KTVM hoàn chỉnhmot con vit xoe ra hai cai canh nó kêu rằng cap cap cap cạp cạp cạp PDF

Title KTVM hoàn chỉnhmot con vit xoe ra hai cai canh nó kêu rằng cap cap cap cạp cạp cạp
Author NGHĨA LÊ TRỌNG NGỌC
Course Giao tiếp kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 779.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 2
Total Views 34

Summary

Download KTVM hoàn chỉnhmot con vit xoe ra hai cai canh nó kêu rằng cap cap cap cạp cạp cạp PDF


Description

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH

Sinh viên thực hiện: Trần Phương Nhung – 31211024385 Lê Trọng Ngọc Nghĩa – 31211025338 Nguyễn Hoài Đức – 31211024082 Mã LHP: 22D1ECO50100227 Khoa: Kinh tế Giảng viên hướng dẫn: Trần Bá Thọ

Ngày

tháng

năm 2021

Mục lục LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT.............................................................3 1. Lạm phát.......................................................................................................................3 a. Khái niệm lạm phát................................................................................................3 b. Khái niệm tỷ lệ lạm phát.......................................................................................3 2. Phân loại lạm phát.........................................................................................................4 a. Phân loại lạm phát theo mức độ.............................................................................4 b. Phân loại lạm phát theo tính chất...........................................................................5 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?..............................................................................5 a. Lạm phát do cầu kéo (Demand pull inflation).......................................................5 b. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push inflation)......................................................6 c. Lạm phát kéo dài (Inertial inflation)......................................................................7 d. Các dạng lạm phát khác.........................................................................................8 4. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế.........................................................................8 a. Tác động tích cực...................................................................................................9 b. Tác động tiêu cực..................................................................................................9 5. Đo lường lạm phát......................................................................................................10 a. Công thức tính CPI:.............................................................................................10 b. Công thức tính lạm phát:......................................................................................10 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM......................................................11 1. Thông tin sơ lược về lạm phát ở Việt Nam.................................................................11 a. Khái niệm.............................................................................................................11 b. Phương pháp tính..................................................................................................11 c. Kỳ công bố: Tháng...............................................................................................11 d. Nguồn số liệu: Điều tra giá tiêu dùng (CPI).........................................................11 e. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.....................11 2. Thực trạng về lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn...............................................11 a. Giai đoạn siêu lạm phát 1981-1988.....................................................................11 b. Giai đoạn 2016-2020............................................................................................12 c. Tình hình lạm phát năm 2021 và đầu năm 2022..................................................15 3. Kết luận về lạm phát ở Việt Nam................................................................................17 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT...............17 1. Những biện pháp cấp bách :........................................................................................17 a. Biện pháp về chính sách tài khóa:........................................................................17 b. Biện pháp thắt chặt tiền tệ:...................................................................................18 c. Biện pháp kiềm chế giá cả:..................................................................................18 d. Biện pháp đóng băng lương và giá để kiềm chế giá:...........................................19 e. Biện pháp cải cách tiền tệ:.......................................................................................19 2. Những biện pháp chiến lược:......................................................................................19 a. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế phù hợp:............................19 b. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn:.......................................19 c. Dùng lạm phát chống lạm phát:...........................................................................19 3. Biện pháp cân bằng cung cầu trong nền kinh tế:........................................................20 KẾT LUẬN..............................................................................................................................20

Page | 2

LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam thì lạm phát là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm về vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Lạm phát là một phần tất yếu trong nền kinh tế, nó có thể thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế, điều đó phụ thuộc vào khả năng điều hòa và kiềm chế lạm phát của mỗi quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển đa dạng và phong phú vì thế nguyên nhân lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước thì việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phân vào sự nghiệm phát triển của đất nước.

Phần nội dung CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 1. Lạm phát a. Khái niệm lạm phát Lạm phát đề cập đến sự gia tăng giá của hầu hết hàng hóa và dịch vụ sử dụng hàng ngày hoặc thông thường, chẳng hạn như nhà ở, thực phẩm, quần áo, nhu yếu phẩm tiêu dùng, giải trí, phương tiện giao thông... Lạm phát đo lường mức thay đổi giá trung bình trong một rổ hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định. Hay nói cách khác, lạm phát đồng nghĩa với việc mất giá trị của một đồng tiền nào đó. Xét trong một nền kinh tế, lạm phát là sự giảm giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Ở góc độ toàn cầu, lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ đối với những loại tiền tệ khác, có nghĩa là sự giảm giá trị của một đồng tiền đối với những đồng tiền khác. b. Khái niệm tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát được hiểu là tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá của hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định so với chỉ số giá được ghi nhận trong thời kỳ trước đó. Khi những mức giá đó tăng lên, tiền tệ sẽ mất giá vì bạn cần nhiều

Page | 3

tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa. Ngược lại với lạm phát là giảm phát, khi giá cả hàng hóa giảm xuống và một đơn vị tiền tệ riêng lẻ trở nên có giá trị hơn. Lạm phát có thể do nhiều sự kiện và hoàn cảnh khác nhau gây ra, nhưng phổ biến nhất là cung tiền tăng lên. Khi một loại tiền tệ thả nổi trở nên dồi dào hơn, giá trị của nó bắt đầu giảm. Điều này có ý nghĩa vì nó không còn khan hiếm như trước đây. Tỷ lệ lạm phát cố gắng đo lường sự thay đổi của giá trị tiền tệ theo thời gian bằng cách so sánh danh sách các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày theo thời gian. Sự tăng giá của các sản phẩm này theo thời gian cho thấy số tiền dùng để mua các sản phẩm này không còn đáng giá như trước đây. Theo dõi tỷ lệ lạm phát là việc làm vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, bởi khi đồng tiền của một quốc gia bị mất giá trị và giá cả tăng lên, kéo theo chi phí sinh hoạt trung bình của mọi người dân cũng tăng theo. Điều này có tác động kích thich nền kinh tế, làm trì trệ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tại thời điểm này, ngân hàng trung ương của quốc gia đó thường sẽ phải vào cuộc để quản lý nguồn cung tiền và lãi suất. 2. Phân loại lạm phát Dựa vào đặc điểm của lạm phát, các nhà khoa học chia lạm phát theo mức độ và theo tính chất. a. Phân loại lạm phát theo mức độ -

Lạm phát tự nhiên: Hay còn gọi là lạm phát vừa phải (dưới 10%). Đây là lạm phát có thể dự đoán được, giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không nảy sinh tình trạng thu mua, tích trữ hàng, nền kinh tế lúc này ổn định, đời sống của người dân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt động mua bán và đầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng.

-

Lạm phát phi mã (10 đến dưới 1000%): Khai xả ra tình trạng lạm phát này, giá cả chung của nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, thị trường biến động lớn, các hợp đồng được chỉ số hóa. Trong giai đoạn nà, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và lãi suất cho vay vốn thời điểm này rất cao, vì vậy các hoạt động đầu tư kinh doanh bị ngưng trệ. Lúc này, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

-

Siêu lạm phát (trên 1000%): Lạm phát xảy ra khi tốc độ lạm phát tăng mạnh, vượt xa lạm phát phi mã. Lúc này, các yếu tố thị trường bị biến dạng, thông tin không Page | 4

chính xác, giá cả tăng nhanh và không ổn định, giá trị thực của đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng.Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị trong nước. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra. b. Phân loại lạm phát theo tính chất -

Lạm phát dự kiến: Dạng lạm phát này thường bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, thường được dự đoán lạm phát cùng thời kỳ trong quá khứ. Lạm phát dự kiến thường không có ảnh hưởng lớn, chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.

-

Lạm phát không dự kiến: Đây là loại lạm phát không thế dự đoán được. Lạm phát không dự kiến thường bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài, các tác nhân của nền kinh tế không thay đổi bất ngờ như dịch bệnh, chiến tranh,... 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?

Khi một quốc gia có nền kinh tế sản xuất yếu kém, hàng hóa khan hiếm, điều tất yếu xảy ra chính là giá cả tăng. Đến một giai đoạn nào đó, nhà nước phải in những đồng tiền có mệnh lớn để hỗ trợ lưu thông, tránh bất tiện cho người dân khi mua hàng, lúc này lạm phát bắt đầu xảy ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát nhưng do cầu kéo và chi phí đẩy là hai nguyên nhân chính. a. Lạm phát do cầu kéo (Demand pull inflation) Lạm phát xảy ra khi nhu cầu của một hàng hóa tăng mạnh, khiến giá của hàng hóa đó tăng theo. Điều này khiến giá cả của những hàng hóa khác trên thị trường tăng theo như “phản ứng dây chuyền”. Lạm phát do tăng lên về nhu cầu của thị trường được gọi là lạm phát do cầu kéo.

Page | 5

Lạm phát do cầu kéo b. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push inflation) Các loại chi phí trong quá trình sản xuất như: tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, thuế,... Một khi giá cả của một haowcj một vài yếu tố này tăng lên thì sẽ tác động làm tăng giá của hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo toàn lợi nhuận cho công ty. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên do những chi phí yếu tố đầu vào tác động được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

Page | 6

Lạm phát do chi phí đẩy c. Lạm phát kéo dài (Inertial inflation) Trong giai đoạn xảy ra lạm phát kéo dài (hay còn gọi là lạm phát ỳ), mức giá cả chung tăng theo một tỷ lệ khá ổn định và tương đối thấp. Đây là loại lạm phát có thể dự tính được và được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động, cho thuê, cho vay,.... Lạm phát kéo dài là sự kết hợp của lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Nền kinh tế ổn định, và các thành phần trong nền kinh tế dự đoán rằng sẽ có lạm phát ở mức độ tương tự nên sẽ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương, giá cả,... theo tỷ lệ lạm phát của các năm trước, làm cho giá cả thực sự tăng lên theo dự đoán.

Page | 7

Lạm phát ỳ d. Các dạng lạm phát khác Lạm phát do cơ cấu: Theo xu hướng của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém buộc phải tăng lương cho nhân viên, điều này khiến giá thành sản phẩm tăng dẫn đến giá sản phẩm tăng dẫn đến phát sinh lạm phát. Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, sản phẩm được thu gom để xuất khẩu, dẫn đến lượng cung trong nước giảm. Điều này khiến mất cân bằng cung cầu trong nước, dẫn đến phát sinh lạm phát. Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng dẫn đến mức giá bán hàng hóa đó trong nước bị đội lên, khiến mức giá chung của hàng hóa trong nước tăng theo hình thành lạm phát. Lạm phát tiền tệ: Lượng cung tiền trong lưu thông tăng do chi tiêu của Chính phủ tăng được bù đắp bằng cách in tiền, ngân hàng trung ương thu mua ngoại tệ,... dẫn đến phát sinh lạm phát. 4. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Lạm phát không phải chỉ tác động theo hướng tiêu cực, nó còn có những mặt tác động tích cực đến nền kinh tế Page | 8

a. Tác động tích cực Nếu giữ mức độ lạm phát ở mức vừa phải là từ 2 - 5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển thì sẽ mang lại những điều tích cực đối với nền kinh tế đó: -

Kích thích chi tiêu trong nước, kích thích các doanh nghiệp vay nợ để đầu tư sản xuất kinh doanh giúp giảm bớt thất nghiệp trong cả nước.

-

Cho phép chính phủ có thêm nhiều công cụ kích thích đầu tư vào các lĩnh vực yếu kém thông qua các gói mở rộng tín dụng, kích thích tiêu dùng, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực theo mục tiêu đã đưa ra. Nhưng đây là một việc khá mạo hiểm đòi hỏi phải có sự chủ động và chuẩn bị kỹ lưỡng vì nó có ảnh hưởng đến cả nền kinh tế vĩ mô của đất nước. b. Tác động tiêu cực

-

Tác động đến lãi suất: Lãi suất chính là yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên của lạm phát. khi lạm phát tăng, để giữa cho lãi suất trong nước được ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo mức tăng của lạm phát. Điều này kéo theo hệ quả làm suy thoái nền kinh tế, các hoạt động vay nợ và đầu tư giảm dẫn đến một lượng lớn lao động không có công ăn việc làm.

-

Tác động đến thu nhập thực tế của người lao động: Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động và lạm phát có mối quan hệ với nhau. Nếu lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danh nghĩa không tăng có nghĩa là thu nhập thực tế của người lao động bị giảm. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực tế của những tải sản không phát sinh lãi mà còn làm giảm thu nhập từ những khoản lãi của những tài sản phát sinh lãi.

-

Tác động đến nợ quốc gia: Lạm phát khiến cho các khoản nợ quốc gia trở nên trầm trọng hơn do đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn những đồng tiền khác tạo nên gánh nặng trả nợ rất lớn.

-

Tác động đến phân phối thu nhập: Lạm phát tăng lên, giá trị đồng tiền giảm. Những người giàu có dùng tiền của mình để vơ vét hàng hóa để đầu cơ, dẫn đến mất cân bằng cung cầu trên thị trường dẫn đến giá cả ngày càng leo thang. Cuối cùng những người dân nghèo khổ càng nghèo khổ hơn, họ còn không thể mua những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống của mình. Còn những người giàu Page | 9

có nhờ cơ hội này lại càng ngày càng giàu có hơn dẫn đến mất cân bằng thu nhập trong xã hội. 5. Đo lường lạm phát Trong đo lường lạm phát, các quốc gia sẽ sử dụng các chỉ số đo lường mức giá chung bằng cách sử dụng các phương pháp như: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); chỉ số giá hàng hoá bán buôn (WPI); chỉ số giá hàng hoá bán lẻ (RPI); chỉ số giá sản xuất (PPI); chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP Deflator) hay chỉ số giá sinh hoạt (CLI) để phản ánh xu hướng biến động của các loại giá khác nhau. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, mục đích nghiên cứu khác nhau mà nhà quản trị sẽ sử dụng các chỉ số đo lường phù hợp để đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Thế nhưng trên thực tế, chỉ số được sử dụng được sử dụng rộng rãi nhất trong đo lường mức giá chung của nền kinh tế (đo lường lạm phát) chính là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bởi chỉ số này mang những ưu điểm nổi bật, vượt trội hơn so với các chỉ số khác vì nó trực tiếp biểu hiện sức mua của mọi người trong một quốc gia và thường được công bố với độ trễ ngắn. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI được biết đến là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ nhất định trên thị trường được tiêu dùng bởi các hộ gia đình. Để tính toán CPI, ta có công thức tính như sau: a. Công thức tính CPI:

Trong đó: N: số mặt hàng tiêu dùng Qi0: sản lượng hàng hóa i ở năm gốc Pi0: giá cả của sản phẩm i ở năm 0 Pit: giá cả của sản phẩm i ở năm t b. Công thức tính lạm phát:

Page | 10

Nếu như giá cả của một vài mặt hàng tăng, giá cả của một vài mặt hàng giảm nhưng chỉ số giá cả không tăng thì có nghĩa là không có lạm phát, nếu chỉ số giá cả tăng ta có lạm phát, nếu chỉ số giá cả giảm ta có lạm phát. Vì vậy, nếu chỉ có một vài mặt hàng tăng hoặc tăng đơn lẻ không có nghĩa là lạm phát mà chỉ đơn là là có sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu của sản phẩm đó trong ngắn hạn. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 1. Thông tin sơ lược về lạm phát ở Việt Nam a. Khái niệm Chỉ số lạm phát cơ bản là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của chỉ số giá tiêu dùng. b. Phương pháp tính Phương pháp chung của việc tính toán chỉ số lạm phát cơ bản là nhằm loại bỏ những biến động tạm thời hay còn gọi là yếu tố ngẫu nhiên của giá cả một số mặt hàng trong tỷ lệ lạm phát chung. Phương pháp phổ biến được dùng để tính chỉ số lạm phát cơ bản là phương pháp loại trừ trực tiếp vì phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng và dễ hiểu đối với người sử dụng. Hiện nay, chỉ số lạm phát cơ bản được tính toán bằng phương pháp loại bỏ trực tiếp 16 nhóm hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và giá do Nhà nước quản lý. c. Kỳ công bố: Tháng d. Nguồn số liệu: Điều tra giá tiêu dùng (CPI). e. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê. 2. Thực trạng về lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn a. Giai đoạn siêu lạm phát 1981-1988 Trong những năm đầu chỉ số tăng giá đều trên 100% một năm. Vào năm 1983 và 1984 đã giảm xuống tuy nhiên vào năm 1986 đã tăng vọt trở lại mở ra thời kì siêu lạm phát kéo dài suốt 3 năm 1986-1988 với tỷ lệ lạm phát 3 chữ số. Page | 11

Với nổ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm chế, đẩy lùi lạm phát thì mức lạm phát đã giảm từ 3 chữ số xuống còn 1 chữ số. Đây là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. b. Giai đoạn 2016-2020 Chỉ số giá hàng tiêu dùng và lạm phát cơ bản ở Việt Nam năm 2011-2020 Nhóm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

hàng Chỉ số 118,58 109,21 106,60 104,09 100,63 102,66 103,53 103,54 102,79 103,23 giá tiêu dùng Lạm

13,62

8,19

4,77

3,31

2,05

1,83

1,41

1,48

2,01

2,31

phát cơ bản Nhìn chung giai đoạn 2016-2020, lạm phát cơ bản giảm nhiều và giữ ổn định ở mức 1,5% đến 2%, lạm phát thấp do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do: -

Giá dầu và giá lương thực giảm do nguồn cung quá nhiều so với cầu. Tuy nhiên điều này vẫn chưa giải thích hết được lý do lạm phát thấp, cụ thể vào năm 2009 giá dầu cũng giảm khoảng gần 40% và giá lương thực cũng giảm gần 15% so với năm 2008 nhưng lạm phát của Việt Nam vẫn là 6,5%.

-

Lạm phát thấp còn cho thấy kinh tế Việt Nam, mặc dù phục hồi, nhưng vẫn chưa thực sự mạnh, vẫn dưới mức tiềm năng.

Trong giai đoạn này đáng chú ý nhất là vào cuối năm 2019 đại dịch Covid 19 bùng nổ cả thế giới gây thiệt hại vô cùng lớn và đại dịch đã làm ảnh hưởng đến cả chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát rõ nhất vào năm 2020. Đà tăng cao chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng tháng bắt đầu từ tháng 10/2019 (nguy cơ lạm...


Similar Free PDFs