Khảo sát nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện hay PDF

Title Khảo sát nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện hay
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 579.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 15
Total Views 154

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNHDỰ ÁNKhảo sát nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội củasinh viên hiện hayThành phố Hồ Chí Minh, 2021ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNHBÁO CÁO DỰ ÁNKhảo sát nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội củasinh viên hiện nayMôn học: Thống kê ứng dụng tr...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

DỰ ÁN Khảo sát nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện hay

Thành phố Hồ Chí Minh, 2021

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

BÁO CÁO DỰ ÁN Khảo sát nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay Môn học: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hà Văn Sơn Nhóm sinh viên thực hiện dự án: ST Họ và tên T 30 Nguyễn Quỳnh Như 35 Nguyễn Anh Quý 21 Nguyễn Ngọc Khánh Linh

2

MSSV

Tỉ lệ đóng góp

31211023876 31211023081 31211020864

100% 100% 100%

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................... 4 NỘI DUNG........................................................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN........................................................................................................ 5 1. Vấn đề nghiên cứu:......................................................................................................... 5 2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................................... 5 3. Câu hỏi khảo sát:............................................................................................................ 5 4. Đối tượng phạm vi khảo sát............................................................................................7 II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN......................................................................................7 1. Thời gian nghiên cứu:.....................................................................................................7 2. Phương pháp khảo sát:....................................................................................................7 3. Số lượng mẫu khảo sát:...................................................................................................8 4. Phương pháp phân tích dữ liệu:......................................................................................8 III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH:..........................................8 1. Mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên:............................................9 2. Các ứng dụng mạng xã hội thường được sinh viên sử dụng:..........................................9 3. Thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong ngày:............................................11 4. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên:..............................................................12 5. Những khung giờ sinh viên sử dụng mạng xã hội thường xuyên:.................................13 6. Những lợi ích mà sinh viên nhận được khi sử dụng mạng xã hội:................................14 IV. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT:................................................................................14 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................15 VI. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN...................................................................................15 VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................16

3

LỜI NÓI ĐẦU Trong một vài năm gần đây, mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên phổ biến rộng rãi và tác động vô cùng mạnh mẽ tới đời sống của sinh viên. Nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng. Vì thế, ảnh hưởng phần lớn đến đời sống của người dân nói chung và sinh viên nói riêng. Do vậy, nghiên cứu về nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay đã trở thành một trong những đề tài thiết yếu để làm dự án. Qua khảo sát chúng ta sẽ hiểu rõ khái quát hơn về vấn đề đó. Thống kê được mô tả là "khoa học của dữ liệu". Điều này bao gồm mọi thứ từ thu thập dữ liệu và lập kế hoạch quản lý dữ liệu đến việc đưa ra kết luận và trình bày kết quả từ dữ liệu. Thống kê trong kinh tế và kinh doanh là nghiên cứu có hệ thống về cách thu thập, xử lý và phân tích các hiện tượng số lớn (định lượng) trong lĩnh vực kinh tế nhằm hiểu được bản chất của thống kê kinh doanh, các điều kiện không gian và thời gian đặc biệt là đối tượng của thống kê. Chính vì vậy, việc sử dụng thống kê trong thực tế rất rộng rãi. Nó không chỉ giúp các nhà quản lí tài chính, kiểm toán…hay các nhà nghiên cứu thị trường có thể phân tích được số liệu đã thu nhập mà còn giúp đưa ra hướng phân tích và xử lí một cách tốt nhất! Trong bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu “khảo sát nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay”. Bằng những kiến thức thu thập được từ sách, báo và thực tế khảo sát, chúng em vận dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê với Google Form và Excel để đưa ra những kết luận chính xác nhất. Vì đây là dự án đầu tiên chúng em thực hiện và cũng là lần đầu tiên chúng em có cơ hội hợp tác với nhau, vì thế dự án cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong thầy bỏ qua những thiếu sót này. Qua đó, chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hà Văn Sơn đã hướng dẫn tận tình để nhóm em có thể thực hiện đề tài này một cách tốt nhất.

4

NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1. Vấn đề nghiên cứu: − Internet xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1997 và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến nay. Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, các nền tảng truyền thông xã hội ngày càng được biết đến và đa dạng hơn. Về độ tuổi, khảo sát cho thấy giới trẻ có tần suất sử dụng mạng xã hội cao nhất. − Điển hình là độ tuổi của sinh viên. Trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, căng thẳng ở nước ta như hiện nay, nhu cầu và thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên từ đó cũng tăng lên. Thông qua bài khảo sát dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian và nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu: − Khảo sát và tìm hiểu mức độ, thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay. − Khảo sát những nền tảng mạng xã hội mà sinh viên thường hay sử dụng. − Lấy ý kiến của sinh viên về những mục đích cũng như lợi ích sử dụng mạng xã hội. 3. Câu hỏi khảo sát: BIỂU MẪU QUAN SÁT (Link khảo sát: https://forms.gle/Ba4ihg55AXTzhZSL9)

KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Xin chào mọi người! 5

Chúng mình là sinh viên K47 chuyên ngành Tài chính của trường Kinh doanh - Đại học UEH. Trước hết, mình muốn dành lời cảm ơn đến các bạn, cũng như các anh/chị đã dành thời gian quý báu của mình để giúp chúng mình hoàn thành khảo sát này. Bảng khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu về thời gian sử dụng Mạng xã hội của sinh viên hiện nay. Mọi thông tin cá nhân của các bạn/anh/chị đảm bảo chỉ sử dụng cho việc khảo sát. Chúng mình mong các bạn sẽ trả lời theo trải nghiệm của bản thân để chúng mình có bài khảo sát đúng với thực tế nhất. Chúng mình rất trân trọng sự đóng góp thông tin của các bạn/anh/chị. ST T 1

CÂU HỎI Giới tính của bạn là gì?

TRẢ LỜI o Nam o Nữ

2

Bạn là sinh viên năm mấy?

o Năm nhất o Năm hai o Năm ba o Năm tư

3

Bạn có thường xuyên sử dụng mạng xã Trả lời theo thang từ 1 đến 4 (từ hội không? không sử dụng đến sử dụng nhiều)

4

Bạn hay sử dụng nền tảng mạng xã hội o nào? o o o o

Facebook Tik Tok Instagram Zalo Youtube

o Twitter o Các ứng dụng khác 5

Thời gian bạn sử dụng mạng xã hội trong o Dưới 2 tiếng một ngày? o Từ 2-4 tiếng o Trên 4 tiếng

6 6

Mục đích sử dụng mạng xã hội

o Học tập

o Giải trí o Cập nhập thông tin o o o o

7

Khoảng khung giờ sử dụng mạng xã hội?

Chia sẻ tâm sự Kết nối, liên lạc Công việc Khác

o 6:00-10:00 o 10:00-13:00 o 13:00-17:00 o 17:00-21:00 o 21:00-23:00 o Khác

8

Những lợi ích bạn nhận được khi sử dụng o Học hỏi được nhiều kĩ năng mạng xã hội? o Thu thập tài liệu, thông tin o Giải tỏa căng thẳng o Kết nối với mọi người dễ dàng o Khác

4. Đối tượng phạm vi khảo sát − Sinh viên của các trường đại học tại Việt Nam (chủ yếu là sinh viên trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) có sử dụng mạng xã hội. − Qua bảng khảo sát, ta có thể thấy sinh viên năm nhất tham gia khảo sát đông nhất với tỷ lệ 54%, tiếp theo là năm hai, năm ba và năm tư với tỷ lệ lần lượt là 29%, 9% và 8%.

Sinh viên Năm nhất Năm hai Năm ba Năm tư

Tỷ lệ tham gia khảo sát (%) 54% 29% 9% 8%

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Thời gian nghiên cứu: − Thời gian nghiên cứu và viết báo cáo từ ngày 16/11/2021 – 13/12/2021. 7

− Quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu liên quan đến khảo sát bắt đầu từ ngày 16/11/2021. − Quá trình khảo sát được tiến hành từ ngày 8/12/2021 – 9/12/2021. 2. Phương pháp khảo sát: − Có hai nguồn thông tin cần thu nhập đó là: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. − Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu được thu nhập thông qua các tài liệu nghiên cứu trên sách, bài báo, điện tử, diễn đàn trên Internet…Có liên quan đến những nền tảng mạng xã hội. − Dữ liệu sơ cấp: Là dữ liệu được thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát trên Google Forms. − Phương pháp nghiên cứu định tính. − Thiết kế bảng câu hỏi trên Google Forms. − Gửi phiếu khảo sát đến các bạn sinh viên thông qua các nhóm Đại học trên mạng xã hội. − Phân tích các kết quả thu thập được, vẽ biểu đồ và tiến hành báo cáo. 3. Số lượng mẫu khảo sát: − Mẫu khảo sát: 100 sinh viên − Gửi 100 forms và thu về 100 Forms hợp lệ 4. Phương pháp phân tích dữ liệu: − Phương pháp thống kê mô tả: − Sử dụng các thống kê mô tả như:  Giá trị trung bình mẫu.  Min: giá trị nhỏ nhất trong mẫu.  Max: giá trị lớn nhất trong mẫu.  Frequency: tần số của từng biểu hiện, tính bằng cách đếm và cộng dồn.  Percent: tần suất tính theo tỷ lệ %. − Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê − Các bước tiến hành:  Bước 1: đặt giả thuyết H0: “giá trị trung bình của biến tổng thể bằng giá trị cho trước”.  Bước 2: lọc ra các trường hợp thỏa mãn các điều kiện (nếu có) của nhóm đối tượng tham gia kiểm định.  Bước 3: thực hiện kiểm định One – sample T – test.  Bước 4: tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T - test đã tính được.  Bước 5: so sánh giá trị Sig với giá trị xác suất � Nếu Sig > � thì chấp nhận giả thuyết H0. Nếu Sig < � thì bác bỏ giả thuyết H0. 8

III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH: 1. M ứ c

Bạ n có thườ ng xuyên sử dụ ng Mạng xã hộ i không? 60

49

50 40

31

30

18

20 10

2

0

K

h

0g

g ôn

sử

n dụ

Sử

d

g ụn

ít

Sử

dụ

ng

nh bì

g ờn ư th Sử

dụ

ng

nh

iều

Sử

dụ

ng

h tn rấ

iều

độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên:

Có thể thấy, sinh viên đa phần sử dụng mạng xã hội rất nhiều với tỉ lệ 49%, 31% sinh viên chọn sử dụng nhiều, 18% chọn sử dụng bình thường, tỷ lệ sinh viên sử dụng ít chỉ chiếm 2% và không có sinh viên nào không sử dụng mạng xã hội. Ta có công thức: là ước lượng điểm của tỷ lệ sinh viên khảo sát sử dụng mạng xã hội rất nhiều: = = 0.49 0.05

Với độ tin cậy là 95% ta có bảng sau:

1.96 Sai số biên: 0.098

Vậy với độ tin cậy là 95%, tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội rất nhiều nằm giữa 0.392 và 0.588 Tỷ lệ này tương đương khoảng 39 đến 59 sinh viên trên 100 sinh viên tham gia khảo sát. 2. Các ứng dụng mạng xã hội thường được sinh viên sử dụng:

9

Ngày nay, nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng cao, mạng xã hội trở thành công cụ không thể thiếu trong đời sống của sinh viên bởi những lợi ích mạng xã hội mang lại. Vì vậy, việc các sinh viên lựa chọn cho mính các ứng dụng yêu thích và phù hợp là vô cùng cần thiết. Facebook: là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay, với độ nhận biết thương hiệu tuyệt đối 100%, cứ 100 người thì có 99 người đăng ký tài khoản Facebook Zalo: là mạng xã hội trong nước của Việt Nam được ra mắt vào năm 2012. Tháng 8/2018, mạng xã hội này đã công bố cán mốc 80 triệu người dùng (theo Zalo group). Theo kết quả khảo sát của Vinaresearch, độ nhận biết của Zalo đứng thứ hai (94.3%), ngang với Youtube và chỉ đứng sau Facebook. Trung bình cứ 100 người thì có 87 người có tài khoản Zalo. Instagram: là mạng xã hội chuyên chia sẻ ảnh, với mạng xã hội này người dùng có thể dễ dàng chỉnh sửa ảnh và video theo sở thích cá nhân và tạo ra những hình ảnh cuốn hút, đẹp mắt. Ở mạng xã hội này, người dùng nữ gấp 1.6 lần so với người dùng nam. Trong hầu hết các mạng xã hội khác, sự khác biệt này không lớn lắm. Youtube: là trang web chia sẻ video do người dùng tải lên thông qua Internet nên đây là một dịch vụ lưu trữ video. Tiktok: là công cụ giúp người dùng tạo ra những đoạn video ngắn với nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh độc đáo và mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Với Tiktok, bạn sẽ giải phóng khả năng sáng tạo của mình.

Có thể thấy phần lớn các sinh viên đều sử dụng Facebook (99%), bởi các tính năng đa dạng, bên cạnh đó Facebook còn như một kênh thông tin hữu hiệu để sinh viên có thể chia sẻ và

10

cập nhật các thông tin về bài giảng, bài tập nhóm, thời khóa biểu,… Song song cùng với các hoạt động giao lưu, kết bạn, tham gia ứng dụng trực tuyến. Có 66% sinh viên sử dụng mạng xã hội Instagram để chia sẻ ảnh và video miễn phí. Sinh viên có thể đăng tải ảnh hoặc video lên nền tảng này và chia sẻ nó với người theo dõi của mình và bạn bè có chọn lọc. Khảo sát cho thấy hiện nay có 53% sinh viên sử dụng Tiktok với mục đích tăng khả năng sáng tạo và giải trí. Đồng thời, có thể học được nhiều kiến thức mới lạ và thông qua các video học tập (với hastag #learnonTiktok) Zalo có tỉ lệ sinh viên sử dụng là 52% với mục đích nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Internet và tìm kiếm bạn bè thông qua số điện thoại với tính bảo mật cao. 83% sinh viên sử dụng Youtube để giải trí, học tập hiệu quả. Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể tăng thu nhập nhờ vào việc đăng tải các video của mình. Ngoài ra, sinh viên còn sử dụng các ứng dụng khác như Twitter (14%), GitHub, LinkedIn (1%), Skype (1%), Reddit (1%) và các ứng dụng nước ngoài khác. Nhiều năm trước, Facebook và Youtube là những mạng xã hội phố biến nhất Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các mạng xã hội khác như Tiktok, Zalo, Instagram… dần trở nên nổi tiếng hơn trong giới trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. 3. Thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong ngày:

Thời gian sử dụng 11

Tần số

Tần suất

Tần suất %

Dưới 2 tiếng

6

0.06

6%

Từ 2 đến 4 tiếng

37

0.37

37%

Trên 4 tiếng

57

0.57

57%

 Từ kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn sinh viên sử dụng nhiều thời gian cho việc truy cập mạng xã hội (57%).  Có 37% trong số sinh viên được khảo sát chọn sử dụng mạng xã hội từ 2 đến 4 tiếng.  Chỉ có 6 sinh viên chọn sử dụng mạng xã hội dưới 2 tiếng.  Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên trong ngày: = = 4.02 (giờ)  Với mức ý nghĩa 5%, xây dựng giả thuyết không và giả thuyết đối với giả thiết thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong ngày là từ 4 tiếng trở lên: H 0: ≥ 4 Ha: a < 4 Giá trị thống kê kiểm định : t = = = 0.164 Với = 0.05 và df = 100 – 1 = 99, t0.05 = 0.678 Ta nhận thấy: t ≤ t0.05 (0.164 ≤ 0.678), Không bác bỏ H0 Vì vậy nhận định: Thời gian sinh viên sử dụng mạng xã hội từ 4 tiếng trở lên trong ngày là hợp lý.

Mục đích sử dụng mạng xã hội Kết nối, liên lạc

82

Chia sẻ tâm sự

42

Cập nhật thông tin

85

Giải trí

98

Học tập

93 0

20

40

4. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên:

12

60

80

100

120

Theo khảo sát, phần lớn sinh viên sử dụng mạng xã hội với mục đích giải trí (98%). Đây cũng là một mục đích hợp lý để giới trẻ đặc biệt là sinh viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ học trên trường, lớp. Mục đích theo sau giải trí là học tập với 93%, sinh viên thường học tập thông qua mạng xã hội vì đây là nơi chia sẻ kiến thức dễ dàng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, có nhiều sinh viên cũng sử dụng mạng xã hội để kết nối liên lạc với bạn bè và cập nhật thông tin với tỷ lệ lần lượt là 82% và 85%. Điều này là hợp lý vì mạng xã hội là một kho tổng hợp tin tức cũng như là một kênh thông tin liên lạc lớn với lượng người dùng khổng lồ. Cuối cùng, có 42% sinh viên sử dụng mạng xã hội để chia sẻ tâm sự. Tỷ lệ của mục đích này thấp có thể được giải thích với lý do sinh viên còn e ngại trong việc bày tỏ tâm trạng trên mạng xã hội cũng như nhiều sinh viên không muốn để lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội.

Khoảng khung giờ sử dụng MXH 75

21:00-23:00

57

17:00-21:00

40

13:00-17:00

43

10:00-13:00

33

6:00-10:00 0

10

20

30

40

50

60

70

80

5. Những khung giờ sinh viên sử dụng mạng xã hội thường xuyên:

Có thể dề dàng nhận thấy đa số sinh viên sử dụng mạng xã hội ở khoảng 21:00 – 23:00 (75%), vì trong khoảng thời gian này sinh viên có nhiều thời gian rảnh hơn. Trong khoảng thời gian 17:00 – 21:00, với 57% sinh viên sử dụng, vào khung giờ này sinh viên truy cập vào mạng xã hội để cập nhật tin tức mới, sắp xếp thời khóa biểu… Tương tự với khoảng từ 10:00 – 13:00 có 43% sinh viên sử dụng, đây có thể là khoảng thời gian ngắn để sinh viên nghỉ ngơi vào buổi trưa. Hai khung giờ là 13:00 – 17:00 (40%) và 6:00 – 10:00 (33%) có ít người sử dụng hơn vì đây là khung giờ để sinh viên học tập trên trường lớp và ở nhà. 13

Những lợi ích sinh viên nhận được khi sử dụng MXH Kết nối với mọi người dễ dàng

91

Giải tỏa căng thẳng

79

Dễ dàng thu thập tài kiệu, thông tin

94

Học hỏi được nhiều kỹ năng mềm 70

79 75

80

85

90

95

100

6. Những lợi ích mà sinh viên nhận được khi sử dụng mạng xã hội:

Mạng xã hội là một kho thông tin khổng lồ với nhiều tin tức được chia sẻ và cập nhật mỗi ngày. Đó là lý do mà 94% sinh viên cho rằng mạng xã hội là một nơi để thu thập tài liệu và thông tin dễ dàng. Bên cạnh việc thu thập thông tin thì mạng xã hội là một thế giới ảo với 4.66 tỷ người dùng trên toàn thế giới và khoảng 72 triệu người dùng ở Việt Nam. Điều này giải thích cho 91% sinh viên nghĩ rằng đây là một nơi tốt để kết nối với mọi người. Bên cạnh hai lợi ích trên thì giải tỏa căng thẳng và học hỏi kỹ năng mềm cũng là những lợi ích có thể dễ dàng nhận được nhờ mạng xã hôi. Hai lợi ích này cùng được 79% sinh viên lựa chọn. Giải trí là một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người và hơn hết đối với sinh viên hơn thế nữa kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc. IV. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT: Cuộc khảo sát của nhóm với chủ đề “Khảo sát thời gian sử dụng mạng xã hội hiện nay của sinh viên” đã đạt được những mục tiêu sau:  Tìm hiểu được thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay đạt khoảng 85%.  Hoàn thành bản báo cáo theo ISO 5966.  Áp dụng được những kiến thức đã học và kĩ năng để thực hiện dự án.  Nâng cao được ý thức và phát triển kĩ năng làm việc nhóm lên tới 80%.  Mở rộng kiến thức và hiểu biết môn học thống kê cũng như tầm quan trọng của môn học thông qua...


Similar Free PDFs