4/1948, Quốc hội Mĩ thông qua kế hoạch Mac-san đã tang viện trợ, cài cắm gián điệp để phá hoại các nước cộng sản.  Năm 1953, “phương pháp hòa bình” để “ rút ngắn tuổi thọ của chủ nghĩa cộng sản” của Ngoại trưởng Mĩ Đalet (1953 – 1959) được Quốc hội Mĩ phê chuẩn đã đánh dấu sự ra đời của “Diễn biến hòa bình”.  Những năm 60, Tổng thống J.kennedy đưa ra chiến lược “ Mũi tên và cành ô liu” với quan điểm răng đe quân sự là chủ yếu và đối thoại hòa bình là chiến lược đi kèm không thể thiếu để hỗ trợ cho quân sự và quốc hội đã thông qua ngân sách chi 20 tỉ USD để chống ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở Mĩ Latinh và Châu Phi.  Những năm 70, Tổng thống Richard Nixon đưa ra chính sách “cây gậy và củ cà rốt”. Với chính sách này, Mĩ vừa đe dọa bằng sức mạnh quân sự, vừa mua chuộc bằng lợi ích kinh tế nhằm khuất phục các nước, nhất là các nước chậm phát triển. Trên thực tế, một mặt hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa: Tiến hành thẩm thấu tư tưởng - văn hóa, gieo rắc hạt giống phá hoại từ bên trong; thực hiện đối thoại thay cho đối đầu đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến nay là giai đoạn “Diễn biến hòa bình” từng bước hoàn thiên trở thành chiến lược phản cách mạng toàn cầu  Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô thực hiện cải tổ nhưng trong cải tổ đã phạm nhiều sai lầm ,Mỹ và các nước phương Tây đã tận dụng cơ hội đó dùng “diễn biến hòa bình” tiến công ráo riết nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.  Năm 1988 cựu tổng thống R.Nixon xuất bản cuốn “ 1999 Chiến thắng không cần chiến tranh” tuyên bố cho sự hoàn chỉnh và lý luận chiến lược “ diễn biến hòa bình”.  Đầu thập kỷ 90, tổng thống G.Bush ( cha) xúc tiến chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” và dùng “diễn biến hòa bình” làm đòn tấn công mạnh mẽ làm cho Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu nhanh chóng sụp đổ.  Ngày nay, “diễn biến hòa bình” vẫn là chiến lược trọng yếu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ chống các nước đầu chủ nghĩa, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Chiến lược này tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện hơn nhằm tạo nên một ưu thế tuyệt đối về “thế giới một siêu cường” của Mỹ.

Tóm lại, “Diễn biến hòa bình” có một quá trình hình thành và phát rõ nét. Quá trình đó theo một trình tự, lúc đầu là một phương thức, một thủ đoạn dần phát triển thành một chiến lược hoàn chỉnh nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc , đứng đầu là Mỹ. Chiến lược đó luôn gắn với chiến lược quân sự của Mỹ. 1.3.

Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam về tư tưởng - văn hoá. 1.3.1. Khái quát về âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn qua Việt Nam là một mục tiêu chống phá quan trọng của diễn biến hòa bình. Vì vậy trong các giai đoạn khác nhau chúng đã thực hiện thủ đoạn bạo lực chiến tranh nhưng thất bại sau đó chuyển sang bao vây cấm vận, cô lập kinh tế và ngoại giao. Thời kỳ đổi mới hiện nay của nước ta giành nhiều thắng lợi quan trọng thì chúng đẩy mạnh hoạt động xâm nhập Việt Nam. 1.3.2. Âm mưu của chiến lược “ Diễn biến hòa bình” Thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lôi kéo nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. 1.3.3. Thủ đoạn của chiến lược “ Diễn biến hòa bình”  Phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chế độ XHCN ở Việt Nam Mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh Lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch đã tấn công quyết liệt vào nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta là chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đả kích đường lối cách mạng của Đảng, bài xích định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng phát hiện những người bất mãn trong nội bộ Đảng, bộ máy Nhà nước để tìm cách lôi kéo, lái những người này đi theo quan điểm của chúng làm nòng cốt để chuyển hóa từ bên trong; kích động tâm lý hoài nghi dẫn tới phủ định chủ nghĩa xã hội. Chúng đẩy mạnh các chương trình giáo dục nước ngoài như: quỹ Fullbrinht, Ford,.... Dự kiến thành lập “ Thư viện lưu động”, dự án “ Góc nước Mỹ” trong một số trường đại học ở nước ta, cấp hang tram học bổng cho du học sinh đi Mỹ. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng “vấn đề nhân quyền” để phá hoại về tư tưởng đối với Việt Nam, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta, đặt điều kiện hòng ép ta thoả hiệp, nhượng bộ về chính trị, thay đổi đường lối của ta, đi theo quỹ đạo của chúng, núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên truyền, kích động dư luận thế giới cô lập Việt Nam, gieo rắc sự nghi ngờ trong các công dân Việt Nam đối với Nhà nước, kích động và khơi dậy sự phản kháng của những kẻ bất mãn, những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất, những người trước đây cộng tác với chế độ cũ, hiện đang còn ở lại Việt Nam.

Các thế lực thù địch còn vu khống, xuyên tạc chính sách của Nhà nước ta về tôn giáo, dân tộc, chính sách đối với văn nghệ sĩ. Đó là những đòn tấn công của các thế lực thù địch để tạo ra những lực lượng chống đối ngầm trong nội bộ nhân dân ta. Nếu không được vạch trần, ngăn chặn, nó có khả năng làm rối loạn xã hội, tạo cơ hội cho “diễn biến hoà bình” phát triển.  Tác động chống phá về văn hóa Lợi dụng xu thế hội nhập, chúng tiến công nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để làm phai mờ các giá trị văn hóa Việt Nam tốt đẹp, tuyên truyền văn hóa và lối sống phương Tây. Do vậy, chúng tìm mọi phương thức để các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào nước ta. Chúng sử dụng các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động để đầu độc quần chúng nói chung, đặc biệt là thế hệ thanh niên ở nước ta nói riêng, làm chuyển đổi giá trị thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, chuyển đổi các thang bậc giá trị của xã hội theo chiều hướng xấu; âm mưu biến thế hệ trẻ thành công cụ và lực lượng xã hội chủ yếu của “diễn biến hòa bình”. Coi thường những giá trị văn hóa của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, ham muốn làm giàu, ham muốn quyền lực cực đoan... đã và đang làm băng hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Có thể khẳng định, chiến lược “Diễn biến hòa bình”, mà trọng tâm là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là một âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, thâm độc. Xét về nội dung tuy không mới, nhưng về thủ đoạn, cách thức tiến hành thì chúng có sự điều chỉnh. Nguy hiểm hơn, hoạt động tuyên truyền, chống phá của các thế lực thù địch tập trung vào đối tượng chủ yếu là thế hệ trẻ, các doanh nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo; đi sâu vào vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống - nơi mà trình độ dân trí so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận diện đúng và chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng, bản sắc văn hóa của dân tộc. 1.4. Âm mưu, thủ đoạn của bạo loạn lật đổ. 1.4.1. Âm mưu Chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây rối, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.Tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo, mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương. Vùng Tây Bắc, chúng kích động người H’Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Vùng Tây Nguyên, chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.4.2. Thủ đoạn

Kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở, rồi uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực của địa phương. Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi sự tài trợ tiền của, vũ khí ngoài nước vào để tăng sức mạnh. 1.5.

Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm phồng chống chiến lược “ Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của Đảng và Nhà nước ta 1.5.1. Mục tiêu Quyết tâm làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “ Diễn biến hòa bình” của kẻ thù đối với cách mạng nước ta, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước tạo môi trường hòa bình để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. 1.5.2. Nhiệm vụ Đảng ta khẳng định về vị trí, vai trò của nhiệm vụ chống “ Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách, hang đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài, vì thế nhiệm vụ cụ thể là:  Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, kịp thời tiến công ngay từ đầu.  Nhanh chóng phát hiện, xử lý có hiệu quả khi có bạo loạn xảy ra và bảo vệ tốt chính trị nội bộ. 1.5.3. Quan điểm chỉ đạo Xác định đấu tranh chống “ Diễn biến hòa bình” là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực. Chống “ Diễn biến hòa bình” là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ an ninh – quốc phòng để bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn dân, của cả thế hệ thống trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng chống “ Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. 1.5.4. Phương châm tiến hành Phương châm khung: Kết hợp chặt chẽ, giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn, phòng ngừa và chủ động tiến công làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “ Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù. Phương châm cụ thể: Chủ động kiên quyết, khôn khéo xử lý tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra; Giải quyết các vụ gây rối để không phát triển thành bạo loạn; xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tes, kịp thời làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn đoạn chống phá của kẻ thù.

PHẦN II: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH ” VÀ “BẠO LOẠN LẬT ĐỔ ” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.

Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Đây là một giải pháp quan trọng vì quan lieu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, tụt hậu kinh tế là những vấn đề mà kẻ thù thường xuyên khai thác để khoét sâu yếu kém, chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín của Đảng nhằm kích động nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước và chính quyền. Do đó việc đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế và giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của đất nước luôn ổn định. 2.2.

Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.

Chủ động nắm địch, phát hiện kịp thời những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Do vậy phải giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức chính trị - xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam. Cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong một bộ phận nhân dân, sinh viên trước âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù chống phá nước ta hiện nay. Mỗi người dân Việt Nam phải có tri thức, có bản lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét phát hiện và báo cáo kịp thời thủ đoạn chống phá của kẻ thù cho cơ quan chức năng xử lí, không để bất ngờ. 2.3.

Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đối với nước ta, bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mĩ và các thế lực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa, ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta. Vì vậy, khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các thành quả cách mạng. Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã...


Similar Free PDFs