[ĐỖ DIỆU LINH][K 46 312010 24177 ][LUẬT HÌNH SỰ] PDF

Title [ĐỖ DIỆU LINH][K 46 312010 24177 ][LUẬT HÌNH SỰ]
Course Luat hinh su
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 301.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 128
Total Views 227

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH TẾ LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCKHOA LUẬTTIỂU LUẬNBỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰHỌ VÀ TÊN: ĐỖ DIỆU LINHTP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2021PHÂN BIỆT TỘI GIẾT NGƯỜI Ở GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CHƯA ĐẠTVỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (§.123 - §.134)Tên tác giả: Đỗ Diệu Linh MSSV: 31 201024177 Mã học...


Description

1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ HỌ VÀ TÊN: ĐỖ DIỆU LINH

TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2021

2

PHÂN BIỆT TỘI GIẾT NGƯỜI Ở GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT VỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (§.123 - §.134) Tên tác giả: Đỗ Diệu Linh MSSV: 31201024177 Mã học phần: 21C1LAW51107401 Địa chỉ email: linhdo.31201024177 @st.ueh.edu.vn

Tóm tắt: Trong nhiều năm qua, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự để định tội đã được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Tuy nhiên tranh chấp trong việc định tội vẫn thường xảy ra, trong đó loại án “Giết người” và “Cố ý gây thương tích” đang xảy ra khá nhiều với phương thức phạm tội rất khác nhau. Sự nhầm lẫn giữa “Tội giết người” với “Tội cố ý gây thương tích” sẽ gây nhiều hệ lụy lớn: đánh giá sai về mức độ, tính chất, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia tố tụng, áp dụng hình phạt không tương xứng với hậu quả.1 Nội dung: A. LÝ THUYẾT “Tội giết người” và “Tội cố ý gây thương tích” hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác được quy định tại Điều 123 và Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015. Để định tội đúng, cần phải dựa trên các căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội với các tội phạm này, trong đó cần đặc biệt chú ý, xem xét các hành vi phạm các tội này trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản hay bốn yếu tố cấu thành tội phạm.

1 ThS. Đoàn Tr ngọChinh và ThS. Lê Th Minh ị Th (2019) ư Vấấn đêề đ nhị t i ộđốấi v ới t ội giêất người theo quy định của Bộ luậ t Hình sự hiện hành, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/van-de-dinh-toi-doi-voi-toi-giet-nguoi-theoquy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su-hien-hanh-phan-1-63512.htm (cậ p nhậ t ngày 28/06/2019)

3

1. Tội giết người (Điều 123) 1.1. Khái niệm Giết người là hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước đoạt tính mạng của người khác. Tội phạm được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự. Điều luật chỉ quy định giết người mà không quy định cố ý giết người, vì từ "giết" đã bao hàm cả sự cố ý. 2Do đó, nếu có trường hợp nào tước đoạt tính mạng người khác không phải do cố ý thì không phải là giết người. 1.2. Các dấu hiệu cơ bản của Tội giết người 1.2.1. Về phía người phạm tội a) Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm cả hành động và không hành động Hành vi giết người được thực hiện dưới các hình thức sau: -

Hành động: dùng dao đâm, dùng gậy đánh, dùng súng bắn,…nhằm cố ý tước đoạt mạng sống của người khác.

-

Không hành động: không thực hiện một nghĩa vụ nào đó dẫn đến cái chết của người khác. Ví dụ: một bác sĩ không thực hiện nghĩa vụ chữa trị của mình làm cho bệnh nhân tử vong. b) Hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi trái pháp luật.

Các hành vi trái pháp luật là việc thực hiện những điều không đúng theo quy định của pháp luật, nghĩa là làm những điều luật cấm và không làm những việc luật yêu cầu. Vậy trong thực tế, có những trường hợp mà việc tước đoạt tính mạng người khác có sự cho phép của luật pháp, có thể kể đến như: trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc thi hành một mệnh lệnh hợp pháp của Nhà nước.

2 Đốỗ Đ ức Hốềng Hà và Ngố Duy Thi (2018), Bình lu ận t ội giêất người theo BLHS năm 2015, https://kiemsat.vn/binh-luan-toi-giet-nguoi-theo-blhs-nam-2015-50490.html (cậ p nhậ t ngày 16/08/2018)

4

Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả giết người, tức là bắt buộc phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Mối quan hệ nhân quả này được trình bày như sau: -

Hành vi phải diễn ra trước hậu quả về mặt thời gian. Ví dụ: tấn công tử thi và đã biết trước người đó không còn sống thì hành vi đó không tính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người và giữa hành vi và hậu quả không có mối quan hệ nhân quả vì hậu quả chết người đã xảy ra trước hành vi.

-

Hành vi trái pháp luật phải chứa khả năng, nguy cơ gây ra hậu quả chết người. Ví dụ: Hùng đánh Hưng bị thương, mọi người đưa Hưng đến bệnh viện; bác sĩ chẩn đoán sai dẫn đến phương pháp chữa trị sai, tiêm nhầm thuốc, Hưng chết. Kết quả khám nghiệm cho thấy Hưng chết vì sốc thuốc. Ta thấy ở đây, Hùng đã có hành vi trái pháp luật là tấn công Hưng và xuất hiện hậu quả là Hưng chết nhưng Hùng không phạm tội giết người vì giữa hành vi của Hùng và hậu quả không có mối quan hệ nhân quả, nghĩa là hành vi của Hùng không chứa đựng khả năng gây ra chết người. Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi trái pháp luật có nguy cơ gây ra tử vong cho nạn nhân đã được thực hiện nhưng do các lý do khách quan mà hậu quả chết người không xảy ra thì người thực hiện hành vi đó vẫn bị khép vào tội giết người nhưng ở giai đoạn tội phạm chưa đạt.

-

Một hậu quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (hoặc hành vi) gây ra. Trong trường hợp này cần phải phân biệt nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. Ví dụ: A bị đánh hội đồng, kết quả A chết. Kết luận: A chết do đòn tập thể, tuy nhiên một trong số đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của nạn nhân, còn lại là nguyên nhân thứ yếu.

-

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ: An cho Bình mượn dao để chặt dừa, Bình dùng dao chém nhiều nhát khiến

5

Cường tử vong. Ở đây, việc An cho Bình mượn dao là nguyên nhân gián tiếp, Bình chém Cường là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Cường. c) Hành vi được thực hiện do cố ý Cố ý giết người là trường hợp người phạm tội có nhận thức rõ hành vi của mình chắc chắn hoặc có thể gây ra hậu quả chết người cho người khác và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Sự hình thành ý thức của người có hành vi giết người được biểu hiện khác nhau: -

Dạng 01: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi sẽ gây hậu quả chết người và mong muốn nó xảy ra. Dạng này biểu hiện rất rõ nét, ví dụ là: chuẩn bị công cụ, phương tiện giết người,…

-

Dạng 02: Người phạm tội nhận thức được hành vi có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác tuy không chắc chắn nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

-

Dạng 03: Người phạm tội nhận thức hành vi của mình có thể gây tử vong cho người khác, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Nói cho cùng, mục đích chung của người phạm tội này là chấm dứt sự sống của một hay nhiều người khác. Để xác định được mức độ nguy hiểm, áp dụng khung hình phạt xứng đáng với hành vi đã gây ra, ta có thể xét thêm các yếu tố như: động cơ, địa điểm, thủ đoạn thực hiện,… 1.2.2. Về phía nạn nhân Tội giết người là tội phạm xâm phạm đến tính mạng của con người, vì vậy nạn nhân của tội giết người phải là người còn sống. Đối với trường hợp, bào thai dù ở tháng thứ mấy nhưng chưa được sinh ra thì cũng không tính là người sống vì vậy phá thai không tính là giết người và do đó việc giết phụ nữ có thai cũng không tính là giết nhiều người.

6

Tuy nhiên, nếu có sự sai lầm về đối tượng, thực hiện hành vi đâm, chém,… tử thi vì nhầm lẫn với người sống cùng ý thức giết thì người đó vẫn phạm tội giết người. 2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134) 2.1. Khái niệm “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. 2.2. Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm 2.2.1. Về phía người phạm tội Xét mặt hình thức, hành vi của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác về cơ bản là tương tự với tội giết người, tuy nhiên, có tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn do trong ý thức của người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe chứ không có ý định giết người. 2.2.2. Về phía nạn nhân Theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, người bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3Căn cứ để xác định tỉ lệ thương tật là kết luận của cơ quan chuyên môn và bản quy định tiêu chuẩn thương tật ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

3 Điêều 134 BLHS 2015 (sửa đổ i, bổ sung năm 2017)

7

3. Định tội đối với “Tội giết người” và “Tội cố ý gây thương tích” trên cơ sở 04 yếu tố cấu thành Phân tích 04 yếu tố cấu thành của Tội giết người và Tội cố ý gây thương tích, thì về khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của hai tội như sau: 3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm Hành vi phạm tội “Giết người” theo Điều 123 xâm phạm đến khách thể trực tiếp đó là tính mạng hay quyền sống của con người, còn tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người. Tuy nhiên, để định tội đúng, khi nghiên cứu khách thể của các tội phạm này cần chú ý kết hợp nhận xét các dấu hiệu khác. Chẳng hạn như các trường hợp: - Một hành vi phạm tội xâm phạm nhiều khách thể, trong đó có khách thể của tội giết người và tội cố ý gây thương tích. Ví dụ như Tội cướp tài sản (Điều 168), Tội hiếp dâm (Điều 141). Do chủ thể có thể thực hiện tội phạm bằng vũ lực nên có thể gây ra thương tích hoặc gây chết người. Vì vậy, việc định một tội cướp tài sản hoặc hiếp dâm hay định hai tội giết người (hoặc cố ý gây thương tích) và cướp tài sản (hoặc hiếp dâm) còn phải dựa trên nhiều yếu tố khác. - Cùng hành vi giết người hoặc cố ý gây thương tích nhưng tùy từng trường hợp có thể định tội khác nhau. Với hành vi giết người có thể định tội giết người (Điều 123), tội giết con mới đẻ (Điều 124), tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125), tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126). Tương tự, cùng hành vi cố ý gây thương tích nhưng có thể định tội cố ý gây thương tích (Điều 134), tội cố ý gây thương tích trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135), tội cố ý gây thương tích vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136)...

8

3.2. Dấu hiệu về mặt khách quan - Về dấu hiệu hành vi Các tội phạm này có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác (Tội giết người) hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại trái pháp luật cho sức khỏe của người khác (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác). Vì vậy, các trường hợp tước đoạt tính mạng hoặc gây thương tích mà đúng pháp luật hoặc của chính bản thân mình thì không phạm tội giết người hoặc cố ý gây thương tích mà có thể phạm tội khác nếu nhằm mục đích khác trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu chủ thể thực hiện hành vi của các tội phạm này nhưng có sự đồng ý hoặc yêu cầu của nạn nhân thì không ảnh hưởng đến việc định tội.4 Hành vi của tội giết người có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Trong trường hợp hành vi thực hiện bằng hình thức không hành động cần chú ý phân biệt với các trường hợp như: Trường hợp cấu thành Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132) hoặc là tình tiết tăng nặng định khung của Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ (điểm ckhoản 2 Điều 260)...Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt nếu mong muốn nạn nhân chết, thì cần định tội giết người (Điều 123). Cũng như hành vi của “Tội giết người”, hành vi của “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” có thế thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hoặc cơ thể của người khác. - Về dấu hiệu hậu quả Các tội quy định tại Điều 134 đều xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người. Tuy nhiên, do có những hành vi không gây ra thương tích mà chỉ gây tổn hại sức khỏe, vì vậy Điều 134 phân biệt hai tội: Tội cố ý 4 Đinh Văn Quêấ (2019), Th cựtr ng ạ t iộgiêất ng ười và t ội cốấ ý gấy thươ ng tch hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác ở tỉnh Quảng Ngãi

9

gây thương tích và tội cố ý gây tổn hại sức khỏe của người khác, dù tội nào thì việc xác định mức độ thiệt hại sức khỏe là bắt buộc, chỉ khi gây thiệt hại về sức khỏe cho nạn nhân với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 mới cấu thành tội phạm theo Điều 134 Bộ luật Hình sự. Đối với tội giết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc. Vì vậy, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tùy từng trường hợp mà định tội giết người (trường hợp phạm tội chưa đạt); tội cố ý gây thương tích hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Hậu quả chết người, thương tích hay tổn hại sức khỏe cho người khác có thể do nhiều nguyên nhân gây ra (trường hợp nhiều người cùng phạm tội; nạn nhân sắp chết vì nguyên nhân không phải do người phạm tội gây ra...), trong mọi trường hợp cần xác định giữa hành vi mà chủ thể thực hiện với hậu quả chết người hoặc thương tích... cho nạn nhân đã xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả. 3.3. Dấu hiệu chủ thể Các tội phạm giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật quy định. Vì vậy, cần xác định chính xác tuổi của người phạm tội để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự được đúng đắn, nhất là đối với những tội phạm quy định tại Điều 134, đây là những tội phạm được phân hóa thành nhiều loại tội phạm khác nhau, từ tội phạm ít nguy hiểm đến tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Trong một số cấu thành tội phạm tăng nặng, chủ thể của các tội phạm này có đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt, chẳng hạn như điểm k khoản 1 Điều 123: "giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp", người phạm tội phải là người có nghề nghiệp và đã lợi dụng nghề nghiệp để giết người, hoặc Điều 134 tội cố ý gây

10

thương tích đã có quy định người phạm tội là người "tái phạm nguy hiểm" (điểm n khoản 1 Điều 134)... 3.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan Tội phạm là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan, vì vậy khi nghiên cứu định tội cho các tội giết người, cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải xác định mặt chủ quan của từng tội thông qua việc xác định mặt khách quan của các tội phạm này. Các tội phạm nghiên cứu ở đây đều có lỗi cố ý, vì vậy không đòi hỏi phải xác định rõ hình thức lỗi cố ý nào mới định tội, dù là lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp thì vẫn định tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích... Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phải xác định rõ hình thức lỗi mới định tội chính xác, như trường hợp có sự tranh chấp giữa lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin đòi hòi phải xác định chính xác lỗi cố ý gián tiếp mới có thể định tội giết người hoặc trường hợp lỗi trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (khoản 4, 5 Điều 134) cần xác định đúng để tránh nhầm lẫn với tội giết người. 4. Phân biệt “Tội giết người trong trường hợp phạm tội chưa đạt” và “Tội cố ý gây thương tích” dẫn đến hậu quả chết người theo BLHS 2015 * Căn cứ vào các dấu hiệu khách quan để phân biệt Dấu hiệu khách quan nghĩa là các dấu hiệu thể hiện ở bên ngoài mà ta có thể quan sát được, ví dụ: phương tiện, vũ khí, mức độ tấn công, vị trí tấn công,… Đối với các hành vi thể hiện rõ ý định muốn mang đến hậu quả chết người cho người khác được thể hiện qua việc sử dụng vũ khí có tính sát thương cao, tấn công vào các vị trí như đầu, cổ,… thì dù hậu quả chưa xảy ra do các lý do khách quan mà không có trong tính toán của người phạm tội thì người đó vẫn bị buộc tội giết người . Ví dụ: Một người có hành vi dùng dao để chém vào tay một người khác. Ở đây, ta thấy tuy dùng vũ khí có tính sát thương cao là dao

11

để tấn công người khác, nhưng vị trí tay có khả năng gây tử vong thấp nên người này chỉ chịu TNHS tội “Cố ý gây thương tích”. * Căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan để phân biệt Như đã nêu ở phần lý thuyết, lỗi của “Tội giết người” có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Nhằm phân biệt hai tội danh “Tội giết người trong trường hợp phạm tội chưa đạt” và “Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người”, ta chỉ xét trong trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra: + Nếu hậu quả chưa xảy ra mà người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp  Giết người chưa đạt. + Nếu hậu quả chưa xảy ra mà người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp  Cố ý gây thương tích. Như vậy, về lý luận “Tội giết người phạm tội chưa đạt” chỉ có trong trường hợp với lỗi cố ý trực tiếp. Vì ý chí chủ quan là những thứ ta không thể thấy được do đó sẽ có những trường hợp không xác định người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích gì, thì sẽ xét đến các yếu tố khách quan. Nếu hành vi được thực hiện với những phương tiện có sức sát thương cao như: dùng mã tấu, súng,… vào những vị trí trọng yếu của con người thì người thực hiện hành vi đó vẫn phải chịu TNHS “Tội giết người”, không phải “ Tội cố ý gây thương tích” vì trong trường hợp này người phạm tội buộc phải ý thức được hành vi của mình có thể và chắc chắn gây ra cái chết cho người khác. Trong “Tội cố ý gây thương tích” thì lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, người phạm tội có thể mong muốn cho hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, nhưng cũng có thể không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Từ phân tích trên có thể kết luận, việc xác định được lỗi và mục đích của người phạm tội là một căn cứ quan trọng để phân biệt hai tội danh này.

12

B. TÌNH HUỐNG VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Tóm tắt tình huống: Khoảng 22g30 ngày 8/5/2020, Nguyễn Công H, Nguyễn Duy H ngồi chơi ở quán nước nhà bà N.T. P trên địa bàn xã T.H, huyện T.O, thành phố H.N.Giữa Công H và Duy H đã xảy ra mâu thuẫn và Duy H đánh Công H. Vì cay cú bởi hành vi của Duy H, Công H đã về nhà lấy dao đi tìm Duy H để đánh cho chừa thói ngông cuồng. Khi đi đến đầu đường, Công H tìm thấy Duy H và đã có hành vi tấn công Duy H. Công H chém một nhát, Duy H đã phản kháng khiến vết chém lệch vào vùng thái dương. Nhận thấy tình huống nguy hiểm, người dân đã lao đến ngăn cản, tước đoạt vũ khí của Công H. Sau đó, Công H về nhà, Duy H được người dân đưa đến bệnh viện và giám định thương tật lên đến 35%.5 Sơ đồ tóm tắt vụ án: Công H và Duy H phát sinh mâu thuẫn

ẩu đả giữa hai bên

Công H về nhà lấy dao để tấn công Duy H vào vùng thái dương bệnh viện

Duy H bị tấn công

Người dân can ngăn Công H và đưa Duy H đến

Duy H không chết và được giám định với tỷ lệ thương tật

35%. Thảo luận và phân tích tình huống: Quan điểm thứ nhất: Công H phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp ở giai đoạn chưa đạt. Vì không chỉ Công H đã cố ý sử dụng vũ khí có sức sát thương cao, có thể dẫn đến chết người là dao mà còn tấn công nhắm vào những vùng trọng yếu của nạn nhân (vùng thái dương). Hậu quả chết người chưa xảy ra là vì lý do khách quan: người dân xung quanh ngăn can Công H và đưa Duy H đi cấp cứu kịp thời, chứ không phải là do ý thức chủ quan của Công H muốn 5 B ản án hình s ựs ơth ẩm sốấ 09/2021/HS-ST TAND TP Hà Nội

13

dừng lại hành vi của mình. Do đó, suy đoán Công H phải bị buộc tội “Giết người” Quan điểm thứ hai: Vì theo các tình tiết được ghi nhận trong bản án, đòn tấn công của Công H đã bị tác động bởi sự phản kháng của nạn nhân do đó không thể xác định được liệu rằng hành vi của Công H có cố ý nhắm đến mục đích giết nạn nhân hay không, hơn hết hậu quả chết người chưa xảy ra. Kết luận, Công H không phạm tội “Giết người trong trường hợp chưa đạt” mà “Cố ý gây thương tích”.6 Theo quan điểm riêng của tác giả, Công H chỉ phạm tội “Cố ý gây thương tích” xét theo những yếu tố sau: Về hành vi khách quan: Tuy có sử dụng vũ khí tấn công có sức sát thương cao là dao nhưng tương tự quan điểm hai, do có sự can thiệp của nạn nhân nên vị trí tấn công có thể bị lệch không thể kết luận mục đích của Công H là giết người hay không. Bên cạnh đó, dựa vào tình tiết “chém một nhát” cho ta thấy Công H chỉ tấn công một lần duy nhất, không thể hiện quyết tâm tước đoạt mạng sống của nạn nhân. Đồng thời, yếu tố vị trí tấn công vào vùng trọng yếu cũng không phải yếu tố định tội chỉ dành cho “Tội giết người” mà ở “Tội cố ý gây thương tích” cũng có thể chứa yếu tố này. Về cường độ tấn côn...


Similar Free PDFs