FTU2_Nhóm 6_ Tiểu luận giữa kì QHKTQT PDF

Title FTU2_Nhóm 6_ Tiểu luận giữa kì QHKTQT
Author K59 Cao Thục Như
Course quan hệ kinh tế quốc tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 39
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 469
Total Views 597

Summary

Download FTU2_Nhóm 6_ Tiểu luận giữa kì QHKTQT PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ CỞ II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐỐI VỚI ANTESCO VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Giảng viên: Nguyễn Thị Phương Chi Lớp: K59F Nhóm 6: Ngành hàng rau quả

TP. HCM, ngày 28 tháng 11 năm 2021

BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM 6 Tên thành viên

MSSV

Cao Thục Như

2011115436

Trần Châu Kim Xuyến

2011115708

Nguyễn Thị Thanh Nhi

2011115427

Trần Thị Phương Thảo

2011116564

Bùi Minh Ánh

2011116315

Trần Trung Hiếu

2011115272

Thái Mỹ Ngân Kim

2011116420

-

Nhiệm vụ Chương 1 Chương 2 mục 2, mục 3 Chương 3 mục 1 Lời mở đầu Chương 1 Chương 2 mục 1, mục 3 Chương 3 mục 2 Kết luận Chương 1 Chương 2 mục 1, mục 3 Chương 1 Chương 2 mục 2, mục 3 Chương 3 mục chọn thị trường Chương 1 Chương 2 mục 2, mục 3 Chương 3 mục 1 Chương 1 Chương 2 mục 2, mục 3 Chương 3 mục 1 Chương 1 Chương 2 mục 2, mục 3 Chương 3 mục 2

Mức độ hoàn thành 100% 100%

100%

100%

100%

100% 100%

MỤC LỤC

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT

i

DANH MỤC BẢNG

ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

iii

LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN NGÀNH RAU QUẢ VIỆT NAM VÀ CAM KẾT

CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH HÀNG

3

1.

Tổng quan ngành rau quả Việt Nam

3

2.

Tổng quan về hiệp định EVFTA

5

CHƯƠNG 2.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ANTESCO VÀ CƠ HỘI

THÁCH THỨC CỦA ANTESCO KHI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH EVFTA

10

1.

Tổng quan về ANTESCO

10

2.

Hoạt động kinh doanh của ANTESCO khi thực hiện hiệp định EVFTA 11

3.

Cơ hội và thách thức của ANTESCO khi thực hiện hiệp định EVFTA

13

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO ANTESCO ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ GIẢI QUYẾT THÁCH THỨC

18

1.

Tận dụng cơ hội

18

2.

Giải quyết thách thức

23

KẾT LUẬN

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

27

DANH MỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ST

Ký hiệu viết

Chữ viết đầy đủ

T

tắt

1

GSP

Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi phổ cập

2

FTA

Foreign Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

3

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

4

EVFTA

European-Vietnam Free Trade Agreement

5

Vinafruit

Hiệp hội Rau quả Việt Nam

6

ILO

International Labour Organization (Tổ chức Lao động Quốc tế)

7

MRL

Mức Giới hạn Dư lượng Tối đa Cho phép

8

MFN

Most Favoured Nations

9

Global GAP

Global Good Agricultural Practices

10

EU

European Union Liên minh châu Âu

11

SPS

Biện pháp vệ sinh và kiểm dịnh động – thực vật

12

TBT

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại

1

DANH MỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1– Mức độ cắt giảm thuế quan mã HS08039010

6

Bảng 1-2 – Các chỉ dẫn địa lý với rau quả Việt Nam được bảo hộ đương nhiên theo EVFTA

9

Bảng 2-1 – Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ANTESCO 2020

11

Bảng 2-2 – Bảng cáo báo đầu tư của ANTESCO 2020

12

Bảng 2-3 – Sự thay đổi trong nhập khẩu trái cây của Việt Nam từ EU

15

Bảng 2-4 – Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm trái cây nhập khẩu từ EU trước và sau khi EVFTA có hiệu lực (Đơn vị: triệu USD)

15

Bảng 3-1 – Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang 4 nước EU năm 2019 18

2

DANH MỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1-1 - Diện tích và sản lượng các loại rau của Việt Nam 2016-2020

3

Biểu đồ 1-2 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2019

4

Biểu đồ 1-3- Cơ cấu sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2020

5

Biểu đồ 2-1 – Mức độ các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam so với các quốc gia khác

17 Biểu đồ 3-1 – Các nước xuất khẩu Chanh chủ yếu sang thị trường EU năm

2014-2018

19

Biểu đồ 3-2 – Các nước nhập khẩu dứa chủ yếu của thị trường EU năm 2013-2017 20 Biểu đồ 3-3 – Sản lượng nhập khẩu trái cây nhiệt đới ( bao gồm cả chôm chôm) của EU 2013-2017

21

Biểu đồ 3-4 – Sản lượng các quốc gia xuất khẩu chôm chôm sang EU năm 2013-2017

21

Biểu đồ 3-5- Sản lượng chôm chôm các quốc gia EU nhập từ các nước không thuộc khối EU năm 2013-2017

22

Biểu đồ 3-6 – Sản lượng nhập khẩu rau quả chế biến của Hà Lan năm 2019

3

23

LỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đạt 88,5 triệu Euro, tính riêng tháng 7 năm 2021 tăng 3,4% so với 7 tháng đầu năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU chiếm 4.6% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Theo nhận định của các nhà phân tích kinh tế, từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều lợi thế về thuế xuất khẩu nhiều mặt hàng rau củ quả về 0% tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nông sản tại Việt Nam. Nhằm nắm bắt được thời cơ và các ưu đãi từ hiệp định này, các doanh nghiệp trong ngành nông sản Việt Nam nói chung và ngành rau củ quả nói riêng đã và đang tích cực hoạch định những chiến lược đổi mới cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu mở rộng thị trường, thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng cơ hội để tiếp cận nguồn đầu tư công nghệ hiện đại và nâng cao quy trình sản xuất,... Thế nhưng dù hiệp định EVFTA mang lại rất nhiều ưu đãi, song các doanh nghiệp trong ngành rau quả ở Việt Nam đã và đang đối mặt không ít thách thức về môi trường cạnh tranh hay tỏ ra còn hạn chế trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như SPS, TBT liên quan đến chất lượng sản phẩm. Nhận thức được điều đó, Công ty Cổ Phần Rau Quả Thực phẩm An Giang - một công ty chiếm vị thế hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại rau củ quả đông lạnh nổi tiếng đạt chuẩn Global GAP, với nguồn lực máy móc hiện đại áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến dẫn đầu tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và phía Nam đã và đang vạch ra những chiến lược dài hạn cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Doanh nghiệp sang EU. Theo đó, ANTESCO được đánh giá cao và vô cùng triển vọng nếu tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ hiệp định EVFTA nhằm hướng đến cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo triển vọng ngành và định vị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường xuất khẩu nông sản quốc tế. Bài tiểu luận nhằm phân tích tổng quan các nội dung của hiệp định EVFTA liên quan đến ngành rau củ quả, đánh giá cơ hội và thách thức mà hiệp định quan trọng này 1

LỜI MỞ ĐẦU mang lại đối với ngành nông sản nói chung và các mặt hàng rau củ quả chiến lược của công ty ANTESCO nói riêng. Từ đó, đề xuất các giải pháp tiềm năng giải quyết các thách thức dưới góc độ doanh nghiệp nhằm tận dụng hiệu quả nguồn lực của công ty, xâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu rau củ đạt chuẩn sang EU và tận dụng triệt để lợi ích của hiệp định EVFTA mang lại cho ngành rau củ quả. Theo đó, doanh nghiệp ANTESCO nói riêng và cả nước nói chung cần có những phương án chiến lược và đồng bộ các chính sách để tận dụng các nguồn lực mở rộng thị trường tạo điều kiện hội nhập, nâng cao khả năng xuất khẩu những mặt hàng chiến lược vào thị trường EU đầy tiềm năng này.

2

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN NGÀNH RAU QUẢ VIỆT NAM VÀ CAM KẾT

CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH HÀNG 1. Tổng quan ngành rau quả Việt Nam 1.1. Năng lực cung ứng Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều và thổ nhưỡng đa dạng, có lợi thế sản xuất, xuất khẩu rau quả nhiệt đới. Trong nhóm ngành nông sản, rau quả là ngành có bức phá mạnh về năng lực sản xuất trong 5 năm qua khi diện tích và sản lượng luôn tăng. Năm 2019, sản lượng rau đạt 19.75 triệu tấn, tăng 855.3 nghìn tấn, diện tích tăng 26.1 nghìn ha. Biểu đồ 1-1 - Diện tích và sản lượng các loại rau của Việt Nam 2016-2020

Tỷ lệ diện tích trồng trọt áp dụng quy trình VietGap, Global GAP cũng có khuynh hướng gia tăng. Trong đó 5-10% diện tích được áp dụng Global GAP cho thấy rau quả Việt Nam đang nỗ lực để dần trở nên uy tín hơn trên thị trường quốc tế. Theo Vinafruit, Việt Nam có 157 cơ sở chế biến rau quả quy mô lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng chỉ đạt 2/3 công suất do thiếu nguồn nguyên liệu tập trung đạt yêu cầu chất lượng. Ngoài ra, còn có hàng nghìn nhà máy chế biến nhỏ lẻ. Trong vài năm gần đây, lĩnh 3

CHƯƠNG 1 vực nông sản chế biến khởi sắc nhờ được đầu tư mạnh bởi Vingroup, LaviFoods,... với nhà máy hiện đại, công suất lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn cần phát triển thêm nhiều do nhu cầu thị trường ngày càng cao, trình độ chế biến sâu còn hạn chế so với thế giới. 1.2. Thị trường xuất khẩu 1.2.1. Nhận định chung Trong giai đoạn gần đây, xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục và tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2013 đến 2019 là 24% cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong cùng giai đoạn 12%. Theo Bộ Công Thương, do tác động của đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2020 sụt giảm đáng kể so với năm 2019. Có thể nói, rau quả là một trong những nhóm hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Biểu đồ 1-2 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2019

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc là 2,43 tỷ USD, giảm 13,6% so với năm 2018 sau nhiều năm tăng trưởng liên tục. Sự sụt giảm này phần lớn xuất phát từ việc Trung Quốc siết chặt thực thi các quy định liên quan tới loại quả được xuất khẩu chính ngạch. Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng 4

CHƯƠNG 1 mạnh ở nhiều thị trường nhưng tính về tỷ trọng vẫn còn quá nhỏ so với tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc. 1.2.2. Thị trường rau quả EU Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU tăng đều trong 5 năm trở lại đây (2015-2019). Tuy nhiên, với kim ngạch này, xuất khẩu rau quả sang EU chỉ chiếm chưa đến 4% tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đồng thời, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU cũng chưa tương xứng với nhu cầu khổng lồ đối với rau quả của thị trường này. EU hiện là đối tác nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Với giá trị kim ngạch nhập khẩu hạn chế, rau quả Việt Nam chỉ chiếm 0,08% tổng lượng nhập khẩu rau quả của EU năm 2019. Rau quả Việt Nam đã xuất hiện ở gần như toàn bộ các nước thành viên EU trong đó Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam trong EU. Biểu đồ 1-3- Cơ cấu sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2020

2. Tổng quan về hiệp định EVFTA 2.1. Hoàn cảnh ra đời Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu và mở rộng tự do hóa thương mại, Việt Nam luôn thúc đẩy mối quan hệ song phương trong khu vực và quốc tế. Vì vậy, việc kí 5

CHƯƠNG 1 kết các Hiệp định thương mại tự do là điều tất yếu trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sau 9 năm đàm phán, vào ngày 30/06/2019, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức được ký kết tại Hà Nội. Tác động to lớn đến mối quan hệ Việt Nam và châu Âu, mở ra nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như người lao động. Bên cạnh đó, EVFTA được xem là một bước ngoặt cho xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản có nhiều lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, những cam kết đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước giúp tăng cường, xúc tiến nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. 2.2. Cam kết của hiệp định EVFTA ảnh hưởng đến ngành hàng rau quả Việt Nam 2.2.1. Cam kết thuế quan Cam kết thuế quan đối với mặt hàng rau quả Việt Nam: -

514/547 tương đương 94% mặt hàng được loại bỏ tất cả các loại thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực.

-

24/547 (chủ yếu các mặt hàng trái cây với mã HS0805, 0806, 0807, 0808, 0909) được xóa bỏ thuế tính theo tỷ lệ phần trăm trị giá hàng hóa ngay khi hiệp định có hiệu lực nhưng vẫn giữ thuế tuyệt đối.

-

Đối với mã HS08039010 - cắt giảm thuế dần về 75 EUR/ tấn. Bảng 1-1– Mức độ cắt giảm thuế quan mã HS08039010

6

CHƯƠNG 1 Nguồn: TrungtamWTO

-

Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng tỏi, ngô ngọt và nấm. Đối với thuế GSP, Việt Nam được hưởng GSP song song EVFTA với thời gian là 2

năm từ khi EVFTA có hiệu lực. 2.2.2. Cam kết về quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ 2.2.2.1.Cam kết về quy tắc xuất xứ Đối với các sản phẩm rau tươi và sơ chế có một quy tắc xuất xứ duy nhất là Xuất xứ thuần túy. Đối với các sản phẩm quả tươi và sơ chế có một quy tắc xuất xứ duy nhất là: -

Nguyên liệu phải có xuất xứ thuần túy

-

Trọng lượng nguyên liệu đường không có xuất xứ không vượt quá 20% trọng lượng sản phẩm. Đối với các sản phẩm rau quả đã qua chế biến: tùy thuộc vào dòng sản phẩm mà

quy tắc xuất xứ là Chuyển đổi Nhóm hay Xuất xứ thuần túy. 2.2.2.2.Cam kết về thủ tục chứng nhận xuất xứ EVFTA quy định 02 loại thủ tục chứng nhận xuất xứ: -

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ: Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên giấy tờ nhà xuất khẩu xuất trình.

-

Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ: Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình trên bất kỳ chứng từ thương mại nào (hóa đơn, phiếu giao hàng, …). Nếu giá trị lô hàng nhỏ hơn 6000 EUR, các nhà xuất khẩu Việt Nam được tự phép chứng nhận xuất xứ. Nếu vượt 6000 EUR, nhà xuất khẩu cần xin giấy chứng nhận từ các cơ quan thẩm quyền. Trường hợp Việt Nam cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận lô hàng vượt quá 6000 EUR thì phải báo cho EU biết rõ.

7

CHƯƠNG 1 2.2.3. Cam kết về an toàn dịch tễ và vệ sinh thực phẩm Quy định về SPS: -

Theo Luật Thực phẩm tổng hợp của EU, các mặt hàng rau quả phải bảo đảm tất cả quy định về thực phẩm.

-

Đối với những nhà chế biến thực phẩm bao gồm rau quả đã qua chế biến đảm bảo về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của EU (HACCP)

-

Hàng nhập khẩu vào châu Âu phải có giấy chứng nhận vệ sinh và an toàn thực vật nhằm thể hiện tình trạng sản phẩm. Quy định về mức tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Rau quả nhập khẩu vào

EU phải đáp ứng những quy định về Giới hạn mức tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) nhằm đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm an toàn đối với người tiêu dùng. 2.2.4. Cam kết về hàng rào kỹ thuật -

Quy định về dán nhãn thực phẩm: Việc sản xuất và dán nhãn hữu cơ phải tuân thủ theo quy định của EU, các nhà nhập khẩu EU phải có chứng nhận đáp ứng quy định này.

-

Quy định về tiêu chuẩn và phân loại chất lượng: Rau quả tươi muốn nhập khẩu vào khối EU phải có Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. 2.2.5. Cam kết về tự vệ

-

Biện pháp tự vệ toàn cầu: Vẫn tuân theo WTO và bổ sung thêm quy định về thủ tục thông báo của bên khởi xướng điều tra và cách thức trao đổi giữa hai bên.

-

Biện pháp tự vệ song phương: Việt Nam và EU được áp dụng thêm biện pháp tự vệ song phương - chỉ dùng cho hàng từ EU/ Việt Nam (khác với WTO - không áp dụng chung cho hàng từ tất cả các nguồn xuất khẩu). EVFTA nêu rõ về điều kiện áp dụng, thủ tục điều tra, hình thức tự vệ và cách thức áp dụng.

8

CHƯƠNG 1 2.2.6. Cam kết về sở hữu trí tuệ Có 3 nội dung liên quan trực tiếp: -

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: các biện pháp bảo hộ riêng đối với các chỉ dẫn địa lý nhằm ngăn cản việc sử dụng chỉ dẫn địa lý này có hàng hóa khác, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Bảng 1-2 – Các chỉ dẫn địa lý với rau quả Việt Nam được bảo hộ đương nhiên theo EVFTA

Nguồn: TrungtamWTO

-

Bảo hộ dữ liệu cấp phép đối với nông hóa phẩm: cam kết về bảo hộ thông tin bí mật.

-

Quyền đối với giống cây trồng. 2.2.7. Cam kết về phát triển bền vững

-

Đưa ra yêu cầu về cách thức ban hành và thực thi chính sách, pháp luật môi trường và lao động trong nước.

-

Không đưa ra tiêu chuẩn lao động mới mà chỉ nhấn mạnh việc thực hiện hiệu quả các nghĩa vụ mà Việt Nam và EU đã cam kết với tư cách là thành viên thuộc ILO như không phân biệt đối xử nghề nghiệp, quyền tự do thương lượng, cấm hình thức lao động ép buộc...

-

Với đặc thù sử dụng nhiều lao động giản đơn và môi trường độc hại, ngành rau quả bị tác động mạnh mẽ bởi cam kết này của EVFTA.

9

CHƯƠNG 1 2.2.8. Cam kết mở cửa đầu tư Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả. Ngoài ra, nghĩa vụ Đối xử quốc gia (NT), Đối xử Tối huệ quốc (MFN), cam kết về bảo hộ đầu tư cũng bảo vệ tốt quyền lợi của nhà đầu tư vào Việt Nam.

10

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ANTESCO VÀ CƠ HỘI

THÁCH THỨC CỦA ANTESCO KHI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH EVFTA 1. Tổng quan về ANTESCO 1.1. Tầm nhìn ANTESCO định hướng trở thành nhà cung ứng rau quả nhiệt đới đông lạnh và đóng hộp đứng đầu Việt Nam, với tiêu chí đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 1.2. Sứ mệnh Cung cấp những mặt hàng nông sản đảm bảo chất lượng vệ sinh theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, giúp người nông dân có thu nhập ổn định và cung cấp việc làm cho khu vực nông thôn. 1.3. Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ Phần Rau Quả Thực Phẩm An Giang (ANTESCO) là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và xuất khẩu rau quả đông lạnh IQF và đóng hộp. Sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Công ty là hàng đông lạnh và hàng đóng lon với sản phẩm chính là bắp non và đậu nành rau, các sản phẩm nông sản đông lạnh và đóng lon khác như thanh long, đu đủ, xoài, nước chanh dây, sả, chuối,.. Xuất khẩu chủ lực của ANTESCO vẫn là Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Trung Đông. ANTESCO có hoạt động sản xuất, kinh doanh của chia thành 2 lĩnh vưc: Xuất khẩu và nội địa. Sản phẩm thực phẩm đóng lon và hàng sấy dẻo phổ biến ở thị trường nội địa như: chôm chôm nhân khóm, khóm, xoài, bắp non, mít sấy dẻo, thốt nốt, khóm cùng nhiều sản phẩm đặc trưng khác.

11

CHƯƠNG 2 Các sản phẩm đang được phân phối tại các cửa hàng của Công ty và hệ thống các siêu thị như:Aeon mall, Satra Foods, Mega, Coopmart... góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu và sức lan tỏa của ANTESCO trên thị trường. 1.4. Vị thế của ANTESCO so với toàn ngành Là doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đông lạnh được chứng nhận uy tín, chiếm vị thế cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại rau quả đông lạnh IQF và đóng hộp Hiện nay, ANTESCO đã xây dựng 3 nhà máy áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại của Châu Âu và hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22000, SEDEX, BRC FOODS, Global GAP, KOSHER, HALAL, FDA. Được trang bị thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho bảo quản đông lạnh đứng đầu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và phía Nam. Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả đông lạnh. Có nhà xưởng và thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp 100% từ Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển có tổng công suất 25.000 tấn/năm. Uy tín về chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý tốt như GLOBALGAP, BRC FOODS, KOSHER, SEDEX, ISO, IFS. Vùng nguyên liệu ổn định và cung ứng quanh năm. Kiểm soát...


Similar Free PDFs