File tổng hợp - File tổng hợp bài tập lớn PDF

Title File tổng hợp - File tổng hợp bài tập lớn
Author Gia Huy
Course Mac Lenin
Institution HCMC University of Technology
Pages 14
File Size 198 KB
File Type PDF
Total Downloads 218
Total Views 731

Summary

ĐẠI HỌC BÁCH KHOAĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHBÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINĐỀ TÀI:QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ CHUYỂN HÓA VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAYĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI. VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY TRONGHOẠT ĐỘNG THỰC TIỄNLỚP L05 --- NHÓM 05 --- HK 202NGÀY NỘP 06/05/2021.Giảng viên hướng...


Description

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH 

BÀI TẬP

C – LÊNIN ĐỀ TÀI:

QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ CHUYỂN HÓA VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI. VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN LỚP L05 --- NHÓM 05 --- HK 202 NGÀY NỘP 06/05/2021. Giảng viên hướng dẫn: Cô An Thị Ngọc Trinh.

Sinh viên thực hiện Lương Vinh Gia Huy Nguyễn Ngọc Khang Huy Trần Đoàn Đức Huy Đỗ Huỳnh Gia Huy Lê Đình Minh Kha Phan Tấn Khải

Mã số sinh viên 1910206 1913534 2013332 2011255 2013412 1913783

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Điểm số

MỤC LỤC Trang 1. PHẦN MỞ ĐẦU.....…………………………………………………………….

1

2. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................

2

Chương 1. PHẦN LÝ THUYẾT............................................................................

2

1.1 Khái niệm về chất và khái niệm về lượng…………………………………...

2

1.1.1 Khái niệm về chất……………………………………………………..

2

1.1.2 Khái niệm về lượng…………………………………………………...

2

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất………………………………...

2

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………………...

4

Chương 2. LIÊN HỆ VẬN DỤNG……………………………………………….

5

2.1 Khái quát về vấn đề liên hệ, vận dụng……………………………………….

5

2.1.1 Lượng đổi dẫn đến chất thay đổi……………………………………...

5

2.1.2 Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng……

6

2.1.3 Vận dụng trong học tập……………………………………………….

6

2.2 Đánh giá thực trạng việc liên hệ vận dụng nội dung phần lý thuyết……...

6

2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân trong hoạt động học tập của tân sinh viên hiện nay………………………………………………………………….

7

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động học tập của tân sinh viên hiện nay……………………………………………………………………….

7

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế…………………………………………

8

3. KẾT LUẬN……………………………………………………………………...

9

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..

11

1. PHẦN MỞ ĐẦU Nước ta đang thực hiện công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến lên hình thái kinh tế xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nước ta vẫn sẽ kế thừa những tinh hoa của nhân loại đạt được dưới hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa. Để có thể làm được điều này chúng ta cần phải có những kế hoạch cụ thể, rõ ràng để phát triển nguồn chất xám dồi dào của đất nước-con người làm tiền đề để học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học tiến tiến mà các nước phát triển trên thế giới đã đạt được, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo đưa ra những sáng kiến mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó cũng tập trung phát triển các lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghiệp, xây dựng,…để hiện hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước chuẩn bị sẵn sàng để tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà các nước trên thế giới đã băt đầu từ sớm. Và nguyên lý của sự phát triển trong biện chứng duy vật của Triết học Mac Lê-nin chính là công cụ giúp chúng ta xây dụng kế hoạch để có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Một trong ba quy luật của nguyên lý về sự phát triển là quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật. Bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất. Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Nếu như trước đây quy luật lượng và chất là “kim chỉ nam” cho hoạt động cách mạng của người Cộng sản, thì ngày này quy luật này chính là ”kim chỉ nam” cho sự phát triển con người, phát triển xã hội và kinh tế của đất nước chúng ta. Chúng ta có thể áp dụng quy luật này cho mọi lĩnh vực xã hội từ giáo dục cho đến kinh tế, công nghiệp, xây dựng,…bởi vốn dĩ mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định mà quy luật lượng và chất cho thấy được mối liên hệ rất rõ ràng về lượng và chất trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong bài báo cáo lần này chúng em xin được trình bày về đề tài: Quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự

thay đổi về chất và ngược lại. Việc vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn. Từ đó có thể giúp cho mọi người hình dung được phương thức học tập, làm việc, tổ chức xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

2. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. PHẦN LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về chất và khái niệm về lượng. 1.1.1 Khái niệm về chất. Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác. 1.1.2 Khái niệm về lượng. Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc đô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. 1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất. Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.

Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất là cái tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới hạn đó được gọi là độ. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại. Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Đó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. Có thể nói trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.

Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật. Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận.

Vì bất kì sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó trong nhận thức cần phải coi trọng cả hai chỉ tiêu, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật. Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời ph át huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật. Cần khác phục tư tưởng nôn nóng, tả khuynh và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, lĩnh vực cụ thể.

Chương 2. LIÊN HỆ VẬN DỤNG 2.1 Khái quát về vấn đề liên hệ, vận dụng. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Làm rõ mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thực chất là trình bày, phân tích mối quan hệ biện chứng hay quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại 2.1.1 Lượng đổi dẫn đến chất thay đổi. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt lượng và chất. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật và hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào của lượng bất kỳ nào cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của chất Lượng và chất thống nhất với nhau trong mật độ nhất định: Độ là giới hạn trong đó lượng thay đổi nhưng chưa làm cho chất thay đổi, sự vật chưa biến thành cái khác. Tại thời điểm lượng đạt tới một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất gọi là điểm nút. Khi có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là bước nhảy. Khi sự vật mới thay thế sự vật cũ, trong sự vật mới lại có chất mới và lượng mới, lượng lại biến đổi từ từ, đến điểm nút lại xảy ra sự nhảy vọt về chất Cứ thế sẽ tạo ra những đường nút vô tận của sự phát triển lúc thì dần dần về lượng, lúc thì đột biến về chất, đó là vận động đan xen giữa đứt đoạn và liên tục

Như vậy không có sự thay đổi dần dần vè lượng thì không có sự biến thiên hóa về chất được. Sự thay đổi dần dần về lượng là sự tiến hóa, sự nhảy vọt về chất gọi là cách mạng. 2.1.2 Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng.

Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Tóm lại, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua các bước nhảy, đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng.

2.1.3 Vận dụng trong học tập. -

Nếu chuẩn bị trước bài ở nhà thì sẽ học tập tốt hơn

-

Tự giác tăng thời gian học tập ở nhà giảm bớt thời gian chơi game, online facebook… thì sẽ có kết quả học tập tốt hơn

-

Mình được gọi là học sinh khi còn học lớp 1-12, khi lên đại học rồi thì mình là sinh viên

2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động học tập của tân sinh viên hiện nay.

2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân trong hoạt động học tập của tân sinh viên hiện nay. Tích cực: -

kết hợp nhiều phương pháp học tập với nhau như học ở lớp ,tự học ở nhà , học qua internet, học ở thư viện , liên hệ thực tiễn …

-

biết lập kế hoạch và quản lý thời gian thích hợp để học tập ,sinh hoạt tốt hơn trong môi trường mới

-

Kỹ năng làm việc nhóm , thuyết trình, tham gia hoạt động ngoại khóa ,các kỹ năng mềm… được tân sinh viên cải thiện và nâng cao

-

chú trọng hơn và phát triển kỹ năng học tập về ngoại ngữ

-

chủ động, tích cực và năng động khi học tập ở môi trường đại học

Nguyên nhân : -

với lượng kiến thức rất lớn và mới lạ để học tập tốt ở đại học, sinh viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp học với nhau mới đạt được hiệu quả cao

-

Thời gian biểu ở đại học rất linh động

-

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng bắt buộc phải có để học tốt hơn khi học đại học

-

Ngoại ngữ là yêu cầu cần thiết để tốt nghiệp đại học

-

Ý thức của tân sinh viên khi lên đại học

-

Nhà trường tạo điều kiện cho tân sinh viên môi trường năng động , tích cực 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động học tập của tân sinh viên hiện nay. Hạn chế:

-

nghỉ học, không đến giảng đường , lười thu nạp kiến thức

-

Học tập một cách thụ động , không có phương pháp học đúng đắn dẫn đến kết quả học tập không tốt

-

Không đầu tư nhiều thời gian để tiếp thu , học tập và vận dụng , Chỉ học ở trên lớp mà không tự học khi ở ngoài lớp dẫn đến không tiếp thu hết lượng kiến thức

-

Tự giới hạn bản thân trong việc học tập ở môi trường đại học

-

Giành quá nhiều thời gian trong việc giải trí ,vui chơi,khi vừa lên đại học

-

Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh như bạn bè , thầy cô , lơ là việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động của đoàn trường

-

Sinh viên chỉ học đối phó để lấy điểm , học cho qua môn

Nguyên nhân -

Học đại học chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác nên hầu như các môn học ở giảng đường sẽ không điểm danh , tân sinh viên khi mới bước chân vào đại học sẽ lơ là

-

Sau khi kết thúc chuỗi thời gian học tập miệt mài ở cấp 3 , khi vào đại học các tân sinh viên thường có tâm lý nghỉ xả hơi, bù cho những ngày tháng học để thi vào đại học .

-

Cách học ở đại học hoàn toàn khác với ở trung học phổ thông , nên một số tân sinh viên sẽ không theo kịp hoặc không tìm ra được cho mình cách học đúng đắn và phù hợp để đạt hiệu quả., từ đó dẫn đến chán học , thụ động trong học tập.

-

Thay đổi môi trường đột ngột làm tân sinh viên chưa thích ứng kịp, tân sinh viên phải tự quản lý thời gian học tập và sinh hoạt

-

Ý thức của tân sinh viên chưa tốt về việc học đại học

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế. -

Phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt

-

Tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém nổi lên

-

Cần khắc phục những tư tưởng nôn nóng, tả khuynh và tư tưởng bảo thủ hữu kuynh trong công tác thực tiễn

-

Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện, lĩnh vực cụ thể

3. KẾT LUẬN. Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy, đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng tạo ra sự biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó diễn ra liên tục, tạo thành phương thức cơ

bản, phổ biến các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo.

Trong thực tiễn cần chống hai khuynh hướng: Tả khuynh: là tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất, hoặc coi nhẹ sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh đến các bước nhảy, từ đó dẫn đến những hành động phiêu lưu mạo hiểm. Hữu khuynh: là tư tưởng bảo thủ trì tuệ, ngại khó, không dám thực hiện bước nhảy về chất. Trong thực tế muốn duy trì sự vật ở một trạng thái nào đó phải nắm vững giới hạn độ, không để cho lượng vượt qua giới hạn đó.

Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức chúng ta từng bước tích lũy chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.

Phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh.

Cần có thái độ khách quan khoa học và quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có đủ các điều kiện. Nắm được quy luật lượng-chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, toàn diện và xác định đúng phương pháp, lộ trình thực hiện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay.

Ta cần phải thực hiện đỏi mới thành công trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội để tạo ra bước nhảy về chất ở đó. Với sự thành công trên nhiều lĩnh vực, ta có cơ sở thực tế để đổi mới thành công toàn diện đất nước Việt Nam. Đó là khi ta tạo ra được bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung.

Những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp. Do đó, bất kỳ sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra những tổn thất lớn cho đất nước.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bộ Giáo dục đào tạo. (2019). Giáo trình triết học mác lênin, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội ( Bản dự thảo)

2. Xuân Thắng. (15/07/2020). Giá trị tư tưởng, lý luận và sức sống của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay....


Similar Free PDFs