AD2 - Phan Bảo Uyên - 312010 25595 PDF

Title AD2 - Phan Bảo Uyên - 312010 25595
Author UYÊN PHAN BẢO
Course Tài chính định lượng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 872.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 272
Total Views 409

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌCMÔN HỌC: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNHGiảng viên hướng dẫn : Nguyễn Quốc ThịnhSinh viên thực hiện : Phan Bảo UyênMã số sinh viên : 31201025595TP, tháng 4 năm 202 2MỤC LỤC Tổng quan:........................................


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ 

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC MÔN HỌC: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Quốc Thịnh Sinh viên thực hiện

: Phan Bảo Uyên

Mã số sinh viên

: 31201025595

TP.HCM, tháng 4 năm 2022 1

MỤC LỤC Tổng quan:……………………………………………………………...…………………………3 I. Khái niệm:……………………………………………………………...……………………….3 1.1 Khái niệm giá trị: …………………………………………………...……………………….3 1.2 Khái niệm chuỗi giá trị:..………………………………………………………...……………7 1.3 Khái niệm chuỗi cung ứng:…………………………………………………………..…..……9 II. Những giải pháp làm tăng giá trị sản phẩm và phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị……….….10 2.1 Giải pháp làm tăng giá trị sản phẩm……………….…….………………………...................10 2.2 Quyết định của chuỗi giá trị:…………………………...……………………………….……11 2.3. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị :……………….… ……………………….……...….…11 2.4 Kết quả của chuỗi giá trị……………………….………………..…………………………...12 III. Chuỗi giá trị của Apple……………………………………………….…...………………....12 3.1. Giới thiệu về Apple:……..……………………………….……………………………….....12 3.1.1 Lịch sử hình thành:…………...…………………………….……………………………....12 3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Apple:…………………………………………………………...14 3.2. Chuỗi giá trị của Apple………:……………………………………………………………..14 3.2.1 Mô hình chuỗi giá trị về quy trình phát triển sản phẩm của Apple:……………………..…14 3.2.2 Các yếu tố thành công của Apple……………………..……………………………………15 3.2.3 Sự thành công trong ngành điện tử tiêu dùng:……………………..……………………….17 3.2.4 Thách thức của Apple:……………………………………………………………………...18 3.2.5 Đề xuất phương hướng giải quyết:…………..……………………………………………..19

2

TỔNG QUAN Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp càng phải nổ lực hơn để tạo ra nhiều “giá trị” cho tổ chức của họ. Thời đại phát triển, khách hàng luôn có xu hướng thay đổi và thích nghi đối với những sản phẩm mới hơn, có lợi hơn đối với nhu cầu của họ. Vì vậy, nếu nhà quản trị không đề ra những kế hoạch đổi mới và phát triển, rất có khả năng khách hàng sẽ rời bỏ thương hiệu. Vì vậy, để thương hiệu của mình có thể tồn tại được trên thị trường thương mại, cần có cái nhìn đúng đắn, sự hiểu biết sâu rộng và một tinh thần không ngừng học hỏi những cái mới, bởi nhu cầu khách hàng luôn theo đuổi theo thời gian. Trên hết, nhà quản trị cần hiểu những vấn đề đề liên quan đến giá trị, chuỗi giá trị và các mô hình chuỗi giá trị để tổ chứcđể có thể tối ưu hóa hiệu quả cho doanh nghiệp. Thương mại quốc tế ngày càng được định hình bởi chuỗi giá trị toàn cầu. Và trọng tâm của vấn đề này là việc nghiên cứu, phân tích và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mọi mắt của tổ chức. Việc gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu mang đến cơ hội và cũng là thách thức chuyển giao kiến thức giữa các quốc gia từ các công ty đa quốc gia. Đây được coi là cơ sở để việc định hướng và phát triển sản phẩm dịch vụ của tổ chức đi đúng hướng, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của tệp khách hàng mục tiêu. Tăng giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và khả năng sinh lời cho tổ chức cũng là mục tiêu của bài tiểu luận này. I.

KHÁI NIỆM

1.1.

Giá trị

Giá trị (value) theo Kinh tế học là khái niệm dùng để chi giá trị trao đổi hay giá trị kinh tế của một tài sản hay sản phẩm. Giá trị là nhận thức về các lợi ích của hàng hóa, dịch vụ hoặc gói hàng hóa và dịch vụ (tức là gói lợi ích của khách hàng) liên quan đến những gì người mua sẵn sàng trả cho chúng. “Trước đây các nhà kinh tế nhu Adam Smith và Ricardo nhấn mạnh rằng giá trị trao đổi của một tài sản hay sản phẩm được tính bằng lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó.” Như vậy, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng tăng chi phí cung ứng dài hạn - tức số tiền trả cho các nhân tố sản xuất tạo thành giá trị hàng hóa. 3

Nhưng sau đó, các nhà kinh tế như Marshall và Wiliam Jevons lại cho rằng ích lợi của một sản phẩm đối với người tiêu dùng cũng cần được xem xét. Hiện nay, các nhà kinh tế cho rằng cả các yếu tố cung và các yếu tố cầu đều có ý nghĩa quan trọng trong quá trịnh xác định giá trị một sản phẩm” (Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân) Một trong những hình thức đơn giản thể hiện chức năng của giá trị là: Giá trị của sản phẩm = Lợi ích nhận được / Giá hoặc chi phí mà khách hàng bỏ ra = (Lợi ích lý tính + Lợi ích cảm tính) / Giá hoặc chi phí mà khách hàng bỏ ra Ngoài ra, còn có Giá trị khách hàng (Customer Value) là sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm (hoặc mong đợi được trải nghiệm), bằng việc thực hiện một hành động nhất định cũng như cân nhắc chi phí của hành động đó. Và trong đó, 2 thuộc tính cơ bản nhất của sản phẩm hay dịch vụ đối với người tiêu dùng là lợi ích lý tính (functional benefits) và lợi ích cảm tính (emotional benefits). Nếu như đối với lợi ích lý tính, khách hàng có thể đánh giá ngay lập tức bằng mắt nhìn, tai nghe trong quá trình sử dụng thì lợi ích cảm tính tồn tại chủ yếu dựa trên khía cạnh tâm lý, cụ thể là những đánh giá về mặt cảm xúc đối với sản phẩm/dịch vụ. Lợi ích lý tính là những lợi ích về chức năng mà sản phẩm của bạn có thể mang đến cho khách hàng. Có 9 lợi ích lý tính cơ bản và được mở rộng ra 50 lợi ích lý tính nói chung: •

Hoạt động tốt hơn: Iphone 13 ra đời sẽ thời gian sử dụng pin nhiều hơn 2.5 giờ so với viên pin 2.815 mAh trên iPhone 12.



Đơn giản hóa cuộc sống của bạn: Nồi chiên không dầu Philips giúp cuộc sống nội trợ của người phụ nữ đơn giản hóa gấp nhiều lần, tiết kiệm được thời gian, không cầu kì và phức tạp. Dễ dàng sử dụng và xử lí.



Thông minh hơn: Bút cảm ứng Apple Pencil của Apple, Khi hoạt động chiếc bút này sẽ nhận diện lực và truyền các thông tin qua Bluetooth để các thiết bị hiểu. Đây là một công cụ hoàn hảo dành cho các thao tác vẽ, phác thảo, tô màu, ghi chú. Đặc biệt hơn, bút còn được trang bị thao tác điều khiển cử chỉ, bạn có thể thực hiện tất cả các thao tác trên bút. 4



Tiết kiệm hơn: Việc sử dụng pin năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, góp phần tiết kiệm điện, giảm tải nhu cầu ngày càng tăng lên về năng lượng cho quốc gia và có thể cung cấp nguồn điện liên tục kể cả khi điện lưới bị cắt.



Giúp đỡ (phát triển) gia đình: Máy giặt Toshiba cửa ngang đem lại sự tiện ích cho gia đình trong các vấn đề về vệ sinh, giặt giũ.



Tốt cho sức khỏe: Máy hút khói Sunhouse ngoài các tính năng thông thường là hút khói, hút mùi trong nhà, các loại máy này còn có bộ phận cảm biến nhận độ bẩn của khói trong không khí để tăng tốc cho quạt hút cảm biến nhận độ bẩn của lớp màng lọc để báo làm vệ sinh.



Giữ liên lạc: Một chiếc điện thoại di động có thể giúp chúng ta kết nối với mọi người xung quanh. Đặc biệt là một chiếc điện thoại kết nối Internet sẽ thực sự tiện lợi khi thực hiện mọi liên lạc một cách miễn phí.



Khơi dậy các giác quan: Một trong những phương pháp giúp trẻ dưới 7 tuổi phát triển giác quan hiệu quả là thiết bị âm thanh thông minh không màn hình KidPod. Thiết bị sẽ để trẻ tự khám phá và cầm nắm kết nối giữa xúc giác với các giác quan khác, mong muốn giúp trẻ khám phá thế giới bằng cách cách phát triển thính giác, kích thích trí tưởng tượng, giải trí lành mạnh.



Trải nghiệm: Sản phẩm ghế matxa toàn thân Elipsport được tích hợp nhiều bài massage chuyên nghiệp giúp hỗ trợ giảm đau, cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Những bài massage chuyên sâu được tích hợp tự động trên ghế sẽ đưa bạn vào cảm giác thư giãn, trải nghiệm thoải mái nhất

Đối với lợi ích cảm tính tồn tại chủ yếu dựa trên khía cạnh tâm lý, cụ thể là những đánh giá về mặt cảm xúc đối với sản phẩm/ dịch vụ. 8 khu vực lợi ích cảm tính chính của khách hàng gồm: •

Lạc quan: Với khẩu hiệu “bạn đẹp hơn là bạn nghĩ” – nhằm tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ, nhãn hàng Dove đã làm nên một phản ứng mạnh mẽ cho khách hàng, đặc biệt là phụ nữ. Để họ cảm thấy an tâm, tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống.



Hiểu biết: Các buổi chuyên đề ngắn do các diễn giả nổi tiếng hay những khóa học ngắn hạn về kĩ năng giúp các bạn học sinh, sinh viên tự tin hơn với trình độ của mình.

5



Trong tầm kiểm soát: Ứng dụng Chipper có thể cải thiện đáng kể kỹ năng quản lý thời gian của bạn. Ứng dụng lập kế hoạch học tập này cung cấp một số công cụ dành riêng cho sinh viên. Chipper cũng cho phép bạn thêm ngày thi, hạn nộp bài tập, câu hỏi vào lịch cá nhân,... giúp bạn luôn ở trong tầm kiểm soát và không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ thông tin/sự kiện quan trọng nào trong khóa học.



Tự do: Các cửa hàng đồ ăn nhanh với các gói combo dành cho 2 người hay một nhóm bạn khiến cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra họ cũng có thể chọn riêng từng món. Một sự đa dạng trên menu sẽ khiến khách hàng tự do lựa chọn và thoải mái hơn.



Dễ chịu: Máy lạnh Panasonic giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong một mùa hè nóng bức, đặc biệt hơn là trong không gian chật chội.



Được chú ý: Sử dụng mẫu thiết kế mới nhất từ nhãn hàng nổi tiếng sẽ khiến người phụ nữ sở hữu nó thêm tự tin hơn về bản thân, giúp họ luôn nổi bật trước mọi người.



Được yêu thích: Đầu tư những đôi giày Nike chính hãng khi đá bóng sẽ giúp những cầu thủ cảm thấy tự tin và có năng lượng hơn trong trận đấu.



Thoái mái: Sở hữu máy khuếch tán tinh dầu Xiaomi với một mùi thơm nhẹ sẽ giúp cho bạn có tinh thần thoải mái và dễ chịu, đặc biệt ngủ ngon hơn sau một ngày làm việc thoải mái.

Những thành tố của lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính 6

Tuy nhiên, khi xây dựng thương hiệu, đừng cố gắng mang đủ các lợi ích cảm tính đến với khách hàng. Điều này gây ra s ự bối rối, khó định vị được thương hiệu đối với khách hàng. Do đó, xác định roc tính năng của sản phẩm, các thương hiệu sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý cũng như xây dựng lòng tin khách hàng. 1.2.

Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động tạo ra giá trị, hoạt động hỗ trợ và hoạt động quản lý chung trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. Chuỗi giá trị còn là mạng lưới các phương tiện và quy trình mô tả luồng hàng hóa, dịch vụ, thông tin và giao dịch tài chính từ các nhà cung cấp qua các phương tiện và quy trình để tạo ra hàng hóa/dịch vụ và cung cấp cho khách hàng. Chuỗi giá trị xem xét một tổ chức theo quan điểm của khách hàng đó là việc tích hợp hàng hóa và dịch vụ để tạo ra giá trị, trong khi đó, chuỗi cung ứng tập trung hơn vào việc tạo ra hàng hóa vật chất.

Mô hình chuỗi giá trị (Value Chain)

7

Ý nghĩa của chuỗi giá trị •

Xác định được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn được lĩnh vực đầu tư và chớp thời cơ tốt.



Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.



Làm quá trình tổ chức thực hiện được tốt hơn, giúp hiệu quả hoạt động chung tăng lên nhờ có cơ sở lựa chọn chiến lược, lĩnh vực đầu tư và thực hiện



Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, cắt giảm bớt các loại hao phí và gia tăng lợi nhuận Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định giá trị tốt nằm ở đâu với khách hàng để mở rộng giá trị, tiết kiệm chi phí và nâng cao sản xuất.



Làm tăng giá trị cho khách hàng, giúp khách nhận được sản phẩm tốt với chi phí hợp lý.



Giúp khách hàng nhận được sản phẩm tốt với chi phí hợp lý.

Các mô hình của chuỗi giá trị •

Mô hình đầu vào-đầu ra (Input-Output Model): Một chuỗi giá trị bắt đầu với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào được chuyển đổi thành hàng hóa và dịch vụ giá trị gia tăng (valueadded goods and services) thông qua các quy trình được hỗ trợ bởi các tài nguyên như trang thiết bị, lao động, tiền và thông tin. Các hàng hóa và dịch vụ này được phân phối (delivery) hoặc cung cấp (provide) cho khách hàng và các phân khúc thị trường mục tiêu (targeted market segments).

8

Mô hình đầu vào-đầu ra (Input-Output Model) •

Mô hình dịch vụ tiền và hậu sản xuất (Pre- and Postproduction Services Model): Các dịch vụ trước và sau sản xuất hoàn thành chu kỳ sở hữu cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Các dịch vụ tiền sản xuất tập trung vào “thu hút khách hàng (gaining a customer)”. Các dịch vụ hậu sản xuất tập trung vào “giữ khách hàng (keeping the customer)”. Quan điểm này của chuỗi giá trị nhấn mạnh dịch vụ là một thành phần quan trọng của các quy trình sản xuất truyền thống.

Mô hình dịch vụ tiền và hậu sản xuất (Pre- and Postproduction Services Model) 1.3.

Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một phần của chuỗi giá trị tập trung chủ yếu vào chuyển động vật chất của hàng hóa và nguyên vật liệu, và các luồng hỗ trợ của thông tin và giao dịch tài chính thông qua quá trình cung cấp, sản xuất và phân phối.

9

Mô hình chuỗi cung ứng NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM TĂNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM, DỊCH VỤ VÀ

II.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ Để định hình và giữ chân được lòng trung thành của khách hàng, doanh nghiệp luôn cần có những giải pháp để làm tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Đặc biệt là trong thời đại luôn thay đổi như hiện nay. Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp cần tinh gọn quy trình, xác định các lĩnh vực đã hoàn toàn thay đổi và phương pháp doanh nghiệp nên áp dụng để ứng phó với những thay đổi đó. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới. 2.1.

Giải pháp làm tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Để tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp phải: •

Tăng lợi ích cảm nhận trong khi giữ giá hoặc chi phí không đổi 10



Tăng lợi ích cảm nhận trong khi giảm giá hoặc chi phí



Giảm giá hoặc chi phí trong khi giữ lợi ích cảm nhận không đổi. Quyết định của chuỗi giá trị

2.2.

Một trong những quyết định quan trọng nhất trong việc đưa ra các kể hoạch làm tăng chuỗi giá trị của tổ chức, doanh nghiệp đó là quyết định rằng thương hiệu nên phát triển theo loại chuỗi giá trị nào. Chuỗi giá trị có thể tập trung hoặc phân cấp •

Hội nhập theo chiều dọc: Là quá trình thu được và hợp nhất các yếu tố của một chuỗi giá trị để đạt được sự kiểm soát nhiều hơn.



Hội nhập về phía sau hay ngược chiều: Là doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất.



Hội nhập về phía trước hay cùng chiều: Là doanh nghiệp tự giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm của mình.



Hội nhập theo chiều ngang: Là gia tăng quy mô doanh nghiệp bằng cách gia tăng sức ảnh hưởng của mình tới các đối thủ (hợp nhất, thôn tính, liên kết,…)



Thuê ngoài/Gia công: Là quy trình có nhà cung cấp bên ngoài cung ứng hàng hóa và dịch vụ mà trước đây doanh nghiệp tự cung cấp nội bộ.

2.3.

Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị

Có hai cách tiếp cận khác nhau để phân tích chuỗi giá trị: lợi thế về chi phí và sự khác biệt. •

Lợi thế về chi phí: là chi phí được xác định sau khi doanh nghiệp xác định các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Nếu một hoạt động cần nhiều nguồn lực lao động tham gia, có thể có nhiều loại chi phí như chi phí lương, chi phí khác cho công việc,...Các doanh nghiệp cũng nên xác định mối liên hệ giữa các hoạt động để cắt giảm bớt những chi phí không cần thiết.



Lợi thế về sự khác biệt: các doanh nghiệp cần xác định hoạt động nào đem lại giá trị nhất đối với khách hàng sau đó đánh giá các chiến lược để cải thiện giá trị. Tập trung vào dịch vụ khách hàng, nâng cấp tính năng sản phẩm để cải thiện giá trị. Doanh nghiệp nên xác định sự khác biệt để duy trì và có thêm nhiều giá trị khác nữa. 11

2.4.

Kết quả của chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một phần tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển. Một mô hình chuỗi giá trị sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả và khả năng sinh lời. Bằng việc phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản phẩm, tối ưu hóa chi phí giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn. III.

CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA APPLE

3.1.

Giới thiệu về Apple

3.1.1. Lịch sử hình thành Apple Inc. là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở số 01 Infinite Loop, Cupertino, thành phố San Francisco, bang Califonia, Hoa Kỳ. Apple được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1976 dưới tên Apple Computer Inc., và đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007 và giữ tên cho đến ngày nay. Giám đốc điều hành (CEO hiện tại): Tim Cook (từ 2011 đến nay) Năm 1976, Steve Wozniak đã trình làng sản phẩm Apple I và bán tại triển lãm công nghệ HomeBrew Computer Club. Apple I chỉ bao gồm bo mạch chủ với CPU, RAM, và chip xử lý đồ họa cơ bản, nó ít hơn nhiều với những gì ta thấy ở các sản phẩm máy tính cá nhân được bày bán hiện nay. Tại đây, ông đã gặp lại người bạn cũ Steve Jobs và sau này là nhà đồng sáng lập nên Apple Computer Inc cùng với Ronald Wayne. Apple I được bán ra thị trường vào tháng 7/1976 với giá là $666,66 (tương đương $2.720 vào thời điểm hiện nay). Từ 9/1977 - 9/1980, doanh thu hàng năm của Apple tăng từ 775.000 USD lên 118 triệu USD. Được biết, tốc độ tăng bình quân khoảng 533%. Đến ngày 16/4/1977, Apple II được phát minh và chọn làm nền tảng máy tính để bàn cho VisiCalc.

12

Lịch sử thay đổi logo của Apple Năm 1984, Apple cho ra mắt Macintosh (máy tính cá nhân đầu tiên được bán không có ngôn ngữ lập trình). Năm 1994, Apple, IBM và Motorola thành lập liên minh AIM tạo ra nền tảng máy tính mới (PowerPC Reference Platform, PReP). Tuy vậy, sự sụp đổ của Apple đã cận kề khi mà giá cổ phiếu của hãng bất ngờ sụp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm. Trước tình hình này, Amelio đã có một quyết định đúng đắn là mua lại công ty máy tính NeXT với mức giá 429 triệu USD đồng thời mời Steve Jos về làm việc. Steve Jobs được bổ nhiệm làm CEO vào ngày 16/9/1997. Gần như ngay lập tức, ông cho triển khai chiến dịch đầy ấn tượng mang tên “Think Different” (Nghĩ khác đi) với sự tham gia của các nhà khoa học và nghệ sĩ nổi tiếng. Đồng thời, Steve Jobs cũng chủ trương duy trì mối quan hệ hữu hảo với Microsoft. Điều này dẫn đến việc tập đoàn sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới đầu tư 150 triệu USD vào Apple ngay trong năm 1997. Năm 2001, Apple giới thiệu MAC OS X, hệ điều hành được Steve Jobs nghiên cứu và phát triển trong thời gian ông điều hành NeXT. Sản phẩm này đạt được những thành công rực rỡ, trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới và dần lấy lại danh tiếng cũng như vị thế cho Apple. Năm 2007, sự ra đời của iPhone trở thành chiến thắng rực rỡ nhất trong lịch sử Apple. Sản phẩm này trở thành bước ngoặt đáng nhớ trong lịch sử điện thoại và thậm chí còn thay đổi cả thế giới. 13

Với iPhone, Steve Jobs đã ghi tên mình vào danh sách các huyền thoại về công nghệ và Apple cũng trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới. 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Apple Từ phần cứng, phần mềm đến các dịch vụ khác về lĩnh vực tin học. Các sản phẩm tiêu biểu: Apple Macintosh, iPod, iPhone, iPad, Apple TV, Mac OS, iLife, iWork, iOS và chương trình nghe nhạc iTunes, dịch vụ...


Similar Free PDFs