312010 25595.Phan Bảo Uyên PDF

Title 312010 25595.Phan Bảo Uyên
Author UYÊN PHAN BẢO
Course Quản trị chất lượng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 323.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 10
Total Views 195

Summary

Download 312010 25595.Phan Bảo Uyên PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TR Ị 

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Đề tài: Phân tích nguyên tắc “Định hướng vào khách hàng” trong thực hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hoàng Kiệt Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

: Phan Bảo Uyên : 31201025595

TP.HCM, tháng 4 năm 2022 1

MỤC LỤC I. Tổng quan:…………………………………………………………………………………….…3 1. Lí do chọn đề tài:………………………………………………………………………………...3 2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu:……………………………………………………………..3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……………………………………………………………….3 II. Nội dung:………………………………………………………………………..………..….….3 1. Ý nghĩa của việc tổ chức “Định hướng vào khách hàng” ở các doanh nghiệp, tổ chức:…….…4 2. Những cách thức mà doanh nghiệp nên làm để thực hiện nguyên tắc này:……………………..7 III. Mô hình định hướng vào khách hàng của ngành ô tô kinh doanh tại Việt Nam:………………9 1. Vinfast:……………………………………………………………..……………………………9 2. Lexus – Toyota:……...…………...…………………………….……………………………....11 IV. Kết luận:………………………………………………………………………………………13

2

I. TỔNG QUAN 1. Lý do chọn đề tài Trong số 7 nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO:9000, nguyên tắc số một “Định hướng vào khách hàng” là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất của tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Nguyên tắc này phản ánh hoàn toàn đúng tầm quan trọng của việc phát triển bền vững của một tổ chức/ doanh nghiệp. Có thể nói, mức độ thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ của khách hàng. Chính vì thế đề tài “Định hướng vào khách hàng” trong quản trị chất lượng không chỉ là một vấn đề ở trong quá khứ và hiện tại mà các doanh nghiệp hay các tổ chức trên thế giới đã và đang làm được và nó còn là một xu hướng phát triển cho tất cả mọi doanh nghiệp, tổ chức trong tương lai. 2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nguyên tắc định hướng vào khách hàng, vấn đề là nó quan trọng như thế nào với một doanh nghiệp hay một tổ chức là một vấn đề chúng ta cần làm rõ. Và những ý nghĩa và lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp có thật sự là lớn và nhiều hơn những giá trị khác mà doanh nghiệp có thể tập trung. Hơn nữa, nhiệm vụ của bài nghiên cứu này sẽ nêu rõ được lý do mà nó đang là xu hướng phát triển bền vững qua mọi thời đại mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đang hướng đến. Ngoài ra, để cụ thể hóa vấn đề hơn, chúng ta sẽ đi vào ngành hàng Ôtô kinh doanh tại Việt Nam để có thể thấy rõ hơn được những đóng góp của nguyên tắc này vào sự phát triển chung của doanh nghiệp và rộng hơn nữa là xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ISO 9000 là một trong những nguyên tắc hàng đầu mà phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới đã và đang áp dụng. Đối tượng nghiên cứu và phạm vu nghiên cứu của chúng ta các doanh nghiệp trong và ngoài nước có áp dụng nguyên tắc “Định hướng vào vào khách hàng”.

II.

NỘI DUNG

3

Định hướng vào khách hàng là là nguyên tắc lấy khách hàng là trung tâm cho mọi hoạt động từ phát triển sản phẩm đến các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của một doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó. Tổ chức phụ thuộc vào khách hàng, vì vậy tổ chức phải hiểu nhu cầu khách hàng trong hiện tại và tương lai, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phấn đấu để vượt quá mong đợi của khách hàng. •

Phân tích nguyên tắc định hướng vào khách hàng

Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng và vì thế nên họ phải hiểu được nhu cầu trước mắt và trong dài hạn, phải thỏa mãn được nhu cầu đó và cố gắng vượt mức kì vọng của khách hàng. Việc phải luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm đến với mọi khách hàng và giải quyết được nhu cầu của khách hàng là những vấn đề mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt. Ngoài ra, quản lý chất lượng là quản lý chất lượng của toàn bộ, các giai đoạn sản xuất từ lúc nó là ý tưởng trong đầu đến lúc tới tay khách hàng. Mọi công đoạn đầu phải được chau chuốt mọi cách kỹ lưỡng. Từ giai đoạn phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing, tiếp thị, bán hàng. Chất lượng là tạo ra giá trị cho những khách hàng của mình và cũng do họ đánh giá. Theo Nguyên Lê Thúy (Tăng cường thực hiện chiến lược 2030 tại Việt Nam,2017) có đề cập đến “định hướng khách hàng” là một trong những mục tiêu phát triển bền vững mà toàn cầu muốn hướng đến. Có thể khẳng định, nguyên tắc này sẽ vẫn là điều cần thiết ở quá khứ, hiện tại và còn phản ánh cả xu hướng trong tương lai. Không chỉ là về phía doanh nghiệp mà ở đây để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, còn có sự ủng hộ của các cấp chính quyền cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Năm 2017, Chính Phủ Việt Nam và Liên hợp quốc đã xây dựng chiến lược chung và có những chính sách nhằm hỗ trợ những mục tiêu phát triển bền vững. 1. Ý nghĩa của việc tổ chức “Định hướng vào khách hàng” ở các doanh nghiệp, tổ chức •

Tăng doanh thu và thị phần nhờ đáp ứng một cách nhanh chóng, linh hoạt đối với những cơ hội của thị trường Quản trị chất lượng và cải tiến chất lượng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức tập trung vào khách hàng và giải quyết nhu cầu cốt lõi của khách hàng một cách tốt hơn. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào những khách hàng, khi giải quyết được những vấn đề cốt lõi của khách hàng sẽ có được lợi ích và lòng tin từ họ. Đầu tiên có thể 4

kể đến tác động của việc lấy khách hàng làm trung tâm là việc họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn khi được có được trải nghiệm hài lòng. Khi mà sản phẩm của doanh nghiệp đủ tốt và đáp ứng được các nhu cầu cốt lõi của con người thì họ sẽ không ngần ngại chi trả cho dù giá cả có cao hơn. Từng tháp nhu cầu của Maslow đã đề cập, hiện nay nhu cầu của con người là vô tận, nó không chỉ là những nhu cầu cơ bản như ở đấy tháp nữa. Đời sống con người ngày càng tăng thì nhu cầu cũng tỉ lệ thuận với nó, bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng được những nhu cầu của họ như là yếu tố lý tính (chức năng của sản phẩm) hay cảm tính (giá trị mà sản phẩm đó mang lại) thì rất dễ để chinh phục túi tiền của khách hàng. •

Tăng hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Bằng cách tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp qua những đánh giá, tình cảm của khách hàng. Thông qua quá trình phát triển và chinh phục khách hàng, tổ chức phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để khách hàng có thể thỏa mãn. Phải thừa nhận một điều rằng, để có một giá trị thương hiệu cao, nó là cả một quá trình trong việc xây dựng thương hiệu và chinh phục khách hàng để thương hiệu đó có được niềm tin của khách hàng. Có những doanh nghiệp phải mất cả trăm năm để có thể xây dựng được chỗ đứng của thương hiệu trong tâm trí khách hàng như là Toyota. Một thương hiệu có giá trị mạnh là một thương hiệu mà làm cho khách hàng có thể bỏ qua mọi suy nghĩ lý tính về tính chất và chức năng sản phẩm nhưng vẫn bỏ tiền ra mua hàng. Ví dụ sản phẩm này có những chức năng mà mình không thật sự cần hay không bằng được sản phẩm của một doanh nghiệp khác nhưng vì mình thích thương hiệu (doanh nghiệp) nên mình vẫn bỏ tiền ra mua. Nhưng đây là một ví dụ đi ngược lại với các nguyên tắc trong quản lý chất lượng, vì không đảm bảo được chất lượng của sản phẩm tốt nhất. Cho nên, những doanh nghiệp chỉ dựa vào sức mạnh của thương hiệu như trên sẽ không phát triển bền vững được đề cao giá trị của doanh nghiệp mà quên đi định hướng vào khách hàng. Một ví dụ điển hình là điện thoại Vertu, một thời gian trở thành gã khổng lồ trong ngành công nghiệp điện thoại, nhưng dần dần họ chỉ tập trung vào các yếu tố cảm tính một chiếc điện thoại mang lại sự sang chảnh, mà quên đi những yếu tố cảm tính (chất lượng chức năng sản phẩm). Không tập trung quá nhiều vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm khi nhu cầu sử dụng điện thoại của mọi người ngày càng tăng và Vertu không chạy theo được. Kết quả là từ đỉnh vinh quang rớt xuống vực thẳm. Theo tờ Verge, Vertu báo lỗ 53 triệu euro vào năm 2014 trên doanh thu 110 triệu 5

euro, doanh số bán hàng của thương hiệu này cũng sụt giảm mạnh so với giai đoạn 2006 2007. Khoản lỗ cũng ngày càng gia tăng. Có thể thấy, những doanh nghiệp không lấy khách hàng làm trung tâm thường sẽ không có được sự phát triển bền vững. •

Cải thiện lòng trung thành của khách hàng Gia tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng là lợi ích thứ ba trong việc định hướng khách hàng. Khách hàng chỉ mua hàng của bạn khi họ tin là sản phẩm của bạn thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ. Để có được niềm tin của khách hàng không phải là một vấn đề dễ dàng. Từ lòng tin để phát triển được lên tới lòng trung thành lại càng là một vấn đề phức tạp. Việc tin và sử dụng sản phẩm và việc yêu thích doanh nghiệp của bạn và sử dụng sản phẩm này là một vấn đề rất khó và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Để làm được điều, đó trước bạn phải có một sản phẩm mang chất lượng tốt và sản phẩm đó làm cho khách hàng tin rằng khách hàng sẽ không hài lòng bất kỳ sản phẩm nào khác ngoài sản phẩm của bạn. Apple là thương hiệu làm rất tốt trong việc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, khi có được lòng trung thành thương hiệu không chỉ là sản phẩm chính (smartphone) được tin tưởng tiêu dùng mà còn những dòng sản phẩm khác (Ipad, Airpod,...) vẫn được khách hàng tin tưởng sử dụng và rất hài lòng. Hơn nữa, với một nghiên cứu cho rằng doanh thu của một doanh nghiệp thường thì nhóm khách hàng cũ chiếm 80% (quy luật 80/20). Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọng và giá trị của niềm tin và lòng trung thành khách hàng. Hơn nữa, có được tình cảm của khách hàng việc họ tự giới thiệu sản phẩm của mình tới những người xung quanh. Chi phí marketing là chưa bao giờ là ít với các doanh nghiệp nhưng nếu tận dụng được điều này, mình sẽ tiết kiệm được một khoản ngân sách marketing khá lớn. Ngoài ra, việc do người thân, bạn bè xung quanh giới thiệu nó sẽ tác động mạnh mẽ gấp rất nhiều lần so với một TVC hay biển quảng cáo.

Rất nhiều doanh nghiệp có những hướng đi như định hướng vào doanh thu hơn là định hướng vào khách hàng. Định hướng vào doanh thu là làm mọi cách để có thể tối đa được doanh thu nhưng họ quên một điều rằng doanh thu được sinh ra từ khách hàng. Nhưng mà doanh thu quan trọng đấy, nhưng liệu nó có quan trọng bằng tình cảm của khách hàng hay không? Khi doanh nghiệp có được tình cảm của khách hàng sẽ nhận được nhiều thứ hơn là lợi luận, với những cái luận điểm trên đã nêu. Lý do tại sao tình cảm của khách hàng lại quan trọng hơn doanh thu, có rất nhiều doanh nghiệp

6

còn phải làm những hoạt động xã hội (CSR-trách nhiệm xã hội), có những hoạt động mang lại phúc lợi cho xã hội và môi trường để có được thiện cảm từ người tiêu dùng nói chung. Định hướng vào khách hàng giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình từ đó có được những sản phẩm tập trung tốt hơn vào nhu cầu cốt lõi của khách hàng. Từ đó có được nhiều tin, lòng trung thành của khách hàng. Khi có được những thứ đó việc chiếm lấy túi tiền của họ và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp là một lẽ tất yếu. 2. Những cách thức mà doanh nghiệp nên làm để thực hiện nguyên tắc này a. Yếu tố con người Đầu tiên, để xây dựng định hướng khách hàng làm trung tâm, phải tập trung đi từ những điều cốt lõi của tổ chức như là chất lượng sản phẩm, văn hóa công ty, con người trong tổ chức đó. Cụ thể hơn, với nguyên tắc định hướng vào khách hàng này, doanh nghiệp phải làm xây dựng cho mình được những yếu tố như là văn hóa của một tổ chức, từ cách mà mỗi nhân viên/ thành viên trong công ty được đào tạo để có thể cư xử đúng mực với chính những khách hàng của mình. Để xây dựng một văn hóa công ty phù hợp với định hướng khách hàng, công ty hay doanh nghiệp phải cần có những chính sách phù hợp với định hướng đã đưa ra. Để xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm cần phải thực hiện những hành động sau: •

Tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa định hướng khách hàng: Ngay từ lần tương tác đầu tiên với các nhân viên tương lai, họ nên có những tư tưởng hướng về khách hàng như một sự ưu tiên (tư duy dịch vụ). Đây là phương pháp để đảm bảo rằng mọi nhân viên đều phù hợp với suy nghĩ lấy khách hàng làm trung tâm, đề cao trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu.



Tạo điều kiện cho các nhân viên tương tác trực tiếp với khách hàng: Để nhân viên có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Các công ty có thể để cho nhân viên của mình tương tác trực tiếp với khách hàng.



Tập trung hơn vào các bộ phận xử lý khiếu nại khách hàng: Nên đào tạo một đội ngũ nhân viên xử lý khiếu nại một cách kỹ lưỡng. Vì không một doanh nghiệp nào sẽ đảm bảo sản phẩm của họ 100% và không bao giờ xảy ra sai sót. Khi sai sót xảy ra, thì đây sẽ là một đội 7

ngũ giải quyết những sai sót đó và đây cũng là nơi để doanh nghiệp có thể lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm. Trong trường hợp khi khiếu nại không được giải quyết một cách ổn thỏa rất dẫn đến vấn đề bạn bị mất khách hàng. Không chỉ thế đây là thời đại thông tin nhanh hơn bao giờ hết, và những thông tin tiêu cực luôn ảnh hưởng đến tâm lý của người mua hàng nhiều hơn bao giờ hết. Chất lượng của một tổ chức không chỉ nằm ở sản phẩm họ, mà còn nằm ở con người của tổ chức đó như thế nào. Quản trị chất lượng là quản trị mọi giai đoạn từ lúc sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng sử dụng và lắng nghe người tiêu của mình nữa. Nên con người, văn hóa công ty là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng công ty. b. Chiến lược của doanh nghiệp - sử dụng dữ liệu khách hàng xu hướng của thời đại mới. Muốn thực hiện nguyên tắc định hướng vào khách hàng, trước hết doanh nghiệp phải biết được khách hàng của họ thật sự là ai, họ có những sở thích, mong muốn và nhu cầu gì. Hơn nữa đâu là nơi có thể tiếp cận được với khách hàng và để tiếp cận được họ phải làm như thế nào. Tưởng chừng có vẻ đơn giản nhưng đây thật sự rất khó để có thể làm được điều này và không nhiều doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt được quy trình này. Để có thể thấu hiểu được khách hàng thực sự có rất nhiều cách và phương pháp. Nhưng mỗi cách thức và phương pháp thường sẽ chỉ cho mình những thông tin nhất định về khách hàng chứ không có một cách thức cụ thể khai thác tất cả những thông tin của khách hàng được. Chúng ta có thể thấu hiểu khách hàng qua nhiều cách thức thu thập dữ liệu khách hàng (dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng), những chỉ số về hành vi tiêu dùng của khách hàng hay những suy nghĩ mình có được từ quá trình phỏng vấn. Hơn nữa, ngoài những thông tin vừa đề cập ở trên, thì chúng ta còn phải biết được những nguyên nhân khiến khách hàng không chọn sản phẩm của chúng ta nữa, hay những lý do giữ chân họ ở lại. Việc mỗi doanh nghiệp nên đầu tư nhiều vào hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu khách hàng để có thể hiểu được khách hàng của mình nhiều hơn.

8

III.

MÔ HÌNH ĐỊNH HƯỚNG VÀO KHÁCH HÀNG CỦA NGÀNH Ô TÔ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM 1. VINFAST

a. Công ty Vinfast Được thành lập vào năm 2018, thương hiệu VINFAST được nối thành từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - sáng tạo - Tiên phong. Sự ra đời của Vinfast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có tầm vươn ra thế giới. Thông qua các lĩnh vực khác nhau như ô tô - xe máy, Vingroup đang ngày càng thể hiện mình là những con người tiên phong mang tầm dẫn dắt có sức ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác. Vingroup cũng mong muốn góp phần thúc đẩy vào sự phát triển công nghiệp năng tại Việt Nam, góp phần phát triển đất nước. b. Sự thành công của Vinfast những năm gần đây Mặc dù là một hãng xe còn non trẻ, xe Vinfast chỉ mới được lăn bánh ở thị trường vào năm 2019 nhưng đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Đầu tiên có thể nói đến là doanh thu vượt trội vào năm 2019 khi chỉ mới gia nhập thị trường với dòng xe Fadil phân khúc A và Lux phân khúc E. Tổng đơn hàng cho ba mẫu xe là 17.214, trong đó 15.300 xe được sản xuất. Ngoài ra, tổng đơn hàng Vinfast nhận được cho cả 4 mẫu xe đẹn là 50.000 nhưng chỉ có 45.118 xe được sản xuất trong năm. Và phần còn lại thì phải đợi sang năm tới, từ đó ta mới thấy được sức hút của hãng xe này tại thị trường Việt Nam... Tổng kết năm 2020, Vinfast bán được 29.458 ô tô. Đặc biệt cuối năm 2020, doanh số ấn tượng tăng trưởng 65% và 67% so với cùng kỳ tháng trước. Và tiếp tục dẫn đầu phân khúc hạng Sedan và SUV hạng E trên thị trường Việt Nam. Tháng 2 năm 2021, Vinfast Fadil đã xuất sắc dẫn đầu phân khúc hạng A với 1.090 lượng xe bán ra chỉ sau 2 năm ra mắt. Với kết quả đó, VinFast Fadil bỏ xa nhiều mẫu xe từng "làm mưa làm gió" như Hyundai Accent (915 xe), Mitsubishi Xpander (630 xe) hay Toyota Vios (554 xe). Xét riêng trong phân khúc xe đô thị cỡ nhỏ, doanh số Fadil cao hơn gấp đôi mẫu xe đứng thứ hai là Hyundai Grand i10 (513 xe).

9

Xét về thị phần, Vinfast tăng hai bậc vào tháng 1/2021 lên vị trí thứ 4, giành 9,4% thị phần, được cho là cao nhất từ trước đến nay, con số này Vinfast cũng từng đạt được vào tháng 9 năm ngoái. c. Cách Vinfast định hướng khách hàng Khi nhắc về Vinfast không thể không nhắc đến mục tiêu định hướng khách hàng từ các chính sách, cách thức truyền thông, chiến lược của công ty đều hướng tới khách hàng. Hơn hết, Vinfast hiểu rõ khách hàng của họ là ai và cần những gì, từ đó đưa đến cho khách hàng được những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất ngay từ những ngày đầu. Trong Quản Trị Chất lượng có một nguyên tắc không thể không nhắc đến là nguyên tắc “Do it right the first time” (Làm đúng ngay từ bước đầu tiên). Và Vinfast đã áp dụng nguyên tắc định hướng vào khách hàng ngay từ những ngày đầu mới thành lập, để khách hàng có thể hiểu rõ hơn được sản phẩm của Vinfast luôn đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng. Minh chứng cho việc này, theo báo cáo của Vietinbank Securities năm 2020, khách hàng càng ngày càng yêu cầu tính thẩm mỹ cao hơn trước, các hãng xe hiện nay không còn quá khác biệt về mặt chất lượng sản phẩm cho nên thiết kế ngoại thất là một trong những điểm nhấn lớn mà nhiều hãng xe muốn hướng đến, sẽ thật là một cơ hội lớn nếu như nắm bắt được thị hiếu của khách hàng. Nắm bắt được cơ hội này, trước khi những chiếc xe đầu tiên của Vinfast lăn bánh trên thị trường năm 2019, năm 2017 Vinfast công bố 20 mẫu thiết kế xe hơi trưng cầu ý kiến của người Việt. Lần đầu tiên, người Việt được trưng cầu ý kiến từ nhà sản xuất để tìm ra mẫu xe yêu thích. Bằng phương pháp này, Vinfast không chỉ ra mắt được dòng xe đáp ứng phần đông thị hiếu của khách hàng và còn có được sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng, khi họ cảm thấy họ là một phần trong quá trình tạo ra sản phẩm. Ngoài thiết kế, Vinfast còn sử dụng động cơ N20 của hãng xe Đức BWM , hãng xe được đánh giá là có động cơ vượt trội và được yêu thích nhất tại Việt Nam, cụ thể hơn vào thời điểm đó BWM đang là hãng xe có mức độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam 2015. Không chỉ dừng lại ở đó, mà động cơ này còn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đường xá tại Việt Nam (70% số người Việt được khảo sát cho rằng yếu tố quyết định đến việc mua xe mới là khả năng tiết kiệm nhiên liệu) Chất lượng của sản phẩm của Vinfast luôn lấy khách hàng - người tiêu dùng làm trọng tâm. Ngoài mặt thiết kế, giá cả còn được các chính sách của Vinfast hỗ trợ hết mức để làm hài lòng khách hàng. Điển hình là chính sách 3 không (Không khấu hao, không chi phí tài chính, không lấy 10

lãi). Chính vì thế, Vinfast đã đáp ứng được rất đông ước mơ của người Việt sở hữu một chiếc xe mang khí chất, chất lượng của xe Âu nhưng giá lại là xe Việt. Hơn nữa, Vinfast còn biết tận dụng hệ sinh thái từ Vingroup như Voucher tặng nhà Vinhome khi đi du lịch tại Vinpearl đều là những nơi tuyệt vời tại Việt Nam mà bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn. Đằng sau sự thành công của Vinfast là những nỗ lực của hãng xe trong việc hiểu và quan tâm người tiêu dùng. Từ chất lượng sản phẩn, chính sách công ty, hậu mãi đi kèm đều lấy người tiêu dùng khách hàng làm trung tâm. 2. LEXUS – TOYOTA a. Công ty Toyota Là một trong những liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam, TMV luôn nỗ lực phát triển bền vững và cùng Việt Nam “Tiến tới tương lai”. TMV đã, đang và sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và đất nước Việt Nam. Lexus là phân khúc xe hạng sa...


Similar Free PDFs