KTCT - Hello mọi người, chúc một buổi sáng tốt lành PDF

Title KTCT - Hello mọi người, chúc một buổi sáng tốt lành
Author Anh Đinh Phương
Course Kinh tế chính trị MLN
Institution Học viện Tài chính
Pages 14
File Size 265.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 97
Total Views 661

Summary

Download KTCT - Hello mọi người, chúc một buổi sáng tốt lành PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -----o-----

Họ và tên: Đinh Phương Anh

Mã Sinh viên: 2173402011002

Khóa/Lớp: (Tín chỉ) LT1

(Niên chế):

STT:

ID phòng thi: 580 058 0007

01

Ngày thi: 12/04/2022

CQ59/10.25

Ca thi: 9h15

BÀI THI MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN Hình thức thi: Bài tiểu luận - Mã đề thi: Đề 1 Thời gian làm bài: 3 ngày Tổng số trang: 12 ĐỀ BÀI Phân tích bản chất của tiền tệ. Các hình thái biểu hiện của giá trị. Vì sao để đảm nhiệm chức năng p hương tiện lưu thông p hải có tiền mặt. Liên hệ sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 1

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu của con người bị giới hạn nhất định do sự hạn chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là nền kinh tế thị trường. Phát triển kinh tế thị trường cũng là xu thế tất yếu của các quốc gia vì mục tiêu phát triển. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta lựa chọn xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại… Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách về tài chính và tiền tệ, Nhà nước đã quản lý nền kinh tế một cách hiệu quả, linh hoạt. Ngoài ra, chặng đường 15 năm gia nhập WTO cũng góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam tăng trưởng nền kinh tế không ngừng và tự tin hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, việc vận dụng các lý luận tiền tệ vào nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại, do phương pháp điều hành chính sách tồn tại nhiều hạn chế. Với đặc điểm của nền kinh tế nước ta, quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác quản lý phải nắm chắc các quy luật của kinh tế thị trường và vận dụng nó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý. Chính vì thế, việc nghiên cứu và hiểu rõ lý luận tiền tệ là một điều hết sức cần thiết để vận dụng vào điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 2

NỘI DUNG I. Bản chất của tiền tệ 1. Định nghĩa Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Theo Mác, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá Theo kinh tế học thì “Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế” Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là phạm trù kinh tế, đồng thời là phạm trù lịch sử. Quá trình xuất hiện của tiền tệ cho ta thấy, tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Điều đó có nghĩa rằng: tiền tệ phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với sự phát sinh, phát triển và tổn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Bởi vậy ở đâu còn sản xuất và trao đổi hàng hóa ở đó còn tồn tại tiền tệ và khi nào không còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì lúc đó sẽ không còn tiền tệ nữa 2.Bản chất Quốc gia nào cũng có những đồng tiền riêng, lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ đã được ghi nhận từ những hoạt động sớm nhất của con người. Ở cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, chế độ tư hữu xuất hiện, sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền tệ đã xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa có thể tiến hành trực tiếp hàng đổi hàng hoặc có thể mua bán thông qua tiền tệ. Tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao 3

đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó: Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi . Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử. Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường. Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì: Thứ nhất, tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản. Thứ hai, là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả (lợi tức). Giá cả của hàng hóa tiên tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu. Thứ ba, đóng vai trò làm vật ngang giá chung.

4

II.

Các hình thái biểu hiện của giá trị Giá trị của hàng hóa là trừu tượng, chúng ta không nhìn thấy giá trị như nhìn

thấy hình dáng hiện vật của hàng hóa; giá trị của hàng hóa chỉ đực bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó.Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, những hình thái của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp tới cao. Quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ, cụ thể: 1. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện ở giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, khi trao đổi mang tính ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. VD: 1m vải = 5kg thóc hoặc Hàng hoá A = 5 hàng hoá B Giá trị của hàng hoá A được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá B, còn hàng hoá B dùng làm hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá A. Hàng hoá A ở vào hình thái giá trị tương đối, còn hàng hoá B (mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá A) thì ở vào hình thái ngang giá. Quan hệ trao đổi đó chỉ có tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi cũng là ngẫu nhiên. Hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ. 2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị Khi lực lượng sản xuất phát triển, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, năng suất lao động xã hội tăng lên thì sản phẩm thặng dư cũng nhiều hơn, do đó, trao đổi hàng hóa cũng thường xuyên hơn. Khi đó, một hàng hóa có thể được trao đổi với nhiều hàng hóa khác.

5

52kg cái thóc bàn Ví dụ: 10m2 vải = {3 con cừu

Như vậy, hình thái vật ngang giá được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định. 3. Hình thái chung của giá trị Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn một bậc nữa, sản phẩm thặng dư sẽ nhiều hơn nữa làm cho trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, dần dần xuất hiện hàng hóa trung gian trong trao đổi. Những hàng hóa trung gian phải mang tính thông dụng, có ý nghĩa kinh tế đối với một bộ tộc, một địa phương, một vùng... Khi đã có hàng hóa trung gian, người ta dễ dàng hơn trong việc trao đổi lấy hàng hóa mà họ cần. Hình thái mở rộng của giá trị đã phát triển thành hình thái chung của giá trị. Ví dụ:

2kg thóc 5m vải = { 5 cái bàn 3 con cừu

Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung. Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá nào. Các địa phương khác nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau. 4. Hình thái tiền 10m2 vải Ví dụ: 0,1 chỉ vàng = { 5 cái bàn 2kg thóc Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một hàng hóa độc tôn và phổ biến thì hình thái tiền tệ xuất hiện.

6

Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị. Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng lại có được vai trò tiền tệ như vậy? Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, chúng có cả giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của vàng, bạc như dùng làm đồ trang sức, làm các chi tiết sản phẩm công nghiệp... Giá trị của vàng, bạc được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bao gồm hao phí lao động để tìm kiếm, khai thác, chế tác vàng bạc. Vì vậy, chúng có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác. Thứ hai, nó có những ưu điểm từ thuộc tính tự nhiên như: thuần nhất, dễ chia nhỏ, dát mỏng, ít hao mòn, dễ vận chuyển, trọng lượng nhỏ nhưng có giá trị cao...

III. Tiền mặt thực hiện chức năng phương tiện lưu thông Tiền thực hiện chức năng lưu thông tức là tiền làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Tiền làm môi giới giúp trao đổi hàng hóa dễ dàng hơn. Trong giai đoạn đầu, trao đổi hàng hóa H-H.Khi tiền tệ ra đời hàng hóa trao đổi qua trung gian là tiền : H-T-H Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông bắt buộc phải sử dụng tiền mặt, bởi vì trong quá trình trao đổi này có sự chuyển nhượng quyền sở hữu giữa người sở hữu hàng hóa và người sở hữu tiền tệ. Bằng chứng duy nhất chứng minh lao động của người sản xuất hàng hóa bỏ ra là cần thiết cho xã hội, khi mà hàng hóa của họ được bán hết và “giấy chứng nhận” đó chính là tiền mặt. Mặt khác, đây là chức năng vận động của tiền tệ, nên phải có sự vận động của tiền tệ mới có sự vận động của hàng hóa.

7

Trong lưu thông lúc đầu người ta dùng tiền vàng, bạc nhưng sau đó thay thế bằng tiền đúc, và ngày nay là dùng tiền giấy, có hình dáng, kích thước và tiêu chuẩn giá cả nhất định được luật pháp Nhà nước thừa nhận và có giá trị lưu thông. Trong lưu thông , không yêu cầu nhất thiết là tiền vàng , không nhất thiết cần tiền có đủ giá trị, chỉ cần xã hội công nhận là được, cùng với những ưu điểm của tiền giấy, tiền giấy ra đời. Nhưng vì tiền giấy bản thân không có giá trị mà chỉ là kí hiệu của tiền vàng nên Nhà nước không thể in bao nhiêu tiền giấy cũng được mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự” Khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị tiền tệ sẽ bị giảm xuống, lạm phát sẽ xuất hiện.

IV. Liên hệ sự vận dụng lý thuyết trên trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Một trong những mục tiểu quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế vĩ mô của nhà nước đó chính là hạn chế khủng hoảng dẫn đến những biến động kinh tế vĩ mô, làm thay đổi những biến số cơ bản, thông qua việc sử dụng đồng bộ các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái ổn định, p hát triển nền kinh tế một cách bền vững. Từ những năm 1980 trở lại đây, trong số các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước thì chính sách tiền tệ là chính sách rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, góp phần vào sự thành công hay thất bại 8

trong sự phát triển kinh tế vì nó tác động trực tiế p vào lưu thông tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khóa, chính sách giá cả và thu nhập. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, ở Việt Nam trong những năm qua, chính sách tiền tệ được sử dụng như là công cụ chủ yếu để điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Điều này có thể thấy rõ trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kể từ năm 2007 đến nay, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đưa ra luôn là: góp phần tăng trưởng kinh tế để giải quyết công ăn việc làm, kiềm chế lạm phát. Cách mà Ngân hàng Nhà nước thường sử dụng chính là điều tiết lượng cung tiền và điều hành lãi suất phù hợp tình hình lạm phát, tình hình cung - cầu về vốn, chú ý vấn đề thanh khoản các ngân hàng. Nhờ những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô linh hoạt, hiệu quả của nhà nước đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Những thành tựu đó được cụ thể hóa bằng những dữ liệu kinh tế vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan; tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp; tỷ lệ lạm phát duy trì trong phạm vi cho phép; cán cân thương mại dần được cải thiện theo hướng thuận lợi. Đến nay có khoảng trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việt Nam đã tạo được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Môi trường đầu tư trở nên thông thoáng hơn, thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số ngành nghề tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, là cơ hội 9

tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2020, kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, giảm dần nguồn lực khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (gọi là khu vực 1), nguồn lực phân bổ cho khu vực công nghiệp, khai khoáng, xây dựng (khu vực 2) và khu vực dịch vụ (khu vực 3) tăng dần. Nhờ đó, nền kinh tế thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực quan trọng. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, vài năm trở lại đây là đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng vượt qua không ít khó khăn, để đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020 (2,91%), tuy không đạt được mục tiêu đề ra nhưng Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Cùng với việc vận dụng sáng tạo lý luận sản xuất hàng hóa của C. Mác trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần quan tâm một số vấn đề sau: Thứ nhất, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra chậm, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; do vậy những tiềm lực để phát triển kinh tế còn hạn chế. Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường cần phải cải thiện rõ ràng. 10

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững, lực lượng sản xuất nhiều số lượng lớn thiếu việc làm , năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao. Thứ ba, việc phân bổ các nguồn lực lượng cho phát triển chưa đồng đều, lãng phí, chưa công bằng, chưa đem lại hiệu quả cao; vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội , tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phân dân cư, nhất là nông dân ở nông thôn, vùng quê vùng xa chậm được cải thiện, ít được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế. Thứ tư, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được định hướng theo đuổi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; huy động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế cũng như của toàn xã hội cho tăng trưởng kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên,việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá, nóng vội mà phải được cân nhắc tính toán cho phù hợp với điều kiện đất nước theo hướng phát triển nhanh, hiệu quả mà bền vững; gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo đảm độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường... 2.

Liên hệ vận dụng hiệu quả lý luận tiền tệ của C.Mác trong điều tiết vĩ

mô nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Hiện nay, trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, Việt Nam đã thành công khi áp dụng đúng đắn một số biện pháp được vận dụng hiệu quả từ lý luận tiền tệ của C. Mác. Nhờ đó mà nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và đầy triển vọng. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. 11

Thứ nhất, về điều hành lãi suất: Liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn để hỗ trợ nền kinh tế đồng thời chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động “cân đối khả năng tài chính” qua đó áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động. Việt Nam là 1 trong các quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (so với các nước trong khu vực) Tính chung từ đầu năm 2020 đến nay Ngân hàng Nhà nước đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Thứ hai, về điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới. Thứ ba, về điều hành tín dụng, N gân hàng Nhà nước chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ, góp phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế sau dịch. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ 2019. Thứ tư, chính sách tiền tệ phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Ngân hàng Nhà nước trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm phát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính giúp ổn định thanh khoản hệ thống, kiểm soát tiền tệ và tạo điều kiện để giảm lãi suất trái phiếu chính phủ 2 tháng đầu năm 2021, mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục xu hướng giảm khoảng 0,10,19%/năm ở các kỳ hạn. 12

Thứ năm, tập trung vốn hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn và khôi phục sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế nhất là các lĩnh vực ưu tiên như: Gia hạn thời hạn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.,. 3/2021, phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.327.762 tỷ đồng. Đây là lĩnh vực có dư nợ lớn nhất trong 5 lĩnh vực ưu tiên.

KẾT LUẬN Lý luận tiền tệ của C. Mác là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nó là cơ sở lý luận...


Similar Free PDFs