i: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. Sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay PDF

Title i: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. Sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Author Hằng Tạ
Course lịch sử học thuyết kinh tế
Institution Học viện Tài chính
Pages 9
File Size 228.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 294
Total Views 358

Summary

Download i: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. Sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay PDF


Description

Bộ Tài Chính Học Viện Tài Chính

Bài thi môn: Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế Hình thức thi: Tiểu luận

Thời gian làm bài: 3 ngày Mã đề thi: 2

Đề bài: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. Sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Tạ



Mã sinh viên: 2

Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ59_22.07+08CL_LT STT: 8

ID phòng thi: 581 058 0046

Ngày thi: 18/12/2021

Giờ thi: 7h30p

1

Mục lục Mở đầu .......................................................................................................... 3 Nội dung I. Lí thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. ............................. 4 II. Sự vận dụng lý thuyết lãi suất tư bản cho vay trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt nam hiện nay .................................................. 6 Kết luận......................................................................................................... 8 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 9

2

Lời mở đầu Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề cấp thiết,mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia.Từ thời cổ đại đến xã hội hiện đại luôn tồn tại những hệ thống quan điểm kinh tế trong việc nghiên cứu các hình thái xã hội. Đặc biệt theo đà phát triển của kinh tế thị trường đã có nhiều học thuyết kinh tế làm cơ sở lí luận cho các chiến lược kinh tế nhà nước mà tiêu biểu phải kể đến là tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của John Manad Keynes. Tác phẩm của ông rất nổi tiếng và có giá trị rất lớn và được giới trẻ kinh tế học Phương Tây đánh giá rất cao. Học thuyết của ông thừa nhận lý thuyết thị trường tự điều tiết nền kinh tế ở mức độ nhất định và ông đưa ra lý thuyết kinh tế vĩ mô về hệ thống điều tiết của độc quyền nhà nước. Sau đây là lý thuyết tư bản cho vay – một trong những nội dung chủ yếu trong học thuyết kinh tế của J.Keynes.

3

Nội dung I. Lí thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes. - Theo Keynes, lãi suất không phải số tiền trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn tiêu dùng mà nó là việc trả công cho sự “chia ly với của cải tiền tệ”, một sự mạo hiểm khi chuyển quền sử dụng tiền cho người khác. Từ quan niệm đó, J.Keynes cho rằng lãi suất là số tiền trả công cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định - Lãi suất chịu tác động của hai nhân tố: 1, Khối lượng tiền mặt trong lưu thông: + Khối lượng tiền tệ trong lưu thông càng tăng thì lãi suất giảm và ngược lại. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ảnh hưởng đến lãi su ất, nếu lãi suất giảm sẽ có lợi cho nhà đầu tư, khuyến khích họ vay tiền để tăng đầu tư, tăng việc làm, nên để giảm lãi suất, J.Keynes để nghị nhà nước phải chủ động điều tiết tiền tê bằng biện pháp in thêm tiền giấy đưa vào lưu thông. 2, Sự ưa chuộng tiền mặt: + Theo J.Keynes, tiền mặt được ưa chuộng là do nhu cầu việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch và trong kinh doanh, nhu cầu dự phòng những trường hợp bất trắc, những vụ đầu cơ kiếm lời trong những thời cơ nhất định. + Nhu cầu sử dụng tiền mặt không cố định, sự thay đổi của nhu cầu tiền mặt tùy thuộc vào việc có hay không có thị trường mua bán chứng khoán. Nhu cầu đầu cơ sẽ mạnh lên khi thị trường mua bán chứng khoán hình

4

thành, trong trường hợp không có thị trường mua bán chứng khoán thì nhu cầu dự phòng sẽ tăng lên. - Như vậy, sự ưa chuộng tiền mặt là một khuynh hướng tâm lý, có tính chất hàm số, ấn định khối lượng tiền mà dân chúng muốn giữ theo mức lãi suất nhất định. - Nếu lãi suất: r, khối lượng tiền: M, hàm số ưa chuộng tiền mặt: L Thì: M=L(r) - Sự ưa chuộng tiền mặt của dân chúng phụ thuộc ba động lực: 1, Động lực giao dịch: là nhu cầu tiền dùng giao dịch hàng ngày. Nó phụ thuộc quy mô thu nhập và hoạt động kinh doanh. 2, Động lực dự phòng: là giữ tiền để đề phòng bất trắc trong cuộc sống và kinh doanh. 3, Động lực đầu cơ: giữ tiền nhằm kiếm lời trên thị trường chứng khoán. - Nếu gọi: M: sự ưa chuộng tiền mặt M1: số tiền mặt dùng cho giao dịch và dự phòng M2: số tiền mặt dùng đầu cơ L1(R): hàm số tiền mặt xác định M1 tương ứng với thu nhập R L2(r): hàm số tiền mặt xác định M2 tương ứng với lãi suất r Thì: M= M1+ M2= L1(R)+ L2(r)

5

- Trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa các biến đổi của M với các biến đổi của R và r, các nhân tố xác định hàm số L1 và M2. J.Keynes k ết luận: Không chỉ M2 biểu hiện hàm số của r mà thu nhập R cùng phụ thuộc r. Vì vậy, M1 và M cũng phụ thuộc vào r. Có nghĩa sự ưa chuộng tiền mặt là hàm số của lãi suất. - Theo J.Keynes, lãi su ất là một khuynh hướng tâm lý cao độ, có tính quy ước, cho nên sự thay đổi lãi suất cũng nhanh chóng được dư luận công chúng chấp thuận. Nắm bắt khuynh hướng tâm lý của lãi suất, nhà nước phải sử dụng lãi suất như một công cụ kinh tế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế. II. Sự vận dụng lý thuyết lãi suất tư bản cho vay trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay. - Việt Nam sử dụng lãi suất như một công cụ kinh tế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế. - Để tăng tỉ lệ tăng trưởng của tổng cầu: giảm lãi suất , việc vay mượn tiền từ nền kinh tế tài chính trở nên ít đắt đỏ hơn và việc giữ tiền trong các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế tài chính trở nên ít hấp dẫn hơn, mức đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tăng. - Để giảm tỉ lệ tăng trưởng của tổng cầu: tăng lãi suất, mức đầu tư của các doanh nghiệp giảm, do việc vay mượn tiền từ nền kinh tế tài chính trở nên đắt đỏ và việc giữ tiền trong các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế tài chính cũng trở nên hấp dẫn hơn.  Như thế nhà nước có thể kiểm soát tổng cầu sẽ tác động đến tỉ lệ chi tiêu nội địa nhằm duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nó có thể làm tăng chi tiêu,

6

kéo theo tăng trưởng kinh tế nhằm giải quyết vấn đề chi tiêu nội địa không tương xứng. Song ngược lại, nó có thể gây ra cắt giảm chi tiêu, và do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế, nhằm giải quyết vấn đề tiêu thụ nội địa dư thừa. - Ngoài chủ ý của nhà nước thì ngoài ra còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế. Thời điểm 5 năm trở lại đây phong trào khởi nghiệp diễn ra mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước , xét trên góc độ vi mô, có chính sách tiền tệ hỗ trợ vốn với mức lãi suất thấp hơn thị trường. Đây là một động thái hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. - Trong bối cảnh đại dịch covid-19 tác động nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Ngân hàng Nhà nước đã quyết liệt thực hiện các chỉ đạo, quyết định của Chính phủ : ngay từ đầu năm 2020, khi đại dịch COVID xảy ra, trong tổ chức điều hành về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất điều hành. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm kho ảng 1,66% so với trước dịch, đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực. Tính đến tháng 11 năm nay, tổng số tiền lãi các tổ chức tín dụng miễn, giảm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khoảng gần 30.000 tỷ đồng. - Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, liều lượng hợp lý trên cơ sở vẫn phải đảm bảo các ổn định kinh tế vĩ mô và phòng ngừa rủi ro lạm phát trong thời gian tới cũng như phòng ngừa rủi ro đối với an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. - Có thể nói, lý thuyết lãi suất tư bản cho vay ở Việt Nam đã có sự tiếp thu, kế thừa và phát triển và được thể hiện rõ qua chính sách tiền tệ: tổng thể các biện pháp chính sách, công cụ của ngân hàng trung ương để chi phối, điều

7

tiết quá trình cung ứng tiền và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền, qua đó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và sản suất của xã hội. S ự thay đổi hành vi này có thể thúc đẩy sản xuất phát triển hoặc làm đình trệ sản xuất.

Kết Luận Lý thuyết J.Keynes ra đời không chỉ có vai trò lịch sử nhất định đối với nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, giúp nhiều nước vực dậy từ khủng hoảng, giảm thất nghiệp, trở lại trạng thái cân bằng trong một thời kì nhất định, mà còn tiếp tục được các nền kinh tế của các quốc gia phát triển sau này vận dụng vào chính sách điều tiết nền kinh tế. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định như: chưa tìm ra nguyên nhân sâu xa của những mâu thuẫn trong nền kinh tế tư bản, sự phân tích kinh tế dựa vào tâm lý xã hội chứ không dựa vào sự vận động khách quan của qui luật kinh tế. Những hạn chế trong lý thuyết của J.Keynes sau này đã được các nhà kinh tế của trường phái chính hiện đại khắc phục và ngày càng tiến bộ hơn.

8

Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS.Hà Qúy Tình- PGS. TS. Vũ Thị Vinh, NXB Tài Chính: Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế. 2. “ Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng COVID”, Thúy Hà, Báo vietnamplus, 23/08/2021 : https://www.vietnamplus.vn/ngan-hang-tiep-tuc-giam-lai-suat-ho-tro khach-hang-bi-anh-huong-covid/735677.vnp 3. Giới và kinh tế học vĩ mô, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Tháng 2, 2014: file:///C:/Users/Administrator/Downloads/7%20Gioi%20va%20Kinh% 20te%20hoc%20Vi%20mo%20(1).pdf 4. “Những vấn đề đặt ra đối với chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển ở Việt “, 19/12/2021: http://stc.kontum.gov.vn/H%C6%B0%E1%BB%9Bngd%E1%BA%ABn-nghi%E1%BB%87p-v%E1%BB%A5/V%C4%83nph%C3%B2ng/ItemID/3159/View/Details.aspx

9...


Similar Free PDFs