Huỳnh Thị Xuân Hiền - 312010 20265 PDF

Title Huỳnh Thị Xuân Hiền - 312010 20265
Author Hiền Huỳnh
Course Kinh tế vi mô
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 203.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 324
Total Views 661

Summary

Download Huỳnh Thị Xuân Hiền - 312010 20265 PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH KHOA KINH TẾ

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KINH TẾ VI MÔ TRUNG CẤP Giảng viên:

Trương Quang Hùng

Mã lớp học phần:

22D1ECO50110002

Sinh viên:

Huỳnh Thị Xuân Hiền

Khóa – Lớp:

K46 - AE001

MSSV:

31201020265

TP Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 4 năm 2022

Câu 1 Sinh viên tại các trường đại học kinh tế thường bắt đầu làm quen với Nhập môn Kinh tế học. Khóa học đại cương này thường được giảng dạy với một thông điệp: nếu thị trường được phép làm việc thì những kết quả tốt – chẳng hạn như tăng trưởng năng suất, tăng tiền lương, và nói chung là thịnh vượng – chắc chắn sẽ được tạo ra. Thật không may, kết luận này quá xa so với thực tế và không còn là kim chỉ nam cho các nhà làm chính sách a)

Tại sao các kết luận của khóa học Nhập môn Kinh tế học lại quá xa so với thực tế?

b) Các khóa học Nhập môn này đã bỏ qua những vấn đề gì trong thực tế đang xảy ra? c)

Các nhà kinh tế cần phải làm gì để có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tế?

Trả lời a) Các kết luận của khóa học Nhập môn Kinh tế học lại quá xa so với thực tế vì: Ở khoá học Nhập môn Kinh tế học sinh viên được học khá nhiều về các lý thuyết, các mô hình ở trên các thị trường khác nhau. Các kết luận này dựa trên lý thuyết. Lý thuyết là sự diễn giải mang tính giả định những mối quan hệ giữa các biến số mà chúng ta có thể quan sát được thông qua các quan hệ kinh tế. Còn trong thực tế, do có nhiều tác động bất ngờ từ bên ngoài lên các biến số kinh tế nên các lý thuyết này có thể bị sai lệch đi ít nhiều. Vì thế, mỗi lý thuyết chỉ bao hàm một cách khái quát từ thực tế, áp dụng được cho phần lớn thị trường hoạt động nhưng không hẳn đều có thể áp dụng cho nhiều thị trường ở nhiều không gian khác nhau. b) Các khóa học Nhập môn này đã bỏ qua những vấn đề gì trong thực tế đang xảy ra: -

Không bắt kịp sự phát triển của ngành kinh tế, những lý thuyết trở nên lỗi thời và không còn phù hợp với thực tiễn. - Bỏ qua những tác động khác ngoài thực tế: Các lý thuyết đề cập đến thị trường kinh tế hoàn hảo mà bỏ quên đi những yếu tố ngoại tác tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế dẫn đến kết quả sai lệch. - Thiên tai luôn là yếu tố bất khả kháng làm cho nền kinh tế trở nên sụt giảm trong nháy mắt mà cần phải có biện pháp hồi phục lâu dài. c) Các nhà kinh tế phải dự trù được những biến cố có thể xảy ra để giảm thiểu đi những thiệt hại. - Phải tuân thủ các nguyên tắc trong nghiên cứu chính là tôn trọng sự thật khoa học. Nghiên cứu hoặc nguyên lý dựa trên sự thật khoa học sẽ đem lại những giá trị kinh tế hữu ích, đi sát với thực tế thị trường. - Cần vận dụng tính khách quan để xem xét, soi chiếu vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Điều này giúp các nhà kinh tế học tránh gặp phải những lỗi trong phân tích thị trường mang tính chủ quan.

-

-

-

Xây dựng nghiên cứu, có thể mang tính căn bản nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả. Đừng chỉ trích một mô hình vì giả định của nó, hãy xem các kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu vài giả định còn mơ hồ. Kinh tế học phát triển bằng cách mở rộng các bộ sưu tập các mô hình có khả năng áp dụng cao, bổ sung các khía cạnh thực tế đã bị bỏ qua bởi những mô hình trước đó. Bên cạnh đó, việc xây dựng các mô hình đủ đơn giản để tách các nguyên nhân và cách chúng hoạt động, nhưng đừng đơn giản quá đến mức bỏ qua những tương tác quan trọng giữa chúng. Kinh tế học cũng tiến bộ bằng cách lựa chọn cá mô hình tốt hơn – cải thiện sự phù hợp giữa mô hình và bối cảnh thực tế. Chính vì thế, kinh tế học đòi hỏi sự thận trọng và khiêm tốn. Đừng quên cân nhắc giữa mô hình và thế giới thực. Mô hình bao giờ cũng khác xa so với thực tế. Kinh tế học không thể trả lời hoàn toàn chính xác và phổ quát. Những kết luận từ một công trình kinh tế học cần phải được kết hợp với các giá trị, xét đoán, và đánh giá về bản chất đạo đức, chính trị, hoặc thực tiễn.

Câu 2 Chúng ta biết rằng trò chơi thế tiến thoái lưỡng nan người tù là trò chơi mà kết quả chiến lược cân bằng Nash không đạt được hiệu quả Pareto a) Hãy giải thích tại sao trong công việc và cuộc sống, mỗi cá nhân luôn cạnh tranh cố gắng làm tốt nhất nhưng kết quả mang lại không tốt nhất? b) Hãy đề xuất một giải pháp để kết quả đạt được tốt hơn? c) Sự hợp tác thường mang lại kết quả tốt hơn khi mà các bên trong tương tác có lợi ích mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, trong thực tế hợp tác thường không bền vững do có sự gian lận và thao túng. Theo anh/chị làm sao để duy trì sự hợp tác bền vững? Trả lời a) Với 1 nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto. Trò chơi thế tiến thoái lưỡng nan người tù là trò chơi mà kết quả chiến lược cân bằng Nash không đạt được hiệu quả Pareto vì tại điểm cân bằng Nash, mỗi người tù đều chọn phương án có lợi nhất cho mình mà đi ngược lại phương án tốt nhất ban đầu cho cả hai (đào ngũ). Từ đó phản ánh thực trạng trong cuộc sống và công việc, mỗi cá nhân chỉ ích kỷ và cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt để đem lại cái lợi

tốt nhất cho mình mà không màng lợi ích chung của tập thể, điều đó kìm hãm sự phát triển chung nên không mang lại hiệu quả tốt nhất. b) Tối đa hóa lợi ích cho từng cá nhân chưa chắc đã là tối ưu hóa lợi ích cho một tập thể. Vì thế, giải pháp tốt nhất cho bài toán này là chiến thuật “Ăn miếng trả miếng” do Anatol Rapoport xây dựng. Chiến thuật này là: bước đi đầu tiên là hợp tác, sau đó chỉ làm theo đối thủ trong các bước sau, nghĩa là nếu đối thủ đào ngũ thì mình cũng đào ngũ, còn hợp tác thì mình cũng hợp tác. Axelrod kết luận rằng “ăn miếng trả miếng” là một chiến thuật đẹp, nó bắt đầu bằng sự hợp tác, và chỉ đào ngũ nếu đối thủ không hợp tác (đào ngũ). Vì có nhiều tiếp theo nên người chơi có thể phản ứng lại ngay và trừng phạt đối thủ. c) Sự hợp tác thường mang lại kết quả tốt hơn khi mà các bên trong tương tác có lợi ích mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, trong thực tế hợp tác thường không bền vững do có sự gian lận và thao túng. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Việc thiết lập quan hệ hợp tác với nhau là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong lúc nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như hiện nay. Muốn xây dựng và duy trì sự hợp tác bền vững, cần phải: -

Thứ nhất: Hợp tác phải có một mục tiêu chung Việc có một mục tiêu chung khi hợp tác với nhau là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, khi có một mục tiêu chung các bên mới có thể làm việc với nhau, cùng cố gắng và giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu đó.

-

Thứ hai: Xác định rõ vai trò của từng bên Trong một mối quan hệ hợp tác cần xác định rõ vai trò của từng bên. Từ đó, các bên sẽ biết họ cần làm gì để đạt được mục tiêu chung. Tuy mỗi bên đảm nhiệm một vai trò nhưng các bên vẫn cần phải hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để giúp công việc hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả hơn.

-

Thứ ba: Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau Trong mối quan hệ hợp tác, sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau có vai trò cực kỳ quan trọng. Các bên sẽ không thể làm việc với nhau nếu như thiếu đi sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Khi các đều dành sự tôn trọng và tin tưởng cho đối phương thì mối quan hệ hợp tác mới bền chặt. Từ đó, các bên sẽ đồng hành cùng với nhau để thực hiện mục tiêu chung.

-

Thứ tư: Giải quyết xung đột bằng phương pháp “hòa bình”

Tranh chấp, xung đột là điều khó tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ hợp tá nào. Khi xảy ra tranh chấp, xung đột, điều quan trọng là các bên cần tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề đó. Một trong những giải pháp tốt nhất đối với các bên là giải quyết những tranh chấp, xung đột bằng biện pháp “hòa bình”. Điều này giúp cho các bên hiểu về nhau hơn, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp.

Câu 3 Vấn đề khó khăn nhất đối với quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực tư nhân hiện nay ở Việt nam là thiếu vốn. Nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp này không tiếp cận được với thị trường tín dụng là do thông tin bất cân xứng mà nó dẫn đến 2 vấn đề là “lựa chọn bất lợi” (adverse selection) và “rủi ro đạo đức” (moral hazard) a)

Phân biệt sự khác nhau giữa “Lựa chọn bất lợi” và “Rủi ro đạo đức”

b) Hãy giải thích tại sao thông tin bất cân xứng làm cho các doanh nghiệp này không tiếp cận được với thị trường tín dụng? c) Dựa vào lý thuyết thông tin, anh/chị hãy hãy đưa ra một vài giải pháp để cải thiện tình trạng này? Trả lời a) Lựa chọn bất lợi (adverse selection) Lựa chọn bất lợi là tình huống trong đó "sự bất cân xứng thông tin" xảy ra khi một bên tham gia thỏa thuận có thông tin cập nhật và chính xác hơn so với bên kia. Điều này có thể khiến bên có nhiều thông tin được hưởng lợi bằng chi phí của bên có ít thông tin hơn. Điều này là phổ biến nhất trong các giao dịch bảo hiểm. -

Rủi ro đạo đức (moral hazard) Rủi ro đạo đức là tình huống một bên có lợi cho bên kia bằng cách không cung cấp thông tin đầy đủ về hợp đồng mà các bên tham gia, hoặc trong kịch bản bảo hiểm, đây sẽ là khi người được bảo hiểm gặp nhiều rủi ro hơn họ thường làm vì họ biết rằng công ty bảo hiểm sẽ xuất chi nếu xảy ra mất mát. Những lý do cho rủi ro đạo đức bao gồm sự bất cân xứng của thông tin và kiến thức rằng một bên không phải là chính mình sẽ chịu trách nhiệm về những tổn thất phát sinh.

-

Sự khác biệt giữa lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức

Lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức luôn dẫn đến việc một bên được hưởng lợi so với bên kia chủ yếu vì họ có nhiều thông tin hơn hoặc họ chịu trách nhiệm thấp hơn, nhường chỗ cho hành động liều lĩnh. Lựa chọn bất lợi là tình huống trong đó "sự bất cân xứng thông tin" xảy ra khi một bên tham gia thỏa thuận có thông tin cập nhật và chính xác hơn so với bên kia. Rủi ro đạo đức xảy ra khi người được bảo hiểm biết rằng công ty bảo hiểm chịu toàn bộ rủi ro mất mát và sẽ hoàn trả khoản này cho người được bảo hiểm nếu họ bị tổn thất. b) Tâm lý ỷ lại (Moral Hazard): xảy ra sau khi các bên đã chính thức tham gia vào giao dịch: một bên trong giao dịch có chủ định che đậy hành vi của mình và bên đối tác rất khó hoặc không thể kiểm soát được hành vi của bên kia. Tâm lý ỷ lại thường xuất hiện trong các thị trường tín dụng, thị trường bảo hiểm tiền gửi. Việc "vay mượn" giữa ngân hàng và khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại đến bên có ít thông tin hơn. Đây chính là vấn đề bất cân xứng về thông tin trong các hoạt động của nền kinh tế. Quyết định cho vay của ngân hàng sẽ được dựa trên cơ sở đánh giá năng lực khách hàng bao gồm đánh giá về uy tín, về khả năng tài chính của khách hàng; đánh giá về tính hiệu quả của dự án vay vốn và đánh giá về tài sản bảo đảm vốn vay. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra. Vì thế, nếu các doanh nghiệp này luôn tìm mọi cách để che đậy thông tin hoặc tạo ra thông tin ngược để được vay vốn ngân hàng và tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực mạo hiểm để hy vọng thoát khỏi tình trạng phá sản. Điều đó gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng và cả nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, việc đánh giá uy tín của khách hàng hiện nay của các ngân hàng dựa nhiều vào cảm tính và ý chủ quan của cán bộ nghiệp vụ, chưa có một căn cứ khoa học. Chẩn đoán không tốt vấn đề thông tin bất cân xứng có thể là nguyên nhân gây ra những trục trặc trong hoạt động tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó hệ thống tín dụng có những đề phòng hơn trong quá trình cho vay vốn. Với sự không minh bạch và khó xác định tính xác thực, hợp lý, hợp lệ cũng như giá trị của các loại tài sản đã gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng của mình. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế sai lệch và rủi ro, nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng

vay vốn có hành vi đúng đắn, nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi tín dụng đã cấp. c) Một số giải pháp cải thiện: - Phát triển ngành Kiểm toán Khi ngành Kiểm toán phát triển chuyên sâu, cán bộ kiểm toán có năng lực và phẩm chất. Một đội ngũ nhân viên kiểm toán tốt sẽ không chỉ giúp ngân hàng xác minh các báo cáo tài chính, mà còn có thể đưa ra những tư vấn, nhìn nhận và định hướng phát triển, giúp các doanh nghiệp có những quyết định tối ưu, đem lại lợi nhuận trong tương lai. -

Sử dụng hệ thống thông tin tín dụng CIC đã cung cấp một số sản phẩm hiện hành riêng dành cho các tổ chức tín dụng muốn thẩm định về khách hàng của mình. Với những lợi thế của mình, Trung tâm thông tin tín dụng CIC là một tổ chức có khả năng đáp ứng các điều kiện này. Khả năng trong thời gian tới, CIC sẽ là một cơ quan cung cấp thông tin và xếp hạng tín dụng khách hàng đáng tin cậy làm nền tảng cho một hạ tầng thông tin tốt phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng ở Việt Nam. Bên cạnh việc sử dụng hệ thống thông tin đánh giá chung, các ngân hàng cũng nên tự xây dựng cho mình cơ chế riêng trong việc đánh giá và thẩm định khách hàng của mình, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin liên quan từ bên ngoài. Trên cơ sở nắm đầy đủ thông tin về các khách hàng từ nhiều phía, các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro do lựa chọn sai lệch nảy sinh từ vấn đề thông tin bất cân xứng.

-

Hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo Để tránh tình trạng khách hàng sử dụng một tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn ở nhiều ngân hàng, các cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo đã được thành lập như: Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo quốc gia và chi nhánh; Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực; Sở Tài nguyên môi trường... Ngoài ra, việc đưa ra các điều kiện về giá trị tài sản ròng cũng rất cần thiết. Giá trị tài sản ròng ở đây được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ. Như vậy, chỉ những cá nhân hay doanh nghiệp nào có đủ tài sản mới được xem xét cho vay. Nguy cơ rủi ro đạo đức sẽ giảm xuống bởi người đi vay có thể bị kiện và cưỡng chế nếu không trả nợ đúng hạn.

-

Nâng cao kỹ thuật phân tích và thẩm định dự án Như cơ chế truyền thống, nhân viên kinh doanh vừa là người trực tiếp gặp khách hàng, tổng hợp hồ sơ, vừa là người thẩm định. Điều này làm gia tăng các khoản nợ

xấu trong ngân hàng bởi bản thân nhân viên phải chịu gánh nặng chỉ tiêu, lại đồng thời là người duyệt khoản vay. Các ngân hàng nên thực hiện phân chia lại chức năng. Nhân viên kinh doanh chỉ thực hiện chức năng lập hồ sơ kinh doanh của khách hàng và sẽ có một bộ phận chuyên thẩm định dự án đưa ra phán quyết giải ngân. Điều này giúp thắt chặt hệ thống, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì nhân viên thẩm định là người không bị áp đặt chỉ tiêu cũng như không phải người tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên khó có thể bị tác động như nhân viên kinh doanh. Sau khi hoàn thành thẩm định, sẽ có một bộ phận chuyên chức năng hoàn thiện hồ sơ sau phán quyết và đây cũng là bộ phận không tiếp xúc khách hàng. Sẽ có một ban kiểm soát nội bộ chuyên chức năng thẩm tra tính tuân thủ quy định về hồ sơ trong ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng cần thành lập hội đồng tín dụng cùng giải quyết hồ sơ xin vay, cũng như hạn chế hạn mức cấp tín dụng của người có thẩm quyền cấp tín dụng. Để mô hình trên có thể đi vào hoạt động một cách hiệu quả, cần nâng cao chuyên môn của từng nhóm cán bộ. Có nhiều cách để thực hiện điều này như tổ chức lớp học cho cán bộ nâng cao chuyên môn, hay tạo điều kiện cho cán bộ giỏi đi học tập cách thức hoạt động ở các ngân hàng nước ngoài,… - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá khách hàng + Các tiêu chuẩn đánh giá năng lực khách hàng Việc đặt ra các tiêu chuẩn đánh giá năng lực và trình độ của khách hàng vẫn là cần thiết, nhằm đánh giá chuẩn xác hơn, đầy đủ và tổng quan hơn về khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho bản thân ngân hàng trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng. + Các tiêu chuẩn phân tích báo cáo tài chính Bên cạnh việc sử dụng báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp hay thông tin của trung tâm CIC làm cơ sở thẩm định để cấp phát tín dụng, ngân hàng cũng nên tham khảo những loại báo cáo tài chính khác như báo cáo thuế hoặc báo cáo tài chính nội bộ nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế. + Các tiêu chuẩn khác ứng với từng hoàn cảnh thực tế Các ngân hàng nên đưa ra những quy định cụ thể trong việc cấp vốn vay. Ví dụ như: Giấy tờ có giá có công chứng để nộp hồ sơ xin vay chỉ có giá trị nếu được công chứng trong khoảng thời gian nhất định (4-6 tháng) tính từ thời điểm xin vay.

Giới hạn cho vay với một số lĩnh vực đặc biệt như đầu tư chứng khoán, bất động sản hay vay mua hàng hóa xa xỉ. Hạn chế những khoản vay khó kiểm soát, thanh tra mà cụ thể là những khoản vay nằm ngoài địa bàn của ngân hàng. -

Thắt chặt kiểm tra trong quá trình cho vay và nội bộ ngành Ngân hàng Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm nguyên nhân để có giải pháp thích hợp và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành Ngân hàng.

Câu 4 Quyết định gia nhập ngành công nghiệp ô tô của Vingroup đã tạo động lực cho khu vực tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam, song Vingroup đối diện với một thách thức lớn là chưa đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô để giảm giá thành trước áp lực cạnh tranh của các công ty sản xuất ô tô lớn trên thế giới a)

Lợi thế kinh tế theo quy mô là gì?

b) Chính sách bảo hộ công nghiệp cho các ngành công nghiệp non trẻ có thể sử dụng cho trường hợp này được không? Hãy giải thích tại sao? c) Bằng cách nào Vingroup có thể nhanh chóng mở rộng quy mô nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế? Trả lời a) Lợi thế kinh tế theo quy mô là một khái niệm quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong bất kì ngành nào và thể hiện lợi thế tiết kiệm chi phí và lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp lớn có được so với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Lợi thế kinh tế theo quy mô là lợi thế chi phí được các công ty đạt được khi sản xuất trở nên hiệu quả. Các công ty có thể đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô bằng cách tăng sản xuất và giảm chi phí. Điều này xảy ra bởi vì chi phí được phân bổ cho một số lượng lớn hàng hóa. Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn khi nói đến lợi thế kinh tế theo quy mô. Doanh nghiệp càng lớn, chi phí tiết kiệm được càng nhiều. Lợi thế kinh tế theo quy mô có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh. Quy mô kinh tế nội sinh dựa trên các quyết định quản lý, trong khi các yếu tố ngoại sinh có liên quan tới các yếu tố bên ngoài.

b) Lý thuyết về ngành công nghiệp non trẻ được phát triển bởi Alexander Hamilton và Friedrich List và với thuyết ngành công nghiệp non trẻ này thì thường được trích dẫn làm lý do căn bản cho chủ nghĩa bảo hộ, thuyết này với một giả thuyết rằng các ngành công nghiệp mới nổi trong nước cần được bảo vệ chống lại cạnh tranh quốc tế cho đến khi chúng trưởng thành và ổn định. Trong kinh tế học, thì ngành công nghiệp non trẻ là một ngành mới, đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và do đó, chưa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ đã ổn định và có uy tín va với thuyết ngành công nghiệp non trẻ thường là một sự biện minh cho chính sách thương mại bảo hộ với các ý tưởng căn bản của thuyết này là các ngành công nghiệp trẻ, mới nổi ở các quốc gia phát triển cần được bảo vệ khỏi các ngành công nghiệp lâu đời hơn, thường là từ các quốc gia nước ngoài. Sau nhiều năm nhận được sự ưu ái, bảo hộ từ chính phủ nhưng ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Vẫn không phát triển như mong đ...


Similar Free PDFs