HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Trong CÁC TỔ CHỨC PDF

Title HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Trong CÁC TỔ CHỨC
Author Anh Trương Nguyễn Phương
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 374.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 15
Total Views 104

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHPHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH SỰ CẦNTHIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊTRONG CÁC TỔ CHỨCGiáo viên học phần: Bùi Dương LâmLớp học phần: 21C1MANSinh viên: Trương Nguyễn Phương AnhKhóa: 46Lớp: CLMSSV: 31201020939TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021MỤC LỤC ......


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRONG CÁC TỔ CHỨC

Giáo viên học phần: Bùi Dương Lâm Lớp học phần: 21C1MAN50200121 Sinh viên: Trương Nguyễn Phương Anh Khóa: 46 Lớp: CL002 MSSV: 31201020939

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 3 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................4 I. Khái niệm cơ bản.....................................................................................................4 1. Tổ chức.................................................................................................................. 4 2. Quản trị................................................................................................................. 4 II. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức.............................................4 1. Hoạt động quản trị............................................................................................... 4 2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức..........................................4 III. Vai trò của hoạt động quản trị.............................................................................5 1. Hoạch định............................................................................................................5 2. Tổ chức.................................................................................................................. 5 3. Lãnh đạo...............................................................................................................6 4. Kiểm soát............................................................................................................... 7 B. Hoạt động quản trị trong các công ty....................................................................7 I. Hoạt động quản trị của công ty Facebook..............................................................7 1. Sơ lược về công ty Facebook................................................................................7 2. Các hoạt động quản trị của công ty Facebook...................................................8 2.1. Hoạch định...................................................................................................... 8 2.2. Tổ chức............................................................................................................ 9 2.3. Lãnh đạo.......................................................................................................10 2.4. Kiểm soát......................................................................................................10 2. Sự thất bại của Uber...........................................................................................12 2.1. Sơ lược về Uber............................................................................................12 2.2. Lý do thất bại của Uber...............................................................................12 3. Sự thất bại của Motorola...................................................................................13 3.1. Sơ lược về Motorola.....................................................................................13 3.2. Lý do thất bại của Motorola........................................................................13 C. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động quản trị trong các tổ chức.............13 1

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................14

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Quản trị học vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Bùi Dương Lâm đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Quản trị học của thầy, em đã học hỏi và tiếp thu cho mình nhiều kiến thức bổ ích. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này. Bộ môn Quản trị học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do quá trình học trực tuyến vì dịch Covid – 19, quá trình tiếp thu vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

2

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường, trong đó có nhiều doanh nghiệp phát triển rất mạnh mẽ và bền vững nhưng bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp đang loay hoay, vật vã tìm mọi cách để doanh nghiệp của mình không lâm vào tình trạng phá sản. Một khi đã đi vào con đường kinh doanh thì phải chấp nhận đối mặt với rất nhiều mối lo âu trên sàn tranh đấu. Một doanh nghiệp muốn có thể phát triển tốt thì phải có chiến lược, có định hướng cụ thể, xác định rõ mục tiêu. Vì vậy xác định hoạt động quản trị trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp khắc phục, định hướng mới cho doanh nghiệp. Bài tiểu luận này nói về sự cần thiết của hoạt động quản trị trong các tổ chức. Đồng thời chứng minh tầm quan trọng của hoạt động quản trị trong các tổ chức thông qua hoạt động của công ty Facebook – một trong những công ty đứng đầu trong lĩnh vực mạng xã hội và nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Uber và Motorola.

3

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm cơ bản 1. Tổ chức Tổ chức là một thực thể xã hội được định hướng theo mục tiêu và được cấu trúc có chủ định trước. Tổ chức có nội dung rất rộng lớn liên quan đến công tác xây dựng một doanh nghiệp như xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp (có bao nhiêu cấp quản lý, tổ chức các phòng ban chức năng, phân công trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban cũng như của mỗi cá nhân…), xây dựng hệ thống sản xuất và kinh doanh (có những bộ phận sản xuất và kinh doanh nào, phân công chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận…). 2. Quản trị Quản trị là thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy từng nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, Robert Kreiner cho rằng: “Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn.” Nói một cách tổng quát, quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. II. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức 1. Hoạt động quản trị Hoạt động quản trị là hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. 2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức Hoạt động quản trị có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức. Sự cần thiết của hoạt động quản trị được thể hiện qua các vai trò sau: Hoạt động quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, giúp các thành viên của nó thấy được mục tiêu và hướng đi của mình. Đây là yếu tố quan trọng đối

4

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với mọi người trong tổ chức. Không có các hoạt động quản trị, mọi người trong tập thể sẽ không biết phải làm gì, làm lúc nào và công việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn. Hoạt động quản trị tạo điều kiện mọi người phối hợp hoạt động, cùng hướng về mục tiêu chung, giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động quản trị còn giúp tổ chức điều khiển và kiểm soát quá trình thực hiện, tạo ra hệ thống, quy trình phối hợp hợp lý nhằm đạt tối đa hóa hiệu suất, giúp tổ chức sử dụng tốt các nguồn lực để duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu với mức chi phí thấp nhất. Vì vậy, trong cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng tổ chức có hoạt động quản trị tốt hơn, khoa học hơn, thì khả năng đạt kết quả sẽ cao hơn và chắc chắn hơn. Thực tế ta thấy, hoạt động quản trị là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với các tổ chức, dù có thể người ta gọi nó với các tên gọi khác nhau và mức độ bài bản của hoạt động quản trị có thể khác nhau trong từng trường hợp. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, yêu cầu đặt ra cho các tổ chức không phải chỉ là đạt được mục tiêu mà phải luôn tìm cách hạn chế chi phí và gia tăng hiệu năng. Do đó, hoạt động quản trị càng trở nên cần thiết hơn. III. Vai trò của hoạt động quản trị Hoạt động quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Không có các hoạt động quản trị, mọi người trong tập thể sẽ không biết làm gì, làm lúc nào, từ đó mọi công việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn, khó kiểm soát. Những hoạt động quản trị tác động đến tổ chức sẽ được phân tích qua 4 chức năng cơ bản sau: 1. Hoạch định Hoạch định là chức năng quan trọng nhất trong hoạt động quản trị. Đây là công việc công việc nền tảng, mang tính chiến lược. Hoạch định đề cập đến việc nhận dạng các mục tiêu thực hiện trong tương lai của tổ chức, quyết định các công việc và sử dụng những nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này. Bởi vậy, hoạch định có vai trò rất quan trọng trong việc hệ thống tư duy, đưa ra các tình huống có thể xảy ra để đem lại hiệu quả cho tổ chức và nắm vững những nhiệm vụ cơ bản của tổ chức. 2. Tổ chức Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp mọi người có thể thực hiện được các kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức. Hoạt động tổ chức phản ánh cách thức mà tổ chức nỗ lực để hoàn thành như thế nào. Công 5

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh việc này bao gồm: phân công các công việc, hợp nhóm các công việc vào một bộ phận, ủy quyền và phân bổ các nguồn lực trong toàn tổ chức. Vai trò của chức năng tổ chức – Chức năng tổ chức thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản trị. – Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện. – Tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng tạo của nhà quản trị. ➔ Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của quy trình quản trị. 3. Lãnh đạo Thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạt được các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo bao hàm việc tạo ra những giá trị và văn hóa, truyền thông các mục tiêu đến mọi người trong toàn bộ tổ chức, và truyền cảm hứng đến nhân viên với mong muốn họ sẽ thực hiện công việc với kết quả cao hơn. Ngày nay, bất kì công ty hay tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có người đứng đầu giỏi. Người lãnh đạo tốt có tầm nhìn, có sức ảnh hưởng lớn đến nhân viên cấp dưới thì công ty mới phát phát triển mạnh và bền vững. Như Bill Gates của Microsoft, Steve Jobs của Apple …là những người rất nổi tiếng về tài lãnh đạo. Một vài phân tích về phong cách lãnh đạo của Warrent Buffett: “Khi tuyển dụng nhân sự, Buffett nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyển Đúng người. Đối với Buffett, một khi ông có ai đó để tuyển dụng, ông sẽ giao cho anh ta một trách nhiệm lớn. Buffett muốn các nhà quản lý suy nghĩ và hành động như người chủ của công ty. Ông thậm chí còn cho họ 10-20% cổ phần của công ty mà họ quản lý, như khoản một động lực để họ làm việc tốt hơn. Mặc dù tập đoàn có rất nhiều Công ty con, nhưng Buffett gắn kết hiệu suất của mỗi người quản lý với mảng kinh doanh mà họ phụ trách, chứ không phải gắn với Berkshire Hathaway. Nếu không có việc nhận báo cáo tài chính thường xuyên từ các công ty, thì sự liên lạc duy nhất mà họ có với Buffett là khi những thời điểm khó khăn đến. Thông thường, Buffett yêu cầu họ báo cho ông biết sớm, nếu có bất kỳ tin xấu nào. Buffett thường gửi tin nhắn rằng ông hoàn toàn tin tưởng vào cán bộ quản lý. Do đó, phương pháp tiếp cận của ông là cho 6

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phép quản lý của mình có quyền hành động như là người chủ sở hữu và người ra quyết định kinh doanh. Điều này giúp họ có một Động lực lớn để thành công.” 4. Kiểm soát Kiểm soát bao hàm việc giám sát hoạt động của nhân viên, xác định tổ chức có đi đúng hướng trong quá trình thực hiện mục tiêu hay không, và tiến hành các điều chỉnh khi cần thiết. Kiểm soát giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường. Thông qua kiểm soát nhằm thu hoạch thông tin về các quá trình, hiện tượng, các hành vi của các đối tượng trong xã hội, từ đó có thể đưa ra được quyết định quản lý hiệu quả. Kiểm soát ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý. Hoạt động này giữ cho tổ chức theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra để điều chỉnh để hoạt động đi vào đúng quỹ đạo. Kiểm soát đảm bảo thực thi quyền lực của các nhà quản lý. Nhờ vậy, các nhà quản lý có thể kiểm soát được các hoạt động đang diễn ra trong tổ chức, những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức và đặt nền tảng quan trọng cho quá trình ra quyết định. Kiểm soát là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản lý. Kiểm soát thẩm định tính đúng sai của đường lối, chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án; tính tối ưu của cơ cấu tổ chức quản lý; tính phù hợp của các phương pháp mà cán bộ quản lý đã và đang sử dụng để đưa hệ thống tới mục tiêu của mình. Kiểm soát đảm bảo các kế hoạch được đưa ra với hiệu quả cao và chi phí thấp. Kiểm soát tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới. Với việc đánh giá các hoạt động, kiểm soát khẳng định những giá trị nào sẽ quyết định sự thành công của tổ chức. Những giá trị đó sẽ được tiêu chuẩn hóa để trở thành mục đích, mục tiêu, quy tắc, chuẩn mực cho hành vi của các thành viên trong hệ thống. Đồng thời, kiểm soát giúp các nhà quản lý cải tiến lại mọi hoạt động của hệ thống thông qua việc xác định những vấn đề và cơ hội cho hệ thống.

7

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

B. Hoạt động quản trị trong các công ty I. Hoạt động quản trị của công ty Facebook 1. Sơ lược về công ty Facebook Công ty Facebook được thành lập vào ngày 4/2/2004 bởi Mark Zuckerberg, tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm cho phép mọi người kết nối và chia sẻ thông qua các thiết bị di động, máy tính cá nhân và các thiết bị công nghệ khác. Công ty cũng cho phép mọi người khám phá và tìm hiểu về những gì đang diễn ra trên thế giới xung quanh họ, cho phép mọi người chia sẻ ý kiến, ý tưởng, hình ảnh và video của họ, và các hoạt động khác với khán giả từ bạn bè đến công chúng và kết nối với nhau bằng cách truy cập vào sản phẩm của mình. Các sản phẩm của công ty bao gồm Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và Oculus. Công ty tham gia bán vị trí quảng cáo cho các nhà tiếp thị. Quảng cáo của nó cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận người dùng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tuổi, giới tính, vị trí, sở thích và hành vi. Các nhà tiếp thị mua các quảng cáo có thể xuất hiện ở nhiều nơi, bao gồm trên Facebook, Instagram, và các ứng dụng và trang web của bên thứ ba. 2. Các hoạt động quản trị của công ty Facebook 2.1. Hoạch định Công ty Facebook có một chiến lược chung nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của công ty dựa trên hiệu quả và dễ dàng truy cập vào các dịch vụ truyền thông xã hội trực tuyến của công ty. Chiến lược cạnh tranh chung của Facebook (mô hình của Porter) hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hiệu quả hoạt động và sự dễ dàng truy cập của khách hàng. Các chiến lược chuyên sâu liên quan tăng vị thế và doanh thu của Facebook bằng cách làm cho trang web mạng xã hội có thể truy cập được ở nhiều khu vực trên thế giới. Facebook phát triển kinh doanh thông qua chiến lược cạnh tranh tổng thể về chi phí. Chiến lược chung này bao gồm việc giảm thiểu chi phí trong việc kinh doanh. Công ty cũng cung cấp rộng rãi các dịch vụ truyền thông xã hội trực tuyến cho toàn bộ thị trường toàn cầu. Điều kiện này được thực hiện thông qua bản chất kinh doanh của Facebook. Ví dụ: công ty sử dụng công nghệ máy tính tiên tiến để tối đa hóa tốc độ và hiệu quả của trang web mạng xã hội. Bản chất trực tuyến của doanh nghiệp này cho phép Facebook dễ dàng tiếp cận người dùng cá nhân trên toàn cầu, do đó thỏa mãn phạm vi cạnh tranh rộng lớn của chiến lược chung. 8

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Dựa trên chiến lược cạnh tranh tổng thể về chi phí, Facebook có mục tiêu chiến lược là mở rộng cơ sở doanh thu thông qua trang web mạng xã hội trực tuyến. Mục tiêu chiến lược tài chính liên quan là tăng doanh thu của công ty lên ít nhất 5% mỗi năm. Thông qua chiến lược chung cho lợi thế cạnh tranh, Facebook có tiềm năng để đáp ứng các mục tiêu chiến lược này bằng cách tập trung phát triển thành viên của mình. Hiện nay, hơn 1,65 tỷ người dùng cá nhân chủ động truy cập và sử dụng trang web mạng xã hội của Facebook. 2.2. Tổ chức Cơ cấu tổ chức của Facbook Inc được tổ chức theo mô hình hỗn hợp, kết hợp cấu trúc chức năng theo chiều dọc và theo cấu trúc ma trận. Một mặt, Facebook duy trì một cấu trúc theo chiều dọc, tổ chức theo cấp bậc thành nhiều cấp độ từ CEO Mark Zuckerberg đến các bộ phận như tài chính, công nghệ thông tin, luật pháp,… Mặt khác, có các bộ phận dựa trên sản phẩm và các nhóm toàn cầu tập trung các sản phẩm cụ thể như Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và Oculus. Nhóm sản phẩm dựa trên sản phẩm cũng tham gia vào việc phát triển và cải tiến một loạt các dịch vụ được cung cấp bởi công ty. Ví dụ: các dịch vụ như Profile, Newsfeed, Messenger, Groups and Events được cung cấp trong trang mạng xã hội Facebook là kết quả của các công việc được thực hiện bởi các đơn vị sản phẩm.

9

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

10

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2.3. Lãnh đạo Mark Zuckerberg luôn nhận được sự ủng hộ, yêu mến của nhân viên bởi ngoài kiến thức và tài năng, Mark còn có phong cách lãnh đạo rất đặc biệt. Vị giám đốc điều hành Facebook đã thành công trong việc quản lý nhờ hai yếu tố: ủy thác cho nhân viên của mình và cho phép nhân viên của mình tạo ra những thay đổi và xây dựng ý tưởng của họ. Đó là phương pháp sáng tạo nhanh chóng và liên tục mà tất cả mọi nhân viên cùng theo đuổi. Facebook không chỉ chọn những người giỏi nhất cho công việc, mà còn chọn những người phù hợp với văn hóa của công ty. Mark Zuckerberg nói: “Tự do sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo hơn và mọi người sẽ có cơ hội để thử nhiều thứ khác nhau trong tương lai. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên để họ thoải mái làm những gì họ nghĩ thay vì bắt ép, gò bó nhân viên trong những khuôn khổ” 2.4. Kiểm soát Kiểm soát nhân viên với phương pháp phân quyền Xây dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để gặt hái được những thành công lớn lao. Ở Facebook, nhân viên được trao quyền lực để tạo ra những thay đổi và xây dựng ý tưởng của họ. Kiểm soát hiện hành Facebook tiến hành đánh giá hiệu suất sáu tháng một lần để chính thức thu thập thông tin chi tiết từ người quản lý của nhân viên. Tại Facebook, những đánh giá này là các trạm kiểm soát chứ không phải là điều tra. Theo Lori Goler cho biết: "Chúng tôi làm việc này hai lần một năm vì hoạt động kinh doanh rất nhanh và sản phẩm của chúng tôi di chuyển rất nhanh, và nếu bạn chờ cả năm, rất nhiều thứ đã thay đổi.” Những đánh giá này có thể được sử dụng để xác định trách nhiệm mới cho một nhân viên đặc biệt, sau đó có thể dẫn đến một cuộc thảo luận tiếp theo. Nhưng họ không được sử dụng để quyết định rằng một nhân viên kém hoạt động nên bị sa thải. Tất cả nhân viên toàn cầu của Facebook đều có quyền truy cập vào phần mềm sở hữu nội bộ cho phép các nhóm có thể cùng trang. Các nhà quản lý được đào tạo để tránh việc quản lý vi mô và thay vào đó họ chỉ đạo để cập nhật về cách...


Similar Free PDFs