1905QTNB030-Phan Thi Huong-QTDN PDF

Title 1905QTNB030-Phan Thi Huong-QTDN
Author Hường Phan
Course quản trị học
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 27
File Size 476.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 518
Total Views 811

Summary

BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘITÊN ĐỀ TÀI:Trình bày quy định pháp lý về các loại hình doanh nghiệpân tích vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dânừ đó đưa ra các giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Quản Trị Doanh Nghiệp Mã phá...


Description

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:Trình bày quy định pháp lý về các loại hình doanh nghiệp.Phân tích vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân.Từ đó đưa ra các giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Quản Trị Doanh Nghiệp Mã phách:……………………

Hà Nội – 2021

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trải qua các thời kỳ, biến cố trong lịch sử nước ta đã dần đi lên đổi mới, thực hiện thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta dần hồi phục và ngày càng phát triển với nhiều mô hình kinh tế khác nhau, mỗi mô hình kinh tế lại có những đặc điểm kết cấu khác nhau. Chính vì vậy chúng sẽ tạo tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội và sự lựa chọn trong một mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp, Đảng và nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách và phương pháp quản lý nhằm khuyến khích đầu tư phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển tốt các doanh nghiệp không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Với đề tài tiểu luận “trình bày các quy định pháp lý về loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam” tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. II. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm các mục đích tìm hiểu những vấn đề lý luận về các loại hình doanh nghiệp, phân tích vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân từ đó đưa ra các giải pháp cho nên kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời đi vào thực tiễn phân tích vai trò của các doanh

nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân.Đồng thời đi vào thực tiễn đưa ra các giải pháp cho phát triển nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025. - Phạm vi nghiên cứu: quy định pháp lý về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. IV.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm đánh giá các vấn đề lý luận,các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá,tổng kết những vấn đề đã phân tích, chứng minh từ đó rút ra những kết luận,kiến nghị nhằm đạt được mục tiêu của đề tài Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp logic để nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn,giữa quan điểm, đường lối của Đảng,pháp luật của Nhà nước với thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp. Phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong quá trình phân tích những luận điểm khoa học của đề tài từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kiến thức phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình đánh giá thực tiễn áp dụng luật pháp Việt Nam vào các loại hình doanh nghiệp. Phương pháp duy vật biện chứng: xem xét giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay một cách toàn diện trong mối tương quan với một số nước phát triển trên thế giới và thực tiễn Việt Nam. Phương pháp quy nạp và diễn dịch: đề tài đi từ những vấn đề chung đến những vấn đề riêng, tính hiện tượng riêng lẻ đến những cái chung.

V. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Tiểu luận đã hệ thống hóa, kế thừa và phát triển các luận cứ khoa học nhằm làm sáng rõ cơ sở lý luận của các loại hình doanh nghiệp, đánh giá những mặt tích cực tiêu cực ưu điểm đồng thời cũng chỉ rõ những tồn tại bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành về các loại hình doanh nghiệp và đưa

ra

một

số

giải

pháp

cho

nền

kinh

tế

Việt

Nam.

PHẦN NỘI DUNG I. Quy định pháp lý về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. 1. Doanh nghiệp tư nhân. 1.1. Khái niệm, quy định pháp lý Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ có tài sản, có trụ sở giao dịch, và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. -Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. -Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. -Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.. -Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một mình bạn bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ -Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. 1.2. Ưu điểm

1

Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân  Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.  Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. 1.3. Nhược điểm Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân  Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.  Do đó, hiện nay từ khi có công ty tnhh do 1 cá nhân làm chủ sở hữu t hì hầu như loại hình doanh nghiệp tư nhân ít được ưu tiên lựa chọn bởi nhược điểm tính chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh nghiệp này. 2. Công ty hợp danh 2.1 Khái niệm, quy định pháp lý Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:  Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;  Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;  Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.

2

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. 2.2. Ưu điểm Ưu điểm của công ty hợp danh  Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.  Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. 2.3. Nhược điểm Nhược điểm của công ty hợp danh  Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn.  Thông thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn như Công ty Luật.

3

 Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 3. Công ty TNHH một thành viên 3.1. Khái niệm, quy định pháp lý  Là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.  Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp.  Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm

4

vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 3.2. Ưu điểm Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên  Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu;  Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp;  Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty mà không bị chi phối hoặc khó khăn khi đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty.  Chính chủ sở hữu là người phụ trách kế toán của doanh nghiệp mà không cần thuê người khác.  Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. 3.3. Nhược điểm Nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên  Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu.  Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp. 4.Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên 4.1. Khái niệm, quy định pháp lý  Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.

5

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.  Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. 4.2. Ưu điểm Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên  Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;  Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

6

 Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.  Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không.  Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. 4.3. Nhược điểm Nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên  Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;  Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. 5.Công ty cổ phần 5.1. Khái niệm, quy định pháp lý Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:  Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;  Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;  Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;  Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.  Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

7

 Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.  Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.  Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

8

Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:  Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;  Công ty mua lại cổ phần đã phát hành  Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng 5.2. Ưu điểm Ưu điểm của công ty cổ phần  Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;  Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;  Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;  Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, không cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. 5.3. Nhược điểm Nhược điểm của công ty cổ phần  Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm

9

chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;  Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát công ty.  Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.  Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nếu có sự chuyển nhượng cổ đông thì cổ đông sáng lập vẫn còn tên trên đăng ký kinh doanh, không bị mất đi dù chuyển nhượng hết vốn). Các cổ đông góp vốn chuyển nhượng cho nhau không phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp và không được ghi nhận trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp của cơ quan quản lý.  Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp mức thuế thu nhập cá nhân này.

II. Phân tích vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cầu lớn của nên kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cầu ngành kinh tế, cơ cầu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tổ đám bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nên kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của Doanh nghiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ồn định và lành mạnh hoá các

10

vấn đề xã hội, thực tế đó đã được phản ảnh qua kết quả hoạt động của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quá các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh đoanh sôi động hơn, vai trò của đoanh nghiệp được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong các ngành công nghiệp...


Similar Free PDFs