Liên hệ thực tiễn việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam PDF

Title Liên hệ thực tiễn việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam
Author Nguyễn Vũ Tâm Nhi
Course Kinh tế chính trị MLN
Institution Học viện Tài chính
Pages 11
File Size 216.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 453
Total Views 1,006

Summary

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KẾ TOÁNBÀI TIỂU LUẬN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆNMôn: Kinh tế chính trị Mác-LêninCHỦ ĐỀ 2: Liên hệ thực tiễn việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nayHọ và tên sinh viên: Nguyễn Vũ Tâm NhiMã sinh viên: 21CLSố thứ tự: 22Lớp niên chế:...


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KẾ TOÁN

BÀI TIỂU LUẬN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin CHỦ ĐỀ 2: Liên hệ thực tiễn việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Họ và tên sinh viên: Nguyễn Vũ Tâm Nhi Mã sinh viên: 21CL73403010171 Số thứ tự: 22 Lớp niên chế: CQ59/21.07CLC Lớp tín chỉ: 59.21CL.4_LT1

HÀ NỘI - 2022

LỜI MỞ ĐẦU Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, vì vậy, quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu phải tiến hành nhằm tạo dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà còn là quá trình phát triển tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một nước. Như vậy, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý và hiệu quả cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trải qua 35 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế trong nước được đánh giá là có sự thay đổi tiến bộ rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, và sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong tương lai. Bài tiểu luận dưới đây sẽ làm rõ thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ ra một số thành tựu nổi bật và hạn chế còn tồn đọng, đồng thời đưa ra một vài giải pháp khắc phục, thúc đẩy quá trình đổi mới. I – CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm, định nghĩa Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế. Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyền dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình

1

tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (hay Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ) là làm thay đổi mối quan hệ tỉ lệ giữa cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế. Chuyến dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải gắn liền với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước, từng bước hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hoá sản xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao năng xuất lao động, đồng thời phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. 2. Phân loại các cơ cấu kinh tế - Cơ cấu các ngành kinh tế : 3 nhóm ngành chính o Nông nghiệp (bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp) hay Khu Vực I o Công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng) hay Khu Vực II o Dịch vụ (các ngành còn lại như: bưu điện, du lịch,..) hay Khu Vực III - Cơ cấu vùng kinh tế: gồm 7 vùng: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Đồng bằng Bắc Bộ hay đồng bằng Sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Cơ cấu thành phần kinh tế: gồm 5 thành phần: Kinh tế Nhà Nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân, Kinh tế tư bản nhà nước, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 3. Yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. - Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế. - Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. 2

- Phải được đặt trong chiến lược phát triển tồng thể của nền kinh tế. II – THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Về cơ cấu các ngành kinh tế Trong suốt quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đã có những thành tựu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp đổi mới. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại giảm dần nguồn lực cho nhóm ngành Nông nghiệp, chú trọng tăng nguồn lực cho nhóm ngành Công nghiệp và Dịch vụ. Cụ thể là ở các nhóm ngành thuộc khu vực I, tỷ trọng về ngành trồng trọt, chăn nuôi giảm, còn ngành thủy sản thì tăng lên. Ở khu vực II, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng lên mạnh mẽ, còn công nghiệp khai thác thì có xu hướng giảm nhẹ. Khu vực III, các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đã chiếm trên 1/3 GDP của cả nước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng lên qua các năm (từ 13,69% năm 2015, lên 16,48% năm 2019, lên 16,70% năm 2020). Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng này sẽ đạt trên 25%, để Việt Nam có công nghiệp theo hướng hiện đại và vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Bên cạnh đó, nhóm ngành Dịch vụ có tỷ trọng lao động cao nhất trong 3 nhóm ngành – hiện đạt 39,3% và có xu hướng cao lên nữa. Tỷ trọng lao động nhóm ngành Nông nghiệp đã giảm xuống còn dưới 1/3 tổng số, chiếm 27,9%. Đối với ngành Công nghiệp, tỷ trọng lao động chiếm 32,8% ( theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2021).

3

Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vào các ngành thuộc Khu vực II và III hiện chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư, trong đó Khu Vực II chiếm gần 43,5%, Khu Vực III chiếm trên 50%. 2. Về cơ cấu các vùng kinh tế Nước ta hình thành các vùng kinh tế động lực, đó là những vùng kinh tế quan trọng nhất, có sức hút mạnh nhất trong phát triển kinh tế, hiện hình thành 2 vùng kinh tế động lực quan trọng nhất cả nước: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Nền nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh phát triển theo hướng chuyên môn hóa sâu, gắn liền với các khu công nghiệp chế biến, trong đó, hai vùng chuyên canh lớn nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, là hai vùng nuôi trồng thủy sản chủ chốt, có vai trò đóng góp chính trong xuất khẩu thủy sản của cả nước với các sản phẩm như cá tra, cá basa, tôm sú,… Về Công nghiệp, xây dựng nhiều khu chế xuất, KCN tập trung, khu công nghệ cao. Riêng về mạng lưới ngành dịch vụ, hình thành rất nhiều trung tâm thương mại với mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Nhìn chung, tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên mạnh mẽ, khẳng định sự bắt kịp xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp có sự sụt giảm rõ rệt. Theo số liệu thống kê, ở vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, tỷ trọng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP toàn vùng năm 2019 là 14,12%, giảm đáng kể so với năm 2015 ở mức 25%, song vẫn còn cao hơn mức bình quân 13,96% của cả nước. Cùng năm 2019, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 39,28%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất 46,61 % trên GRDP toàn vùng, cũng là ngành tăng trưởng mạnh mẽ nhất, trước đó 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 40,2%.

4

3. Về cơ cấu các thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước có xu hướng giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò then chốt trọng yếu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ thấp nhưng có xu hướng tăng mạnh Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tỷ trọng nhỏ nhưng tăng nhanh. Đó là biểu hiện của kết quả mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút từ nước ngoài, hình thành nhiều công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài. III – NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định nên xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu vĩ mô chưa thật sự ổn định, bền vững. 1. Thành tựu đạt được Công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng trong những năm gần đây, có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: Điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước. 5

Một trong những thành tựu kinh tế quan trọng thể hiện rõ nhất của Việt Nam trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiệu quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng GDP bình quân đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới. Sự chuyển dịch cơ cấu là kết quả, đồng thời cũng là nguyên nhân của sự chuyển dịch nhiều cơ cấu khác. Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam mặc dù còn thấp so với thế giới, nhưng đã tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 35% năm 2019 lên 36,82% năm 2020. Việt Nam cũng đã và đang hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới để tìm kiếm thị trường, mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu. Tuy trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ảnh hưởng nhiều đến thương mại quốc tế, nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2021 khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4%; tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2020. 2. Những tồn đọng, hạn chế Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta mặc dù đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song tiến độ thực hiện còn chậm so với mục tiêu kế hoạch, kéo theo quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm so với thế giới; do vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định sau: Một là, việc phát triển ngành nông nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng. Tuy lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nhóm này, nhưng nguồn vốn phân bổ lại rất thấp, thể hiện phương thức sản xuất lạc hậu nên đóng góp vào GDP với tỷ trọng thấp.

6

Hai là, công nghiệp hỗ trợ sớm có chủ trương, nhưng hiện còn yếu; tính gia công lắp ráp còn nặng, nên giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu lớn. Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến phân theo trình độ công nghệ thuộc công nghệ cao còn quá thấp (12,21%), thuộc công nghệ thấp còn quá cao (56,23%), có công nghệ trung bình còn lớn (31,46%). Ba là, đối với dịch vụ, tỷ trọng trong GDP của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước và thế giới, nhưng lại cao nhất so với 2 nhóm ngành kinh tế nước ta. Bốn là, việc khoanh vùng kinh tế của nước ta còn chưa được triệt để, chỉ khoanh vùng theo sự phân chia lãnh thổ nên gây áp lực cho những khu vực có trình độ thấp hơn, việc phát triển giữa các nơi trong cùng một vùng không đồng đều. III –MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ Một là, tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mới; Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước; Hai là, đẩy mạnh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hoá trong sản xuất công nghiệp, tăng cường nghiên cứu ứng dụng, phổ cập tiến bộ về khoa học – công nghệ. Chú trọng vào một số ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường. Ba là, Thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao; Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp các bộ, ngành, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia;

7

Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch;… Bốn là, Phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với vùng trọng điểm tạo mức tăng trưởng khá. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển. KẾT LUẬN Bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế với “hành trang” là một nền kinh tế lạc hậu, khép kín, sau hơn 35 năm không ngừng học hỏi, đất nước Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ. Điều này chứng minh rằng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hợp lý và hiệu quả. Cơ cấu kinh tế được điều chỉnh theo hướng hiện đại, tích cực và phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng kinh tế. Không chỉ cơ cấu kinh tế thay đổi mà cơ cấu nội ngành cũng dịch chuyển phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế. Từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Có thể nói, Việt Nam đã trở thành một cửa ngõ quan trọng bậc nhất thế giới khi giờ đây đầu tư vào Việt Nam là có thể tiếp cận được với hầu hết các thị trường lớn của thế giới. Tuy nhiên, quá trình đổi mới của nước ta vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế, bất cập, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ còn kéo dài thêm nhiều năm nữa, cùng với không ít thách thức, khó khăn trước mắt. Việt Nam sẽ kiên trì thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đã đề ra,

8

thành công đưa đất nước lên con đường XHCN, trở thành một nước độc lập tự chủ về kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (chủ biên), 2019, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lê-nin [2] https://baodautu.vn/co-cau-nganh-kinh-te-va-nhung-van-de-dat-ra-d150398.html [3] https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chuyen-dich-co-cau-nganh-kinh-te-o-vietnam-va-nhung-van-de-dat-ra-338320.html [4] https://voer.edu.vn/m/co-cau-kinh-te-va-chuyen-dich-co-cau-kinh-te/58a5e444 [5] https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/tai-co-cau-kinh-tegan-voi-chuyen-doi-mo-hinh-tang-truong-o-viet-nam-143 [6] https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chuyen-dich-co-cau-nganh-kinh-te-dap-unghoi-nhap-va-phat-trien-ben-vung-cua-viet-nam-hien-nay-mot-so-van-de-trao-doi73241.htm

9

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 I – CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................1 1. Các khái niệm, định nghĩa................................................................................1 2. Phân loại các cơ cấu kinh tế..............................................................................2 3. Yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................................................2 II – THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..............3 1. Về cơ cấu các ngành kinh tế.............................................................................3 2. Về cơ cấu các vùng kinh tế...............................................................................4 3. Về cơ cấu các thành phần kinh tế.....................................................................4 III – NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ......................................................5 1. Thành tựu đạt được...........................................................................................5 2. Những tồn đọng, hạn chế...................................................................................6 III –MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ........................................7 KẾT LUẬN..............................................................................................................8 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................9

10...


Similar Free PDFs