GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC PDF

Title GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC
Author Quỳnh Anh Phan
Course Giáo dục quốc phòng II
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 14
File Size 201.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 48
Total Views 727

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA GD QP-AN VÀ GDTCTIỂU LUẬNMÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH- Họ và Tên : Phan Nguyễn Quỳnh Anh- Mã số sinh viên : 3120150007- Nhóm thi : 11- Mã học phần : 862407- Tên học phần : Giáo dục Quốc phòng và An ninh II- Học kỳ : 1- Năm học : 2021- Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GD QP-AN VÀ GDTC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

- Họ và Tên

: Phan Nguyễn Quỳnh Anh

- Mã số sinh viên : 3120150007 - Nhóm thi

: 11

- Mã học phần

: 862407

- Tên học phần : Giáo dục Quốc phòng và An ninh II - Học kỳ

:1

- Năm học

: 2021-2022

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2022

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GD QP-AN VÀ GDTC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TÊN TIỂU LUẬN: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2022

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ TỘI XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC.................................................................................................... 2 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tội xâm hại danh dự và nhân phẩm người khác 2 2. Khái niê @m về danh dự, nhân phẩm, tội xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác..................................................................................................................... 2 3.

Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người...............................................3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC.......................................................................................3 1.

Thực trạng............................................................................................................ 3

2.

Nguyên nhân......................................................................................................... 4

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN................................................................................................................................. 6 1.

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự và nhân phẩm..................6

2.

Phòng chống tội phạm xâm hại danh dự và nhân phẩm trong nhà trường............6

KẾT LUẬN....................................................................................................................... 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 9

LỜI MỞ ĐẦU Một đất nước phát triển không phải chỉ được đánh giá qua nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, … mà còn có những tiêu chí về con người. Con người là nguồn tài nguyên vô giá của từng quốc gia, là đối tượng nên được ưu tiên và bảo vệ hàng đầu. Tiền đề đầu tiên cho việc bảo vệ con người là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự và nhân phẩm, hông ai có quyền xâm hại hay xâm phạm. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những bước tiến mới, đạt được nhiều thành tựu ở các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực con người, phòng, chống các tội xâm hại danh dự, nhân phẩm của con người là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước bổ sung, đưa ra những biện pháp mạnh tay hơn nhằm xử phạt những ai xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Song, bên cạnh những tích cực thì vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, chưa đạt được hiệu quả tối đa trong thực tế. Việc tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng, khoa học để phát huy những cái hiệu quả, khắc phục những cái hạn chế trong việc phòng chống tội phạm xâm hại danh dự và nhân phẩm của người khác là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đó cũng là lí do em chọn đề tài “ Giải pháp phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác”.

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ TỘI XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC. 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tội xâm hại danh dự và nhân phẩm người khác Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền năm 1948, tại Điều 12 đã quy định: “Không ai phải chịu can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…”. Quyền này được ghi nhận từ rất sớm trong pháp luật Việt Nam. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trở thành quyền hiến định khi chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp 1980. Cụ thể, Điều 7 Hiến pháp 1980 quy định: “Công dân có quyền tự được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. Quyền này tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp 1992 và 2013. Trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung và quy định rõ thêm một số tội danh xâm phạm đến DDNP của con người (đặc biệt đối với tội danh xâm phạm đến DDNP của con người là trẻ em) so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Ngoài ra, Đảng và Nhà nước còn ra quyết định số 199/QĐ – TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyê @t Chương trình thực hiê @n Chiến lược quốc gia phòng, chống tô @i phạm Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng được đưa ra để điều chỉnh những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên không gian mạng như: Luật An ninh mạng 2018; Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Dựa vào những điều trên có thể thấy Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề danh dự và nhân phẩm của các cá nhân, luôn đưa ra những quy định, văn bản là một công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho từng cá nhân. 2. Khái niêm j về danh dự, nhân phẩm, tội xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp và tỏ rõ sự kính trọng của xã hội, của tập thể. Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ. Nhân phẩm là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân, những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá trị một con người. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là làm cho người đó bị xúc phạm, tổn thương về tinh thần và xấu hổ đối với những người xung quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội tùy thuộc vào vị thế, vai trò và nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của hành vi phạm tội.

2

Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người được thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Đa số hành vi nguy hiểm được thực hiện bằng hành động cụ thể, thường thể hiện bằng cách: Dùng hành động làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của người khác và dùng những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm và danh dự được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ. 3. Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người. Theo quy định pháp luật của Hình sự Việt Nam năm 2015, các tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người gồm: 3.1. Các tội xâm phạm tình dục. Gồm: Tội hiếp dâm (Điều 141), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm (Điều 143), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145), Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146), Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147). 3.2. Các tội mua bán người. Gồm: Tội mua bán người (Điều 150), Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152), Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154). 3.3. Các tội làm nhục người khác Gồm: Tội hành hạ người khác (Điều 140), Tội làm nhục người khác (Điều 155), Tội vu khống (Điều 156). 3.4. Nhóm tội khác Gồm: Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148), Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149), Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330). Tất cả những hành vi đã nêu đều là những hành vi xâm hại đến danh dự và nhân phẩm của người khác và đều sẽ chịu sự trừng phạt trước pháp luật từ mặt dân sự, hành chính, thậm chí là hình sự. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC. 1. Thực trạng Với sự phát triển vượt bậc và thần tốc của công nghệ 4.0, mạng xã hội đã giúp con người vươn phạm vi tiếp xúc ra xa hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng đều có 2 mặt của nó.

3

Những đối tượng xấu đã lợi dụng mạng xã hội cùng hệ thống quản lí an ninh vẫn còn mới và nhiều sơ hở để là nơi tuyên truyền những cái sai sự thật, tiêu cực. Hậu quả gây ra tác động trực tiếp đến giới trẻ - lực lượng chiếm số đông và thường xuyên tiếp xúc nhất với các nền tảng mạng xã hội. Những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: chụp lén đăng lên mạng với những câu từ tục tĩu, livestream chửi với những từ ngữ bôi nhọ, đăng các clip đi đánh đập hoặc hành hạ người khác, đăng bài sai sự thật, bịa đặt về một người dưới cái mác “bóc phốt” để mọi người có cái nhìn sai và quay lưng với người kia, … Những hành vi này không chỉ gây tổn hại đến nạn nhân mà còn khiến đời sống tâm lí của người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực. Sự phát triển của các nền tảng công nghệ khiến hiện tượng làm nhục, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cá nhân tăng chóng mặt và ngày càng phức tạp, dần trở thành vấn nạn đáng báo động trong xã hội. Một vụ việc nóng hổi xảy ra gần đây là vụ nữ sinh M bị vợ chồng chủ shop quần áo Mai Hường đánh đập, túm áo, túm tóc, lấy kéo cắt áo và tóc, quay clip lại và tung lên mạng xã hội Facebook, đe dọa tống tiền vì đã lỡ trộm chiếc chân váy trị giá 160 nghìn đồng nhưng đã quay lại nhận lỗi cùng lời hứa sẽ bồi thường. Việc làm của vợ trồng chủ shop đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Nạn nhân cùng gia đình phải chịu những tổn thương không nhỏ về mặt tinh thần. Không chỉ ở trong xã hội, ngay trong môi trường học đường với đối tượng là học sinh cũng đang tổn tại những hành vi xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Y - Xã hội và Tổ chức từ thiện Plan Việt Nam: Khảo sát 3.000 học sinh của 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội đã đưa những số liệu như sau: Bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục...) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%; Bạo lực thể chất (tát, đá, xô đây, kéo tóc, bạt tai, đánh đập...) là 41%; Bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục...) chiếm 19%. Những hành vi trên gây tổn hại không nhỏ đến tinh thần của học sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và quá trình học tập. 2. Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến việc vi phạm đến tội xâm hại danh dự và nhân phẩm của con người. Một là sự tác động của những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Việc thị trường kinh tế đang ngày càng phát triển đã làm cho một bộ phận người trong xã hội sống xa hoa, hưởng thụ nên dần xuống cấp về mặt đạo đức, những truyền thống văn hóa lâu đời của cha ông. Ngoài ra, sự phân cấp giàu nghèo ngày càng rõ ràng. Một bộ phận người trong xã hội giàu lên nhanh chóng nhưng không phải ai cũng giàu lên một cách chính đáng, một số người làm giàu bằng những công việc bất chính đó dần dẫn đến con đường phạm tội, mặt khác, những người nghèo, không có tư liệu sản xuất phải lên thành thị làm thuê kiếm ăn cũng bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực của thị trường xã hội từ đó dẫn đến phạm tội.

4

Hai là tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng trong xã hội do chế độ cũ để lại. Chế độ thực dân, đế quốc cùng chiến tranh trong nhiều năm, tư tưởng phong kiến lỗi thời đã hình thành nên lối sống lạc hậu, không lành mạnh. Trong một số hộ gia đình vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đó có cả phạm tội. Chỉ cần lướt trên mạng sẽ tìm thấy nhiều vụ việc thương tâm xảy ra cũng chỉ vì trọng nam khinh nữ. Ba là sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia khác và những sơ hở, thiếu sót về quản lý các mặt công tác của nhà nước. Con người hiện nay dễ dàng tiếp cận với mạng Internet, các thiết bị công nghệ mới nên đã xuất hiện, lan truyền nhiều hiện tượng tiêu cực lẫn trong và ngoài nước gây tác động xấu đến đời sống người dân. Ngoài ra, Luật An ninh mạng ở nước ta còn mới khiến khâu quản lí còn nhiều lỏng lẻo, chưa thực sự chặt ché nên đã tạo cơ hội cho các thành phần phạm tội tràn lan. Bốn là những thiếu sót trong chương trình giáo dục. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu. Việc chú trọng đạo đức học sinh vẫn chưa được đề cao thực hiện. Đại đa số các trường vẫn chú trọng đến kiến thức như Văn, Toán, Ngoại ngữ, Lí, Hóa, Sinh… khiến học sinh xem những môn đó là môn “chính”. Những môn như Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng – an ninh lại thành những môn “phụ”, học cho có. Năm là công tác dấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội cũng như tội xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác của các quan chức nói chung và công dân nói riêng vẫn còn nhiều điểm yếu, sơ hở. Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một sô' cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt. Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn còn nhiều. Hoạt động điều tra, xử lí tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lí chưa nghiêm minh. Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu quả vận hành chưa cao. Sáu là phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Phát động phong trào quần chúng rộng khắp tham gia hoạt động phòng, chống tội phạm là vấn đề cơ bản, có tính chiến lược, lâu dài. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng miền, do hạn chế, yếu kém trong công tác tổ chức, tuyên truyền vận động quần chúng nên phong trào không thường xuyên, thiếu mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. Nội dung, hình thức giáo dục còn nhiều bất cập, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, nơi có trình độ dân trí thấp, nhiều người không có kiến thức cơ bản về pháp luật, thậm chí khi phạm tội vẫn không biết là mình vi phạm pháp luật hình sự.

5

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN. 1. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm hại danh dự và nhân phẩm Để có thể phòng chống tội phạm xâm hại danh dự và nhân phẩm một cách có hiệu quả, việc đầu tiên là cần xác định rõ hệ thống các biện pháp phòng ngừa được chia thành hai mức độ: Phòng ngừa chung và Phòng ngừa riêng. Phòng ngừa chung là tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục. Phòng ngừa riêng (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn): là việc áp dụng các biện pháp mang tính đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực lượng, trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích. Các biện pháp phòng chống tội phạm được chia thành các hệ thống như sau: + Theo nội dung tác động của phòng ngừa tội phạm (Biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp tổ chức, biện pháp pháp luật). + Theo phạm vi, quy mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm (Biện pháp trong một tỉnh, một thành phố, trên phạm vi cả quốc gia). + Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội (Phòng ngừa trong các khu vực: kinh tế, tuyến giao thông trọng điểm). + Theo phạm vi đối tượng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm (Biện pháp phòng chống tội phạm nói chung trong cả nước và biện pháp phòng chống cá biệt). 2. Phòng chống tội phạm xâm hại danh dự và nhân phẩm trong nhà trường Xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm về xâm hại danh dự và nhân phẩm là do sự thiếu xót trong giáo dục, việc phòng chống tội phạm trong môi trường học đường là việc hết sức quan trọng. 2.1. Về phía nhà trường - Tại các trường cấp 1, cấp 2 và cấp 3 cần chú trọng đến việc giáo dục nhân cách các em. đặt tầm quan trọng của các môn giáo dục, rèn luyện nhân cách lên ngang hàng các môn khác, thường xuyên thực hiện đánh giá các em để có kế hoạch giáo dục vụ thể - Mỗi trường cần thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm xâm hại danh dự, tính mạng trong nhà trường; tuyên truyền giáo dục cho học sinh về các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm để các em nhìn rõ trách nhiệm của bản thân, của nhà trường trong cuộc đấu tranh này. Các em dần chuyển từ tham gia theo lời kêu gọi thành tự giác tham gia. - Xây dựng một ngôi trường trong sạch, vững mạnh, không có các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn và tội phạm. - Xây dựng cơ chế quản lí, tổ chức cho học sinh tự quản, tổ thanh niên xung kích để tuần tra kiểm soát khu vực trường. - Nhà trường phối hợp với các khối, các khoa tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm

6

- Thường xuyên phát động các phong trào trong nhà trường để học sinh hưởng ứng các phong trào đó. Những nội dung và hình thức sẽ được linh động để phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh từng trường. - Phối hợp với các lực lượng quản lí để nhanh chóng phát hiện những học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vấn để kịp thời quản lí, giáo dục các em; thường xuyên kiểm tra, rà soát, dẹp bỏ những ổ, tụ điểm tệ nạn gần trường học. 2.2. Về phía bản thân người học sinh, sinh viên. - Từ bỏ lối suy nghĩ môn “chính” – môn “phụ”, đặt các môn ngang hàng với nhau., nhận thức việc học không chỉ ở kiến thức mà còn là nhân cách, cách làm người, cách sống của một cá nhân trong xã hội. - Luôn không ngừng học tập, bổ sung thêm kiến thức, ý thức pháp luật về phòng ngừa tội phạm. Có thể tiến hành tuyên truyền pháp luật cho mọi người từ nhỏ đến lớn, từ người thân trong gia đình lan ra cả xóm làng. - Thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định trong nhà trường trong việc học tập, giao lưu tập thể. - Với các bạn sinh viên, có thể đăng kí tham gia vào các tổ chức thanh niên xung kích đi tuần tra, ổn định an ninh...


Similar Free PDFs