Chương II-Giáo trình Kinh tế đô thị NEU PDF

Title Chương II-Giáo trình Kinh tế đô thị NEU
Course Kinh tế đô thị
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 17
File Size 387.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 147
Total Views 683

Summary

Chương IICơ cấu kinh tế và tă ng trưởng kinh tế đô thịI- Cơ cấu kinh tế đô thị1- Khái niệm nền kinh tế đô thị và cơ cấu kinh tế đô thị Nền kinh tế đô thị là tổng thể những hoạt động lao động sản xuất của con người hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định để thực hiện quá trình sản xuất, phân...


Description

Chương II

Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế đô thị

I- Cơ cấu kinh tế đô thị 1- Khái niệm nền kinh tế đô thị và cơ cấu kinh tế đô thị Nền kinh tế đô thị là tổng thể những hoạt động lao động sản xuất của con người hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định để thực hiện quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm. Đó là một hệ thống hoạt động lao động sản xuất và các mối quan hệ phức tạp có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau thành các bộ phận cấu thành có những mối quan hệ đa dạng. Cơ cấu kinh tế đô thị theo nghĩa triết học, được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nền kinh tế đô thị. Những mối quan hệ cơ bản nhất hình thành trong quá trình tái sản xuất-xã hội ở đô thị là những mối quan hệ giữa các ngành, các khu vực và các thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế đô thị, tăng trưởng kinh tế được xem như là sự tăng tổng việc làm, và nguồn gốc tăng trưởng là do tăng cầu lao động (do tăng cầu các hàng hóa) hoặc một sự tăng cung lao động (tạo ra do lao động di cư tới thành phố). Kết quả của tăng trưởng là tăng tổng giá trị sản xuất (TGTSX) và tăng tổng sản phẩm trong nước (TSPTN). Vì thế, cơ cấu kinh tế đô thị được nghiên cứu trên góc độ cơ cấu của tổng việc làm, cơ cấu của TGTSX và TSPTN theo ngành, theo khu vực và theo thành phần kinh tế. 2- Cơ cấu kinh tế đô thị theo ngành Ngành kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế : Ngành kinh tế là tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp có cùng vị trí, chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Sự hình thành và tồn tại các ngành có tính khách quan và tính lịch sử. Hà nội 36 phố phường xưa kia phản ánh rõ chức năng của từng phố và ngành nghề. Cơ cấu ngành của kinh tế đô thị biểu thị bằng tỷ trọng từng ngành trong kinh tế đô thị, phản ánh vai trò và những mối quan hệ giữa những tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội đô thị. Nó phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế của đô thị luôn thay đổi do sự tăng trường và phát triển nhanh chóng của đô thị. Hiện nay 36 phố phường thủ đô đã hoàn toàn đổi khác và đang đổi khác từng ngày. Cơ cấu ngành theo tổng việc làm : Nghiên cứu cơ cấu ngành được thực hiện theo các góc độ khác nhau. Sự phân chia tổng việc làm theo ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên

cứu quan hệ hai bộ phận lao động trong kinh tế đô thị đó là mối quan hệ giữa bộ phận lao động cơ bản và lao động phục vụ của đô thị trong từng ngành kinh tế và trong toàn bộ kinh tế đô thị . Đồng thời phản ánh quy mô, tỷ lệ lao động từng ngành trong tổng thể nền kinh tế của đô thị. Cơ cấu ngành theo TGTSX & TSPTN : Nhằm phản ánh vai trò từng ngành trong việc sáng tạo ra sản phẩm xã hội ở đô thị. Trong chừng mực nhất định nó phản ánh hiệu quả sản xuất ở đô thị. Điều chỉnh cơ cấu ngành trong quá trình đô thị hoá : Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế đô thị là một trong các biện pháp làm tăng trưởng kinh tế đô thị . Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn về đầu tư thì thay đổi cơ cấu ngành là phương sách tốt nhất và là hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu. 3- Cơ cấu kinh tế đô thị theo 3 khu vực Có thể phân chia toàn bộ hoạt động kinh tế đô thị thành 3 khu vực. Khu vực I bao gồm các hoạt động nông-lâm nghiệp và thuỷ sản; khu vực II gồm các hoạt động công nghiệp và xây dựng; khu vực III gồm các hoạt động dịch vụ. Khu vực II và III phải đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế đô thị. Khu vực I phải giảm dần cả về tuyệt đối và tương đối. Những điều đó thể hiện qua tỷ trọng tổng việc làm và kết quả sản xuất. 4- Cơ cấu kinh tế đô thị theo thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế phản ánh trình độ phát triển của quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ sở hữu trong kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế đô thị được thực hiện trên cơ sở những thành phần thực tế đang tồn tại. Nó cho biết số lượng, vai trò của từng thành phần, qua đó thấy được mức độ thống trị của quan hệ sản xuất chủ đạo trong kinh tế đô thị. Một trong những đặc trưng cơ bản của cơ cấu này là xu hướng đơn giản hoá của nó. Hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần, để thấy rõ cơ cấu này, trong thực tế thống kê chia thành 3 thành phần. Đó là thành phần kinh tế Nhà nước (Quốc doanh), không phải Nhà nước (Ngoài quốc doanh) và thành phần có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong mỗi thành phần này ta có thể tiếp tục nghiên cứu cơ cấu bên trong của nó. Thuộc thành phần kinh tế quốc doanh bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp có chế độ sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất. Các tổ chức còn lại thuộc hình thức ngoài quốc doanh. Như vậy về mặt lý thuyết chỉ nên chia làm hai thành phần mà thôi. Để thấy được số lượng, vai trò của từng thành phần một cách cụ thể ta cần dựa vào thống kê tổng việc làm và kết quả sản xuất.

II- Tăng trưởng kinh tế đô thị 1- Khái niệm và những nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đô thị Tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về quy mô kinh tế xã hội đô thị. Quá trình tăng trưởng và tập trung kinh tế đô thị diễn ra theo hai hướng: chiều rộng và chiều sâu. Theo chiều rộng chính là sự đô thị hoá - là sự mở rộng quy mô và tăng dân số đô thị ; theo chiều sâu chính là sự tăng tổng việc làm ở đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị và nâng cao khả năng, hiệu quả sản xuất. Kết qủa là nâng cao đời sống, nâng cao thu nhập, tăng GO và GDP, tăng tích luỹ. Trong lịch sử phát triển đô thị, tiền đề cơ bản của đô thị hoá là sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ thu hút nhiều nhân lực nông thôn đến sống và làm việc. Đô thị hoá một vùng làm tăng mật độ giao thông và tăng các mối quan hệ kinh tế xã hội với các vùng lân cận. Trong lịch sử phát triển đô thị thì tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân đô thị hoá và tăng trưởng đô thị. Trong kinh tế hiện đại hiện nay thì đô thị hoá làm tăng trưởng đô thị. Thực vậy, khi chính phủ nhận thức đầy đủ hơn về sự phát triển kinh tế - xã hội, việc xây dựng một khu đô thị mới được tính toán đầy đủ trên các phương diện chứ không chờ sự phát triển của bản thân khu vực đó. Ví dụ khu Đô thị Nam sài gòn được xây dựng từ khu đất nông nghiệp rất kém hiệu quả… Như vậy đô thị hoá làm tăng trưởng kinh tế đô thị. Những biểu hiện của tăng trưởng kinh tế đô thị có thể là : Thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị, nâng cao khả năng hiệu quả kinh tế đô thị, tăng tỷ trong dân số đô thị trong tổng dân số Trên quan điểm dân số: Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân (%) tăng có nghĩa là đô thị tăng trưởng. Số liệu thống kê từ 1931 đến 1989 của nước ta nói lên điều đó. Năm 1931 1954 1975 1979 1989 7,5% 11 21,5 19,2 21,4 Trên quan điểm GDP của khu vực đô thị : GDP tính theo lãnh thổ, trên phạm vi đô thị tăng biểu hiện kinh tế đô thị tăng trưởng. Trên quan điểm quy mô các ngành : Tăng quy mô các ngành biểu hiện qua sự tăng việc làm, tăng lao động và tăng kết quả sản xuất. Trên quan điểm tăng thu nhập của người lao động: tăng tỷ lệ tổng thu nhập của dân số đô thị/Tổng thu nhập dân số nông thôn, tăng mật độ dân số đô thị ... Trên quan điểm tốc độ tăng trưởng kinh tế và vai trò kinh tế đô thị : để đo lường tăng trưởng kinh tế đô thị ta sử dụng các chỉ số phản ánh tốc độ tăng GDP và tỷ trọng GDP ở đô thị trong kinh tế quốc dân.

2- Những nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đô thị + Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô thị : làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xã hội trong khi tổng việc làm không đổi. + Mở rộng quy mô sản xuất do xây dựng mới và mở rộng, đóng cửa và thu hẹp hay làm giảm số việc làm tương đối (thay đổi thuần túy trong tổng việc làm trong một thành phố), áp dụng các chính sách đầu tư nước ngoài : vừa làm tăng tổng việc làm (theo chiều rộng) vừa làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong kinh tế đô thị. + Các chính sách kinh tế nhằm phát huy hết năng lực sẵn có cũng có tác dụng như mở rộng quy mô kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội. + Nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới trong kinh tế đô thị, làm nâng cao hiệu quả sản xuất. + Quy mô đô thị hợp lý : Hợp lý hoá quy mô đô thị làm thay đổi của cấu thành tổng việc làm. Việc lựa chọn quy mô, địa điểm hợp lý của các doanh nghiệp, các ngành tạo ra quy mô hợp lý của đô thị nhằm khai thác hết các lợi thế của đô thị. 3- ảnh hưởng của các chính sách công cộng đến tăng trưởng kinh tế Các chính cách công cộng bao gồm : chính sách giáo dục, y tế, phục vụ công cộng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh, chính sách thuế kinh doanh … Các chính sách này đều có ảnh hưởng tới cung, cầu lao động trong đô thị. Khi thay đổi cung và cầu về lao động của đô thị tức là số lượng lao động hay việc làm sẽ thay đổi. Khi đô thị áp dụng các chính sách cải thiện hệ thống giáo dục, dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng kinh doanh, và giảm thuế kinh doanh có nghĩa là giảm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp thì cầu lao động tăng (đường cầu lao động dịch chuyển sang phải). Đồng thời khi cải thiện cơ sở hạ tầng sinh hoạt, và giảm thuế tiêu dùng có nghĩa là thành phố thu hút lao động thì cung lao động tăng (đường cung lao động dịch chuyển sang phải). Để điều tiết cung cầu lao động, thành phố có thể sử dụng 2 chính sách cơ bản : trợ cấp hoặc giảm thuế cho các công ty mới hoặc công ty quan trọng và tăng thuế đối với các công ty cần hạn chế phát triển . Bất cứ chính sách công cộng nào làm giảm chi phí sản xuất sẽ làm tăng cầu lao động và tăng việc làm cân bằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong truờng hợp trợ cấp thuế (các yếu tố khác không đổi), mà thu nhập từ thuế được sử dụng trợ giúp các dịch vụ công cộng đia phương, thì một cộng đồng có thuế thấp sẽ có dịch vụ công cộng ít hơn. Thực tế cho thấy nếu một thành phố cắt giảm thuế và từ đó buộc phải giảm chi tiêu dịch vụ công cộng (đường sá, giáo dục, an toàn công cộng), thì sẽ dẫn đến chậm tăng trưởng và có thể giảm sút. Ngược lại, nếu một thành phố cắt giảm thuế và giảm chi tiêu không phải dịch vụ công cộng đồng thời tăng cường các chương trình tái phân phối cho người nghèo thì thành phố sẽ tăng trưởng. Nói cách khác, ảnh hưởng của cắt giảm thuế phụ thuộc vào lọai dịch vụ bị cắt giảm cùng với thuế. Nếu thuế được

dùng để tài trợ cho cho các dịch vụ công cộng cho các nhà kinh doanh thì sự cắt giảm thuế không chắc đã khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Bất cứ chính sách nào làm thành phố hấp dẫn hơn đều dẫn đến tăng cung và cầu lao động, nhưng chưa chắc đẫ dẫn đến tăng việc làm cân bằng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Về mặt tài chính, chương trình trợ cấp sẽ có hiệu quả khi tổng thu nhập thuế vượt chi tiêu các dịch vụ công cộng. Vì khi thực hiện chương trình trợ cấp tức là giảm gánh nặng thuế địa phương. Việc cắt giảm thuế hoặc trợ cấp làm cho thành phố hấp dẫn các công ty hơn đồng thời những cơ sở thuế của thành phố sẽ tăng làm tăng tổng thu nhập từ thuế. Vì thành phố tăng tr ưởng nên chi tiêu cho các dịch vụ địa phương (đường xá, trường học, cảnh sát, cứu hỏa) cũng tăng thêm. Việc xác định hiệu quả thực hiện bằng cách so sánh tổng thu nhập từ thuế và tổng chi tiêu của thành phố về các dịch vụ này. Tăng hoặc giảm thuế : Trong thực tế, một số thành phố miễn giảm một số sắc thuế địa phương trong một thời kỳ, (thuế tài sản thường là 10 năm ) cho các công ty mới hoặc các công ty cần có sự khuyến khích đặc biệt ví dụ công ty môi trường. Giữa thuế và tăng trưởng kinh tế đô thị có mối quan hệ tương đối chặt chẽ. Giả sử thành phố thực hiện một chương trình thuế mới, chương trình này làm tăng hoặc giảm tổng việc làm của thành phố đồng thời có khả năng điều chỉnh cơ cấu ngành trong kinh tế đô thị. Trong một thành phố có nhiều ngành công nghiệp, nếu thành phố tăng mức thuế ở một số ngành nào đó thì điều đó có ảnh hưởng đến cả 2 mặt cung và cầu của thị trường lao động thành phố. 1)Tăng thuế làm giảm cầu lao động : Thuế làm tăng chi phí sản xuất của các nhà sản xuất. Giả sử việc chi trả cho lao động, vốn và đất không đổi thì một công ty phải nộp mức thuế tăng hơn trước. Tăng chi phí sản xuất làm tăng giá bán của sản phẩm một số ngành, do đó làm giảm mức sản xuất và giảm cầu lao động. Trong hình 2-1 đường cầu dịch chuyển sang trái: ở mỗi mức lương cao hơn, cầu lao động ít đi.

P = lương

S1 S2

1300 1000

D1

D2 50 60

Q= số lao động

Hình 2-1 Thuế làm tăng tổng việc làm

2) Sử dụng thuế làm tăng cung lao động : Việc tăng thu của đô thị và sử dụng nguồn thu đó để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng môi trường làm tăng độ hấp dẫn của thành phố. Những người nhậy cảm với chất lượng sống sẽ chuyển đến thành phố có điều kiện tốt hơn làm tăng cung lao động trong thành phố (dịch chuyển đường cung sang phải). Việc thay đổi mức thuế ở các ngành còn có ảnh hưởng đến phân phối việc làm giữa ngành, làm thay đổi cơ cấu ngành. Vì tiền lương giảm, chi phí sản xuất của các ngành có mức thuế tăng cũng sẽ giảm bằng cách giảm một phần tiền lương bù đắp việc tăng thuế. Việc tăng thuế làm tăng thuần túy chi phí sản xuất như vậy ngành công nghiệp nào bị tăng thuế sẽ giảm tổng lực lượng lao động. Ngược lại, ngành công nghiệp không bị tăng thuế sẽ trả tiền lương thấp hơn (tương đối) như vậy chi phí sản xuất của nó sẽ giảm và tổng việc làm tăng. Trong hình 2-1 Tăng việc làm trong ngành công nghiệp không bị tăng thuế lớn hơn việc giảm việc làm trong ngành bị tăng thuế, như vậy tổng việc làm tăng. Điều này xuất hiện khi tỷ trọng các ngành bị tăng thuế nhỏ hơn ngành không bị tăng thuế đồng thời việc sử dụng thuế vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng hay cải thiện môi trường đô thị . Hình 2-2 cho thấy một kết quả khác của chính sách thuế. Trong trường hợp mà các hộ gia đình ít nhạy cảm với sự thay đổi cơ sở hạ tầng và chất lượng môi trường thì tốc độ tăng cung nhỏ so với tốc độ giảm cầu (ảnh hưởng của thuế mạnh hơn ảnh hưởng của chất lượng cơ sở hạ tầng và môi trường) và số lượng lao động cân bằng giảm. Vì đường cung dịch chuyển ít, nên tiền lương giảm không đáng kể. Do đó, tăng việc làm trong ngành không bị tăng thuế hay giảm thuế chưa đủ để bù mức giảm việc làm trong ngành công nghiệp bị tăng thuế. Hình 2-2 Thuế làm giảm tổng việc làm Như vậy, việc tăng giảm thuế có thể làm tăng hoặc giảm tổng việc làm. Tổng việc làm sẽ tăng nếu tốc độ tăng cung (di cư làm giảm tiền lương) lớn hơn so với tốc độ giảm cầu (giảm cầu lao động của ngành bị tăng thuế). Tổng việc làm sẽ giảm nếu tốc độ giảm cầu lớn. Vậy thuế phải đảm bảo tính khả thi với nhà sản xuất và kết quả nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường đủ hấp dẫn thu thút lao động . ảnh hưởng của chương trình trợ cấp đến tăng trưởng kinh tế đô thị Chương trình trợ cấp là sự cụ thể hoá của mộ số các chính sách công cộng. Chính quyền đô thị có thể thu hút các công ty xuất khẩu hoặc công ty mới đồng thời hạn chế các công ty khác bằng cách đưa ra những chương trình trợ cấp đặc biệt cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu hoặc công ty mới, tăng thuế ở các công ty không có chủ trương khuyến khích bằng các biện pháp dưới đây. Công trái công nghiệp : chính quyền thành phố có thể phát hành công trái công nghiệpmiễn thuế đẻ tạo vốn cho phát triển. Chính quyền đô thị dùng thu nhập từ công trái để mua đất và cho các công ty tư nhân thuê. Vì nguồn lãi thu từ công trái công nghiệp không bị đánh thuế quốc gia nên người mua công trái chấp nhận mức lãi suất tương đối thấp (ví dụ 8% chứ không phải

10 %)do đó người thuê trả ít hơn mức lãi suáat thị trường đối với những khoản tiền vay để cung cấp vốn cho dự án. Tuy nhiên, việc sử dụng công trái công nghiệp sẽ bị hạn chế khi thuế quố gia đánh vào nguồn lãi thu từ công trái công nghiệp. Vay mượn và đảm bảo vay mượn : Chính quyền đô thị có thể giúp các công ty đầu tư phát triển vay tiền và đứng ra bảo lãnh giúp họ. Trong cả hai trường hợp các công ty đầu tư phát triển được vay tiền với lãi suất thấp hoặc thành phố tính lãi thấp hơn thị trường, hoặc thành phố giảm những rủi ro liên quan tới vay mượn tư nhân, giúp các công ty đầu tư phát triển vay tư nhân với lãi suất thấp. Tạo địa điểm : Chính quyền đô thị có thể cấp đất và dịch vụ công cộng cho phát triển đô thị mới. Thành phố mua một khu vực nào đó, dọn dẹp mặt bằng, xây dựng đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải sau đó bán chỗ cho các nhà đầu tư phát triển thấp hơn chi phí để xây dựng nó. 4- Dự đoán tăng trưởng kinh tế Có 3 phương pháp để dự đoán tăng trưởng kinh tế : 1- Phương pháp nghiên cứu cơ sở kinh tế : là phương pháp ước lượng mức tăng tổng việc làm thông qua số nhân việc làm và mức tăng GDP; đây là phương pháp tương đối đơn giản không đòi hỏi chi phí tốn kém. 2- Phương pháp nghiên cứu đầu ra đầu vào là phương pháp để dự đoán mức tăng sản lượng do tăng mức xuất khẩu; phương pháp này phức tạp hơn. 3- Các phương pháp thống kê : Dự đoán tăng trưởng GDP và GO bằng các phương pháp hồi quy thông qua các dãy số thống kê. a- Phương pháp nghiên cứu cơ sở kinh tế Mục đích của phương pháp nghiên cứu kinh tế cơ sở là ước l ượng mức tăng tổng việc làm được tạo ra nhờ tăng việc làm xuất khẩu. Để ước lượng mức tăng tổng việc làm cần thông qua ước lượng số nhân việc làm. Giống như một hộ gia đình, đô thị cũng phát triển bằng cách sản xuất hàng hóa cho mình và bán cho thành phố khác. Xuất khẩu thu tiền về cho nền kinh tế đô thị, làm tăng thu nhập và làm giàu thành phố thông qua quá trình số nhân. Ta goi Tn là tổng việc làm thời kỳ n ; To là tổng việc làm thời kỳ hiện tại;  T là mức tăng tổng việc làm từ kỳ o đến kỳ n. Tn = T0 +  T ;  T có thể dự đoán bằng nhiều cách khác nhau Cách 1 :  T = T/ B * B = Số nhân * B hoặc Cách 2 :  T =  B +  B’ Trong đó : B là số việc làm xuất khẩu hiện tại; T/B số nhân việc làm của thời kỳ hiện tại. B mức tăng việc làm xuất khẩu dự đoán.  B’ mức tăng việc làm phục vụ dự đoán

Theo cách 1 : Để dự doán mức tăng tổng việc làm, các nhà dự đoán cần : 1- ước lượng số nhân hiện tại và 2- dự kiến mức tăng việc làm xuất khẩu. Bước 1- Xác định số nhân của thời kỳ hiện tại - Để xác định số nhân việc làm, trước hết cần ước xác định tổng số việc làm của thành phố (T); sau đó xác định lực lượng lao động thành phố tham gia vào sản xuất xuất khẩu (B). Để xác định T ta sử dụng các số liệu của thống kê . Vấn đề còn lại là xác định B. Để xác định B ta có thể sử dụng các phương pháp thống kê khác nhau : 1) thu thập những số liệu vận chuyển hàng hóa thực tế mà thành phố sản xuất đến những nơi khác (sản phẩm xuất khẩu). Phương pháp này khá tốn kém nên hầu hết các thành phố sử dụng cách làm ít tốn kém hơn nhưng kém chính xác hơn để ước tính số nhân việc làm cho xuất khẩu. 2) Phương pháp đơn giản hơn là phân chia các ngành công nghiệp thành hai nhóm ngành: nhóm ngành xuất khẩu và nhóm ngành công nghiệp địa phương. Nhóm ngành xuất khẩu sản xuất sản phẩm để xuất khẩu. Tất cả công nhân trong ngành này được coi là công nhân xuất khẩu. Ví dụ giả định là ngành sản xuất găng tay là ngành công nghiệp xuất khẩu thì tất cả số công nhân trong ngành này được xem như là công nhân xuất khẩu. Nếu thức ăn ở các tiệm ăn được xem là hàng hóa địa phương thì mọi công nhân trong ngành này được coi như công nhân địa phương. Vấn đề là có một số găng tay tiêu dùng ở địa phương, và một lượng thức ăn mà dân không sống ở địa phương tiêu thụ. Nói cách khác, rất ít ngành công nghiệp là xuất khẩu hoàn toàn hoặc tiêu thụ hoàn toàn địa phương nên khi phân chia như vậy chỉ có tính chất tương đối. 3) Sử dụng thương số địa phương : phương pháp này cho rằng mỗi ngành công nghiệp sản xuất một phần cho xuất khẩu và một phần cho tiêu dùng địa phương. Để xác định tỉ lệ sản lượng xuất khẩu trong mỗi ngành công nghiệp người ta tìm thương số địa phương của mỗi ngành đó theo công thức: L1 = Mức sản xuất sản phẩm i ở thành phố Mức tiêu thụ sản phẩm i ở thành phố. Nếu thương số bằng 1 (sản xuất bằng tiêu thụ) như vậy không có công nhân nào sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nếu L1= 5, sản xuất bằng 5 lần mức tiêu dùng địa phương, như vậy 1/5 công nhân sản xuất sản phẩm cho thị trường địa phương, còn 4/5 sản xuất cho xuất khẩu. Như vậy vẫn phải thống kê mức sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm . Thực tế không cho phép xác định trực tiếp thương số địa phương chính xác. Thay vào đó là cách tính gần đúng L2 =

Số việc làm sản xuất sản phẩm i thành phố Tổng số việc làm ở thành phố Số việc làm sản xuất sản phẩm i toàn quốc Tổng số việc làm quốc gia (6-8).

Mẫu số (phần việc làm sản xuất sản phẩm i của quốc gia) cho biết địa phương cần sản xuất bao nhiêu để thỏa mãn cầu sản phẩm i ở địa ph...


Similar Free PDFs