Đề cương môn luật thuế chi tiết các phần PDF

Title Đề cương môn luật thuế chi tiết các phần
Author Văn Thi Nguyễn
Course Companies, Governance, Tax And Insolvency
Institution University of Law
Pages 34
File Size 832.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 302
Total Views 564

Summary

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾTMÔ N :LUẬT THUẾChương I: Lý luận chung về thuế và pháp luật thuế Việt Nam Khái quát chung về thuế Khát quát chung về thuế. a) Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển thuế; Thuế hình thành đồng thời và song song với nhà nước, xã hội nào có nhà nước thì có thuế và ngược lại. Nuôi sốn...


Description

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ N :LUẬT THUẾ Chương I: Lý luận chung về thuế và pháp luật thuế Việt Nam 1. Khái quát chung về thuế 1.1. Khát quát chung về thuế. a) Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển thuế; - Thuế hình thành đồng thời và song song với nhà nước, xã hội nào có nhà nước thì có thuế và ngược lại. - Nuôi sống bộ máy nhà nước. - Các học thuyết về thuế: + Thuyết khế ước xã hội + Thuyết quyền lực Nhà nước b) Khái niệm về thuế: Thuế là khoản nộp bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng pháp luật mà các cá nhân, tổ chức phải nộp vào ngân sách Nhà nước Các khoản nộp không mang tính đối giá và không mang tính hoàn trả trực tiếp ch người nộp thuế c) Đặc điểm của thuế. - Là hiện tượng xã hội - Là phạm trù lịch sử gắn liền với Nhà nước - Do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định - Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế d) Vai trò cùa thuế. - Là nguồn thu chủ yếu và thường xuyên của Ngân sách nhà nước - Là công cụ giúp nhà nước thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội 1.2. Phân loại thuế. 1.2.1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế; - Thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ - Thuế điều tiết vào thu nhập - Thuế điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản do nhà nước quy định 1.2.2. Phân loại theo tính chất cùa thuế. - Thuê gián thu - Thuế trực thu 2. Những vấn đề cơ bán về pháp luật thuế. 2.1. Khái niệm pháp luật thuế. 2.1.1. Khái niệm; Pháp luật thuế là tổng hợp các QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế 2.1.2. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống pháp luật thuế - Công bằng - Hiệu quả - Không đánh trùng thuế - Chính xác, rõ ràng, minh bạch 2.2. Các nội dung cơ bán cấu thành pháp luật thuế. 2.2.1. Những nội dung cơ bản cùa một đạo luật thuế. 2.2.1.1. Tên gọi và hình thức văn bản pháp luật thuế - Hình thức VBPL thuế: luật hoặc pháp lệnh. - Tên gọi: Không phản ánh mục đích sử dụng số tiền thuế mà thường phản ánh đối tượng chịu thuế của sắc thuế hoặc nội dung và tính chất của các hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng. - Việc đặt tên phải ngắn gọn, rõ ràng, đơn nghĩa, chính xác 2.2.1.2. Đối tượng chịu thuế - Khái niệm: là hàng hóa, dịch vụ, tài sản, thu nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà sắc thuế tác động đến. - Lưu ý: • Mỗi một sắc thuế đều có quy định về đối tượng chịu thuế. • Cùng một đối tượng (hàng hóa, thu nhập, tài sản…) có thể đồng thời là đối tượng chịu thuế của nhiều sắc thuế khác nhau. 2.2.1.3. Người nộp thuế

- ĐTNT là người có nghĩa vụ nộp thuế do có hành vi tác động lên ĐTCT - NNT là các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cho NN (do tác động lên ĐTCT hoặc nộp thay ĐTNT). - Lưu ý: ✔ ĐTNT/NNT của mỗi sắc thuế được quy định cụ thể tại từng sắc thuế. ✔ ĐTNT/NNT là các tổ chức, cá nhân và có thể đồng thời là ĐTNT/NNT của hai hoặc nhiều loại thuế khác nhau. 2.2.1.4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế - Là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập có các điều kiện, đặc tính tương tự như đối tượng chịu thuế nhưng không chịu tác động của sắc thuế đó. 2.2.1.5. Căn cứ tính thuế - Là tập hợp các QPPL quy định cách thức xác định số tiền thuế cụ thể mà đối tượng nộp thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. - PL thuế sử dụng 2 căn cứ cơ bản để tính thuế: ▪ Cơ sở tính thuế; ▪ Thuế suất 2.2.1.5.1. Thuế suất ❖ Khái niệm: Là một con số ấn định để tính một số tiền trích ra từ căn cứ tính thuế, thường được tính bằng tỉ lệ phần trăm, trong một số trường hợp nó là một con số tuyệt đối nhất định bằng tiền đối với từng loại vật chịu thuế. ❖ Cơ sở ban hành: ⮚ Cơ sở kinh tế - xã hội ⮚ Nguồn thu ngân sách ⮚ Các tác động đến mức sống dân cư ⮚ Các cam kết, Hiệp định song phương và đa phương về thương mại, hải quan, thuế Phân loại: TS tuyệt đối và TS tỷ lệ TS tỷ lệ: TS tỷ lệ lũy tiến và TS tỷ lệ cố định TS tỷ lệ lũy tiến: Toàn bộ và từng phần 2.2.1.6. Chế độ đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán - Đăng ký thuế: là việc đối tượng nộp thuế thông báo với cơ quan thuế biết được đối tượng nộp thuế đang tiến hành những hoạt động, thực hiện những hành vi chịu thuế. - Khai thuế : là việc đối tượng nộp thuế thông báo cho cơ quan thuế biết về thực tế hoạt động của đối tượng nộp thuế và số tiền thuế phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (còn được gọi là kỳ tính thuế). - Nộp thuế: là việc ĐTNT thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước. - Quyết toán thuế: là việc ĐTNT xác định lại với cơ quan thuế chính xác số thuế mà ĐTNT có nghĩa vụ phải nộp vào NSNN trong một khoảng thời gian nhất định (thường là kết thúc năm tài chính). Các trường hợp xảy ra khi quyết toán: ▪ Tiền thuế tạm nộp > Nghĩa vụ nộp: được hoàn thuế. ▪ Tiền thuế tạm nộp < Nghĩa vụ nộp: nộp phần còn thiếu vào NSNN ▪ Tiền thuế tạm nộp = Nghĩa vụ nộp: thực hiện quyết toán sổ sách theo đúng quy định. 2.2.1.7. Chế độ truy thu, hoàn thuế - Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. - Hoàn thuế: là việc cơ quan thuế hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế mà các tổ chức, cá nhân (không dùng từ đối tượng nộp thuế) đã nộp trước đó do các tổ chức cá nhân đã thực hiện vượt quá nghĩa vụ nộp thuế của họ 2.2.1.8. Chế độ miễn giảm thuế - Là sự ưu đãi hoặc chia sẻ của Nhà nước dành cho đối tượng nộp thuế khi thỏa mãn những điều kiện mà đạo luật thuế quy định. 2.2.1.9. Chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm - Pháp luật thuế có những điều khoản qui định chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng. Mục đích của các qui định này nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm minh của các qui định pháp luật thuế. - Vi phạm pháp luật về thuế có thể được xử lý ở hai cấp độ: cấp độ hành chính và cấp độ hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ 2.3. Quan hệ pháp luật thuê. a) Khái niệm quan hệ pháp luật thuế;

- Quan hệ pháp luật thuế là các QHXH phát sinh trong hoạt động thu, nộp thuế giữa các cá nhân, tổ chức (chủ thể nộp thuế) và NN (chủ thể thu thuế) được điều chỉnh bởi các QPPL thuế. - Quan hệ pháp luật thuế vừa là một quan hệ tài chính, vừa mang tính chất của một quan hệ pháp luật hành chính b) Các chu thê tham gia vào quan hộ pháp luật thuế;  Người nộp thuế  Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;  Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;  Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế. (K1 Đ2 Luật QLT 2019)  Cơ quan quản lý thuế  ✔ Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;  ✔ Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.  ✔ Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.  ✔ Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. c) Nội dung cua quan hệ pháp luật thuế.

Chương II: Pháp luật thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ 1. Giới thiệu chung về pháp luật thuế hàng hỏa. dịch vụ. 1.1. Khái niệm. - Thuế thu vào HH – DV: thuế gián thu, đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông hợp pháp trên thị trường - Thuế thu vào HH – DV gồm: thuế XK – NK, thuế TTĐB, thuế GTGT 1.2. Đặc điểm chung. a) Là loại thuế gián thu. b) Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ c) Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ là giá chưa có thuế 1.3. Vai trò cùa loại thuế. a) Điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh HH - DV và định hướng tiêu dùng b) Điều tiết giá cả HH - DV, góp phần kiểm soát lạm phát/thiểu phát c) Bảo vệ sản xuất trong nước 2. Nội dung cơ ban cua pháp luật thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ. 2.1. Pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 2.1.1. Khái niệm; Khái niệm: là thuế thu vào hành vi XK - NK các loại hàng hóa được phép XK - NK qua biên giới Việt Nam 2.1.2. Đặc điểm - Đối tượng chịu thuế: là hàng hóa được phép XK - NK qua biên giới Việt Nam - Thu vào hành vi XK - NK hàng hóa - Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân có hành vi XK – NK hàng hóa qua biên giới. 2.1.3. Vai trò - Bảo vệ và phát triển nền sản xuất trong nước - Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kiểm soát, điều tiết hoạt động XK - NK hàng hóa, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế - Công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước 2.1.4. Đối tượng chịu thuế; • Hàng hóa XK – NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. • Hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu PTQ, NK từ khu PTQ vào thị trường trong nước. • Hàng hóa XK – NK tại chỗ và hàng hóa XK – NK của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Cụ thể tại Điều 2 Luật thuế XK-NK 2016: 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhâ p, khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. 2.1.5. Đối tượng nộp thuế; • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. • Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. • Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, • Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật. • Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 3 Luật thuế XK-NK 2016: 1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế; c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế; d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp; e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. 5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luât., 6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luâ t,. 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2.1.6. Nhừng trường hợp không chịu thuế; Khoản 4 Điều 2 Luật thuế XK-NK: 4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại; c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu. 2.1.7. Căn cứ và phương pháp tính thuế; - Căn cứ tính thuế:

 Căn cứ tính thuế trong trường hợp sử dụng thuế suất tỷ lệ a) Số lượng HH • Là số lượng từng mặt hàng thực tế XK - NK ghi trong Tờ khai hải quan; • Tự kê khai • Kiểm tra bằng phương pháp kiểm hóa Chế độ miền giam;

b) Giá tính thuế CSPL: Điều VII GATT 1994, Hiệp định về Xác định trị giá tính thuế HQ, NĐ 08/2015 NĐ-CP • Hàng XK: trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (FOB- Free on board, DAF - Delivered At Frontier) • Hàng NK: trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF- Cost, Insurance, Freight). c) Thuế suất ❖Hàng XK: Bộ trưởng BTC ban hành, thông thường 0%. ❖Hàng NK: -Thuế suất ưu đãi đặc biệt - Thuế suất ưu đãi - Thuế suất thông thường: 150% TS ưu đãi  Căn cứ tính thuế trong trường hợp sử dụng thuế suất cố định tuyệt đối a) SL từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan; b) Mức thuế tuyệt đối / 01 đơn vị hàng hoá.  Thuế NK bổ sung Bao gồm: 1. ⮚Thuế chống trợ cấp 2. ⮚Thuế chống bán phá giá 3. ⮚Thuế tự vệ CSPL: Luật thuế XK-NK 2016, Luật quản lý ngoại thương 2.1.8. Chế độ miễn, giảm thuế XK-NK 2.1.8.1. Trường hợp miễn thuế ( Điều 16 Luật thuế XN-NK 2016) 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế. 2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì Mục đích nhân đạo, từ thiện. 3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế. 4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu. 6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu. Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế. 7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. 8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm: a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoă c, các sự kiên, khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam; c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhâ p, , tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một Khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất. 10. Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ. 11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án; c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. 12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại Khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. 15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất; b) Linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí; c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được.

16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với: a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho viê c, đóng tàu; c) Tàu biển xuất khẩu. 17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, ...


Similar Free PDFs