Mô hình CNH và CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay PDF

Title Mô hình CNH và CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 13
File Size 188 KB
File Type PDF
Total Downloads 118
Total Views 891

Summary

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................ NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................... CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................


Description

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................ 2 NỘI DUNG CHÍNH...........................................................................................3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................3 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa...................................................................3 2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.....................................................3

CHƯƠNG II. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA.................................................5 1. Các mô hình công nghiệp hóa......................................................................................5 1.1. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển...........................................................................5 1.2. Mô hình công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu.................................5 1.3. Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.....................................................6 1.4. Mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế......................................6 2. Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam.........................................................................6 2.1. Quan điểm về công nghiệp hóa..............................................................................6 2.2. Mục tiêu tổng quát..................................................................................................7

CHƯƠNG III. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................................................................... 8 1. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay..............................8 1.1. Những thành tựu đạt được.....................................................................................8 1.2. Những hạn chế còn tồn tại......................................................................................9 2. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam hiện nay...............10

KẾT LUẬN.........................................................................................................12 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................13

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước đi cơ bản, có tính chất quyết định cho việc chuyển một nền sản xuất hàng hóa nhỏ sang một nền sản xuất hàng hóa lớn, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nhận thức được vai trò của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta. Hội nghị đại biểu toàn quốc ban chấp hành trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII đã nhận định rằng: “Mặc dù còn nhiều yếu kém phải khắc phục, nhưng những thành tựu quan trọng đã đạt được, đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước sang một thời kỳ phát triển mới đẩy tới một bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ giúp chúng ta tăng trưởng nhanh tốc độ phát triển, không những thế nhờ có hiện đại hóa chúng ta có điều kiện đi tắt, đón đầu – đó chính là bài toán tổng quát để giải bài toán phát triển đất nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong nền kinh tế là một vấn đề bức xúc, nóng bỏng trong nhiều năm nay và được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu nhằm nhận thức rõ từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế phục vụ sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và đây cũng là lý do em chọn đề tài “Mô hình công nghiệp hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm tòi song chắc chắn là những sai sót về mặt kiến thưc là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy em mong là sẽ nhận được những sự góp ý, chỉnh sửa từ cô để bài tiểu luận này sẽ thêm phần hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song nó thường được hiểu là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viện để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội. Hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ phương tiện, phương pháp hiện đại tiên tiến, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế, xã hội cao. Theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám, ban chấp hành trung ương khóa VIII thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công chuyển sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao.

2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một là, tạo lập những điều kiện có thể thực hiện chuyển đổi từ sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.

Trang 2

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề trong nước , quốc tế. Do đó, nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải thực hiện tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các mặt của đời sống sản xuất xã hội. Tuy vậy, không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực tế phải thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng thời. Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội – hiện đại. Cụ thể: - Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý, hiệu quả. - Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Trang 3

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

CHƯƠNG II. MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA 1. Các mô hình công nghiệp hóa Các quốc giá có nền kinh tế phát triển trên thế giới đều trải qua quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, quá trình công nghiệp hóa có những nét đặc trưng khác nhau, từ đó hình thành một số mô hình công nghiệp hóa chủ yếu sau. 1.1. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển Công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển diễn ra vào giữa thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Đầu tiên ở nước Anh sau đó được mở rộng sang nước Pháp. Mô hình công nghiệp hóa theo kiểu cổ điển có những đặc trưng chủ yếu sau: - Thứ nhất: Chuyển từ công nghệ thủ công sang công nghiệp cơ khí. Quá trình này diễn ra với các máy hơi nước và hệ thống đường xe lửa, sử đụng điện năng, sử dụng xe hơi, máy bay, tàu thủy. - Thứ hai: Áp dụng các biện pháp bóc lột tàn bạo và thực hiện các cuộc chiến tranh chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và thị trường. Để tiến hành chiếm đoạt các nguồn tài nguyên vốn to lớn, các quốc gia châu Âu đã thực hiện các biện pháp tích lũy nguyên thủy tàn bạo nhất. - Thứ ba: Các ngành công nghiệp chủ yếu mang tính hướng nội. Những ngành công nghiệp mới ra đời ở châu Âu thường có trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất không lớn, do vậy thị trường trong nước là đủ cho nó phát triển. Thứ tư: Tăng trưởng thấp và bất bình đẳng xã hội cao – đây là đặc trưng nổi bật của mô hình công nghiệp hóa theo kiểu cổ điển châu Âu. Trước thế kỷ XX, các quốc gia châu Âu đã tiến hành công nghiệp hóa với tốc độ tăng trưởng thấp chỉ vào khoảng 2%/năm. Trong điều kiện đó, con đường tích lũy vốn duy nhất để công nghiệp hóa là phải giảm tiền lương và thu nhập của người lao động từ đó gây bất bình đẳng nghiêm trọng của các xã hội châu Âu. 1.2. Mô hình công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu có thể nói là chiến lược của các nước đang phát triển, ra đời trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II trong một bối cảnh quốc tế đặc biệt. Hệ thống thuộc địa tan rã, các quốc gia đang phát triển lần lượt giành độc lập về chính trị, còn về kinh tế họ vẫn bị lệ thuộc vào các chính quốc. Họ phải nhập khẩu từ các chính quốc hầu hết các mặt hàng công nghiệp, thậm chí cả lượng thực và nguyên nhiên liệu. Sự đối đầu giữa hai hệ thống kinh tế xã hội lúc đó càng gay gắt, nguy cơ các cuộc chiến tranh luôn rình rập do vậy các nước

Trang 4

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

đang phát triển càng có nhu cầu xây dựng cho mình một nền kinh tế có khả năng phòng ngừa được chiến tranh, ít lệ thuộc vào bên ngoài. Trong bối cảnh quốc tế trên, mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ra đời như một tất yếu lịch sử. Các nước đang phát triển không thể lựa chọn mô hình công nghiệp hóa theo hướng hướng ngoại được vì không có quốc gia chịu mở cửa. 1.3. Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Chiến lược này ra đời trong điều kiện quốc tế đã có những biến đổi sâu sắc. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước kém phát triển đã làm tan rã toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Điểm mấu chốt của chiến lược công nghiệp hóa theo hướng nhập khẩu là phải có các quốc gia đồng ý mở cửa thị trường, nhập khẩu hàng háo của các nước kém phát triển và nước kém phát triển phải đổi mới đủ mức tiếp nhận được vốn và công nghệ mới, sản xuất ra được các hàng hóa đủ tiêu chuẩn tiêu thụ được trên thị trường các nước phát triển. Như vậy sự thay đổi chiến lược của các nước phát triển tạo điều kiện cho các nước kém phát triển thay đổi chiến lược theo. 1.4. Mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế Từ những năm 90 đến nay, tình hình thế giới đã thay đổi theo những xu hướng mới. Hòa bình, phát triển đang trở thành xu thế chính, một nền công nghệ mới có tính toàn cầu đang hình thành rõ rệt và trở thành cơ sở cho xu hướng toàn cầu hóa phát triển. Tình hình mới này cho phép các quốc gia thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hội nhập khu vực và toàn cầu. Cho đến nay, mô hình này mới đang hình thành, chưa quốc gia nào đã hoàn thành công nghiệp hóa theo mô hình này. Song căn cứ vào điều kiện quốc tế đang thay đổi hiện nay, ta có thể nêu ra những đặc trưng sau đây của mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế. Mô hình công nghiệp hóa này đang hình thành tích hợp với xu thế phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI. Hiện nay số nước thực hiện mô hình này đang ngày càng tăng lên, nổi bật là các nước Đông Nam Á.

2. Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam 2.1. Quan điểm về công nghiệp hóa - Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu hiệu quả. - Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Trang 5

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

- Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính quyết định. - Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.

2.2. Mục tiêu tổng quát Công nghiệp hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.

2.3.

Trang 6

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

CHƯƠNG III. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung của nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc thực hiện các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong quá tình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có thể khái quát trên một số nét như sau. 1.1. Những thành tựu đạt được  Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 6,64%/năm.  Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông... phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP.  Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH, HĐH. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38% năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.

Trang 7

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

 Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và tài nguyên. Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. 1.2. Những hạn chế còn tồn tại  Kinh tế phát triển chưa bền vững Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với tiềm năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Vai trò của khoa học – công nghệ, của tính sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế còn thấp. Yêu cầu về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng trước nhiều thách thức  Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu Mặc dù đã đạt được các kết quả tích cực về phát triển kinh tế, song đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, chênh lệch khá lớn so các nước trong khu vực. GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 1996 là 3.026 USD thì đến năm 2014 là 5.550 USD và của Trung Quốc năm 1996 là 728 USD thì đến năm 2014 là 7.572 USD, trong khi con số tương ứng của Việt Nam chỉ tăng từ mức 337 USD lên 2.072 USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2006, In-đônê-xi-a năm 2007, Thái Lan năm 1993.

Trang 8

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

 Mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế Việt Nam đã thực hiện cải cách và mở cửa trong gần 30 năm, xuất khẩu liên tục được mở rộng nhưng mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Hàm lượng GTGT của xuất khẩu còn thấp. Các mặt hàng có lợi thế so sánh cao vẫn thuộc các nhóm sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên và lao động rẻ như nhóm hàng công nghiệp nhẹ (da giầy, thủ công mỹ nghệ…), nhóm nông sản, thủy sản.

2. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam hiện nay Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các đặc điểm khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng 4.0, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó phải thực hiện quyết liệt quá tình chuyển đổi mô hình kinh tế, nâng cao hiệu huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện về thể chế tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển. Trong đó, có một số giải pháp được xem là trọng tâm trong việc thúc đẩy phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính Hoàn thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm.  Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến khích hình thành các cụm liên kết ngành theo các lĩnh vực công nghiệp có

Trang 9

TiÓu luËn kinh tÕ chÝnh trÞ

lợi thế. Lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để hình thành một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển và thử nghiệm mô hình phát triển theo hướng hiện đại của thế giới. Từng bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các vùng  Phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hoàn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước, trong từng vùng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế, bảo vệ môi trường đi đôi với hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng và với các nước trong khu vực. Sử dụng đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả và kịp thời các nguồn tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, đổi mới và hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế; hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác Nhà nước - tư nhân. Đẩy mạnh “xã hội hóa” đầu tư trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để một mặt tăng thêm nguồn vốn đầu tư, mặt khác làm tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm dịch vụ.  Phát triển khoa học, công nghệ Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho KHCN, thu hút các thành phần xã hội tham gia hoạt động KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với sản xuất, thúc đẩy phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ KHCN giữa các tổ chức thuộc thành...


Similar Free PDFs