CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT PDF

Title CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT
Author Phong Hoàng
Course Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Viện đào tạo Chất lượng cao
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 275.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 133
Total Views 1,055

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊHọ và tên – MSSSTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾCHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚIPHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRONG ĐIỀUKIỆN NỀN KINH TẾ VIỆT NAMGiảng viên hướng dẫn:Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022MỤC L...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Họ và tên – MSSS

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU................................................................................................................1 NỘI DUNG.............................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH, HĐH...............................2 1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...............................................2 1.1.1. Khái niệm..................................................................................................2 1.1.2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................................3 1.2. Kinh tế tri thức.................................................................................................3 1.2.1. Khái niệm..................................................................................................3 1.2.2. Đặc điểm của kinh tế tri thức.....................................................................3 1.2.3. Vai trò của kinh tế tri thức.........................................................................4 CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GẮN CNH-HĐH VỚI PHÁT TRIỂN NỀN KTTT TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.................................................5 2.1. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới......................................................................................................5 2.2. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT giúp rút ngắn quá trình CNH-HĐH.......6 2.3. CNH, HĐH gắn với phát KTTT là yêu cầu bắt buộc để tạo ra cơ sở vật chấtkỹ thuật của CNXH..........................................................................................6 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM......................................................................................8 3.1. Thực trạng phát triển nền KTTT của Việt Nam................................................8 3.1.1. Những thành tựu đạt được.........................................................................8 3.1.2. Những khó khăn trong việc phát triển KTTT ở nước ta.............................10 3.2. Những giải pháp phát triển KTTT ở Việt Nam.................................................11 3.2.1. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................11 3.2.2. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin.......................12 3.2.3. Hoàn thiện các thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật....................................13 3.2.4.Sử dụng có hiệu quả thành tựu của kinh tế tri thức.....................................13 KẾT LUẬN.............................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................15

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC CNH HĐH KTTT CNXH TBCN

: : : : :

XHCN

:

Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Kinh tế tri thức Chủ nghĩa xã hội Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. CNH, HĐH là chìa khóa giúp nước ta phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi cơ bản kỹ thuật sản xuất, tăng năng suất lao động. Nhưng nếu cứ tiến hành quá trình CNH một cách tuần tự thì chỉ làm cho nước ta càng trở nên lạc hậu vì thế vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH" .CNH-HĐH gắn với phát triển KTTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Muốn đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH một cách bền vững và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng không còn con đường nào khác hơn con đường phát triển mạnh KTTT. Nhận thấy sự cấp thiết và thiết thực của đề tài “ CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trong nền kinh tế Việt Nam” nên em đã quyết định chọn đề tài này để có sự hiểu biết về tình hình phát triển của đất nước và đề xuất một số giải pháp để có thể góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Phân tích, làm rõ vấn đề vì sao nước ta cần gắn CNH, HĐH với phát triển nền KTTT trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Những khó khăn hiện tại của nước ta trong phát triển nền KTTT, từ đó ra sức học tập, góp sức mình để dựng xây đất nước. 3. Phương pháp nghiên cứu. Dựa vào sách “Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin”, qua các tài liệu, sách báo, mạng internet. 4. Kết cấu của đề tài. Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH - HĐH, KTTT. Chương 2: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GẮN CNH-HĐH VỚI PHÁT TRIỂN NỀN KTTT TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM . NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CNH, HĐH, KTTT 1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.1. Khái niệm. Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động dưới sự hỗ trợ của máy móc. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình CNH của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm CNH mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, có thể khái quát, CNH là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, CNH là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. HĐH là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại. Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH, và từ thực tiễn CNH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định : “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” Khái niệm CNH trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy, CNH theo tư tưởng mới là

không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. 1.1.2. Vai trò của CNH, HĐH. Thứ nhất, tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. Thứ hai, tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế. 1.2. Kinh tế tri thức. 1.2.1. Khái niệm. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra năm 1995: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.” 1.2.2. Đặc điểm của nền kinh tế tri thức. Thứ nhất, trong nền KTTT, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thứ hai, trong nền KTTT, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số. Thứ ba, trong nền KTTT, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước,

nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế. Thứ tư, trong nền KTTT, nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Thứ năm, trong nền KTTT, mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. 1.2.3. Vai trò của nền KTTT. Thứ nhất, KTTT mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát triển chưa từng thầy của nhân loại. KTTT có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội ngày nay. Phát triển KTTT là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Quá trình đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới, năng lượng mới... có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bởi việc khai thác các nguồn tài nguyên hiện hữu. Thứ hai, KTTT là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu vì KTTT được hình thành, phát triển trên cơ sở các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Thứ ba,tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế. KTTT thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh thông qua các cuộc cách mạng, cách mạng xanh, cách mạng sinh học. Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng gia tăng hàm lượng khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó gia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp. Nó thúc đẩy trí nghiệp ở các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ, với nhiều hình thức phong phú. Nó thúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nền văn minh cao hơn.

CHƯƠNG 2: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GẮN CNH-HĐH VỚI PHÁT TRIỂN NỀN KTTT TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới.

Quá trình CNH đã bắt đầu trên thế giới gần hai thế kỷ, lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển vượt bậc, của cải xã hội tăng gấp hàng trăm lần, đem lại sự giàu có và cường thịnh cho nhiều quốc gia, nhưng CNH cũng đã để lại một số hậu quả như tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy thoái, gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội,… Nhận thấy được các tác động tiêu cực đó nhân loại đã không ngừng phát triển, và trong thời điểm hiện nay nhân loại đang bước vào thời kỳ mới phát triển mới - thời kỳ “hậu công nghiệp”, từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên chuyển sang dựa nhiều hơn vào nguồn lực trí tuệ con người, xã hội công nghiệp đang chuyển lên xã hội tri thức. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế toàn cầu hóa kinh tế cũng đang phát triển rất mạnh, bên cạnh Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một hình thức toàn cầu hóa kinh tế lớn nhất, trên thế giới còn có các tổ chức khác mang tính toàn cầu hóa và nhiều tổ chức kinh tế khu vực như NAFTA, EU, ASEAN,… Và nước ta cũng đã nắm bắt được xu thể này qua việc chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế như : WTO, ASEAN,…nhằm thu hút vốn đầu tư, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ, tri thức mới. Trong bối cảnh thế giới đang sử dụng tri thức, áp dụng các công nghệ cao chứa nhiều chất xám để tạo nhiều của cải thỏa mãn nhu cầu ngày cảng cao của con người trong khi điều kiện tự nhiên lại có hạn. Các nước phát triển đang dần phát triển nền KTTT để tạo ra của cải dựa trên các thành tựu khoa học của quá trình CNH mà họ đã trải qua và không ngừng thay thế, cải tiến

công nghệ trong khi đó Việt Nam còn rất thiếu cơ sở vật chất để phát triển nên cần tham gia các tổ chức kinh tế để trao đổi học tập khoa học công nghệ, các ngành công nghệ cao cần nhiều tri thức,để không bị tuột hậu so với thế giới thì cần phải phát triển KTTT, sử dụng tri thức để tạo của cải đó chính là con đường đúng đắn trong bối cảnh tài nguyên dần cạn kiệt như ngày nay. Nhiệm vụ CNH, HĐH gắn với phát triển nền KTTT là phù hợp với sự phát triển của thế giới và có thể đưa nước ta phát triển thành nước công nghiệp hiện đại, tránh tụt hậu. 2.2. CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT giúp rút ngắn quá trình CNH-HĐH.

Quá trình CNH ở nước ta được thực hiện lần đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX với xuất phát điểm thấp, cở sở hạ tầng còn hạng chế và bị tàn phá bởi chiến tranh, việc tiếp xúc với những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại còn vô cùng hạn chế và khó khăn. Với điều kiện Việt Nam bắt đầu thực hiện CNH như thế, để đuổi kịp các nước phát triển, tránh lạc hậu và giúp đời sống nhân dân được cải thiện thì không thể đi theo con đường phát triển CNH tuần tự như trước đây mà phải điều chỉnh chiến lược, vận dụng tối đa công nghệ mới, tri thức mới, giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu, cơ cấu lại công nghiệp. Để làm được điều đó cần phải chúng ta phải tiến thành đồng thời hai quá trình: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp; chuyển từ kinh tế nông-công nghiệp lên KTTT. Trong khi ở các nước đi trước, đó là hai quá trình kế tiếp nhau, thì ở nước ta, cần tận dụng cơ hội là nước đi sau học tập những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tri thức nhân loại, để hai quá trình này cần được lồng ghép với nhau, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, tức là gắn CNH, HĐH với phát triển KTTT. Qua đó có thể thấy được việc gắn CNH, HĐH với phát triển KTTT là chia khóa giúp nước ta nhanh chóng phát triển, ngày càng hiện đại, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. 2.3. CNH, HĐH gắn với phát KTTT là yêu cầu bắt buộc để tạo ra cơ sở vật chấtkỹ thuật của CNXH.

Các phương thức sản xuất từ chế độ phong kiến trở về trước đều đã dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật với công cụ lao động thủ công, lạc hậu vì thế năng suất sản xuất rất thấp. Nhưng kể từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời đã mở ra một trang mới của nền sản xuất vì nó tạo ra nền đại công nghiệp để có năng suất lao động cao, tạo được nhiều hàng hóa, sản phẩm. Qua đó có thể thấy được mỗi phương thức sản xuất đều dựa trên một cơ sở vật chất nhất định để tồn tại và phát triển. Phương thức sản xuất XHCN mà Việt Nam đang hướng đến cũng tất yếu phải phát triển dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật mà trình độ phải cao hơn CNTB. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại với cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH kế thừa những thành quả mà nhân loại đã đạt được trong CNTB và được phát triển, không ngừng hoàn thiện trên cơ sở những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Ở một nước đã trải qua giai đoạn phát triển TBCN và bước vào xây dựng CNXH, việc xây dựng nền tảng vật chất - kỹ thuật của CNXH được thực hiện thông qua việc kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện nền tảng vật chất - kỹ thuật đã có được sao cho phù hợp với yêu cầu của chế độ mới và phát triển nó lên một cấp độ cao hơn. Đối với Việt Nam từ điểm xuất phát thấp và bỏ giai đoạn phát triển của CNTB thì yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Nước ta tuy là nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng nếu phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ cao, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế thì có thể rút ngắn thời gian CNH, HĐH và phát triển đất nước nhanh hơn. Muốn vậy, cần phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao, công nghệ mới để phát triển KTTT và ứng dụng ngay vào CNH, HĐH các lĩnh vực cần thiết ví dụ như phát triển phần mềm điều hành máy móc, có thể ứng dụng cho các máy móc công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tự động hóa và hiện đại. Thực tế cho

thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, internet, mạng viễn thông, kỹ thuật số, điện thoại di động..., tức là chúng ta đang phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì sẽ trực tiếp thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ. Do đó con đường tốt nhất để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ở nước ta trong bối cảnh hiện nay tất yếu phải là đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam. 3.1.1. Những thành tựu đạt được.

Dựa trên các đặc điểm của nền KTTT để đánh giá những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu nào trong các năm gần đây. - Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta cùng các chính sách phát triển hợp lí, nước ta từ một nước nghèo với nền nông nghiệp lạc hậu trở thành nước có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 1 thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020 Việt Nam có một số thành tự nổi bật về kinh tế như GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2% và trong năm 2021 với sự ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ đai dịch, nhưng bằng sự cố gắn chống dịch và cố gắn duy trì hoạt động sản xuất, GDP cũng đã đạt được con số tăng trưởng 2,58% so với năm trước. Cùng với sự tăng trưởng vượt bật của GDP trong những năm gần đây thì cơ cấu các ngành cũng đã có sự chuyển dịch đáng tích cực. Trong các năm qua Việt Nam cố găn tăng tỷ trọng các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao trong đó có các lĩnh vực tập trung nhiều vào tri thức như nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, năng lượng sinh học… các năm qua cũng chứng kiến sự giảm đều đặn của tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp thay vào đó là sự tăng trưởng tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Thứ hai, chú trọng hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế là con đường giúp Việt Nam đi đến một không gian phát triển mới về kinh tế, chính trị, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư , mở ra nhiều thị trường xuất khẩu kích thích nền kinh tế phát triển. Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, nước ta cũng tích cực tham gia nhiều tổ chức kinh tế, ký kết và tham gia các hiệp đinh, diễn đàng như: ký Hiệp định khung với Liên minh Châu Âu (EU) (1992); tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) (1996); tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (1998), ký Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (2000);Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006;… Việc tích cực tham gia hội nhập quốc tế đã giúp nước ta tiếp nhận một lượng vốn FDI, ODA, học tập được những khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, xóa đói giảm nghèo đời sống nhân dân dần cải thiện. - Thứ ba, nâng cao tri thức cho người dân. Trong nền KTTT thì tri thức là nhân tố cốt lõi giúp tạo ra giá trị gia tăng, bằng cách tăng hàm lượng tri thức trong sản phẩm, việc phát triển các mảng công nghệ thông ...


Similar Free PDFs