Con người và bản chất con người PDF

Title Con người và bản chất con người
Author ANH LE TUAN
Course Những NLCB CN Mác-Lê Nin 1
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 11
File Size 282 KB
File Type PDF
Total Downloads 71
Total Views 222

Summary

ĐẠI HỌC UEHTIỂU LUẬNMÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNINPHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀCON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝLUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.Họ và tên: LÊ TUẤN ANHMSSV: 31211027424Mã LHP: 21C1PHITPồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU ..................


Description

ĐẠI HỌC UEH

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

Họ và tên: LÊ TUẤN ANH MSSV: 31211027424 Mã LHP: 21C1PHI51002353

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................................. Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA MARX - LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.............................................................................................................................. 1 1.1. CON NGƯỜI LÀ MỘT THỰC THỂ THỐNG NHẤT GIỮA MẶT SINH VẬT VÀ MẶT XÃ HỘI......................................................................................................1 1.2. BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ TỔNG HÒA NHỮNG QUAN HỆ XÃ HỘI.....2 1.3. CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ VÀ LÀ SẢN PHẨM CỦA LỊCH SỬ...................3 Chương 2: Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM CỦA MARX - LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI, SỰ VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY......................4 2.1. Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM CỦA MARX - LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI..................................................................................................4 2.1.1. L gii khoa hc vn đ con ngưi trên nhiu phương diện.................................4 2.1.2. Phát huy năng lực sáng tạo của mỗi ngưi.................................................................5 2.1.3. Bước tiến lớn trong sự nghiệp gii phóng những quan hệ kinh tế – xã hội, gii phóng con ngưi........................................................................................................................ 5 2.2. SỰ VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY........................................................5 TỔNG KẾT................................................................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................

LỜI NÓI ĐẦU Ngay từ thuở sơ khai, con đã bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc gốc của chính mình và có ý thức về vị trí, bản chất của mình trong giới tự nhiên. Con người và bản chất của con người luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ngành khoa học. Nhưng mỗi ngành khoa học khác nhau lại có một cách riêng biệt của chúng để có thể hiểu một cách chi tiết và tổng quát nhất về vấn đề này. Với các ngành như sinh vật học, vật lý học, hóa học,... chúng chia cắt con người ra thành từng chi tiết nhỏ để nghiên cứu một cách chuyên sâu về từng mặt, từng vấn đề. Nhưng đối với triết học muốn hiểu biết rõ bản chất, vai trò, vị trí của một sự vật, sự việc, ta phải đặt chúng vào các hoạt động thường ngày, các mối quan hệ xung quanh. Cạnh đó, với mỗi thời kì của triết học thì sẽ có các khái niệm, góc nhìn khác nhau về con người và bản chất con người. Trong thời kì triết học trước Marx, cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật đều nhận thức con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa về một mặt (mặt thể xác, tinh thần hoặc về măt tự nhiên - sinh học). Lối suy nghĩ một chiều, một khía cạnh này đã bộc lộ ra rất nhiều hạn chế, thiếu sót từ đó tạo nên cái nhìn cực đoan, phiến diện về con người và bản chất của con người. Tuy nhiên, các phân tích này cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn như đề cao lý tính, đề cao giá trị con người,... thông qua đó nêu lên vấn đề về sự tự do, giải phóng con người,... Ngoài ra, các học thuyết này còn là nền móng cho học thuyết của Marx, Engels và Lenin sau này. Tới thời kì triết học Marx, ông đã bổ xung được những thiếu sót, hạn chế trong việc nghiên cứu các vấn đề về con người của Triết học thời bấy giờ thông qua việc đặt con người vào trong các hoạt động thực tiễn, các mối quan hệ xã hội. Từ đó, nhìn nhận con người một cách tổng quát hơn, toàn diện hơn, chi tiết hơn để khẳng định được vai trò của con người, vị trí con người trong thế giới đồng thời đề cao sự tự do, vấn đề giải phóng con người. Để nhận thức rõ hơn về con người và bản chất con người, tôi sẽ tập trung vào 3 chương lớn sau: Chương 1: Quan điểm của Marx - Lenin về con người và bản chất con người. Chương 2: Ý nghĩa và thực tiễn của quan điểm của Marx - Lenin về con người và bản chất con người

Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA MARX - LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI Marx đã từng phê phán quan điểm của Feuerbach về việc xem con người là một thứ trừu tượng, riêng biệt: “Feuerbach hòa tan bản chất tôn giáo và bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hợp các quan hệ xã hội”.1 Theo Marx, bản chất con người được thể hiện rõ qua các quan hệ xã hội sau: 1.1. CON NGƯỜI LÀ MỘT THỰC THỂ THỐNG NHẤT GIỮA MẶT SINH VẬT VÀ MẶT XÃ HỘI Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, Marx với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã phân biệt rõ hai mặt sinh vật và xã hội thống nhất trong con người hiện thực. Khi tiếp cận bản chất con người ở góc độ này cần theo hướng: Thứ nhất, con người là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên. Vậy, điều tiên quyết đầu tiên chính là con người là một một sản phẩm của giới tự nhiên là kết quả của quá trình tiến hóa. Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Thứ hai, là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống, sinh hoạt tình dục… Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa hơn so với động vật. Chính quá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người quy định bản tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh vật. Thứ ba, mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất trong con người, mặt tự nhiên là “nền” cho con người, mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên động vật. Con người khác động vật ở chỗ có tư duy và hoạt động có mục đích. Marx không thừa 1 Các Mác và Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 3, trang 11

1

nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh vật. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Marx nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét không phải một cách chung chung trừu tượng, phiến diện như các nhà tư tưởng khác. Theo Marx mặt xã hội của con người, có điểm nổi bật, hơn hẳn và phân biệt với động vật là con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất phục vụ, tăng chất lượng cuộc sống. Lao động là yếu tố hình thành bản chất xã hội của con người, hình thành nhân cách ở con người. Thứ tư, là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên ở con người luôn chịu sự chi phối của ba hệ thống quy luật: Hệ thống quy luật tự nhiên: quy định sự phù hợp của cơ thể sống với môi trường, quy luật trao đổi chất, quy luật biến dị, di truyền. Hệ thống quy luật tâm lý ý thức: như sự hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí… Hệ thống quy luật xã hội: quy định mối quan hệ giữa người với người, đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật với cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng… Tóm lại, con người khác con vật ở cả ba mặt: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát mọi hoạt động của con người, cả trong lao động sinh con đẻ cái và trong tư duy. 1.2. BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ TỔNG HÒA NHỮNG QUAN HỆ XÃ HỘI Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, Marx đã viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Nghĩa là con người cùng với xã hội khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Luận điểm đó được biểu hiện trên các góc độ sau: Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị quy định bởi mối quan hệ giữa người với người mà trong đó, quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định nhất. Bản chất con người phải đặt trong quan hệ đồng loại (cộng đồng) với cá nhân trong đó mặt cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn. Con người hoà nhập vào cộng đồng, mang bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó. Hoà nhập vào cộng đồng không có nghĩa là đánh mất bản sắc cá nhân mà ngược lại củng cố thêm bản sắc cá 2

nhân.. Nhấn mạnh vấn đề trên không có nghĩa là bỏ qua cộng đồng nhân loại, cộng đồng người. Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Con người luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần của thời đại. Thời đại nào có con người ấy. Tuy nhiên không được quá nhấn mạnh, đi đến chỗ tuyệt đối hoá thực tế của con người trong những điều kiện nhất định sẽ dẫn tới sai lầm vì không thể giải thích nổi những hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội. Lưu ý, luận đề khẳng định bản chất con người của Marx không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên của con người. Trái lại luận đề trên muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa con người và loài vật trước hết là ở bản chất xã hội của con người. Mặt khác cũng chỉ rõ sự biểu hiện phong phú ở mỗi cá nhân về phong cách, nhu cầu, lợi ích trong cộng đồng xã hội. 1.3. CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ VÀ LÀ SẢN PHẨM CỦA LỊCH SỬ Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. Các Marx đã từng viết “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh và của giáo dục…cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân các nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục.”2 Điều đó cũng được Ăng ghen khẳng định trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”: “thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu.”3 Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể lại có một con người cụ 2 Các Mác và Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 3, trang 10 3 Các Mác và Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 20, trang 46

3

thể. Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ đối với điều kiện lịch sử xã hội, luôn vận động biến đổi cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà trái lại, là một hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Có thể nói rằng sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ qui định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Do đó, để phát triển bản chất người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau. Chương 2: Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM CỦA MARX - LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI, SỰ VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM CỦA MARX - LENIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI Qua quan niệm triết học của Marx - Lenin về con người và bản chất con người, ta có thể rút ra được: 2.1.1. L gii khoa hc vn đ con ngưi trên nhiu phương diện Thứ nhất, Marx - Lenin đã định nghĩa một cách tổng quát, đầy đủ nhất về con người cũng như bản chất của con người. Để nhận xét, giải thích một cách toàn diện, đầy đủ về vấn đề con người và bản chất của con người ta không nên nhìn một cách phiến diện, trừu tượng mà nên đặt vấn đề vào trong các mối quan hệ, nhất là trong mối quan hệ kinh tế - xã hội. Nguyên do là vì tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người (Chính trị, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học,...) đều khởi nguồn từ vấn đề kinh tế. Từ đó đặt ra vấn đề là phải đề cao lực lượng sản suất tức là người lao động, là chính bản thân con người, là nguồn trí lực cũng như thể lực trong công cuộc duy trì hoạt động kinh tế và phát triển nền kinh tế. Theo Marx - Lenin, con người là thứ quan trọng 4

nhất trong các yếu tố tạo nên một ngành kinh tế. Qua đó, ta thấy được sự quan trọng trong việc đề cao vị trí, vai trò của con người trong xã hội cũng như giới tự nhiên. 2.1.2. Phát huy năng lực sáng tạo của mỗi ngưi Tiếp theo, dựa trên quan điểm trên, Marx - Lenin cũng vạch rõ động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Chính vì vậy, việc phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người vô cùng được xem trọng. Lý do bởi con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Nếu con người có tính sáng tạo cao, sự phát triển của xã hội sẽ được đẩy nhanh tiến độ, giúp xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển, văn minh và hiện đại hơn. 2.1.3. Bước tiến lớn trong sự nghiệp gii phóng những quan hệ kinh tế – xã hội, gii phóng con ngưi Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó chính là sự nghiệp giải phóng giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội. Ngoài việc phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người từ đó làm tăng khả năng sáng tạo lịch sử, thì công cuộc giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội cũng góp không ít công sức trong việc này. Marx - Lenin cho thấy: Một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để xã hội áp bức và bóc lột ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân; thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng có thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thưc hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “Mình vì mọi người; mọi người vì mình”. 2.2. SỰ VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nước ta là một trong các quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng tư tưởng và chủ nghĩa Marx – Lenin. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo khuynh hướng toàn diện về nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Theo tư tưởng Marx – Lenin, con 5

người ( lực lượng lao động ) là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Vậy nên Đảng và nhà nước đã đề ra chiến lược: Đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Marx - Lenin làm nền tảng, cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con người nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng hướng chiến lược đó cần có một chính sách phát triển con người, không để con người đi lệch tư tưởng. Vận dụng một cách khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin về con người, tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất nước”. Từ đó cho thấy, Đảng ta đã đặt mục tiêu phát triển con người lên hàng đầu với mong muốn đưa nước ta lên một tầm cao mới, một kỷ nguyên mới; tìm ra con đường tối ưu nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời như muốn nhấn mạnh rằng con người là nhân tố quyết định, then chốt trong việc tạo nên lịch sử xã hội và lịch sử của chính bản thân con người. Cạnh đó, Đảng và nhà nước cũng đã có những thay đổi theo tích cực, sự phát triển hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội, việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị, trên thế giớ. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ… Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Marx một cách khoa học, hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới.

6

TỔNG KẾT Tóm lại, quan điểm của Marx – Lenin về con người và bản chất con người đã góp phần giúp chúng ta nhận ra được giá trị và vị trí của con người trong thế giới, hướng xã hội theo hướng tự do, dân chủ từ đó đề cao các vấn đề về quyền con người, sự tự do. Ngoài ra ở nước ta, với một hệ thống giáo dục đa dạng về mặt hình thức, nổi trội là hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Marx – Lenin đã hình thành một hệ thống đào tạo ra những thế hệ lực lượng sản xuất có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa, lý luận với khả năng quản lý ngày càng được cải thiện. Tuy vậy vẫn còn những bất cập trong việc bất đồng tư tưởng của chủ nghĩa Marx – Lenin với các tư tưởng tôn giáo khác ở các yếu tố đúng và sai, các luồng tư tưởng mới và cũ,.. nhưng nói chung đa số đều tạo cơ hội, thúc đẩy sự phát triển của con người trong thời đại ngày càng đổi mới

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Các Mác và Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995. 2) Bài giảng triết học Mác – Lênin, Nguyễn Thị Hồng Vân – Đỗ Minh Sơn – Trần Thảo Nguyên, NXB Hà Nội, 2006. 3) Lý luận của triết học Mác - Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng ta

trong giai đoạn hiện nay, Thạc sĩ Trần Thị Hồng Nhung, Đại học Sao Đỏ - Khoa Giáo dục Chính trị & Thể chất, đăng ngày 23/10/2019, lần cuối truy cập 24/12/2021....


Similar Free PDFs