Chủ nghĩa xã hội - IT IS OKI PDF

Title Chủ nghĩa xã hội - IT IS OKI
Author Anonymous User
Course Introduction to Information Technology
Institution Royal Melbourne Institute of Technology University Vietnam
Pages 10
File Size 208.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 126
Total Views 498

Summary

Download Chủ nghĩa xã hội - IT IS OKI PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022 Đề số 3 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tiến Khiêm Mã sinh viên: 20111204473 Lớp: ĐH10MK2 Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Như Trang

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2021

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3 NỘI DUNG.......................................................................................................3 CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA................................................................3 1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.............................3 2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa...........................................4 a. Bản chất chính trị:................................................................................4 b. Bản chất kinh tế....................................................................................5 c. Bản chất tư tưởng - văn hoá – xã hội...................................................6 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN BẢN THÂN...7 1.Vận dụng thực tiễn trong việc phát huy quyền làm chủ của mình trong xã hội...................................................................................................7 a.Phát huy trí lực:.....................................................................................7 b. Nâng cao nghiệp vụ kỹ năng:...............................................................7 c. Nâng cao đạo đức (ý trí, lý tưởng, niềm tin…)...................................8 KẾT LUẬN......................................................................................................9 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................10

2

LỜI MỞ ĐẦU

Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Và đặc trưng cơ bản của dân chủ là tất cả các công dân đều có quyền tham dự đời sống chính trị, quyền lực cao nhất của đất nước thuộc về đại diện của nhân dân; mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Đây là một trong những luận điểm khái quát cốt lõi về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871. - Khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập. - Đó là bước phát triển mới về chất cùa dân chủ. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. - Và có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sân. Nguyên tắc cơ bàn của nền dân chủ xã hội 3

chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quàn lý nhà nước, quản lý xã hội. - Quá trình đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinh hoạt xã hội... để đến lúc nó không còn tồn tại như một thể chế nhà nước, một chế độ, tức là mất đi tính chính trị của nó. - Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sừ nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhắt biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Lưu ý: + Ở một số nước cỏ xuất phát điểm về kinh tế, xã hội rất thấp, lại thường xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh, do vậy, mức độ dân chủ đạt được ở những nước này hiện nay còn nhiều hạn chế ở hầu hết các lĩnh vực của đời sông xã hội. + Nền dân chủ tư sản có nhiều tiến bộ, song nó vẫn bị hạn chế bởi bản chất của chủ nghĩa tư bản. - Để chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự quyền lực thuộc về nhân dân. ngoài yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản (mặc dù là yếu tố quan trọng nhất), đòi hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, xã hội công dân. việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bào quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quvết sách của nhà nước, điều kiện vật chất đề thực thi dân chủ. 2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa a. Bản chất chính trị: - Sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với

4

toàn xã hội, nhưng kliông phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp cồng nhân. - Mang tính nhất nguyên về chính trị - Nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội. giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp V kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân. - Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ cùa đại đa số dân cư. của những người lao động bị bóc lột, là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc Nhà nước. - Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân. - Xét về bản chất chính trị, dân chù xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộns rãi, tính dân tộc sâu sắc. Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nshla khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chắt giai cắp. b. Bản chất kinh tế nghĩa dựa trên chế độ sờ hữu xã hội về những tư liệu sản xuất - Quyền lảm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. - Khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hừu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nshĩa. kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân

5

tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế trước đỏ, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột bất công... đối với đa số nhân dân. - Chế độ cồng hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu. c. Bản chất tư tưởng - văn hoá – xã hội - Hệ tư tưởng của siai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Nó kế thừa, phát huy những tinh hoa vãn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - vãn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ờ tất cả các quốc gia, dân tộc... nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển cá nhân. - Ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. - Trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của quằn chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp cung nhân. - Dân chủ xã hội chủ nghĩa chi cỏ được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhắt của Đảng Cộng sản. - Với những ý nghĩa như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản không loại trừ nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nahĩa ra đời, tồn tại và phát triển.

6

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN BẢN THÂN 1.Liên hệ thực tiễn trong việc phát huy quyền làm chủ bản thân trong xã hội Muốn làm chủ bản thân trong việc phát huy quyền làm chủ của mình trong xã hội thì trươc tiên mình cần phải phát huy sức mạnh bản thân. a.Phát huy trí lực: + Phải nhận thức rõ nhiệm vụ, chức năng của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ban thân phải nỗ lực học tập tích luỹ, phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn kiến thức khoa học cơ bản. + Tự giác, chủ động tìm tòi, đam mê khám phá, lĩnh hội tri thức, cốn sống, tu duy logic và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn thì mới nâng cao được trình độ tư duy. + Không ngừng rèn luyện thực tiễn, phải tích cực tự học tập rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để từng bước hoàn thành và phát triển nhân cách. + Đổi mới phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá đạt hiệu quả. b. Nâng cao nghiệp vụ kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: sở hữu khả năng ăn nói, giúp chúng ta càng dễ dàng thành công trong sự nghiệp và cuộc sống nên vô cùng cần thiết. + Kỹ năng phản biện: đây là kỹ năng không được coi trọng so với kỹ năng giao tiếp những kỹ năng phản biện là kỹ năng phát triển bản thân rất giá trị. + Xác định rõ ràng mục tiêu: hãy liệt kê những việc nhỏ nhất mà bạn cần thực hiện trong một thời gian nhất định. Sau đó bạn cần liệt kê lần lượt các mục tiêu, nhiệm vụ lớn hơn. Mục tiêu càng rõ ràng, kế hoạch càng cụ thể sẽ càng dễ thực hiện và mong muốn của mình. + Học cách quản lý thời gian: các bước quản lý thười gian như sau xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch công việc cần thực hiện, sắp xếp công việc theo thứ tự

7

ưu tiên và tổng kết công việc. + Kỹ năng lãnh đạo: lãnh đạo bản thân đi đúng hướng, không bao giờ bỏ cuộc và biết dừng lại đúng lúc. + Kỹ năng làm việc nhóm: đây là kỹ năng nhiều người trong cùng một tập thể cùng nhau thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ với nhau. + Kỹ năng quan sát: là cách quan sát, nhìn nhận vấn đề, hiện tượng và phân tích vấn đề đó nhằm tìm kiếm thông tin chính xác. + Kỹ năng giải quyết vấn đề: đòi hỏi chúng ta cần trang bị đầy đủ cho mình những kỹ năng cần thiết để vận dụng giải quyết. + Kỹ năng quản lý thông tin cá nhân: cũng chính là để bảo vệ bản thân chúng ta trước bất cứ xâm phạm nào. c. Nâng cao đạo đức (ý trí, lý tưởng, niềm tin…) + Nâng cao nhận thức cho học sinh về vị trí của giáo dục đạo đức từ khi ngồi trên ghế nhà trường. + Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, với các chủ đề đạo đức cho bản thân. + Tự nâng cao ý thức tự giác giáo dục bản thân + Ra sức học tập, ren luyện đạo đức nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo.

8

KẾT LUẬN Dân chủ là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các thành phần kinh tế, các giai tầng và các cộng đồng dân tộc trong xã hội nước ta. Sự nhất trí đó tổng hợp thành sức mạnh của dân tộc, tạo nên nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua tất cả khó khăn, thử thách. Hồ Chí Minh viết: "Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên"và “Chế độ của chúng ta thực hiện dân chủ đồng thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân”. Do đó, Người cho rằng phải "vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm. Từ đó ta thấy được dân chủ là động lực và sáng tạo phát huy sức mạnh của bản thân.

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2021), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2.Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3.Hồ Trọng Hoài – Nguyễn Thị Hà – Phạm Thị Hoàng Hà, (2019), Hỏi – Đáp môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính Trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 4.

https://bvhttdl.gov.vn/quan-diem-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua-dan-chu-

20210408112930599.htm, 09/04/2021 5.Thạc Sĩ Đinh Thùy Dung, https://luatduonggia.vn/dan-chu-la-gi-khai-niemvai-tro-va-ban-chat-cua-dan-chu, 30/08/2021

10...


Similar Free PDFs