Trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay PDF

Title Trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay
Author Dương Nguyễn
Course Tài chính doanh nghiệp
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 24
File Size 289.2 KB
File Type PDF
Total Views 269

Summary

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA CHÍNH TRỊ HỌCTIỂU LUẬNTRỤC LỢI CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAYSinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ LinhHà Nội-Mục LụcLời nói đầu................................................................................. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tiểu luận...........


Description

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬN TRỤC LỢI CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Mỹ Linh

Hà Nội-2021

Mục Lục Lời nói đầu………………………………………………………………………1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tiểu luận……….........................1 3. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận………………………………………....2 3.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….. …..2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………..2 4.Đối tượng và phạm cứu……………………………………………..2

vi

nghiên

4.1. Đối tượng cứu……………………………………………………...2

nghiên

4.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………... …...2 6. Ý nghĩa khoa học luận……………………………….....2



thực

tiễn

của

tiểu

6. 1. Ý nghĩa khoa học…………………………………………........................2 6.2. Ý nghĩa ………………….2

thực

tiễn………………………………………..

7. Kết cấu của Tiểu luận………………………………………………………… 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ TRỤC LỢI CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………………...……………………………………3 1. Tổng quan về vấn đề trục lợi chính sách………………………………...…..3 1.1. Trục lợi là gì................................................................................................3 1.1.2. Các yếu tố dẫn đến việc trục lợi………………………………….……..3 1.2.1. Khái niệm chính sách và trục lợi chính sách………………….………..8 1.2.2. Đặc trưng của trục lợi chính sách………………………………,……...8 1.2.3. Nhận diên trục lợi trong hoạt động chính sách công……………….…..9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TRỤC LỢI CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………………………...11

2.1. Khái quát việc thực hiện chính sách hiện nay………………………..…..11 2.2. Thực trạng về trục lợi chính sách ở Việt Nam………………………..….13 2.2.1. Trục lợi chính sách ở tỉnh Trà Vinh…………….……………………..13 2.2.2. Cựu giám đốc CDC Hà Nội và việc trục lợi từ việc bán máy xét nghiệm COVID 19……………………………………………………………………...14 2.2.3. Trục lợi chính sách ở Sơn La “biến” người nhà thành hộ nghèo….…..15 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ TRỤC LỢI CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM………………………………………………………………………...16 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………..18

TÀILIU Ệ THAM KHẢO……………………………………………………. . 20

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã từ lâu, thể chế và chính sách công được coi là các yếu tố quan trọng hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế. DeLeon ( 1994 ) cho rằng : “ Nghiên cứu chính sách có một lịch sử dài và một quá khứ ngắn ” . Mặc dù chính sách của nhà nước là vấn đề nghiên cứu từ rất lâu , nhưng chỉ trở thành vấn đề được xem xét có tính hệ thống từ vài thập kỷ gần đây . Sự phát triển của nó gắn với một số ( không nhiều ) sự kiện lớn trên thế giới , đánh dấu sự thay đổi từ khi kết thúc thế chiến thứ hai . Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau , từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia , từ nhà nước đến các đơn vị , tổ chức chính trị xã hội , doanh nghiệp ... nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó . Song song với đó là những hạn chế, bất cập trong việc thực thi các chính sách mà điển hình là việc trục lợi chính sách. Trục lợi chính sách từ lâu đã là vấn đề nan giải khi mỗi năm lại có những chính sách mới được ban hành và cùng với đó là những cá nhân ham lợi ích, luôn tìm cách để ăn chặn tiền từ cách chính sách. Có những gói chính sách hỗ trợ an sinh, chính sách cho người nghèo hay chính sách hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng bị những cá nhân này không từ thủ đoạn để tham nhũng. Đây là hành vi tham nhũng cực kì nghiêm trọng gây nên sự thâm hụt ngân sách nhà nước cực kì nghiêm trọng. Không những thế, việc xảy ra tình trạng tham nhũng trong cơ quan nhà nước sẽ khiến nhân dân mất lòng tin với Đảng, ngăn cản đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tham nhũng sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm hơn khi liên kết với các tội phạm khác, nhất là tội phạm có tổ chức, gây thất thoát nguồn lực của quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Cũng chính vì những bất cập trên nên tôi chọn đề tài: “Trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay” để làm rõ hơn về vấn nạn này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tiểu luận:

Trục lợi trong hoạt động chính sách công mang lại “siêu lợi ích” cho những kẻ tham nhũng, đồng thời cũng để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho đất nước. Một chính sách phát triển đất nước “méo mó” nếu được thông qua có thể mang lại nguồn lợi khổng lồ cho một số người, nhưng đồng thời cũng làm cạn kiệt các nguồn lực của đất nước. Một quy định không chính đáng được “cài cắm” vào trong chính sách có thể hợp pháp hóa lợi ích vô tận cho một số người, nhưng cũng làm cho đời sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn. Hậu quả to lớn của trục lợi chính sách là điều rất dễ cảm nhận. Tuy nhiên, các mánh khóe tham nhũng trong hoạt động chính sách lại không phải là điều dễ nhận biết, bởi hai lý do cơ bản sau: (1) Ban hành chính sách là một công việc mang tính chính trị rất cao. Một chính sách được coi là tốt đẹp từ góc nhìn này nhưng vẫn có thể bị coi là không tốt đẹp từ một góc nhìn khác. Ví dụ, chính sách hạn chế nhập khẩu hàng hóa trong nước đã sản xuất được sẽ rất tốt cho những người sản xuất hàng hóa, nhưng chưa chắc đã tốt cho những người tiêu dùng. Chính vì thế, rất khó để có thể có một chuẩn mực khách quan, trung lập khi nhìn nhận về một chính sách. (2) Những tác động, hệ lụy của chính sách là rất khó nhận biết ngay từ đầu. Năng lực phân tích chính sách, năng lực đánh giá tác động của chính sách là những nội dung chúng ta còn đang rất yếu trong quy trình hoạt động chính sách công. Đến nay tuy đã có nhiều thay đổi trong việc xử phạt những cá nhân có hành vi trục lợi chính sách nhưng tình trạng này vẫn còn là một trong những vấn đề nan giải cần các cấp chính quyền vào cuộc xử lí một cách triệt để hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận: 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn và nghiên cứu đánh giá thực trạng những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần giải quyết vấn đề về trục lợi chính sách. - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lí luận về vấn đề trục lợi chính sách. - Phân tích, đánh giá thực trạng về trục lợi chính sách - Đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trục lợi chính sách 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đó là vấn đề trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian là tình trạng trục lượi chính sách ở Việt Nam - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu và làm rõ về vấn đề trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp. - Sử dụng phương pháp điều tra: phân tích số liệu để đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất giải pháp cho thời gian tới. - Phương pháp nghiên cứu sơ cấp: thu thập và tìm kiếm thông tin từ một số sách báo, công trình nghiên cứu khác và từ mạng Internet. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 6. 1. Ý nghĩa khoa học Tiểu luận nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở khoa học của trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá thực trạng trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa vấn đề trục lợi chính sách. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Tiểu luận cung cấp một tài liệu thiết thực, ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ, công chức trong việc phát hiện và xử lí những vấn đề về trục lợi chính sách từ đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách - Tiểu luận cũng có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề trục lợi chính sách 7. Kết cấu của Tiểu luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Tiểu luận gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay Chương 2: Thực trạng về vấn đề trục lợi chính sách ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Đánh giá và đưa ra giải pháp về vấn đề trục lợi chính sách ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ TRỤC LỢI CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1. Tổng quan về vấn đề trục lợi chính sách 1.1. Trục lợi là gì? Trục lợi là một trong những hành vi của tham nhũng. Đó là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Biểu hiện bởi các hành vi cụ thể sau: tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng tài sản đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi; giả mạo trong công tác để vụ lợi. Theo quy định của luật hành vi tham nhũng chỉ có thể do người có chức vụ, quyền hạn gây ra. Những người này bao gồm: 1) Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; 2) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân; 3) Cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước; 4) Cán bộ xã, phường, thị trấn; 5) Những người khác được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Những người có chức vụ, quyền hạn có thể thực hiện được các hành vị tham những sau: 1) Tham ô tài sản 2) Nhận hối lộ; 3) Lợi dụng chức vụ, quyển hạn dùng tài sản để đưa hối lộ; 4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

5) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản; 6) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân; 7) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi; 8) Lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi; 9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi; 10) Lập quỹ trái phép để vụ lợi; 11) Giả mạo trong công tác để vụ lợi. Những hành vi tham nhũng này bị coi là tội phạm khi có tính nguy hiểm đáng kể. Tiêu chí chủ yếu để xác định tính nguy hiểm đáng kể của hành vi tham nhũng là mức độ hậu quả và nhân thân người có hành vi tham nhũng. Ví dụ: theo Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 thì hành vi tham ô bị coi là tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1) Tài sản tham ô có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; 2) Hành vì tham ô đã gây hậu quả nghiêm trọng; 3) Người có hành vi tham ô đã bị xử lí kỉ luật về hành vi tham ô mà còn vì phạm; 4) Người có hành vi tham ô đã bị kết án về một tội tham nhũng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật tương ứng mà hành vi của họ thoả mãn. Người có hành vì tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt bằng một trong những hình thức kỉ luật được quy định trong Pháp lệnh chống tham nhũng. Đối với trục lợi cũng như vậy. Thế nhưng đối tượng thực hiện không chỉ là các cán bộ công chức, những người có chức vụ và quyền hạn mà còn là các nhóm đối tượng có mưu đồ xấu, sử dụng mọi thủ đoạn để có thể trục lợi. Sở dĩ chúng ta gọi là “nhóm đối tượng” bởi hoạt động này cần được hỗ trợ từ nhiều phía vậy nên nếu hoạt động đơn lẻ sẽ không mang lại kết quả cao. 1.1.2. Các yếu tố dẫn đến việc trục lợi: Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của trục lợi là lòng tham của con người. Cách đây hơn 2.200 năm, Hàn Phi Tử trong thiên Vong trưng (Những điềm mất nước) và thiên Gian hiếp thí thần (Bọn bề tôi gian dối, ức hiếp và giết

nhà vua) cho rằng, con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi; bản chất con người là “ích kỷ” và đặc tính chủ yếu của nó là “sự ham mê lợi ích và thù ghét tai họa” nên luôn “thích điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó, …”. Lẽ cố nhiên đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm soát hành động và vì lợi ích của bản thân, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và quần chúng nhân dân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân”. Lợi ích nhóm cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu không vì lợi ích của bản thân thì chẳng ai còn muốn tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng. Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính lối sống này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh, cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm pháp. Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện ở sự quan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”. Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi để phát sinh và lan rộng trong toàn xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X nhận định: “Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy thoái về đạo đức không thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra được nguyên nhân này, nhưng biện pháp giải quyết chưa thật sự hiệu quả. Ở nguyên nhân này, môi trường làm việc là điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng đút lót, quà cáp để vụ lợi trong các cơ

quan công quyền không phải là điều quá xa lạ và diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Trong một môi trường như vậy, nếu như không “nhập gia tùy tục”, người ta sẽ bị hất tung khỏi “vòng xoáy cuộc đời”. Theo lo-gíc phát triển khách quan của cuộc sống, nếu mỗi con người không giữ được đạo “trung dung”, “trung thứ” và “tính trực” và nếu “quân bất quân, thần bất thần, tử bất tử” (Khổng Tử) thì xã hội sẽ lâm nguy, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nguyên nhân này dần dần hình thành hiện tượng tham nhũng tập thể, vì vậy khi có thanh tra, kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề phòng, chống tham nhũng. Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ, quà cáp như một hình thức “kết thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương lai” để tạo thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp sau này cho cả bản thân lẫn người thân. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, công chức để nhận “phong bì” từ dân mới giải quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ tục tất yếu trong quá trình xử lý công việc. Bởi vậy, một số cán bộ, đảng viên khi có quyền lực đã đem địa vị, quyền hành ra để “mặc cả” và cho rằng “muốn ăn chân giò phải thò chai rượu”. Vô hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộ công chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”. Thứ năm và cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất đó chính là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin - cho” còn tồn tại. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp đi lặp lại nhiều lần trong các phiên họp của Quốc hội. Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho nhân viên nhưng không có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản,... Các thủ tục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng nên nhân dân có suy nghĩ “tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho cán bộ tham nhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công tác kê khai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các văn bản, quy định, thủ tục. Hơn nữa, việc thiếu trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, đơn vị cũng dẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch mặc dù việc báo cáo nghe có vẻ vẫn rất “ổn”, “tốt” trong khi thực tế đó chỉ là “báo cáo láo”.

Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị. Giữa đổi mới tư duy chính trị và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta chưa có sự đồng bộ, thống nhất cần thiết nên thường xuyên diễn ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột” làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật. 1.2.1. Khái niệm chính sách và trục lợi chính sách: * Chính sách là gì? Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. (hệ thống xã hội được hiểu theo một ý nghĩa khái quát). Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường. Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân”. Như vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy - Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra; - Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế; - Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó, chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng. * Trục lợi chính sách: Trục lợi chính sách là việc lạm dụng quyền ban hành chính sách, thực thi và đánh giá chính sách để phục vụ lợi ích của cá nhân hoặc phe nhóm. Trục lượi chính sách là một loại hình tham nhũng đặc biệt, nó tạo ra hành lang pháp lý cho việc trục lợi trong một thời gian dài. Đó là tình trạng các cá nhân, doanh nghiệp mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mình, nhóm mình, móc nối với những người thiết kế chính sách, những người ra quyết định để đưa ra chính sách có lợi cho họ, bất chấp lợi ích chung. Trục lợi chính sách được coi là một hình thức “buôn” cơ chế. Đó có thể là một dự án BT, BOT hay một cuộc đổi đất

lấy hạ tầng, một cuộc bán đấu giá tài sản nhà nước… Đây là một ưu đãi mang tính hệ thống, nếu không phát hiện kịp thời sẽ làm cho sự bất bình đẳng kéo dài. Trục lợi chính sách hoạt động công khai khi những dự thảo luật, những đề án, dự án lớn được đề xuất. Khác với những vụ tham nhũng bí mật, trục lợi chính sách có thể được ngăn chặn ngay từ đầu. 1.2.2. Đặc trưng của trục lợi chính sách: Một là, chủ thể trục lợi chính sách là người có quyền ban hành (xây dựng và thẩm định) chính sách, thực thi và đánh giá chính sách. Những người có q...


Similar Free PDFs