Cuối kì PLU - Tiểu luận PDF

Title Cuối kì PLU - Tiểu luận
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 13
File Size 430.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 509
Total Views 872

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LUẬT=====000=====TIỂU LUẬNPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIATRÊN THẾ GIỚISinh viên thực hiện : Nguyễn Linh ChiMã sinh viên : 2111210021Số thứ tự : 11Lớp tín chỉ : PLU111(GĐ2-HK1-2122)Giảng viên hướng dẫn : ThSễn Thị LanHà Nộ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT =====000=====

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP D ỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Linh Chi

Mã sinh viên

: 2111210021

Số thứ tự

: 11

Lớp tín chỉ

: PLU111(GĐ2-HK1-2122)

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, 01/2022

1

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật hôn nhân và gia đình Học kỳ 1 năm học 2021-2022

Họ và tên Sinh viên: Nguyễn Linh Chi

Ngày thi: 09/01/2022

Ngày sinh: 18/03/2003

Ca thi: 7h30

Mã số sinh viên: 2111210021

Tổ thi: 001

Lớp tín chỉ: PLU111(GD2-HK1-2122)K60QT.BS2

Số trang bài làm: 13

Khóa: K60

Điểm bài thi Bằng số

Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi Bằng chữ GV chấm thi 1: GV chấm thi 2:

2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU _______________________________________________________ 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ______________________________________________ 4 2. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG BÀI TIỂU LUẬN:____________________________________________________________

4

3. MỤC TIÊU CỦA BÀI TIỂU LUẬN:______________________________________ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ ______________________________ 5 1. KHÁI NIỆM: _____________________________________________________ 5 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁN LỆ _____________________________________________ 5 3. VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ: ______________________________________________ 6 CHƯƠNG 2: VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. _________________________________________ 7 1. VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM__________________________________ 7 a. Đặt vấn đề: ___________________________________________________ 7 b. Thực tiễn áp dụng án lệ tại Việt Nam: ______________________________ 7 c. Quy trình áp dụng án lệ tại Việt Nam _______________________________ 8 d. Ưu nhược điểm của án lệ tại Việt Nam ______________________________ 9 2. VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI: ______________ 10 a. Anh: ________________________________________________________ 10 b. Mê-xi-cô ____________________________________________________ 10 c. Đức:________________________________________________________ 11 KẾT LUẬN ________________________________________________________ 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________________ 13

3

LỜI NÓI ĐẦU 1.

Lý do chọn đề tài:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách hiện nay. Việc quản lý Nhà nướ c và xã hội bằng pháp luật chỉ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ của một nhà nướ c pháp quyền. Trong một nhà nước pháp quyền, ngoài các tiêu chí khác, thì cần đòi hỏi phải áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Việc áp dụng thống nhất pháp luật của tòa án thể hiện ở chỗ những vụ án giống nhau thì cần phải được xét xử một cách giống nhau. Án lệ không mang tính ràng buộc đối với tòa án nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thống nhất khi giải quyết các vụ án có tình tiết, tính chất tương tự nhau. Đề tài tiểu luận “Án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới” là đề tài mang tính thời sự và thực tiễn cao, gắn liền với những tình huống thường ngày và cả những vấn đề trong doanh nghiệp. Đây sẽ là một hành trang để bản thân sinh viên có thể củng cố những kiến thức về pháp luật cũng như học, hiểu, và biết cách xử lý các vấn đề nảy sinh sau này.

2. Phạm vi của đề tài và các phương pháp sử dụng trong bài tiểu luận: Trong phạm vi của một bài tiểu luận, đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận của án lệ cùng việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và các nước trên thế giới . Đồng thời với đó, bài tiểu luận chỉ ra một số mô hình áp dụng án lệ tiêu biểu trên thế giới, cũng như trình bày và phân tích một bản án lệ tại Việt Nam Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp xã hội học, tổng hợp, phân tích…. dựa trên chủ nghĩa Mac-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng nhà nước pháp quyền và một số tư tưởng về nhà nước và pháp luật của các học giả phương tây

3.

Mục tiêu của bài tiểu luận:

Bài tiểu luận giúp bản thân sinh viên củng cố nền tảng kiến thức về Pháp luật đại cương nói chung và những hiểu biết về án lệ nói riêng. Không chỉ là những kiến thức thuần sách vở, qua bài tiểu luận, sinh viên sẽ học được cách áp dụng những bản án lệ vào trong cuộc sống, đi kèm với đó là kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật sao cho chính xác, khôn khéo và hợp tình hợp lí. Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình làm bài tiểu luận khó có thể tránh những lỗi sai sót. Em xin ghi nhận những lời góp ý, sửa đổi từ phía cô giáo.

4

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về án lệ 1.

Khái niệm:

Trên thế giới hiện nay đã hình thành hai hệ thống án lệ chủ yếu gồm có hệ thống pháp luật thông luật (Common Law) và hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law). Và để có cái nhìn toàn diện nhất và chính xác nhất về án lệ chúng ta cần có kiến thức khái quát nhất về khái niệm án lệ. Theo từ điển Black’s Law thì, án lệ (precedent) có hai nghĩa: “Một là sự làm luật bởi tòa án trong vi ệc nhận thức và áp dụng những quy định mới trong khi thi hành công lý. Hai là một vụ việc đã được quyết định mà cung cấp cơ sở để quyết định cho những vụ việc liên quan đến các sự kiện hoặc vấn đề tương tự ”. Trong pháp luật, án lệ là một vụ việc đã được xét xử hoặc quyết định của tòa án được xem như sự cung cấp quy định hoặc quyền lực cho quyết định của một vụ việc giống hoặc tương tự xảy ra về sau, hoặc khi nếu các sự kiện là khác nhau thì nguyên tắc chi phối vụ việc đầu tiên có thể áp dụng được cho các sự kiện khác nhau chút ít. Từ quan niệm trên có thể hiểu án lệ là quyết định hoặc lập luận, nguyên tắc hoặc sự giải thích pháp luật do tòa án đưa ra khi giải quyết một vụ việc cụ thể được nhà nước thừa nhận làm mẫu hoặc làm cơ sở để tòa án dựa vào đó đưa ra quyết định hoặc lập luận để giải quyết vụ việc khác xảy ra về sau có nội dung hoặc tình tiết tương tự.

2.

Đặc điểm của án lệ

Đặc điểm của án lệ được xác định bởi các phương pháp được sử dụng để tạo ra án lệ và văn hoá pháp lý đặc biệt với những đòi hỏi, nguyên tắc. Án lệ có những đặc điểm sau: -

-

Án lệ có mối quan hệ mật thiết với thẩm phán vì án lệ do thẩm phán sáng tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên không phải bản án của thẩm phán của bất cứ cấp toà án nào cũng được coi là án lệ mà nó phải được thông qua một số trình tự thủ tục nhất định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia. Tuy án lệ luôn gắn với một vụ việc cụ thể nhưng nó phải có tính khái quát cao để có thể đảm bảo việc xét xử cho các vụ việc tương tự. Án lệ phải có tính nhắc lại, điều này thể hiện ở việc khi một bản án được công nhận là án lệ thì nó sẽ đuợc lấy làm khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và sẽ còn được sử dụng nhiều lần nữa. Án lệ có tính bắt buộc, có nghĩa là nếu một bản án được đem ra sử dụng cho một vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ để tham khảo thì không được coi là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các thẩm phán phải áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này. Sự bắt buộc này cũng giống như việc tại Việt 5

Nam các thẩm phán buộc phải dẫn ra các quy phạm pháp luật thành văn để xét xử.

Vai trò của án lệ:

3.

Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao. Nghĩa là dựa vào thực tiễn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế chứ không phải giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết chung chung trừu tượng. Tính thực tiễn của án lệ biểu hiện như sau: -

Các lý lẽ tạo ra án lệ mang tính nhân tạo chứ không phải mang tính tự nhiên. Các lý lẽ hay các quy tắc án lệ không phải sẵn có mà con người phải nghiên cứu, quan sát lâu dài thông qua quá trình tích lũy kinh nghiệm trong thực tế đời sống. Luật pháp thông luật vừa gần với thực tế đời sống, vừa mang tính khách quan.

-

Các luật gia thông luật cố gắng giải thích tinh thần của pháp luật hơn là hình thức từ ngữ của pháp luật. Khi giải quyết vụ việc thẩm phán cần phải nắm tinh thần của các quy phạm và phải đi tìm kiếm ý định của nhà lập pháp. Pháp luật là công cụ giải quyết của vấn đề của thực tế chứ không thuần túy là vấn đề của sự tranh luận về mặt lý luận hay đạo đức Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời. Những trường hợp mà Thẩm phán phải giải thích và vận dụng pháp luật rất đa dạng, do pháp luật quy định không rõ rang, quy định một cách vô lý hay đã bị lạc hậu so với tình hình thực tế mà nhà lập pháp chưa có điều kiện hay vì một lý do nào đó mà chưa thay thế một quy định mới. Do đó chức năng bổ khuyết cho pháp luật giúp cho án lệ có vai trò lớn trong việc tạo nguồn quy phạm cho pháp luật. Với sự trợ giúp của án lệ, các vụ việc được giải quyết nhanh chóng hơn khi chưa có luật thành văn điều chỉnh. Thứ ba, án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng. -

-

-

Trước hết, một quy tắc án lệ không phải hình thành từ một bản án cụ thể, mà nói phải được hình thành qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau, bản án đầu tiên chỉ là hình mâu phác thảo lên một quy tắc án lệ. Vì vậy, một quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật không có tác giả, không có bản quyền cho bất kỳ thẩm phán nào. Hai là, quy tắc án lệ trong pháp luật thông luật là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài. Sự tranh luận được thể hiện thông qua sự tranh luận giữa bên nguyên và bên bị trong vụ việc, giữa các thẩm phán trong hội đồng xét xử, giữa các thẩm phán sau với các thẩm phán trước đó khi họ vận dụng lý lẽ của các phán quyết trước đó. Ba là, quy tắc án lệ phải được thừa nhận là giá trị chung hay là lý lẽ chung. Khi có các trường hợp mới phát sinh nhưng chưa có giải pháp cho các trường hợp này hoặc nếu lấy các quy tắc đang tồn tại áp dụng các trường hợp này sẽ không đem lại một kết quả công bằng như mong đợi. 6

Chương 2: Việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. 1.

Việc áp dụng án lệ tại Việt Nam

a.

Đặt vấn đề:

Học thuyết án lệ đã được đưa vào pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, theo đó giao cho Hội đồng Thẩm phán và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) nhiệm vụ phát triển án lệ và đảm bảo pháp luật được áp dụng một cách thống nhất. Việc phát triển án lệ sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch trong các phán quyết của Tòa án tại Việt Nam. Án lệ được sử dụng trong những vụ án có tình tiết và sự kiện pháp lý giống nhau để thống nhất cách giải quyết vụ án đúng pháp luật. Đây cũng là những vụ án được Tòa án Nhân dân Tối cao chọn lọc qua các quy trình xét duyệt để trở thành vụ án mẫu mực, áp dụng cho các thấm phán giải quyết các vụ việc tương tự. Thực tiễn xét xử các vụ án nói chung, các vụ án dân sự nói riêng cho thấy còn nhiều bất cập. Còn rất nhiều vụ án dân sự có những quan điểm khác nhau trong đường lối giải quyết. Việc áp dụng pháp luật ở mỗi địa phương, mỗi cấp Tòa án, mỗi Thẩm phán với cùng một nội dung còn khác nhau. Dẫn đến tình trạng án bị hủy, sửa nhiều lần, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của Toàn án. Việc áp dụng án lệ trong quá trình giải quyết vụ việc là một bước tiến mới trong quá trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, vì án lệ mang tính thực tiễn cao , có khả năng khắc phục những lỗ hổng tòa án nhanh chóng và kịp thời.

b.

Thực tiễn áp dụng án lệ tại Việt Nam:

Kể từ khi ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP đến trước ngày 15-7-2019 (ngày Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành), H ội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành được 26 án lệ, trong đó có 04 án lệ về hình sự, 14 án lệ về dân sự, 06 án lệ về kinh doanh thương mại, 01 án lệ về hành chính và 01 án lệ về lao động. Ngay sau khi Nghị quyết số 04/2019/NQHĐTP có hiệu lực pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, phát triển án lệ theo quy trình của Nghị quyết mới, đã thông qua 03 án lệ theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với các án lệ được Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, gồm 02 án lệ về hình sự, 01 án lệ về hành chính; nâng tổng số án lệ được công bố lên 29 án lệ. Đồng thời, trong quý IV năm 2019, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai nghiên cứu, xây dựng dự thảo án lệ và đưa ra lấy ý kiến tại H ội thảo đối với 17 bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ Tính đến nay, các án lệ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành tương đối đa dạng về lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh 6 thương 7

mại, lao động, hình sự, hành chính, tố tụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các tranh chấp, khiếu kiện đến Tòa án ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, đa dạng về loại hình tranh chấp trong khi thực trạng pháp luật còn nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn, một số vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể, yêu cầu đặt ra đối với công tác phát triển án lệ càng trở nên cấp thiết. Nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn xét xử cần có hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật nhưng chưa có án lệ để áp dụng.

c.

Quy trình áp dụng án lệ tại Việt Nam

Án lệ cũng như các nguồn pháp luật khác cũng có cơ chế hình thành riêng. Về nguyên tắc, mỗi bản án là một quyết định cá biệt chỉ có hiệu lực áp dụng đối với vụ việc mà nó giải quyết chứ không có hiệu lực áp dụng chung đối với các vụ việc khác. -

Quy trình lựa chọn án lệ

Án lệ được hình thành theo quy trình sau: Bước 1: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ Bước 3: Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ Bước 4: Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ Bước 5: Thông qua án lệ Bước 6: Công bố án lệ -

Áp dụng án lệ trong xét xử

Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự. -

Bãi bỏ án lệ

Bước 1: Kiến nghị bãi bỏ án lệ Bước 2: Tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ Bước 3: Thông qua việc bãi bỏ án lệ Bước 4: Thông báo bãi bỏ án lệ 8

d. -

Ưu nhược điểm của án lệ tại Việt Nam Ưu điểm: Án lệ kịp thời giải quyết các quan hệ xã hội pháp luật

Luật pháp mang tính ổn định tương đối trong khi các quan hệ xã hội luôn vận động và phát triển, vì vậy bao giờ cũng có khoảng cách giữa khả năng thực tế điều chỉnh của pháp luật và nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ xã hội. Khoảng trống này luôn tồn tại một cách khách quan và không thể nào có thể lấp đi được. Vì vậy, án lệ góp phần giải quyết các vấn đề, vụ việc một cách có hệ thống, hợp lý và nhanh chóng. Án lệ mang tính thực tiễn cao Có thể nói án lệ xuất phát từ thực tiễn và dùng để giải quyết công việc của thực tiễn. Trong những tình huống nhất định luật pháp luôn đi tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề từ thực tiễn, các giải pháp này không mang nặng lý thuyết, không thiên về lý luận mà dễ vận dụng. Án lệ mang tính mềm dẻo, linh hoạt Các quy phạm pháp luật đôi khi không bắt kịp với xu thế vận động và phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội, trở nên lạc hậu so với điều kiện kinh tế, chính trị- xã hội mới. Để khắc phục những quy phạm pháp luật này thì cần phải sửa đổi, bổ sung luật thông qua một quy trình phức tạp. Những hạn chế trên sẽ không tìm thấy trong hệ thống án lệ, vì các quy tắc tồn tại trong các phán quyết của tòa án không rõ ràng như các quy phạm pháp luật trong văn bản pháp luật thành văn nên khi một quy tắc không hợp lý hoặc không phù hợp nữa với điều kiện kinh tế- xã hội mới thì các thẩm phán sẽ tìm cách phân biệt để tránh áp dụng tiền lệ đó Nhược điểm Án lệ không mang tính hệ thống Án lệ không mang tính hệ thống và các quy tắc tồn tại trong bản án không rõ ràng như các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật thành văn gây ra trở ngại trong nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất. Điều khó khăn nhất là xác định các quy tắc, suy luận và tìm kiếm chúng trong lời lẽ của các thẩm phán được ghi lại trong bản án khi giải quyết một vụ việc cụ thể với nhiều tình tiết phức tạp. Số lượng án lệ tăng nhiều qua các năm Các bản án là án lệ tăng liên tục theo thời gian đã gây ra khó khăn trong quá trình vận dụng án lệ. Với khối lượng án lệ ngày càng đồ sộ đã làm cho các thẩm phán, luật sư ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các quy tắc thích hợp để giải quyết các vụ việc cụ thể. Hệ thống án lệ không ổn định Mặc dù án lệ được áp dụng linh hoạt, thực tế song trong một vài trường hợp các thẩm phán, luật sự lại né tránh áp dụng tiền lệ bằng cách đưa ra các tình tiết khác biệt. Do đó dẫn đến sự bất ổn định của hệ thống án lệ. 9

2.

Việc áp dụng án lệ tại một số quốc gia trên thế giới:

Án lệ đang trở thành một nguồn pháp luật quan trọng không chỉ của các nước theo hệ thống thông luật àm còn cả với những quốc gia theo hệ thống dân luật. Tuy nhiên việc sử dụng án lệ của mỗi quốc gia lại không hoàn toàn giống nhau từ nguyên tắc đến cách thức áp dụng.

a.

Anh:

Anh được coi là nơi sinh ra của khái niệm “án lệ”, vương quốc Anh cho đến nay luôn được coi là một hình mẫu điển hình cho việc áp dụng cũng như coi án lệ là một nguồn pháp luật chủ chốt. Bắt đầu được hình thành từ năm 1066, tính đến năm 1980, sau hơn 9 thế kỉ tồn tại và phát triển, ở Anh đã công bố 350.000 án lệ . Con số trên là rất áp đảo so với con số 3000 đạo luật được Nghị viện Anh ban hành từ năm 1235 đến nay. Án lệ do tòa án tạo ra trong quá trình xét xử, nên án lệ có mối liên hệ mật thiết với thẩm phán. Án lệ được tạo ra trong những tình huống bất thường và phải mang tính mới, tức là quy tắc được xác lập trong án lệ chưa tồn tại trước đó. Ngoài ra án lệ còn có tính lặp lại, tính bắt buộc khi trở thành khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự. Ở Anh có hai cách tiếp cận khác nhau về án lệ, đó là tiếp cận theo chiều dọc và tiếp cận theo chiều ngang. Tiếp cận án lệ theo chiều dọc (vertical precedent) có nghĩa là các toà án cấp dưới phải tuân thủ các phán quyết của toà án cấp trên trong việc ra phán quyết của mình; tiếp cận án lệ theo chiều ngang (horizontal precedent) có nghĩa là toà án phải tuân theo những phán quyết trước đó của mình Hiện nay ở Anh, án lệ theo truyền thống vẫn là nguồn luật chủ yếu, tồn tại bên cạnh luật thành văn và các nguồn luật khác. Về pháp lý (de jure), luật thành văn được ưu tiên áp dụng khi có sự mâu thuẫn giữa án lệ và luật thành văn, nhưng xét trên phương diện thực tế (de facto), các thẩm phán luôn tìm cách để áp dụng án lệ. Bên cạnh đó, nếu so sánh với chính lịch sử của nước Anh, nghĩa vụ tuân theo án lệ hiện nay cũng mềm dẻo, linh hoạt hơn nhiều, nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ công lý.

b.

Mê-xi-cô

Mexico là một nước theo hệ thống dân luật, xong hiến pháp sửa đổi năm 1917 đã quy định án lệ được coi là một nguồn của pháp luật. Tương tự như Mĩ, án lệ tại Mexico chính là cách giải thích hiến pháp và luật của tòa án và tuân theo các nguyên tắc sau đây: Chỉ các bản án, quyết định của tòa án tối cao tại phiên họp toàn thể h...


Similar Free PDFs