ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC QUỐC PhòngĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC QUỐC Phòng PDF

Title ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC QUỐC PhòngĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC QUỐC Phòng
Course giáo dục học đại cương
Institution Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Pages 36
File Size 2 MB
File Type PDF
Total Downloads 314
Total Views 579

Summary

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG Phân tích thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Liên hệ thực tiễn. TL: *“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trướ...


Description

ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 1. Phân tích thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Liên hệ thực tiễn. TL: *“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành. Thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”: +Về kinh tế. +Về chính trị. +Về tư tưởng-văn hóa. +Về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. +Về lĩnh vực quốc phòng,an ninh. +Về đối ngoại. (SGT tr 117,118) *Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức của lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương. Thủ đoạn bạo loạn lật đổ: Thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch đã sử dụng để tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền ở một số địa phương nước ta là: kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở, uy hiếp, khống chế cơ quan quyền lực của địa phương. Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô,lực lượng và kêu gọi sự tài trợ tiền của, vũ khí ngoài nước để tăng sức mạnh. * Liên hệ thực tiễn: - Bọn phản động tăng cường kích động, gây mất ổn định trật tự xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo,mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương. Vùng Tây Bắc, chúng kích động người H’ Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Vùng Tây Nguyên, chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga, chờ thời cơ

thuận lợi để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Sách Giáo trình Giáo dục Quốc phòng - an ninh,tập 1, các tác giả Đào Huy Hiệp,…..,Nguyễn Trọng Xuân, NXB Giáo dục Việt Nam )(Giáo trình sinh viên sư phạm mình học được biên soạn dựa trên sách này,nhưng các thầy đã cắt bớt một số đoạn có liên hệ thực tiễn@@) - Các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài,bọn tàn dư ngụy quân,ngụy quyền của chế độ cũ không biết hối cải, ngày đêm gieo rắc tư tưởng phản động bằng các phương tiện như mạng xã hội, rải truyền đơn dưới hình thức phát tờ rơi, tôn giáo đạo Bác Hồ,kích động nhân dân biểu tình trong các ngày lễ như 30-4, 2-9 (tổ chức Việt Tân, Đài Á châu tự do, các fanpage, tổ chức tuyên truyền chống cộng khác,…..) 2. Phân tích nội dung cơ bản trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở nước ta hiện nay. TL: Nội dung cơ bản trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở nước ta hiện nay bao gồm: -Mục tiêu. -Nhiệm vụ. -Quan điểm chỉ đạo(3 quan điểm). -Phương châm tiến hành(3 phương châm). -Giải pháp(7 giải pháp)(QUAN TRỌNG NHẤT) (SGT tr 119,120) 3.

Phân tích thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh (nếu xảy ra) đối với nước ta. TL: Tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao là phương thức tiến hành chiến tranh kiểu mới,đồng thời là biện pháp tác chiến của địch. Thực tế trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất để chế tạo các kiểu vũ khí hiện đại để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh như công nghệ hồng ngoại,công nghệ nhìn đêm,công nghệ gây nhiễu….. Nhiều loại vũ khí “thông minh” ra đời và đã được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam…. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chứng kiến sự thất bại thảm hại của địch trong việc sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất lúc đó trước trí thông minh, sự sáng tạo và lòng dũng cảm vô song của con người Việt Nam.

-Mục đích sử dụng. -Mục tiêu đánh phá. -Hướng đánh phá. -Thời điểm đánh phá. -Thủ đoạn đánh phá(QUAN TRỌNG NHẤT): +Trước khi tiến công,địch sử dụng các phương tiện trinh sát để quan sát,xác định mục tiêu. +Trong quá trình tiến công, địch sử dụng các loại phương tiện như máy bay,tên lửa,tàu hạm,… bắn phá với quy mô và cường độ ác liệt từ nhiều hướng, vào nhiều mục tiêu cùng một lúc. Đánh phá ác liệt từng đợt lớn,dồn dập, kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm, có thể kéo dài vài giờ hoặc nhiều giờ,có thể đánh phá trong một vài ngày hoặc nhiều ngày… (SGT tr 125,126) Link về đặc điểm vũ khí công nghệ cao: https://www.facebook.com/ToiYeuQuanDoiNhanDanVietNam/posts/98669966 8010220:0 4.

Phân tích biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. Liên hệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. TL: Các biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao: * Các biện pháp thụ động: - Phòng chống trinh sát của địch + Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu. + Che giấu mục tiêu. + Ngụy trang mục tiêu. + Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch(VD: việc xây dựng các trận địa pháo giả trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954,các trận địa tên lửa giả trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972 đã đánh lừa địch có hiệu quả rất lớn……) - Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn. - Tổ chức,bố trí lực lượng phân tán,có khả năng tác chiến độc lập.(trong biện pháp này,tuy sách giáo trình không đề cập và có thể không nằm trong phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao, nhưng ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện biện pháp này trong chiến tranh là phương châm “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung” của quân dân ta trong chiến dịch Điện

Biên Phủ 1954. Có nghĩa là bố trí lực lượng pháo binh một cách phân tán,bao vây các cứ điểm Điện Biên Phủ, nhưng khi đánh thì các khẩu pháo đồng loạt nhả đạn vào cùng một mục tiêu đã được quan trắc, đo đạc cẩn thận, kết hợp với các biện pháp nghi binh, che giấu trận địa, kết quả là sau chiến dịch, phía ta chỉ thiệt hại một khẩu pháo, trong khi Pháp thiệt hại toàn bộ lực lượng pháo binh bảo vệ cứ điểm, chỉ huy pháo binh Pháp Charles Piroth điện cho tướng Navarre báo tin thua trận và nổ lựu đạn tự sát,trong khi vũ khí pháo binh ta lúc đó lạc hậu hơn vũ khí pháo binh Pháp rất nhiều) (link: http://kienthuc.net.vn/quan-suviet-nam/suc-manh-phao-binh-viet-nam-trong-chien-dich-dien-bien-phu487331.html ) -Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng phòng thủ * Các biện pháp chủ động: - Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch,làm giảm hiệu quả trinh sát: + Tích cực phá hoại hệ thống trinh sát của địch. + Sử dụng tổng hợp nhiều thủ đoạn thực hiện gây nhiễu chế áp lại địch….. + Hạn chế năng lượng bức xạ từ về hướng ăng ten thu trinh sát của địch….. + Dùng hỏa lực hoặc xung lực đánh vào những chỗ hiểm yếu, nhằm phá hủy các đài phát, tiêu diệt nguồn gây nhiễu của địch - Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch. - Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của hệ thống vũ khí công nghệ cao,đánh vào mắt xích then chốt - Cơ động phòng tránh nhanh,đánh trả kịp thời chính xác (SGT tr 127-135,phần này rất dài,do đó mình chỉ cần nêu được các đề mục và tóm tắt các ý chính thôi,chép hết ra thì chắc xin 4 tờ giấy thi cũng không đủ)@@ * Liên hệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta: - Hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra (cây nhiệt đới) và cách công binh ta khắc phục (link: http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Hien-vat-tieubieu/2014/09/3A924246/ ) - Vũ khí thời tiết (sử dụng trong trận Nghi binh Khe Sanh trước Tổng Tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968) và cách khắc phục (link: http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/vu-khi-thoi-tiet-cua-mytrong-chien-tranh-viet-nam-a10045.html ) - Đỉnh cao là trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972,Mỹ đã sử dụng các công nghệ tối tân nhất thời bấy giờ (pháo đài bay B52, công nghệ gây nhiễu điện tử tiên tiến,sử dụng tên lửa Sơn – rai đánh vào các trạm rada của ta,

….) và cách khắc phục của quân đội ta(tên lửa Sam 2 cải tiến, cách bắt sóng rada để tìm B52 trong nhiễu, cách chống tên lửa Sơn – rai, phương pháp bắn 3 điểm, bắn đón nửa góc, các trận không chiến hạ B52 Mỹ của không quân Việt Nam,các chiến sĩ đặc công ta đột nhập sân bay phá hủy B52 của địch.…) (link: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB %8Bch_Linebacker_II#Kh.C3.B4ng_qu.C3.A2n_M.E1.BB.B9 http://vov.vn/xa-hoi/dien-bien-phu-tren-khong-tiet-lo-cach-danh-bai-b52239410.vov ) Xem thêm: http://vtc.vn/nhung-vu-khi-toi-tan-my-su-dung-trong-chientranh-vn.2.331196.htm - Lưu ý: Mỹ KHÔNG sử dụng bom nguyên tử trong Chiến tranh Việt Nam. 5. Nêu khái niệm, vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ,lực lượng dự bị động viên. TL: * Khái niệm dân quân tự vệ: là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương,cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung là cơ quan,tổ chức) gọi là tự vệ. * Vị trí, vai trò của dân quân tự vệ: - Là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong thời bình tại địa phương. - Giai đoạn hiện nay, dân quân tự vệ là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trực tiếp ở từng địa phương; bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở. Đánh giá của Bác Hồ về dân quân tự vệ, vai trò của dân quân tự vệ trong thời chiến và thời bình (SGT tr 139,140) * Khái niệm lực lượng dự bị động viên: Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lựclượng thường trực của quân đội nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố

góp phần quyết định sự thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị. Phương tiện kĩ thuật gồm phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số phương tiện khác. Danh mục phương tiện kĩ thuật do Chính phủ quy định. Quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật trong kế hoạch biên chế cho lực lượng thường trực của quân đội, hông qua các đơn vị dự bị động viên. Trong thời bình, lực lượng dự bị động viên được đăng kí, quản lí, huấn luyện theo chương trình quy định và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. *Vị trí,vai trò của công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên: - Vị trí: giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Vai trò: + Là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực bổ sung, mở rộng lực lượng quân đội khi chuyển đất nước sang trạng thái chiến tranh. + Lực lượng dự bị động viên phối hợp chặt chẽ với dân quân tự vệ, công an… làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu trên các địa bàn trong khu vực phòng thủ, đảm bảo sự vững chắc của thế trận quốc phòng ở địa phương,cơ sở. + Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên là biểu hiện của việc quán triệt quan điểm về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh. + Lực lượng dự bị động viên được xây dựng để bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. + Lực lượng dự bị động viên được xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt cho cả xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và cả trong thực hiện chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. 6. Phân tích nhiệm vụ của dân quân tự vệ. Liên hệ thực tiễn. TL: * Nhiệm vụ của dân quân tự vệ (6 nhiệm vụ) (SGT tr 140,141) * Liên hệ thực tiễn: cái này mọi người lấy ví dụ dựa trên nhiệm vụ của dân quân tự vệ nhé. Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 5 hay lớp 9 có ảnh Tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh phối hợp với bộ đội bắn máy bay Mỹ….. T thấy trong thực tiễn toàn mấy tay dân phòng đi trực đêm với bắt mấy bà bán hàng rong,

có lẽ không nên cho vào để làm xấu bài thi của mình ra….@@) 7. Phân tích quan điểm của Đảng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia. Liên hệ thực tiễn. TL: * Quan điểm của Đảng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia: - Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam (phân tích trong SGT tr 163,164) - Xây dựng biên giới hữu nghị, hòa bình, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. - Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt. * Liên hệ thực tiễn: Các cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta,các hiệp định biên giới kí kết với Lào, Cam – pu – chia, Trung Quốc, chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979 đánh Trung Quốc, chiến tranh Biên giới Tây Nam 1979 đánh Pôn Pốt, Hải chiến Trường Sa năm 1988, tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông hiện nay….. 8. Tại sao chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia là thiêng liêng,bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam? Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là trách nhiệm của ai? Anh/chị phải làm gì để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia TRÊN BIỂN của Việt Nam giai đoạn hiện nay? TL: * Phân tích tại sao chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia là thiêng liêng,bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam(SGT tr 163,164) * Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt. * Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia TRÊN BIỂN của Việt Nam giai đoạn hiện nay: - Phân tích tình hình biển Đông hiện nay: 5 nước tuyên bố chủ quyền quần đảo Trường Sa, âm mưu thâm độc của Trung Quốc (đường lưỡi bò,giàn khoan

Hải Dương 981,yêu sách hoang đường của bọn Tàu về chủ quyền trên biển….) (cái này ngày nào cũng nghe,ví dụ lấy cả trang chưa hết) - Trước tình hình đó, là sinh viên,chúng ta cần phải làm gì? + Nâng cao hiểu biết, hiểu rõ và cảnh giác đối với âm mưu thâm độc của bọn Trung Quốc và bè lũ cơ hội quốc tế. + Tìm hiểu lịch sử về chủ quyền biển đảo,từ đó hiểu được tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo của Tổ quốc để có hành động phù hợp. + Tổ chức, phát động và tham gia tích cực các cuộc thi tìm hiểu về Biển đảo Việt Nam, Luật Biển Việt Nam, Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982,… và các kiến thức quan trọng khác. + Tham gia tích cực các phong trào Vì biển đảo thân yêu của Tổ quốc, Góp đá xây Trường Sa, ….. + Là sinh viên sư phạm, chúng ta cần tìm hiểu và tuyên truyền,giáo dục cho các thế hệ học sinh lòng yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc Việt Nam, kiến thức về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc… + Ra sức học tập, rèn luyện, góp phần công sức vào sự nghiệp phát triển kinh tế, quốc phòng của đất nước…. Đây là phần trách nhiệm của sinh viên nói chung ( không có trong giáo trình của mình):

9. Tại sao các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam? TL: Nêu khái niệm dân tộc, một số vấn đề cơ bản về dân tộc, nêu khái quát các đặc điểm của các dân tộc nước ta hiện nay. Nêu khái niệm tôn giáo,nguồn gốc của tôn giáo,tính chất của tôn giáo,tình hình tôn giáo nước ta hiện nay. � Âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. (phần này giáo trình của mình không đầy đủ, mọi người ai muốn điểm cao thì Google share nhé, nếu mọi người muốn xem sách gốc t sẽ gửi ảnh, trong sách gốc dài quá t không có thời gian đánh nổi@@) 10. Phân tích âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. TL: * Âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam: Vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để chống phá cách mạng,cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xóa vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”. Để thực hiện âm mưu chủ đạo đó,chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm các mục tiêu cụ thể sau (3 mục tiêu)(SGT tr 176) * Thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam rất thâm độc, tinh vi, xảo trá, đê tiện dễ làm cho người ta tin và làm theo. Chúng thường sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”; những vấn đề lịch sử để lại; những đặc điểm văn hóa, tâm lí của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo; những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc, các tôn giáo; những thiếu sót trong thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để chống phá cách mạng Việt Nam (4 thủ đoạn) (SGT tr 177)

* Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc,tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam(phân tích dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam)(SGT tr 177,178)(là sinh viên thì mình chủ yếu vẫn là ra sức học tập, nâng cao hiểu biết,cảnh giác với âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch,tuyên truyền giúp đỡ nhân dân cảnh giác với chúng,…..) Đây là phần phân tích của sách gốc :

11. Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia. Liên hệ thực tiễn ở nước ta hiện nay.

TL: * Mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia: là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hóa, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật. * Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia: - Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia. - Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia. - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. * Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia: - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân. - Đặt dướu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt. - Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng với hoạt động đối ngoại. - Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. * Liên hệ thực tiễn: lấy ví dụ về bảo vệ những nhân vật quan trọng của đất nước, bảo vệ chế độ (thành lập và phát triển các lực lượng vũ trang), bảo vệ các di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh,đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, tiềm lực quốc phòng của đất nước, bảo vệ các tài liệu,hồ sơ mật, bảo vệ các vị trí địa bàn trọng yếu chiến lược của đất nước,…..) 12. Nêu nội dung cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia của nước ta. Phân tích nội dung bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng. Liên hệ trách nhiệm bản ...


Similar Free PDFs